Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng về tự do của n.a.berdyaev qua tác phẩm “con người trong thế giới tinh t...

Tài liệu Tư tưởng về tự do của n.a.berdyaev qua tác phẩm “con người trong thế giới tinh thần” và “triết học của tự do

.PDF
183
24
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Lê Thị Hồng Nhung TƢ TƢỞNG VỀ TỰ DO CỦA N.A.BERDYAEV QUA TÁC PHẨM “CON NGƢỜI TRONG THẾ GIỚI TINH THẦN” VÀ “TRIẾT HỌC CỦA TỰ DO” LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Lê Thị Hồng Nhung TƢ TƢỞNG VỀ TỰ DO CỦA N.A.BERDYAEV QUA TÁC PHẨM “CON NGƢỜI TRONG THẾ GIỚI TINH THẦN” VÀ “TRIẾT HỌC CỦA TỰ DO” Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62.22.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đỗ Minh Hợp 2. TS. Nguyễn Văn Sanh Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong Luận án có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của Luận án. Tác giả Lê Thị Hồng Nhung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án ........................................... 6 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Những đóng góp mới của Luận án ................................................................ 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án ..................................................... 7 7. Kết cấu của Luận án ...................................................................................... 7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 8 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa tinh thần, các tiền đề lý luận cho hình thành tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev .................................................................. 8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa tinh thần ............................................................................................... 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu các tiền đề lý luận ..................................... 12 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev trong các tác phẩm “Con người trong thế giới tinh thần” và “Triết học của tự do” ................................................................................ 15 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương pháp luận triết học trong tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev ..................................................... 15 1.2.2. Các công trình nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev ....................................................................................... 17 1 1.3. Những kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev và những vấn đề luận án của NCS tiếp tục cần nghiên cứu27 1.3.1. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev................................................................................................... 27 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................................... 28 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 30 Chƣơng 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG VỀ TỰ DO CỦA N.A.BERDYAEV ............................................ 31 2.1. Các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa - tinh thần ........ 31 2.1.1. Các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội ................................................ 31 2.1.2. Các điều kiện văn hóa - tinh thần ......................................................... 36 2.2. Các tiền đề lý luận .................................................................................. 39 2.2.1. Sự ảnh hưởng của triết học Kitô giáo ................................................... 40 2.2.2. Sự ảnh hưởng của các nhà triết học Nga .............................................. 42 2.2.3. Sự ảnh hưởng của các nhà triết học phương Tây ................................. 47 2.3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev ................................................................................................. 50 2.3.1. N.A.Berdyaev: cuộc đời và sự nghiệp ................................................... 50 2.3.2. Các tác phẩm “Triết học của tự do” và “Con người trong thế giới tinh thần” ........................................................................................................ 56 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 60 Chƣơng 3. TƢ TƢỞNG VỀ TỰ DO CỦA N.A.BERDYAEV - VẤN ĐỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC ....................................................... 61 3.1. Phê phán nhận thức luận duy lý với tƣ cách cơ sở phƣơng pháp luận triết học sai lầm trong vấn đề về tự do ........................................................ 61 3.2. Chủ nghĩa duy thực thần bí và chủ nghĩa nhân cách - phƣơng pháp luận triết học trong tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev......................... 75 2 3.3.1. Chủ nghĩa duy thực thần bí ................................................................... 75 3.3.2. Chủ nghĩa nhân cách ............................................................................ 85 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 100 Chƣơng 4. TƢ TƢỞNG VỀ TỰ DO CỦA N.A. BERDYAEV - NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ .............................................................. 102 4.1. Quan niệm của N.A.Berdyaev về bản chất của tự do ....................... 102 4.1.1. Tự do gắn liền với đạo đức “nhân thần”............................................ 102 4.1.2. Tự do là tự do trong Hội Thánh .......................................................... 110 4.2. Tình trạng nô lệ (mất tự do) của con ngƣời và con đƣờng khắc phục nó ......................................................................................................... 124 4.2.1. Tình trạng nô lệ của con người ........................................................... 124 4.2.2. Con đường khắc phục tình trạng nô lệ của con người ....................... 138 4.3. Đánh giá tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev ................................. 151 4.3.1. Những đóng góp của N.A.Berdyaev trong tư tưởng về tự do ............. 152 4.3.2. Những hạn chế trong tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev ................ 161 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 171 KẾT LUẬN .................................................................................................. 173 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 176 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, vấn đề hạnh phúc thật sự của con người luôn là một vấn đề làm cho con người phải trăn trở. Con người trở nên thật sự hạnh phúc khi và chỉ khi nó tự do, vì vậy câu hỏi “tự do là gì, tại sao lại đánh mất tự do và cần phải làm gì để có tự do?” đã, đang và sẽ mãi mãi câu hỏi làm cho tất cả mọi người phải trăn trở. Nền văn minh công nghệ hiện đại đang tạo ra vô số phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu thể chất và tinh thần của con người. Song, con người văn minh hiện đại vẫn cảm nhận thấy khát vọng tự do rất lớn và cấp thiết. Minh họa cho thực tế đó là sự chạy trốn của họ khỏi cuộc sống thế tục đến với cuộc sống tâm linh. Tất cả chúng ta đều cảm nhận thấy rất rõ khát vọng tồn tại là chính mình, tự quyết bản ngã mình, nhân cách mình đang cháy bỏng trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta đều yêu quý tự do tinh thần đó trên hết thảy, vì chính nó đem lại hạnh phúc đích thực cho chúng ta. Song, vấn đề này hiện chưa được giới triết học ta nghiên cứu thỏa đáng. Để hóa giải bí ẩn này về tự do tinh thần, một trong những con đường hữu hiệu nhất là quay lại di sản triết học nhân loại, tìm kiếm ở trong đó những tư tưởng quý báu về chủ đề này. Nước Nga cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã trải qua những cơn sang chấn tinh thần. Người Nga bỗng dưng đánh mất những giá trị tinh thần nhân văn cao cả. Hàng loạt nhà văn Nga vĩ đại, đặc biệt là M.F.Dostoevsky, đã phác họa tuyệt vời bức tranh xã hội Nga như “sa mạc lòng nhân”. Họ cố gắng làm sáng tỏ đặc thù của văn hóa Nga, con đường lịch sử của dân tộc Nga, song nổi bật nhất trong các tác phẩm của họ là chủ đề về tự do và nô lệ, con đường giải thoát khỏi tình cảnh nô lệ tinh thần. 4 N.A.Berdyaev sinh ra chính trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đang khủng hoảng tinh thần như vậy. Ông luôn trăn trở về thân phận của con người trên thế gian này. Tất cả các tác phẩm của ông đều hướng vào một đề tài trung tâm là tự do của con người, những nguyên nhân làm cho con người bị mất tự do, trở thành nô lệ và con đường giải phóng con người khỏi những “ma lực” xiềng xích mình. Tư tưởng này của ông thể hiện rất rõ trong hai tác phẩm “Con người trong thế giới tinh thần” (tên khác là “Vấn đề về tự do và nô lệ”) và “Triết học của tự do”. Trong chúng, N.A.Berdyaev đã vạch rõ con đường “Linh Vật” có giới hạn của nó, việc vượt quá nó sẽ chỉ đưa con người đến tình cảnh làm nô lệ cho những lực lượng nằm ngoài con người, không thuộc về nhân tính của con người, làm cho con người bị tha hóa khỏi Nhân Tính mình. Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội cho chúng ta phát triển xã hội và bản thân mình một cách toàn diện nhờ tiếp thu những thành tựu của văn minh công nghiệp phương Tây. Song, nó cùng với kinh tế thị trường cũng đem lại nhiều thách thức, cạm bẫy đe dọa thủ tiêu Nhân Tính của con người, làm cho con người chỉ đi theo “Linh Vật” (hướng mọi nỗ lực vào nhận thức và sở hữu vật) mà lãng quên “Linh Đạo” (những giá trị tinh thần cao cả tạo thành “Nhân Tính” theo đúng nghĩa của từ này), sa vào “chủ nghĩa sùng bái vật chất” (A.Einstein). Vì vậy, nghiên cứu đề tài “tự do” trong di sản triết học của N.A.Berdyaev có thể đem lại bài học quý giá về tư duy triết học giúp giải quyết một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách của tồn tại người - vấn đề về tự do như là nhân tố quyết định nhận thức về lẽ sống và lối sống của mỗi người trong cuộc đời mình. Từ những lý do nêu trên, NCS quyết định lựa chọn vấn đề Tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev qua tác phẩm “Con người trong thế giới tinh thần” và “Triết học của tự do” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án của mình. 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Mục đích: làm sáng tỏ các nội dung cơ bản trong tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev qua hai tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần và Triết học của tự do, từ đó nêu bật những ưu điểm và hạn chế của nó. Nhiệm vụ: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó đánh giá những kết quả có thể tiếp thu và nhận diện những vấn đề mà luận án cần tiếp tục giải quyết. Thứ hai, khảo cứu các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa, các tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của N.A.Berdyaev về tự do. Thứ ba, trình bày và phân tích phương pháp luận triết học được N.A.Berdyaev sử dụng để hình thành và phát triển tư tưởng của ông về tự do. Thứ tư, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng N.A.Berdyaev về tự do. Thứ năm, chỉ ra và đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong tư tưởng của N.A.Berdyaev về tự do. 3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương pháp luận: luận án được thực hiện dựa trên quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử, quan điểm triết học Mác về nghiên cứu lịch sử tư tưởng, quan điểm của ĐCSVN về tiếp thu và phát triển thành tựu văn hóa nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu: luận án được thực hiện dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa triết học và lịch sử triết học, sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, như chú giải học, phân tích và tổng hợp, thống nhất lịch sử - lôgíc, so sánh, khái quát hoá. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: luận án có đối tượng nghiên cứu là những nội dung cơ bản trong tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev. Phạm vi: luận án nghiên cứu tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev được ông trình bày trong hai tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần và Triết học của tự do. 5. Những đóng góp mới của Luận án Luận án trình bày và phân tích có hệ thống, phê phán phương pháp luận triết học và những nội dung cơ bản trong tư tưởng của N.A.Berdyaev về tự do, đưa ra đánh giá khái quát những giá trị và hạn chế của tư tưởng ấy. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Về lý luận: cung cấp quan niệm triết học hiện sinh của N.A.Berdyaev về tự do của N.A.Berdyaev, qua đó gợi mở suy lý về tự do, nguyên nhân làm cho con người đánh mất tự do (trở thành nô lệ) và con đường giải phóng con người từ các góc độ khác nhau. - Về thực tiễn: luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng triết học phương Tây hiện đại, tư tưởng triết học Nga nói chung và triết học của N.A.Berdyaev nói riêng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 11 tiết. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trước khi thực hiện tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev”, NCS muốn lưu ý và nhấn mạnh rằng, mặc dù ông là một nhà triết học độc đáo và kiệt xuất, song vì nhiều nguyên nhân, tư tưởng của ông chỉ rất gần đây mới được biết đến rộng rãi, kể cả ở nước Nga quê hương ông. Ở Việt Nam, N.A.Berdyaev rất ít được biết tới trước khi 3 tác phẩm của ông (Thế giới quan Dostoevsky, Con người trong thế giới tinh thần và Triết học của tự do) được dịch và công bố. Do vậy, NCS gặp rất nhiều khó khăn để tổng quan những công trình nghiên cứu về tư tưởng của N.A.Berdyaev. Hơn nữa, khi đi vào tìm hiểu tư tưởng của các nhà triết học, giới nghiên cứu lịch sử tư tưởng ở phương Tây đi theo một truyền thống đã trở thành “đường mòn” là chủ yếu phân tích các tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng của các nhà triết học, chứ ít làm sáng tỏ các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa của nó. Đây là một trở ngại nữa đối với NCS. 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa tinh thần, các tiền đề lý luận cho hình thành tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev 1.1.1. Các công trình nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa tinh thần Các nhà nghiên cứu trước hết chỉ ra những biến đổi to lớn diễn ra trong đời sống nước Nga ở nửa sau thế kỷ XIX - những thập niên đầu thế kỷ XX. Theo họ, chính những biến đổi đó có tác động mạnh mẽ đến diễn biến của tư tưởng Nga nói chung, tư tưởng triết học Nga nói riêng, trong đó tất nhiên là bao gồm cả tư tưởng của N.A.Berdyaev. Chẳng hạn, trong cuốn Lịch sử triết học Nga (История русской философии. Ростов на Донну) [54], tác giả V.V.Zenkovsky (2004) viết: “Nước Nga bước vào thế kỷ XX ở giai đoạn có 8 những thử thách nặng nề và thảm họa… Chấn động ở bên ngoài đã làm thay đổi toàn bộ chế độ kinh tế - xã hội và nhà nước Nga, động chạm tới toàn bộ đời sống riêng tư của người dân, đồng thời cũng được phản ánh cả trong văn hóa tinh thần Nga. Hệ thống “tư tưởng trị” (ideocratie) hết sức chuyên chế bao trùm lên nước Nga, quy định đến từng chi tiết nhỏ nhất hành vi bên ngoài và toàn bộ thế giới quan của người dân. Tất cả hoàn cảnh đó là lý do để đặt ra vấn đề: phải chăng toàn bộ sự phát triển đa dạng và phong phú của văn hóa Nga, kể cả văn hóa triết học, sẽ chấm dứt?” [54, tr. 307]. Trong cuốn Khái quát văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX, Lịch sử triết học Nga [23] nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch (2009) vạch rõ chuyển biến kinh tế - xã hội và chính trị quan trọng nhất ở nước Nga giai đoạn này chính là sự mở đầu giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa sau cải cách nông nô (1861). Theo ông, sự kiện này đánh dấu sự suy tàn của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế Nga và do vậy, nó là một cuộc cách mạng. Song đặc thù của cuộc cách mạng này là ở chỗ: “Về hình thức, đó là cuộc cách mạng tư sản, song nguyên nhân sâu xa, một mặt là do bộ máy chính quyền nhà nước ngày càng rệu rã, bất lực trên mọi lĩnh vực kinh tế cũng như chính trị; mặt khác, nhân dân lao động, nhất là nông dân bao đời bị áp bức bóc lột triền miên trong khổ cực đói rách, ngọn lửa căm thù từ lâu âm ỉ, chồng chất như núi cao, đã vùng lên khởi nghĩa khắp nơi chống lại ách thống trị bạo tàn của quan lại, địa chủ đòi giải phóng, đòi bánh mỳ và tự do” [23, tr. 242]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhất trí rằng, xã hội Nga sau cải cách nông nô dường như không vươn lên, mà ngược lại còn lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện trầm trọng hơn, làm cho các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt hơn. V.V.Zenkovsky nhận xét: “Những năm tháng trước cách mạng 1917 mang trong mình nhiều hiện tượng đánh dấu bước ngoặt tương lai đang đến gần. Đó là những sự kiện chính trị diễn ra sau chiến tranh thất bại với 9 Nhật Bản 1904 - 1905, là sự bất mãn xã hội ngày càng gia tăng, là các phong trào xã hội mới ở các vùng nông thôn Nga. Tất cả các sự kiện bên ngoài đó đánh dấu cách mạng đang đến gần và chế độ cũ đang tan rã, điều quan trọng ở đây là những dấu hiệu của nguy cơ đang đến gần, cho thấy những hiện tượng mới trong đời sống tinh thần Nga” [54, tr. 308-309]. Trong bối cảnh đó, tình cảnh của người lao động Nga, mà chủ yếu là nông dân, trở nên bi đát hơn bao giờ hết, nô lệ hơn trước kia. Giờ đây, họ tiếp tục phải chịu cảnh áp bức của tầng lớp quan lại phong kiến Nga. Cuốn sách Văn học giai đoạn 1900 - 1916, Lịch sử văn học Nga [12] của tác giả Nguyễn Kim Đính (2009) đặc biệt nhấn mạnh tình cảnh bị áp bức, bị bóc lột của người Nga ở đầu thế kỷ XX. Đây là sự áp bức cả của tầng lớp địa chủ, cả của tầng lớp tư sản, cả của các dân tộc khác. Ông viết: “Bước vào thế kỷ XX…, chế độ Nga hoàng tàn bạo là nhà ngục của trăm dân tộc; ách áp bức của những ông chủ sắt thép tư bản hết sức nặng nề, khủng khiếp; những tàn tích của chế độ nông nô dìm người nông dân Nga nghẹt thở trong cuộc sống cùng quẫn, tối tăm. Sự kết hợp của mọi hình thức áp bức - phong kiến, tư bản, dân tộc - cùng với chế độ chuyên chế độc tài, cảnh sát đã làm cho tình cảnh quần chúng nhân dân khổ cực, không chịu nổi” [12, tr. 466]. Những biến đổi kinh tế - xã hội và chính trị ấy tất yếu sẽ kéo theo những biến đổi trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa tinh thần. Các nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh bước chuyển biến này trong lĩnh vực văn hóa tinh thần. Chẳng hạn, V.V.Zenkovsky cho rằng, tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và chính trị của nước Nga báo trước một cuộc cách mạng, song cuộc cách mạng ấy trước tiên diễn ra trong lĩnh vực tư tưởng. Ông viết: “Ở đây trước hết cần phải nhận thấy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các tư tưởng cách mạng (từ đầu thế kỷ XX) trong cả hai trào lưu tư tưởng mà bây giờ đã bước lên diễn đàn (chủ nghĩa dân túy cách mạng và chủ nghĩa dân chủ xã hội). Các 10 trào lưu cách mạng này gắn liền với những tiền đề tư tưởng xác định, chính cuộc đấu tranh giữa hai trào lưu này thể hiện qua hàng loạt hệ thống triết học” [54, tr. 309]. Các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa tinh thần Nga nói chung và triết học Nga nói riêng chỉ rõ ảnh hưởng của những chuyển biến kinh tế - xã hội và chính trị đến đời sống văn hóa tinh thần Nga. Theo họ, cải cách nông nô mở ra một thời đại mới - thời đại tư sản. Thời đại này sinh ra hai trào lưu tư tưởng chủ yếu là chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân chủ cách mạng. Hai phái đó là những người đại diện cho hai xu hướng đấu tranh giải phóng nông dân Nga. Phái tự do muốn giải phóng nước Nga bằng biện pháp “từ trên xuống” mà không thủ tiêu chế độ quý tộc, chỉ đòi hỏi chúng “nhượng bộ”. Bởi vậy phái tự do đi theo chủ nghĩa cải lương, chỉ đấu tranh cho những quyền lợi, nghĩa là chỉ phân chia chính quyền giữa bọn phong kiến và giai cấp tư sản. V.V.Zenkovsky còn chỉ ra một hiện tượng khác trong đời sống văn hóa tinh thần Nga xuất hiện trong bối cảnh khủng hoảng của xã hội Nga. Đó là các xu hướng “tìm thần” và “tạo thần”, xu hướng quay lại với truyền thống văn hóa tâm linh (tôn giáo Nga). N.A.Berdyaev là đại diện tiêu biểu cho xu hướng này. Chính ông đã từ bỏ chủ nghĩa dân chủ cách mạng (chủ nghĩa Mác kiểu Nga) để đi vào lĩnh vực triết học tôn giáo. V.V.Zenkovsky viết: “Trào lưu triết học tôn giáo bắt đầu phát triển rất mạnh mẽ cùng với sự phát triển như vũ bão của các trào lưu cách mạng. Hoạt động sáng tạo và tuyên truyền của Vl.Soloviev và đặc biệt của V.V.Rozanov tất nhiên đã có ảnh hưởng ở đây” [54, tr. 309]. Trên các trang của hai tạp chí Con đường mới và Cột mốc vốn giữ vai trò là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần chủ yếu của giới trí thức Nga đầu thế kỷ XX, họ tập hợp lại dưới tên gọi “Tư tưởng Nga” và tranh luận với nhau về con đường giải phóng người Nga khỏi áp bức bóc lột, về tương lai của nước 11 Nga. Đây là cả một cuộc cách mạng văn hóa tinh thần. V.V.Zenkovsky nhận xét: “Đặc trưng cho cuộc sống Nga ở thế kỷ XX không chỉ là phong trào cách mạng trong lĩnh vực chính trị - xã hội… mà hơn nữa còn là phong trào cách mạng, hay cải cách, cả trong lĩnh vực triết học tôn giáo. Phong trào này phát triển dưới khẩu hiệu “ý thức tôn giáo mới” và xây dựng cương lĩnh của mình nhờ tự giác tự đem đối lập mình với tôn giáo lịch sử, nó chờ đợi những khám phá mới, tạo ra (do ảnh hưởng của Vl.Soloviev) thuyết không tưởng “cộng đồng tôn giáo”, đồng thời chứa đựng đầy rẫy những hy vọng hậu thế luận. Tất cả những điều đó là rất phức tạp, phong phú, đôi khi tản mạn, nhưng chúng ta chỉ quan tâm tới những phản ánh về mặt triết học của giai đoạn tuyệt vời này trong đời sống Nga ở thế kỷ XX. Những phản ánh đó là rất đa dạng và khác nhau, đồng thời cũng rất hữu ích đối với sự phát triển của tư tưởng triết học Nga” [54, tr. 335]. V.V.Zenkovsky cũng nêu bật vị thế của N.A.Berdyaev trong cuộc “cách mạng” này: “Tư tưởng “ý thức tôn giáo mới” gắn liền Merezovsky với Berdyaev; gắn liền cả hai ông với xu hướng “hy sinh cho tâm trạng cách mạng thần bí” nằm trong miền sâu của “ý thức tôn giáo mới” như động lực của nó. Định hướng chống thế tục hóa là rất mạnh ở đây, tách rời ý thức khỏi tôn giáo lịch sử ” [54, tr. 337]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu các tiền đề lý luận Trước hết, cần lưu ý rằng, vốn là một nhà trí thức lớn sống trong giai đoạn triết học Nga hưng thịnh (“thế kỷ Bạc”) và du nhập rộng rãi triết học phương Tây vào Nga, N.A.Berdyaev nắm bắt và tiếp thu trên tinh thần phê phán tư tưởng của nhiều nhà triết học Nga và phương Tây. Theo nhà nghiên cứu lịch sử triết học Nga nổi tiếng là V.V.Zenkovsky [54, tr. 341-343], trong tư tưởng về tự do của mình, N.A.Berdyaev lúc đầu chịu ảnh hưởng từ tinh thần phê phán của triết học Mác, sau đó từ chủ nghĩa 12 duy tâm siêu nghiệm của I.Kant. Ông muốn kết hợp chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm với cương lĩnh giải phóng xã hội của triết học Mác. Sau đó, ông đã chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa lãng mạn tôn giáo Nga của D.S.Merezkovski (1865 - 1941). Theo tác giả, N.A.Berdyaev tiếp thu từ Merezkovski tư tưởng “ý thức tôn giáo mới” và sự phê phán nền văn minh thế tục, “tôn giáo lịch sử” không có khả năng chặn đứng các xu hướng phi tinh thần và phi tôn giáo trong thế giới hiện đại, tư tưởng về việc giải phóng loài người hiện đại chỉ có thể đến từ nguồn gốc siêu việt vì lịch sử dẫn tới sự khải hoàn của nền văn minh tiểu thị dân phi tinh thần. Tôn giáo cứu rỗi loài người bằng “cách mạng thần bí”, bằng đổi mới tinh thần triệt để, Kitô giáo là lực lượng tinh thần có thể cứu rỗi lịch sử một lần nữa. Cũng theo tác giả đang dẫn [54, tr. 344-346], trong giai đoạn phát triển tiếp theo của mình, khi hình thành quan điểm “chủ nghĩa duy thực thần bí”, N.A.Berdyaev đã chịu ảnh hưởng của nhà triết học Nga V.I.Nesmelov (1863 1937). Cụ thể là ông tiếp thu từ V.I.Nesmelov tư tưởng về sự tự quyết của con người trên thế gian. N.A.Berdyaev nhất trí với V.I.Nesmelov trong việc biện giải cho tôn giáo về mặt triết học trong khuôn khổ nhân học triết học tôn giáo, theo đó thì con người có thể sống trong thế giới chỉ nhờ sự ra đời của mình, song điều đó không xứng đáng với lý tính và tự do của con người, con người có sứ mệnh đặc biệt trong thế giới. Sứ mệnh này thể hiện ở chỗ “Hình ảnh của Chúa” không phải ở bên trong con người, mà là bản thân con người, là nhân cách cùng với toàn bộ nội dung bẩm sinh của nó. Trong Lời giới thiệu tác phẩm Triết học của tự do [3] của N.A.Berdyaev (2015), nhà triết học người Nga là A.V.Gulưga nhấn mạnh rằng, trong số những người có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng về tự do nói riêng của N.A.Berdyaev, trước hết phải kể tới F.M.Dostoevsky “là người có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình hình thành 13 quan điểm của Berdyaev. “Tôi là con đẻ của Dostoevsky” - Berdyaev đã nói như thế nhằm biểu thị sự tương đồng giữa ông và Dostoevsky” [3, tr. 10]. Tuy nhiên, tác giả không vạch ra cụ thể sự tương đồng tinh thần ấy thể hiện qua tư tưởng về tự do tinh thần của hai nhà triết học này như thế nào. Sau đó, theo A.V.Gulưga, cần phải kể đến nhà thần bí học người Đức là Jacob Bohme. Hai tư tưởng cơ bản mà N.A.Berdyaev tiếp thu từ Jacob Bohme là tư tưởng về tự do như bản thể khởi thủy của tồn tại người và tư tưởng sáng tạo tự do như con đường giải phóng, siêu việt hóa của con người. Ông viết: “Cần phải kể ra một tên tuổi nữa khi tìm hiểu cội nguồn của các tư tưởng Berdyaev - nhà thần bí người Đức thế kỷ XVII, Jacob Bohm. Berdyaev tiếp thu của Bohm tư tưởng về “Chúa đang sinh thành”, không vĩnh hằng và không toàn năng. Trước Chúa là Ungrund - vực thẳm không đáy, theo Berdyaev - tự do khởi thủy “tự thân nó”. Còn về sự toàn năng thì, theo Berdyaev, Chúa không toàn năng: bất kỳ cảnh sát nào cũng có nhiều quyền lực hơn Chúa. Chúa không cai quản thế gian, mà tự bộc lộ ra với thế gian trong sáng tạo tự do của con người” [3, tr. 10]. Tác phẩm Thần học d. Zeit. Wien (Theologie der Zeit. Wien) [43] của tác giả W.Kopf (1997) đã chỉ ra rằng ngoài việc say mê tư tưởng của các nhà thần bí Đức là M.Echart, Ya.Bohme, các học thuyết triết học mới nhất khi đó, trước hết là Nietzsche, N.A.Berdyaev còn quan tâm đến các nguyên lý của triết học Nga như nhân tố đóng một vai trò quan trọng trong sáng tạo của mình. Ông đã xem xét sâu sắc tất cả những gì tốt đẹp nhất trong triết học Nga. Sáng tạo của V.Soloviev có ảnh hưởng mạnh nhất đến Berdyaev: một thời gian Berdyaev coi nhiệm vụ của mình là tiếp tục phát triển những tư tưởng độc đáo của Soloviev trên mảnh đất Nga. Đó là tư tưởng rất phổ biến trong triết học Nga - tư tưởng về triết học vũ trụ, triết học toàn thống, tức là triết học hợp nhất Chúa, con người và tự nhiên. Nắm bắt tư tưởng này, 14 N.A.Berdyaev kiên định rằng con người cần phải ở tại trung tâm của tồn tại, rằng cái có tính người, có nhân cách, tức là tự do, đem lại bản nguyên và nguồn gốc cho vũ trụ [43, tr. 120]. Cuốn sách Triết học hiện sinh [18] của tác giả Đỗ Minh Hợp (2010) cũng nhấn mạnh N.A.Berdyaev chịu ảnh hưởng lớn từ tinh thần phê phán của triết học Mác, kế đó là từ triết học tôn giáo. Xây dựng quan điểm triết học hiện sinh về tự do tinh thần của con người, N.A.Berdyaev đã nghiên cứu tỉ mỉ triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Kant và Hegel. Phê phán chủ nghĩa duy lý cực đoan của Hegel, N.A.Berdyaev đã tiếp thu các tư tưởng của M.Echart, Ya.Bohme, đặc biệt của F.Nietzsche và F.Dostoevsky [18, tr. 102116]. Những nội dung này sẽ đóng vai trò chỉ dẫn để NCS khảo cứu các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng triết học về tự do của N.A.Berdyaev. 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng về tự do của N.A.Berdyaev trong các tác phẩm “Con người trong thế giới tinh thần” và “Triết học của tự do” Như trên đã nói, N.A.Berdyaev dường như chưa được biết tới ở nước ta và bị “lãng quên” suốt một thời gian dài ở nước Nga - quê hương ông. Vì vậy việc giới thiệu những công trình nghiên cứu tư tưởng về tự do của ông không hề dễ. 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương pháp luận triết học trong tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev Trong lời giới thiệu tác phẩm lớn đầu tiên của Berdyaev Triết học của tự do [3] tác giả A.V.Gulưga nhấn mạnh, tác phẩm này có một ý nghĩa quan trọng xét trên phương diện phê phán chủ nghĩa duy lý cổ điển, cụ thể là N.A.Berdyaev kiên quyết bác bỏ biện thần luận duy lý Tây Âu. Theo ông, thực tại người chỉ được nhận thức thông qua hành vi niềm tin. Nhưng, niềm tin không mang tính hợp lý, trong khi Kant lại luận chứng cho niềm tin hợp lý 15 (Tin lành giáo). Chính vì vậy nó bị sa vào chủ nghĩa cá nhân và tinh thần trừu tượng [3, tr. 11]. Cũng theo lối suy lý như vậy, trong cuốn sách Đại cương lịch sử triết học. Triết học phương Tây hiện đại [17], các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thanh (2007) vạch rõ rằng, theo N.A.Berdyaev, văn hóa và triết học duy lý phương Tây đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, vì đã đồng nhất một cách sai trái bản chất của con người chỉ với lý tính khoa học, mà lãng quên các cơ sở bản thể văn hóa khác của hiện sinh người [17, tr. 483484] và do vậy cần phải được đổi mới. Hơn nữa, theo các tác giả, N.A.Berdyaev chỉ ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đó còn do bản thân chủ thể của triết học - sự thiếu vắng nhân cách, do vậy văn hóa và triết học phương Tây thiếu chủ nghĩa nhân cách. Đây là hạn chế lớn của triết học duy lý vốn chỉ tập trung vào các năng lực nhận thức lý luận của con người và coi chúng là cái duy nhất quy định nhân tính của con người [17, tr. 484]. Trong cuốn sách Triết học hiện sinh [18], tác giả đã đưa ra đánh giá cô đọng nhất về một trong những đóng góp quan trọng trên phương diện suy lý về tồn tại người nói chung và tự do hiện sinh của con người nói riêng của N.A.Berdyaev là phê phán “tận gốc thành trì của triết học duy lý và mở đường cho triết học hiện sinh” [18, tr. 86]. Đối với tư tưởng triết học hiện sinh về tự do của N.A.Berdyaev, tác giả nhấn mạnh đến tính chất cách tân của nó bắt nguồn từ chỗ N.A.Berdyaev nhận thấy sự khủng hoảng, tình cảnh “nô lệ” của triết học duy lý trước hết bắt nguồn từ chủ nghĩa duy nhận thức luận, từ việc đánh mất chủ nghĩa bản thể luận. Tai họa này xảy ra do sự thống trị của triết học Hegel và triết học Kant mới [18, tr. 91-97]. Tác giả của công trình này phân tích tỉ mỉ việc N.A.Berdyaev phê phán lập trường chủ nghĩa nhận thức luận duy lý trong tư tưởng triết học về tự do tinh thần thông qua vấn đề quan hệ giữa niềm tin và tri thức. N.A.Berdyaev 16 chỉ rõ sai lầm của triết học duy lý là đã đem đối lập niềm tin với tri thức, trong khi chúng lại tương tác với nhau trong chỉnh thể tồn tại người. Sự đối lập giữa chúng trong triết học duy lý bắt nguồn từ thói kiêu ngạo của chủ nghĩa duy lý. N.A.Berdyaev cho rằng, sự đối lập giữa niềm tin và tri thức chỉ là hệ quả của nhãn quan sai lệch. Chân lý tôn giáo là chân lý tối thượng, niềm tin là thành quả từ việc khước từ sự toan tính ranh mãnh. Nhưng, chân lý tối cao của niềm tin không loại trừ chân lý của khoa học và bổn phận nhận thức của con người. Những luận điểm khoa học về các quy luật của giới tự nhiên là chân thực, nhưng việc nó phủ định phép mầu và sự tồn tại các thế giới khác là sai lầm [18, tr. 288]. Từ phân tích nêu trên, tác giả khẳng định N.A.Berdyaev có thái độ phê phán đối với “chủ nghĩa nhận thức luận”. Với N.A.Berdyaevphạm trù “tồn tại” quan trọng hơn nhiều so với phạm trù “nhận thức”, vì cả chủ thể, cả khách thể đều có quan hệ với tồn tại. Một điều nhảm nhí là xem xét tồn tại với tư cách kết quả của sự khách quan hóa và hợp lý hóa chủ thể đang nhận thức, là làm cho tồn tại phụ thuộc vào các phạm trù của nhận thức, vào phán đoán. Như vậy, N.Berdyaev khẳng định rằng, bản thân tồn tại có trước nhận thức và càng có trước lý luận nhận thức. Các nhà nhận thức luận muốn tách tồn tại ra từ nhận thức, muốn biến nó thành phán đoán, muốn làm cho nó phụ thuộc vào chủ thể. Đây là một nguyên nhân dẫn tới việc con người lệ thuộc vào nhận thức [18, tr. 310]. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng về tự do của N.A.Berdyaev Trong Lời giới thiệu cuốn Chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa cá nhân trong triết học xã hội. Bút ký phê phán về N.K.Mikhailovsky (Субъективизм и индивидуализм в социальной философии. Критический очерк о Н.К. Михайловском) [51] của N.A.Berdyaev (1901), tác giả V.V.Zenkovsky 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan