Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng thuyết trình 5 anh em sieu nhan bao luc hoc duong...

Tài liệu 5 anh em sieu nhan bao luc hoc duong

.DOCX
8
402
90

Mô tả:

Chủ đề : BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Nhóm:5 anh em siêu nhân Thành viên:Phạm Đức Huy Nguyễn Tiến Hùng Bùi Tiến Cường 1 Mục lục 1.Khái quát về bạo lưc học đường 1.1. Khái niệm 1.2. Biểu hiện 2. Hình thức 3. Thực trạng 4. Nguyên nhân 4.1. Nguyên nhân trực tiếp 4.2. Nguyên nhân gián tiếp 5. Hậu quả 5.1. Đối với nạn nhân 5.2. Đối với người gây bạo lực 6. Giải pháp 5.1. giải pháp vĩ mô 5.2. giải pháp cụ thể 2 I. Khái quát về bạo lực học đường 1.1. Khái niệm Theo từ điển Tiếng Việt:Bạo lực học là dung sức mạnh một cách quyết liệt,dùng bạo lực. Bạo lực học đường là một thuật ngữ chưa có sự thống nhất trong cách gọi. Có một số quan niệm khác nhau về bạo lực học đường như sau: Trong bản tóm tắt tin tức của trung tâm phòng chống bạo lực học đường Bắc Carolina,bạo lực học đường được định nghĩa là: “Bất kì hành vi nào vi phạm một nhiệm vụ giáo dục của nhà trường hoặc môi trường học đường,gây nguy hiểm cho mục đích của nhà trường như:xâm lược,chống lại người hoặc tài sản,ma túy,vũ khí,gián đoạn và gây rối”. Hai tác giả Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên cho rằng: “Hành vi bạo lực học đường là những hành vi như kết băng nhóm hăm he bạn bè,ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế,có thể là hành vi trấn lột đồ - tiền của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xát đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí.Còn các hành vi chủi nhau và hành vi hiếp dâm không phải là bạo lực học đường”. Tác giả Nguyên Minh trong một bài báo đăng lên Vnpress.net đã cho rằng: “Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo,ngang ngược,bất chấp công lý,đạo lý,xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học”. 3 Từ các quan niệm trên,chúng tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về bạo lực học đường: “Bạo lực học đường là những hành vi mang tính chất bạo lực, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức,tôn thương thể xác và tinh thần, diễn ra trong môi trương học đường”. 2. Hình thức 2.1.Bạo lực về thể chất Bạo lực về thể chất trong môi trường học đường là những hành động dùng tay,chân hoặc các vật dụng khác tác động vào thân thể của con người trong môi trường học đường có thể gây thiệt hại tính mạng,gây thươg tích trên thân thể hoặc làm tổn thương về tâm lý,tình cảm người bị hại. Các hình thức biểu hiện của bạo lực về mặt thể chất giữa học sinh với nhau rất đa dạng,có thể chia ra thành ba loại với các mức độ khác nhau: - Loại thứ nhất gồm những hành động không trực tiếp tác động vào thân thể như:giật cặp,lục cặp,giật và giấu đồ dùng học tập,giật mũ,áo,giầy dép,phá hoại đồ dùng học tập… - Loại thứ hai bao gồm các hoạt động tác động trực tiếp vào thân thể nhưng không gây thương tích cho đối tượng:dính kẹo cao su lên tóc,cắt tóc,đổ nước lên đầu,gõ vào đầu,xô đẩy,…. - Loại thứ ba là những hành động gây thương tích thậm chí làm tổn hại tính mạng cho đối tượng:cào cấu,giật tóc,đánh,tát,ném gạch,dùng vũ khí cố tình gây thương tích… 2.2. Bạo lực về tinh thần (tâm lý,tình cảm). Bạo lực tâm lý,tình cảm đối với học sinh trong môi trường học đường được xác định gồm những hành động,lời nói cử chỉ mang tính chất xúc phạm,dọa nạt,mắng mỏ,gây áp lực,buộc làm những việc mà các bạn không muốn từ đó gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý và tình cảm Bạo lực về mặt tinh thần trong môi trường học đường thường được thể hiện dưới một số hình thức như:những biện pháp giáo dục,răn đe,kỉ luật của giáo viên và nhà trường mang tính dọa dẫm,áp đặt gây ức chế,lo sợ cho học sinh; sự true ghẹo của 4 các bạn cùng học gây nên sự khó chịu,xấu hổ,tủi thân,mặc cảm; những hành động mang tính bắt nạt dọa dẫm trong quan hệ bạn bè cùng trường; những sức ép giáo dục và các quan niệm tính chất về bất bình đẳng giới.Cụ thể hơn nữa chúng ta có thể kể đến một số hình thức bạo lực tâm lý: - Bị gán ghép bằng những biệt hiệu xấu. - Bị gán ghép trong quan hệ vs bạn khác giới. - Bị chửi rủa bằng những ngôn từ mang tính chất xúc phạm - Bị đe dọa,ép buộc làm những điều không muốn. - Bị khai trừ hoặc cô lập một cách có chủ ý. - Bị nhận những tin đồn ác ý. - Bị dựng chuyện. - Bị bêu riếu,tung hình ảnh trước công chúng. 3. Thực trạng bạo lực học đường Là vấn nạn của giáo dục Việt Nam trong những năm qua và cả hiện tại. Trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên xuất hiện tin bài về nạn bạo lực học đường. Điều đó đã phản ánh thực trạng xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh và một số giáo viên. Có những vụ vi phạm nghiêm trọng đạo đức của học sinh và phẩm chất của giáo viên đã diễn ra mà chúng ta không ngờ tới. Năm học Số vụ BLHĐ (Vụ) Tử vong (Hs) 2009-2010 1598 7 Hình thức kỷ luật (Hs) K.trách: 881 C.cáo: 1558 Buộc t.học: 758 2010-2011 1826 11 K.trách: 952 5 C.cáo: 1745 Buộc t.học: 643 T1-T2/2012 135 3 4. Nguyên nhân 4.1. Nguyên nhân xâu xa + Tâm lý : sự chuyển biến về tâm lý ở độ tuổi mới lớn,giai đoạn hình thành nhân cách,thiếu kĩ năng sống. tự cao, muốn tự do + Xã hội : chơi game online,bia,rượu, chất gây nghiện,.............. + Gia đình : sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ,nặng lời quát tháo con cái,do gia đình k hạnh phúc, thiếu thốn về mặt tình cảm + Nhà trường : nặng nề kiến thức văn hóa , đạo đức của thầy và trò 4.2. Nguyên nhân trực tiếp: - Lí do tình cảm, bị khiêu khích từ 1 điều gì đó, sự cổ vũ từ bạn bè 5. Hậu quả 5.1. Đối với nạn nhân. Tổn thương đầu tiên dễ nhận thấy nhất của nạn nhân bạo lực học đường là tổn thương về mặt thể chất,tùy theo loại hình bạo lực nạn nhân phải chịu mà có những tổn thương ở mức độ khác nhau:bị thương trên cơ thể,bị tổn hại đến sức khỏe và thậm chí bị mất cả sinh mệnh. Quan trọng hơn, nạn nhân của bạo lực học đường không chỉ bị ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn bị chấn thương về mặt tinh thần.Các em thường sống trong cảm giác lo sợ,không muốn đến trường vì sợ bị đánh,sợ bạn bè xa lánh.Cách phản ứng như vậy cũng là để tự vệ vì các em lo sợ tiếp tục trở thành nạn nhân bị bạo lực.Với nhiều học sinh,nếu tình trạng đó cứ kéo dài sẽ dẫn tới việc các em chán ghét trường học.Ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập,tình trạng bạo lực học đường còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh về mặt xã hội lẫn cảm xúc.Ban đầu là suy nhược cơ thể,dần dẫn đến nhút nhát tự ti,đặc biệt là trầm cảm.Các em cảm thấy xấu 6 hổ và coi mình là kẻ thất bại,có khi hình thành ý nghĩ tự tử hoặc trả thù kẻ đã gây bạo lực với mình.Vô hình chung các em từ nạn nhân biến thành tội nhân đi gây bạo lực. 5.2. Đối với người đi gây bạo lực Qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học và kết luận rằng những người hay gây sự và cả nạn nhân của họ đều phải trải nghiệm cảm giác giận dữ.Tức giận và thù địch sẽ đẩy con người vào nguy cơ mắc chứng tim mạch và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.Nếu cơ thể thường xuyên trong trạng thái bực bội dễ gây mệt mỏi và nhiều biến chứng. Đối với những em đi gây bạo lực học đường,khi các em nhìn nhận ra lỗi của mình,ý thức được hậu quả đã gây ra thì các em sẽ trở nên xấu hổ với thầy cô bạn bè.Hành vi đó cũng làm cho các bạn khác trong lớp tránh mặt không muốn va chạm,tiếp xúc với các em.Bên cạnh đó,một số em có hành vi bạo lực cũng phải trải nghiệm cảm giác sợ hãi âm thầm vì bạn mình sẽ trả thù.Một số em không nhận ra hành vi sai trái của mình thì vẫn nhởn nhơ,tiếp tục vi phạm và vẫn vướng các lỗi nặng hơn.Khi trở nên chai lì,ngông nghênh vô kỉ luật chính là mầm mống cho việc trở thành những tội phạm nguy hiểm cho xã hội 6. Giải pháp 6.1 Giải pháp vĩ mô - Giải pháp từ gia đình: sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương là điều cần thiết nhất cho trẻ tránh khỏi bạo lưc học đường - Giải pháp từ xã hội : hướng tới sự thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông vạo lực học đường tới học đường , ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh niên - Giải pháp từ nhà trường : giáo dục mang tính nhân văn xã hội,các hoạt động thân thiện,xây dựng văn hóa học đường,tích cực ngăn ngừa bạo lực qua dấu hiệu tiền bạo lực 6.2. Giải pháp cụ thể 7 Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.tình thương,trách nhiệm là phương thuốc hiệu quả nhất để ngăn bạo lực học đường kết luận : hiện tượng bạo lưc học đường là 1 phần nhỏ của xã hội,chuyện học sinh gây mâu thuẫn đánh nhau là những hành vi rất dễ sảy ra trong nhà trường.và thực tế để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng đó, trách nhiệm phải thuộc về học sinh , gia đình, nhà trường và xã hội. Mọi người hãy nâng cao ý thức cho bản thân voi thái độ sống đúng đắn có ích. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan