Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới ...

Tài liệu ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào hoạt động tổ chức khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

.PDF
163
51
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thanh Hương ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thanh Hương ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sĩ khoa giáo dục với đề tài: “Ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh” là công trình nghiên cứu riêng của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Ngân Tôi xin cam đoan: - Luận văn là sản phẩm nghiên cứu của tôi - Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình Tác Giả Võ Thanh Hương LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, quý thầy cô, nhà trường và anh, chị, em đồng nghiệp…đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin tri ân sâu sắc và lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Vũ Thị Ngân đã nhiệt tình định hướng và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm, trường Đại học Trà Vinh và Khoa Giáo dục mầm non, Phòng Sau đại học của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tác giả trong quá trình làm việc, học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và GVMN trường mầm non thực hành Sư phạm Trà Vinh đã tạo nhiệt tình ủng hộ và điều kiện thuận lợi tôi trong suốt quá trình thử nghiệm. Tuy đã có nhiều cố gắng trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp nhưng luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô, Chị, Em đồng nghiệp và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Trà Vinh, ngày 29 tháng 5 năm 2020 Tác giả Võ Thanh Hương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ............................ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu PPDH theo DA ở nước ngoài ............................... 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu PPDH theo DA trong nước ................................... 7 1.2. Khái niệm công cụ ...................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về dạy học và PPDH ........................................................... 9 1.2.2. Khái niệm về DA và PPDH theo DA ................................................. 11 1.2.3. Khái niệm tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên .................. 15 1.2.4. Khái niệm ứng dụng PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................ 17 1.3. Tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi ............................... 18 1.3.1. Đặc điểm hoạt động khám phá TGTN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...... 18 1.3.2. Ý nghĩa tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi ............ 20 1.3.3. Mục tiêu hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi ....................... 23 1.3.4. Nội dung khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi ....................................... 25 1.4. Ứng dụng PPDH theo DA trong khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi ........ 27 1.4.1. Định hướng đổi mới PPDH ................................................................ 27 1.4.2. Ý nghĩa của PPDH theo DA ............................................................... 29 1.4.3. Đặc điểm của PPDH theo DA ở trường mầm non.............................. 31 1.4.4. Các giai đoạn xây dựng kế hoạch dạy học theo DA thực hiện hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi....................................... 33 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 39 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH ................................................... 40 2.1. Nội dung và đối tượng tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh ................ 40 2.1.1. Nội dung.............................................................................................. 40 2.1.2. Đối tượng ............................................................................................. 40 2.2. Công cụ tìm hiểu thực trạng .................................................................... 42 2.2.1. Khảo sát thực trạng nhận thức của GVMN về đổi mới PPDH và nhận thức của GV về PPDH theo DA trong hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi ........................................................................ 42 2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng PPDH và PPDA tổ chức hoạt động khám phá chủ đề của GVMN ............................................................. 42 2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh ............ 44 2.3.1. Kết quả điều tra về nhận thức của GVMN về đổi mới PPDH và nhận thức của GV về PPDH theo DA trong hoạt động khám phá TGTN .................................................................................................. 44 2.3.2. Kết qủa tìm hiểu về nhận thức của GV về việc đổi mới PPDH và ứng dụng PPDH theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua PP phỏng vấn .......................... 58 2.3.3. Kết quả thực trạng sử dụng PPDH theo dự án trong tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu g iáo 5-6 tuổi. ............................. 65 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 75 Chương 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRÀ VINH ...................... 76 3.1. Cơ sở đề xuất thử nghiệm ......................................................................... 76 3.1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................ 76 3.1.2. Nguyên tắc xây dựng phương án thử nghiệm dự án ........................... 78 3.1.3. Đề xuất phương án thử nghiệm ........................................................... 79 3.2. Tổ chức thử nghiệm .................................................................................. 80 3.2.1. Bối cảnh và đối tượng thử nghiệm ...................................................... 80 3.2.2. Dự án khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................. 81 3.3. Tổ chức thử nghiệm và kết quả thử nghiệm dự án “lá cây” ..................... 93 3.3.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 93 3.3.2. Đối tượng thử nghiệm ......................................................................... 93 3.3.3. Qui trình xây dựng phương án thử nghiệm ......................................... 93 3.4. Các yêu cầu tổ chức thử nghiệm DA........................................................ 94 3.5. Nội dung thử nghiệm ................................................................................ 95 3.6. Kết quả tổ chức thực hiện các kế hoạch ................................................... 97 3.7. Đánh giá thử nghiệm ứng dụng PPDH theo DA “chiếc lá” ................... 105 3.7.1. Mục đích và cách thức thực hiện....................................................... 105 3.7.2. Kết quả tổ chức hoạt động khám phá TGTN theo DA ..................... 108 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 116 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đôi nét về đối tượng điều tra ............................................................ 41 Bảng 2.2. Ý kiến của GVMN về việc đổi mới PPDH....................................... 44 Bảng 2.3. Ý kiến của GVMN về xu hướng đổi mới PPDH .............................. 45 Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mầm non ................................................... 47 Bảng 2.5. Ý kiến của GVMN về thực trạng quá trình tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mầm non hiện nay .................... 48 Bảng 2.6. Thực trạng về nhận thức của GVMN về PPDH theo DA................. 50 Bảng 2.7. Hình thức tiếp cận về PPDH theo DA của GVMN .......................... 51 Bảng 2.8. Nhận thức của GV về PPDH theo DA.............................................. 53 Bảng 2.9. Mức độ gặp khó khăn của GV khi thực hiện PPDH theo DA. ......... 54 Bảng 2.10. Kết quả phỏng vấn GVMN về việc đổi mới PPDH.......................... 58 Bảng 2.11. Kết quả phân tích về việc ứng dụng PPDH theo DA trong quá trình khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi ............................................. 60 Bảng 2.12. Kết quả phỏng vấn về việc thực hiện PPDH theo DA...................... 63 Bảng 2.13. Kết quả 7 buổi quan sát hoạt động học trong trong chủ đề “cây xanh và môi trường” và chủ đề “một số loài hoa” cho trẻ 5-6 tuổi .............................................................................................. 65 Bảng 2.14. Kết quả 10 buổi quan sát hoạt động góc trong trong chủ đề “cây xanh và môi trường” và chủ đề “một số loài hoa” cho trẻ 5-6 tuổi .............................................................................................. 71 Bảng 3.1. Bảng thông tin giáo viên lớp thử nghiệm ......................................... 81 Bảng 3.2. Bảng dự kiến trước về nhận thức của trẻ về “chiếc lá” .................... 85 Bảng 3.3. Bảng điều tra nhận biết của trẻ về “lá cây” ...................................... 99 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN tự nhiên theo DA............................................................................. 105 Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn về quá trình thực hiện DA ............................... 108 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Hình ảnh một số góc khoa học, sáng tạo ............................................. 98 Hình 3.2. Một số tranh vẽ của trẻ về lá cây ........................................................ 99 Hình 3.3. Nhóm lá kép quan sát và trò chuyện cùng cô .................................... 101 Hình 3.4. Trẻ thực hiện phiếu điều tra cho các lá cây ....................................... 102 Hình 3.5. Một số sản phẩm vẽ về quá trình phát triển của chiếc lá................... 103 Hình 3.6. Một số sản phẩm mô hình vườn rau của bé ....................................... 103 Hình 3.7. Hình ảnh 1 số sản phẩm của trẻ trưng bày sản phẩm ........................ 104 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ gặp khó khăn của GV khi thực hiện PPDH theo DA ........ 56 Sơ đồ 3.1. Dự kiến mạng nội dung cho chủ đề “chiếc lá” ................................... 86 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ mạng nội dung sau khi thăm dò sự hứng thú của trẻ ............. 101 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình GDMN 2009 và trong văn bản hợp nhất đã được Bộ giáo dục thông qua năm 2017 đã chủ trương thực hiện giáo dục cần đổi mới PPDH, ứng dụng những PPDH mới lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tối đa tính cực, chủ động của người học (Bộ giáo dục và đào tạo, 2017). Hiện nay có rất nhiều PPDH hiện đại, tích cực, trong đó có phương pháp dạy học theo DA là phương pháp dạy học tiên tiến được nền giáo dục trên thế giới đề cao. Đặc biệt là các mô hình giáo dục mầm non kinh điển hiện đại như Reggio Emilia, High Scope, Lillan Kazt…và các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canađa, Hàn Quốc… sử dụng DA như một phương tiện dạy học mang hiệu quả cao. Thế nhưng PPDH theo DA đãnđược áp dụng từ rất lâu trên thế giới, từ bậc mầm non cho đến bậc sau đại học. GV là người hỗ trợ và tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, trẻ trở thành một chủ thể hoạt động độc lập. Với mỗi DA đứa trẻ được phát triển về nhận thức thông qua quá trình khám phá đồng thời đứa trẻ cũng được phát triển các kỹ năng sống và học tập nhằm tạo ra sản phẩm như chính cách mà người lớn đang làm. Nhưng điều quan trọng kết quả một DA không nằm ở sản phẩm cuối cùng mà lại nằm ở quá trình đứa trẻ được làm và được trải nghiệm như thế nào để tạo ra sản phẩm đó? Dạy học theo DA đứa trẻ được “học cho hiện tại, học để phát triển năng lực, phẩm chất đang có của trẻ và học bằng cách làm” (John Dewey, 2009). Nhà giáo dục Louv đã viết rằng: “Thiên nhiên tạo ra một cảm giác diệu kỳ và độc đáo cho trẻ mà không có môi trường nào khác có thể có được. Những hiện tượng xuất hiện trong thiên nhiên hàng ngày khiến trẻ tò mò đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh” (Robert & Angel, 2016). Trong tác phẩm “Last Child in the Woods: Saving Our Children from Nature-Deficit Disorder” năm 2006, Richard Louv đã cho rằng những đứa trẻ ngày nay dành quá ít thời gian cho tự nhiên đến nỗi chúng mắc chứng rối loạn thiếu hụt tự nhiên, hậu quả là trẻ bị rơi vào tình trạng căng thẳng và lo lắng, cao hơn tỷ lệ béo phì và nhiều hơn nữa. Tác giả cũng cho 2 thấy môi trường thiên nhiên là một môi trường thúc đẩy trẻ khám phá và trải nghiệm. Khi khám phá TGTN sẽ giúp trẻ hình thành tình yêu thương với mọi người xung quanh, yêu quí thiên nhiên, giữ gìn sản phẩm mình làm ra, làm tăng cường sự chú ý, làm giảm sự căng thẳng, phát triển tính kỷ luật tự giác cao hơn, tăng cường sự hợp tác với nhau và phát triển thể lực cho trẻ (Richard Louv, 2006). Cho nên việc tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mầm non theo DA vừa giúp trẻ tăng thêm sự hứng thú khám phá TGTN đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện theo mục tiêu chung của giáo dục mầm non hiện nay. Tỉnh Trà Vinh là địa phương có điều kiện thiên nhiên giàu có và phong phú. Nếu GVMN có đủ nhận thức và được tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng phương pháp dạy học theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên thì tạo cơ hội học tập mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp dạy học theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tổ chức thử nghiệm 1 phương án ứng dụng PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một trường mầm non công lập ở thành phố Trà Vinh. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: ứng dụng PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại thành phố Trà Vinh. Khách thể: Quá trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng được 1 phương án khả thi nhằm ứng dụng PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thích hợp với điều kiện môi trường thiên nhiên ở thành phố Trà Vinh, thì sẽ giúp giáo viên MN mạnh dạn, tin tưởng sử dụng PP theo DA. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về PPDH theo DA trong hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. - Khảo sát thực trạng GVMN tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Trà Vinh. - Đề xuất và thử nghiệm ứng dụng 1 PPDH theo PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại tại một lớp ở trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh. 6. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát khoảng 127 GVMN tại một số trường mầm non tại thành phố Trà Vinh. Thử nghiệm 1 DA trong chủ đề về thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Thực hành Sư phạm thành phố Trà Vinh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Xây dựng các khái niệm, các nội dung chính liên quan đến đề tài: PPDH theo DA, hoạt động khám phá TGTN, tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi. Tìm hiểu đặc điểm và nội dung tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi. Đồng thời nghiên cứu quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo DA, từ đó xây dựng qui trình tổ chức dạy theo DA trong quá trình khám phá TGTN cho trẻ 5-6 tuổi. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu anket - Mục đích: Nhằm khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động khám phá TGTn và nhận thức của GVMN về PPDH theo DA trong hoạt động khám phá thế giới tự nhiên. - Nội dung: Chúng tôi sẽ xây dựng bảng hỏi gồm 3 vấn đề như sau: Thực trạng về việc đổi mới PPDH tại một số trường mầm non ở tỉnh Trà Vinh, thực trạng sử dụng các PPDH tổ chức các hoạt động khám phá thế giới tự nhiên ở thành phố Trà Vinh, nhận thức của GV về PPDH theo DA trong tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mầm non. 4 - Cách thực hiện: Xây dựng phiếu điều tra dành cho các GV thuộc thành phố trà vinh. Tiến hành gửi các phiếu khảo sát đến các GV ở một số trường tại thành phố Trà Vinh bằng hình thức phát trực tiếp phiếu điều tra. Đối tượng được gửi phiếu chủ yếu là các khối trưởng và tất cả các GV đã từng hoặc đang tham gia dạy cho trẻ 5-6 tuổi. + Thu nhận lại các phiếu. Nếu số lượng phiếu thu ở lần 1 chưa đủ số lượng (tối thiểu là 127 phiếu) thì chủ nhiệm đề tài sẽ gửi phiếu tiếp tục lần 2 ở một số trường còn lại thuộc thành phố Trà Vinh. 7.3. Phương pháp quan sát Nhằm tìm hiểu và đánh giá việc sử dụng các sử dụng PPDH theo dự án vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Thực hành Sư phạm thành phố Trà Vinh. - Nội dung: Tiến hành quan sát các hoạt động của cô và trẻ từ thứ hai đến thứ sáu trong các chủ đề có liên quan đến thế giới tự nhiên như: Chủ đề thực vật vì thời gian thực hiện chủ đề nằm trong khoảng thời gian khảo sát thực trạng. - Các thực hiện: Tiến hành xây dựng các biên bản quan sát, lập kế hoạch quan sát. Phương tiện gồm có: các biên bản, quay phim, chụp ảnh để làm minh chứng cho kết quả thu được trên cơ sở được sự đồng ý của phụ huynh và với lời cam kết bảo mật thông tin cho trẻ và cô giáo. Lựa chọn ngẫu nhiên 1 lớp để quan sát (lớp lá 2) tiến hành quan sát trong 2 tuần từ thứ 2 đến thứ 6, với chủ đề “cây xanh và môi trường sống” (thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 16/12/2019 đến ngày 20/12/2019) và chủ đề “một số loại hoa” (thực hiện 1 tuần từ ngày 23/12/2019 đến 27/12/2019) quan sát tất cả các hoạt động trong ngày của các bé và cô giáo. Tìm hiểu xem thực trạng tổ chức các hoạt động khám phá thế giới thực vật của cô và trẻ để từ đó đánh giá được sự hứng thú, sự phát triển của trẻ. Tiếp tục sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Nhằm mục đích làm rõ hơn một số vấn đề như sau: suy nghĩ của GV về mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục, thực trạng tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay, 5 hiểu biết và suy nghĩ của GV về việc ứng dụng PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi. Phỏng vấn với 1 cán bộ quản lý chuyên, 1 khối trưởng lớp lá và 2 GV khối lá của trường thực hành Sư phạm để tìm hiểu rõ về một số thông tin cần được làm rõ hoặc kiểm chứng thông tin ở bước 1. Các buổi phỏng vấn sẽ được tiến hành bao gồm 2 giai đoạn: trước khi tiến hành thử nghiệm và sau khi đã tiến hành thử nghiệm. 7.4. Phương pháp thử nghiệm Mục tiêu: Thử nghiệm và đánh giá 1 phương án ứng dụng PPDH theo DA vào tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Thực hành Sư phạm thành phố Trà Vinh. Nội dung: Thử nghiệm 01 DA tại trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh. Cách thực hiện: Xây dựng kế hoạch thử nghiệm. Thực hiện các DA và điều chỉnh kế hoạch thực hiện theo thực tiễn. Đánh giá kết quả thực hiện dự án. 7.5. Phương pháp thống kê toán học - Mục tiêu: Để tổng hợp và phân tích các dữ liệu đã thu thập được nhằm có đánh giá về mặt định lượng. - Nội dung: Đánh giá về thực trạng về nhận thức của GV về phương pháp, việc sử dụng các phương pháp và mức độ khả thi của PPDH theo DA trong hoạt động khám phá thế giới tự nhiên. - Các thực hiện: Tính phần trăm trong phương pháp điều bằng phiếu anket, phương pháp quan sát và phương pháp thử nghiệm, sử dụng phần mềm Excel. 8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 8.1. Về lí luận: Đề tài làm rõ những vấn đề lí luận về các nội dung PPDH theo DA trong tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 8.2. Về thực tiễn: Đề tài làm rõ thực trạng nhận thức và sử dụng PPDH theo DA của GV MN tại một số trường mầm non tại Trà Vinh trong việc tổ chức hoạt động động khám phá thế giới tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Xây dựng qui trình tổ chức hoạt động khám phá TGTN cho GV tại trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh. 6 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu PPDH theo DA ở nước ngoài Dạy học theo DA không phải là mới đối với nền giáo dục trên thế giới, nó bắt đầu từ thế kỷ XVI có nguồn gốc từ Châu Âu (ở Pháp, Ý). Đến thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho PPDH này (Nguyễn Tuấn Vĩnh, 2018). J. Dewey (1997) cho rằng “học bằng làm” đã châm ngòi cho một công cuộc đổi mới giáo dục, thay đổi cách giáo dục truyền thống thụ động mà chuyển dạy học dựa vào cảm hứng học tập, thúc đẩy sự trải nghiệm, từ đó phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của người học. Đây là yếu tố thiết yếu của dạy học theo dự án. Năm 1918, W.H.Kilpatrick (1918) đã cho ra đời ấn phẩm mang tên “The project method”, trong tác phẩm của mình tác giả đã cố gắng làm rõ khái niệm về “DA học tập” và chứng minh tầm quan trọng của PPDH theo DA. Khi nghiên cứu về PPDH theo DA thì không thể thiếu Lilian G. Katz (1932) là một trong những tác giả tiêu biểu và có nhiều đóng góp trong quá trình nghiên cứu PPDH theo DA cho đối tượng trẻ mầm non. Với các tác phẩm như: Young investigators: The Project Approach in the early years (Lilian G. Katz & Judy Harris Helm, 2001), Engaging Children's Minds: The Project Approach (Lilian G. Katz & Sylvia C. Chard, 2000)... J.H.Helm và S.C.Chard là một trong những cộng tác viên với Kats trong một số công trình nghiên cứu và phát triển PPDH theo DA dành cho lứa tuổi mầm non. Helm và Chard còn tiếp tục các công trình nghiên cứu của mình với các đối tượng với các trẻ có nhu cầu đặc biệt và điều này chứng minh về sự “sức mạnh” của PPDH theo DA thông qua tác phẩm: The Power of Projects meeting contemporary challenges in early childhood classrooms - strategies and 7 solutions (Judy Harris Helm & Sallee Beneke, 2002). Tiêu biểu cho các mô hình, PPDH hiện đại sử dụng dự án làm một phương tiện dạy học hiệu quả là PP giáo dục Reggio Emilia do Loris Malaguzzi đã xây dựng nên phần lý thuyết. Với lịch sử được hình thành từ vùng quê nghèo đổ nát sau chiến tranh của Ý, có thể nói PPDH dành cho “trẻ em nghèo”, PPDH của những bà mẹ không có điều kiện chăm sóc và giáo dục con cái. Phương pháp này giúp trẻ phát triển tự nhiên các mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh của chúng là trung tâm của triết lý. PP giáo dục Reggio Emilia trong GDMN nhấn mạnh các DA hợp tác. Những đứa trẻ sẽ cùng nhau thực hiện một điều mới mẻ gì đó và trình bày những gì chúng đã học cho cha mẹ, GV và cho nhau (Maryne Valentine, 2006). PPDH theo DA là mô hình dạy học rộng lớn được thực hiện ở nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu và cách thức tiếp cận một phần đặc điểm và qui trình thực hiện theo Reggio Emilia vào một phần của chương trình giáo dục mầm non tại tỉnh thành phố Trà Vinh. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu PPDH theo DA trong nước Trong những năm gần đầy, PPDH theo DA bắt đầu du nhập vào Việt Nam và các nhà sư phạm bắt đầu nghiên cứu cách thức áp dụng PPDH này tại một số trường từ cấp bậc mầm non đến sau cấp bậc sau đại học. Tuy nhiên, PPDH này vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu, giáo dục đầu tư nghiên cứu thích đáng. Trong quyển “Lí luận dạy học hiện đại (Cơ sở đổi mới mục tiêu - nội dung và PPDH)” của tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, tác phẩm “Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” của tác giả Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) & Đỗ Hương Trà…Các tác giả nghiên cứu chung về các PPDH tích cực đang được áp dụng hiện nay trên thế giới và PPDH theo DA được giới thiệu là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả chứ không đi chuyên sâu vào PPDH theo DA dành cho trẻ mầm non. Theo tác giả Lưu Thị Thu Thủy đã có những nghiên cứu tổng quát về PPDH theo DA và tác giả cho rằng PPDH này đã xuất hiện khá lâu ở Mỹ và 8 cũng có thể nói đây là một PPDH “cũ người nhưng mới ta”. Tuy nhiên, việc áp dụng PPDH theo DA tại Việt Nam đặc biệt tại các tỉnh nhỏ vẫn chưa được nhiều GV biết đến và áp dụng thành công. Với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú như Việt Nam, GVMN có thể tổ chức các hoạt đông trãi nghiệm đó ngay tại trường học, các trang trại hoặc cánh đồng bên cạnh trường học mà không phải tốn kém các chi phí đi lại (Lưu Thị Thu Thủy, 2015). Tác giả Nguyễn Tuấn Vĩnh (2018) đã đưa ra khái niệm về PPDH theo DA và cũng có đánh giá rất cao về PPDH này. Và tác giả cho rằng việc ứng dụng PPDH này vào các trường mầm non sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển giáo dục đang cần đổi mới theo xu hướng chung xã hội hiện nay. Tuy nhiên tác giả chưa định hướng cụ thể cách tiếp cận PPDH này vào chương trình giáo dục. Tại Hà Nội, trong luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Minh Hường (2017) với đề tài “đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo DA tại trường Mầm non VSK” và kết quả nghiên cứu cho thấy PPDH theo DA giúp trẻ đạt kết quả tốt về tâm trí và các mục tiêu giáo dục theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, về hình thức dạy học cũng đạt kết quả khả quan như: thu hút phần lớn sự hứng thú, tích cực và chủ động của trẻ. Đề tài trên cũng chưa nêu được những điều kiện và tiêu chí thực hiện hay hướng dẫn GVMN cách thức thực hiện PPDH theo DA tại Hà Nội hay tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam nói chung. Trong luận văn thạc sĩ của Tuyết Ly (2014) với đề tài “Thử nghiệm mô hình dạy học theo DA với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Cà Mau” tác giả có công trình nghiên cứu và thử nghiệm mô hình dạy học này theo Lilian G. Katz ở một số trường mầm non tại thành phố Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 90% GV và trên 50% cán bộ quản lý chưa từng nghe đến PPDH này (Lý Tuyết Ly, 2014). Chứng tỏ PPDH theo DA vẫn còn rất mới lạ đối nhiều GVMN và trường mầm non hiện nay. Trong những năm gần đây thì PPDH này đã xuất hiện khá nhiều tại các trường mầm non như: Hệ thống trường mầm non Steame Garten Mầm Non Happy Time, trường Mầm non Chìa Khoá Vàng – Golden Key, Hệ thống 9 Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), trường Quốc tế Anh Renaissance... Tuy có nhiều trường đã và đang áp dụng PPDH theo DA nhưng vì chúng ta vẫn có sự hướng dẫn cụ thể nên việc ứng dụng PPDH trên vẫn còn nhiều bất cập trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, với câu hỏi “liệu các trường có thực hiện đúng PPDH theo dự hay chưa?” Điều khiến chúng ta cần quan tâm tiếp theo đó là các trường áp dụng PPDH theo DA chủ yếu là ở các trường mầm non tư thục và các thành phố lớn, còn ở những tỉnh nhỏ thì GV vẫn chưa nghe đến hoặc chưa từng áp dụng PPDH này, vì thế nên trong giáo dục hiện nay có sự khác biệt và chênh lệch rất lớn về chất lượng giáo dục (Đặng Hồng Phương, 2017) Bên cạnh đó cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu về PPDH theo DA trong các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ ở các cấp bậc khác, chuyên ngành khác như: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Ngọc Trang, Lê Khoa… các tác giả chỉ nguyên cứu ở một số lĩnh vực có liên chuyên ngành giảng dạy như: Dạy hóa học ở trường Trung học Phổ thông, đào tạo công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng, dạy học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho trẻ Trung học Phổ thông… Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề trên, PPDH theo DA vẫn chưa được áp dụng phổ biến mà chủ yếu chỉ được nghiên cứu ở mức độ cá nhân, tập thể nhỏ. Song đó dấu hiệu đáng mừng vì PPDH theo DA được một số nhà giáo dục hiện nay đánh giá cao, thử nghiệm và áp dụng thành công. Hiện nay, các tài liệu có được chủ yếu được chuyển dịch từ các tài liệu nước ngoài do những tác giả có nhu cầu viết bài nghiên cứu dịch ra. Để có thể áp dụng được PPDH này một cách rộng rãi và phổ biến cần có nhiều tác giả và sự đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng nhằm đề ra qui trình thực hiện, tiêu chí đánh giá kết quả PPDH theo DA. 1.2. Khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm về dạy học và PPDH 1.2.1.1. Khái niệm về dạy học Tác giả Trương Xuân Huệ (2014) “Dạy là hoạt động của GV không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra mà còn hơn nữa là hoạt động giúp đỡ, chỉ đạo và hướng dẫn học sinh. Học, 10 theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội sức mạnh bản chất người đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con người”. Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) thì cho rằng “học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững trong nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó. Dạy là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm mà xã hội đã sáng tạo và tích lũy được qua các thế hệ. Dạy và học là hai mặt không thể tách rời của phương thức tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân”. Theo tác giả Vũ Thị Ngân (2006) “Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, được tổ chức trong trường mầm non bằng những phương pháp sư phạm đặc biệt, thông qua những tác động qua lại có chủ đích và được thay đổi một cách có trình tự giữa GV và trẻ em, nhằm trang bị cho trẻ hệ thống kiến thức mang tính khoa học và hình thành hệ thống kĩ năng áp dụng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và hoạt động. Bản chất của quá trình dạy học cho trẻ mầm non là quá trình nhận thức của trẻ em trong điều kiện sư phạm”. Các tác giả trên đã đưa ra quan điểm khá giống nhau về “khái niệm dạy học”, đồng quan điểm với các tác giả Trương Xuân Huệ, Vũ Thị Ngân ở chỗ dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển và hướng dẫn của GV nhằm giúp học sinh là người tích cực, chủ động như vậy mới đúng theo quan điểm giáo dục hiện nay. Riêng tác giả Vũ Thị Ngân đã cho chúng ta một khái niệm cụ thể về dạy học ở trường mầm non cần có những phương pháp sư phạm đặc biệt bởi trẻ mầm non có những đặc điểm riêng biệt rất khác so với các lứa tuổi lớn hơn. Như vậy, kết luận về khái niệm dạy học trong trường mầm non nói riêng và khái niệm dạy học nói chung là một bộ phận của quá trình sư phạm trong trường mầm non. Đó là quá trình tương tác giữa GV và trẻ trong môi trường được tổ chức nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan