Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên thcs module 17, 19, 23...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên thcs module 17, 19, 23

.DOC
6
5130
92

Mô tả:

BÀI THU HOẠCH CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 Họ và tên giáo viên : ĐỖ QUANG DỤNG Tổ chuyên môn : Khoa học tự nhiên Chức vụ chuyên môn : Giáo viên Nhiệm vụ: Dạy môn toán lớp 7B, 7C, 8C I. MỤC ĐÍCH 1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. 2. Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. 3. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên . II. NỘI DUNG - THỜI GIAN BỒI DƯỠNG 1. Khối kiến thức bắt buộc. a. Nội dung 1: Thời lượng : 30 tiết - Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết (09/8/2013 đến hết ngày 10/8/2013), tại trường THPT Bình Gia - Lạng Sơn - Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 15 tiết, tại trường THCS Tô Hiệu - Kết quả: Bồi dưỡng chính trị, thời sự, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, như nghị quyết của BCH TW Đảng, của Tỉnh ủy, các cấp ủy địa phương. Các đề án đổi mới căn bản phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chư nghĩa và hội nhập quốc tê. Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu và khả năng hợp tác, ứng phó của các Quốc gia về sự biến đổi khí hậu. b. Nội dung 2: Thời lượng : 30 tiết Bài thu hoạch BDTX năm học 2013-2014 Page 1 - Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết, tại TTGD thường xuyên tỉnh Lạng Sơn, trung tâm chính trị huyện Bình Gia - Lạng Sơn. - Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 15tiết, tại trường THCS Tô Hiệu Bình Gia - Lạng Sơn - Kết quả: Nâng cao năng lực sử dụng MTCT, kĩ năng giảng dạy và kiểm tra đánh giá. 2. Khối kiến thức tự chọn: (Nội dung bồi dưỡng 3): Thời lượng : 60 tiết Căn cứ vào Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình BDTX giáo viên THCS, căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy của trường THCS Tô Hiệu. Tôi đăng kí bồi dưỡng 4 modunle: Module 17, module18, module19, module23 thuộc nội dung BDTX THCS. a) Module 17: Tìm kiếm khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng. Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu. - Kết quả: + Bản thân nắm chắc các bước, hình thức khai thác xử lí thông tin phục vụ bài giảng. + Khai thác, xử lí thông tin vào bài giảng cần bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, phù hợp với điều kiên thực tế của lớp dạy. Khai thác và ứng dụng các thông tin vào bài giảng một cách tốt nhất. + Giúp đỡ các đồng nghiệp biết khai thác, xử lí thông tin trên Internet vào bài giảng. + Công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy trong sự phát triển xã hội + CNTT ứng dụng trong dạy học giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm. + CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Điều này làm nên động lực để các trường, các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để đạt đến các chuẩn đề ra. + Thay đổi hình thức đào tạo Bài thu hoạch BDTX năm học 2013-2014 Page 2 + Nhờ có Internet mà con người có thể trao đổi các thông tin trong cuộc sống, đặc biệt đối với giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm giang dạy, phương pháp truyền đạt cho từng mảng kiến thức, từng nội dung của bài học… b)Module18: Phương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” - Kết quả: + Kết hợp tốt được PPDH tích cực và PPDH truyền thống. + Hiểu được khái niệm, bản chất, mục đích, ưu nhược điểm, các phương pháp, các kĩ thuật (Kĩ thuật động não, Kĩ thuật mảnh ghép,Kĩ thuật khăn phủ bàn, Kĩ thuật dùng sơ đồ tư duy), quy trình dạy học, các bước tiến hành dạy học bằng PPDH tích cực + GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, lành nghề, đầu tư nhiều công sức và thời gian ... + HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các PPDH tích cực + Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực + Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt + Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng KT-KN vào thực tiễn + Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS. + Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. + Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. + Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Phương pháp dạy học tích cực là một trong những nội dung cần thiết và mang tính thời đại mà mỗi người giáo viên cần phải quan tâm và thực hiện thật tốt mang lại kết quả cao trong sự nghiệp giảng dạy của mình. c)Module19: Dạy học với công nghệ thông tin Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm Bài thu hoạch BDTX năm học 2013-2014 Page 3 thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. - Kết quả: + Vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thành thạo + Nắm rõ vai trò, tính chất, đặc điểm, tác động, ứng dụng CNTT trong dạy học. + Hiểu rõ đặc điểm của từng phần mềm( word, Excel, Carbri, Violet, Sketchtpad…), để khai thác và sử dụng trong dạy học. + Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học. + Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong một slide + Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng + Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình + Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu + Nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng + Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên. Bài thu hoạch BDTX năm học 2013-2014 Page 4 +Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. d)Module 23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất cần thiết vì: + Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của hs, mức độ phân hóa về trình độ học lực của hs trong lớp, có biện pháp giúp đỡ những hs yếu kếm, bồi dưỡng hs giỏi. + Giúp hs biết được khả năng học tập của hs so với mục tiêu bài học, xác định nguyên nhân thành công cung như không thành công trong việc tiếp thu kiến thức căn bản. + Giúp cho đội ngũ cán bộ quản ly giáo dục đề ra những phương pháp đổi mới phù hợp nhằm năng cao chất lượng giáo duc, cải thiện hs yếu, kém, giúp hs cách năm được kiến thức căn bản nhất trong học tâp. + Tạo cơ hội cho hs phát triển kỹ năng, giúp hs nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên trong học tập, tinh thần phấn khởi dễ dàng tiếp thu được kiến thức căn bản nhất. Việc kiểm tra, đánh giá có nghĩa vô cùng quan trong đối với hs, gv, cán bộ quản lý: + Việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thương xuyên cung cấp thông tin ngược giúp người học điều chỉnh được hoạt động học hiệu quả. + Giúp hs thấy được mình đã tiếp thu được kiến thức đã học ở mức độ nào, chỗ nào cần bổ sung, chỗ nào cần điều chỉnh sai sót. + Giúp hs tái hiện, ghi nhớ, khái quát hóa, hệ thông hóa nhăm phát triển tư duy sáng tao, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế. + Giúp hs có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí vươn lên trong học tập, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn trong học tâp. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách trong đó phải đề cập đến quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs. Điều này đóng vai trò quan Bài thu hoạch BDTX năm học 2013-2014 Page 5 trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy và học hiệu quả.Nếu đánh giá sai, kiểm tra sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, gây tác hại lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác, khách quan giúp người học tự tin, hăng say nâng cao năng lực sáng tao trong học tập. Giúp gv biết được mức độ điều chỉnh kịp thời phương pháp dạy cho phù hợp với hs. - Kết quả: + Hiểu, nắm rõ các kĩ thuật đánh giá, các hình thức đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. + Vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá, luôn lấy học sinh làm trung tâm của việc học và đánh giá, để học sinh được thể hiện năng lực tự đánh giá bản thân, năng lực đánh giá bạn bè dưới sự giám sát của giáo viên. + Kết hợp tốt hình thức đánh giá tiên tiến hiện nay và hình thức đánh giá truyền thống. Trong một năm công tác, với thời lượng thời gian hạn hẹp và công việc chuyên môn thì lại quá nhiều. Do vậy, cá nhân tôi mới tự bồi dưỡng được 4 module nói trên, các module còn lại đang trên đà tìm hiểu và ứng dụng. Năm học tới bản thân sẽ tiếp tục ứng dụng 4 module đã bồi dưỡng và ứng dụng một số module cần thiết còn lại. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho Trường, cho Huyện. Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học: Cả năm KQ đánh giá Kết quả tự đánh giá của cá nhân ND1 ND2 9,5 9.5 ND3 TỔNG ĐTB 9.5 28.5 XL 9.5 Giỏi Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn Kết quả xếp loại của nhà trường Giáo viên ký tên Đỗ Quang Dụng Bài thu hoạch BDTX năm học 2013-2014 HIỆU TRƯỞNG Hoàng Thị Thành Page 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan