Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và địn...

Tài liệu Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất

.PDF
109
210
108

Mô tả:

Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ____________________ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ HÀ NỘI, 6/2007 1 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... 5 DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ 8 MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 9 U 1. Xuất xứ của dự án................................................................................................... 9 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược .................................................................................................................................. 10 3. Tổ chức thực hiện ĐMC....................................................................................... 11 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH........................................................................................................................ 12 1.1. Cơ quan lập quy hoạch ...................................................................................... 12 1.2. Mục tiêu quy hoạch ........................................................................................... 12 1.3. Quy mô quy hoạch ............................................................................................ 12 1.3.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 12 1.3.2. Nội dung quy hoạch.................................................................................... 13 1.4. Đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường............................................. 28 Chương 2. MÔ TẢ TỔNG QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN......................................... 31 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường ..................................................................... 31 2.1.1. Điều kiện địa lý-địa chất............................................................................. 31 2.1.2. Điều kiện khí tượng thuỷ văn ..................................................................... 32 2.1.3. Các nguồn tài nguyên ................................................................................. 34 2.1.4. Hiện trạng môi trường ................................................................................ 37 1 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 43 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................... 43 2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế...................................................... 44 2.2.3. Hiện trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn ................................ 47 2.2.4. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật............................................... 48 2.2.5. Hiện trạng phát triển xã hội ........................................................................ 50 2.3. Nhận xét chung.................................................................................................. 51 Chương 3. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ.............. 54 3.1. Xác định nguồn gây tác động............................................................................ 54 3.2. Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động ................................................... 57 3.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động môi trường.............................................. 59 3.4. Phân tích và đánh giá xu thế biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội ............................................................................................................ 61 3.4.1. Biến đổi kết cấu đất .................................................................................... 61 3.4.2. Ô nhiễm đất ................................................................................................ 64 3.4.3. Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ văn............................. 65 3.4.4. Suy giảm nguồn nước ngầm ....................................................................... 68 3.4.5. Ô nhiễm không khí ..................................................................................... 69 3.4.6. Suy giảm đa dạng sinh học ......................................................................... 70 3.4.7. Thay đổi môi trường biển ........................................................................... 70 3.4.8. Biến đổi khí hậu.......................................................................................... 71 3.4.9. Tác động đến sức khoẻ cộng đồng ............................................................. 71 3.4.10. Phát triển kinh tế - xã hội.......................................................................... 72 3.4.11. Rủi ro trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất ......................................... 72 3.5. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường ........................ 73 2 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 3.6. Phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn ............................ 75 3.7. Tổng hợp xu thế biến đổi chung của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế–xã hội VKTTĐ Bắc bộ khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất ............................. 77 Chương 4. CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ....................................................................................................... 80 4.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu ........................................................................ 80 4.1.1. Nguồn tài liệu vế phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐ Bắc bộ và chính sách quản lý đất đai....................................................................................................... 80 4.1.2. Nguồn tài liệu về phương pháp luận thực hiện ĐMC ................................ 80 4.1.3. Nguồn tài liệu về hiện trạng và dự báo điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội VKTTĐ Bắc bộ...................................................................................... 81 4.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC..................................................... 81 4.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng ......................................................... 81 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp.......................................... 81 4.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ........................................... 83 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ ............................................................................................... 84 5.1. Phương hướng chung ........................................................................................ 84 5.1.1 Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ........................................................................................................................... 84 5.1.2. Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch bảo vệ môi trường ....... 84 5.1.3. Xây dựng cơ chế chính sách về sử dụng hợp lý tài nguyên đất ................. 86 5.2. Định hướng về ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư .................... 87 5.3. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................ 89 5.3.1. Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất........... 89 5.3.2. Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước .... 91 3 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 5.3.3. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí..................................................... 93 5.3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ ......................................... 94 5.3.5. Giải pháp quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn .................... 94 5.3.6. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và rừng .............................................. 95 5.4. Giải pháp về quản lý.......................................................................................... 96 5.4.1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch ...................................................................... 97 5.4.2. Giải pháp quản lý một số loại đất đặc dụng ............................................... 97 5.4.3. Giải pháp về vốn....................................................................................... 100 5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường ................................................ 100 5.5.1. Nội dung chương trình quản lý và giám sát môi trường .......................... 100 5.5.2. Tổ chức thực hiện ..................................................................................... 101 5.5.3. Chương trình giám sát và đánh giá........................................................... 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 105 1. Kết luận .............................................................................................................. 105 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 108 4 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 Bảng 1.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 Bảng 1.3. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 Bảng 1.4. Định hướng sử dụng đất tại đô thị đến năm 2020 Bảng 1.5. Định hướng sử dụng đất tại nông thôn đến năm 2020 Bảng 1.6. Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2020 Bảng 1.7. Định hướng sử dụng đất có mục đích công cộng đến năm 2020 Bảng 1.8. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 Bảng 1.9. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2010 Bảng 1.10. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010 Bảng 1.11. Quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị đến năm 2010 Bảng 1.12. Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng đến năm 2010 Bảng 1.13. Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2010 Bảng 1.14. Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010 Bảng 1.15. Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất Bảng 1.16. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ Bảng 2.1. Các hệ sinh thái biển ven bờ điển hình trong VKTTĐ Bắc bộ Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ Bảng 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng VKTTĐ Bắc bộ Bảng 3.1. Tóm tắt các nguồn gây tác động Bảng 3.2. Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ 5 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ Bảng 3.4. Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ Bảng 3.5. Dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ Bảng 3.6. Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đến 2010 6 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Diễn biến BOD và COD của sông Hồng năm 1997 -2002 Hình 2.2. Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Hình 2.3. Diễn biến COD tại sông Ngũ Huyện Khê năm 2004, 2005 Hình 2.4. Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù (hợp lưu sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang) Hình 2.5. Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành Hà Nội 7 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐMC (SEA) Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới GDP Tổng sản phẩm nội địa KCN Khu công nghiệp PCB Polychlorinated Biphenyl QL Quốc lộ SEMLA Chương trình nâng cao năng lực quản lý đất đai và môi trường Việt Nam - Thuỵ Điển TP Thành phố UBND Uỷ ban Nhân dân VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm 8 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Quy hoạch sử dụng đất là công cụ để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực và nhiệm vụ công nghiệp hoá, đô thị hoá, phân công lại lao động, khắc phục hiện tượng mất đất nông nghiệp có năng suất cao. Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) Bắc bộ bao gồm các tỉnh và TP nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng là TP.Hà Nội, TP.Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. Trong những năm qua, kinh tế -xã hội của vùng đã có những chuyển biến đáng kể, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng cơ cấu công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đô thị ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại đã kéo theo những thay đổi đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Đất đai ngày càng được sử dụng có hiệu quả, thực sự trở thành nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy vậy, mặc dù công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được triển khai ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã, nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao, một số chỉ tiêu sử dụng đất dự báo chưa sát với nhu cầu thực tế. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, việc gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn chưa đồng bộ. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt. Việc thiếu các giải pháp phối hợp khai thác sử dụng với cải tạo đất, gắn kết mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường, cũng như không chú trọng bố trí diện tích đất cho xử lý rác thải, nước thải đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trong vùng. Để khắc phục những khiếm khuyết nêu trên và đáp ứng được phương hướng phát triển kinh tế xã hội của VKTTĐ Bắc bộ trong những năm tới, Chính phủ đã giao cho Bộ 9 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 cho toàn vùng. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những đối tượng cần phải lập báo cáo ĐMC. Việc thực hiện ĐMC cho dự án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ dựa vào các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau đây: 1. Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐ Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTĐ Bắc bộ 3. Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 19/11/2005 4. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 5. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 6. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển 7. Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu 10 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 8. Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 9. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường 10. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước 11. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn 12. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường 3. Tổ chức thực hiện ĐMC ĐMC đối với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu điển hình về ĐMC do Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện dưới sự tài trợ của Chương trình nâng cao năng lực quản lý đất đai và môi trường Việt Nam - Thuỵ Điển (SEMLA Programme). 11 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH 1.1. Cơ quan lập quy hoạch Bộ Tài nguyên và Môi trường Địa chỉ: 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội 1.2. Mục tiêu quy hoạch Mục đích, yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất là mang tính chất dự báo và thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, các ngành, các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Do đó quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước, của cả vùng; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và làm cơ sở cho xây dựng quy hoạch sử dụng đất của cả nước thời kỳ 2011 – 2020. Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. 1.3. Quy mô quy hoạch 1.3.1. Vị trí địa lý VKTTĐ Bắc bộ có vị trí nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng và phần lớn vùng Thủ đô Hà Nội, gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng và 6 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. Vùng có diện tích tự nhiên là 15.488 km2, chiếm 4,7% diện tích tự nhiên của cả nước, dân số khoảng 13.555 nghìn người, chiếm 16,31% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình là 875 người/km2. Ranh giới địa lý của vùng như sau: - Phía Bắc giáp nước Cộng hào nhân dân Trung Hoa, tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lạng Sơn; - Phía Đông giáp biển Đông; 12 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ; và - Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Thái Bình và Hoà Bình. Vùng là nơi hội tụ, đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội từ lâu đời của Việt Nam. Với vị trí chiến lược nằm trong vành đai kinh tế Vân Nam, Quảng Tây và Bắc bộ, đầu mối giao thương hàng đầu với Trung Quốc, nơi tập trung nhiều hệ thống giao thông quan trọng, huyết mạch của miền Bắc toả đi khắp các vùng, miền trong cả nước và với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới như QL 1A, QL 2, QL 3, QL 5, QL 6, QL 18. các tuyến đường sắt Bắc – Nam, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, … các cảng biển quan trọng như Cái Lân, Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài là những lợi thế của vùng trong quá trình xây dựng và phát triển. 1.3.2. Nội dung quy hoạch Dựa trên tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai cũng như phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐ Bắc bộ, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ có nội dung sau đây: A. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 A1. Các quan điểm sử dụng đất - Sử dụng hết quỹ đất của vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; - Tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với quá trình chuyển dịch lao động, cơ cấu đầu tư; - Sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, tiềm năng con người và lợi thế tự nhiên; - Bảo vệ và phát triển diện tích rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo đảm tỷ lệ che phủ cần thiết để bảo vệ môi trường; - Bố trí hợp lý diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, tạo vùng cây nguyên liệu hàng hoá, xuất khẩu phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước…; - Bố trí và sử dụng quỹ đất cho các mục đích chuyên dùng, làm nhà ở, đáp ứng đủ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước; và 13 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Ưu tiên đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho mục đích quốc phòng, an ninh, bố trí theo hướng quốc phòng kết hợp kinh tế và kinh tế kết hợp với quốc phòng. A2. Mục tiêu sử dụng đất Đến năm 2020 đất đai của VKTTĐ Bắc bộ với tổng diện tích tự nhiên là 1.548m81 nghìn ha được định hướng sử dụng như sau: - Đất nông nghiệp: 1.0313,30 nghìn ha, chiếm 65,42%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 26,68% (đất trồng lúa là 278,60 nghìn ha, chiếm 67,42% đất sản xuất nông nghiệp); đất lâm nghiệp chiếm 32,48%; đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 5,89%; - Đất phi nông nghiệp: 531,37 nghìn ha, chiếm 34,31%, trong đó đất ở chiếm 7,02%; đất chuyên dùng chiếm 19.70%; và - Đất chưa sử dụng: 4,14 nghìn ha, chiếm 0,27% A3. Định hướng sử dụng đất: • Đất nông nghiệp - Đất sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quanh các đô thị và phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình. Bảng 1.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất sản xuất nông nghiệp 516.453 100 413.190 100 -103.263 Đất trồng cây hàng năm 451.431 87,40 326.980 79,14 -124,451 401.899 77,81 278.550 67,41 -123,349 65.022 12,60 86.210 20,86 + 21.188 - Đất trồng lúa - Đất trồng cây lâu năm 14 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Đất lâm nghiệp: ưu tiên đầu tư phát triển rừng nguyên liệu, đặc biệt rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển. Hình thành các khu rừng ven biển, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Bảng 1.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất lâm nghiệp Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha 373.897 100 503.030 100 +129.133 Đất có rừng sản xuất 182.694 48,86 272.200 54,11 +89,506 Đất có rừng phòng hộ 133.545 35,72 173.560 34,50 +40.015 Đất có rừng đặc dụng 57.658 15,42 57.270 11,39 -388 - Đất nuôi trồng thuỷ sản: ưu tiên đầu tư các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung sản xuất hàng hoá chất lượng cao tại các tỉnh trong vùng, đặc biệt là Hải Phòng và Quảng Ninh; đẩy mạnh phát triển nuôi hải sản biển đi đôi với việc xây dựng khu bảo tàng biển. Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến hải sản và trồng rừng ven biển. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng sẽ tăng thêm 32.624 ha, trong đó chuyển từ đất phi nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản 3.890 ha; từ đất trồng lúa năng suất thấp ở vùng trũng 10.308 ha, đất chưa sử dụng 17.286 ha và các loại đất khác là 1.137 ha. • Đất phi nông nghiệp 15 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bảng 1.3. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất phi nông nghiệp Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha 406.772 100 531.374 100 +124.602 92.098 22,64 108.700 20,46 +16.602 Đất chuyên dùng 185.724 45,66 305.190 57,43 +119.466 Các loại khác 128.950 31,70 117.484 22,11 -11.466 Đất ở - Đất ở tại đô thị: đến năm 2020 dân số đô thị VKTTĐ Bắc bộ sẽ xấp xỉ 11 triệu người, chiếm trên 54% dân số của vùng. Phát triển hệ thống đo thị trong vùng theo không gian vùng Thủ đô Hà Nội và khu vực hành lang kinh tế ven biển Hải PhòngQuảng Ninh, các đô thị hạt nhân là TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng và TP. Hạ Long, trong đó Hà Nội là thành phố trung tâm; phát triển các chuỗi đô thị theo các hành lang kinh tế tiến đến hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Hoà Lạc, Hải Phòng - Hạ Long. Dự kiến dân số Hà Nội đến năm 2020 là 4,5 triệu người, trong đó dân số nội thành là 3,6 – 3,8 triệu người. Hướng phát triển của Hà Nội về phía Bắc là chủ yếu, lấy sông Hồng làm trục chủ đạo để bố cục mặt bằng đô thị. Vùng ảnh hưởng của đô thị này trước hết là những khu vực ảnh hưởng trực tiếp của Hà Nội trong bán kính 30 – 50 km. Trong phạm vi vùng Hà Nội có các đô thị vệ tinh, bao gồm: Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn, Phố Nối, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Xuân Hoà, Phúc Yên, Hà Đông,... và các vành đai nông nghiệp, cây xanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. 16 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bảng 1.4. Định hướng sử dụng đất tại đô thị đến năm 2020 Tỉnh/TP Toàn vùng Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha) 17.411 30.400 12.089 Hà Nội 4.560 6.900 2.340 Hải Phòng 2.907 3.600 693 Vĩnh Phúc 1.069 2.000 931 Hà Tây 1.028 3.300 2.272 944 1.700 756 1.633 2.700 1.067 886 1.900 1.014 4.384 8.300 3.916 Bắc Ninh Hải Dương Hưng Yên Quảng Ninh - Đất ở tại nông thôn: dự báo dân số nông thôn của VKTTĐ Bắc bộ đến năm 2020 là 9.220 nghìn người (thực giảm do với năm 2005 là 10 nghìn người, do đô thị hoá). Hướng phát triển trong những năm tới là xây dựng các khu dân cư nông thôn, đảm bảo đưa nông thôn hoà nhập quá trình hiện đại hoá, từng bước hiện đại hoá nông thôn, cải thiện hệ thống phúc lợi ở nông thôn. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn sẽ dẫn tới từng bước đô thị hoá nông thôn. Định hướng đến năm 2020 cứ 3 – 4 xã sẽ hình thành 1 thị tứ đóng vai trò là trung tâm văn hoá, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật, thương mại dịch vụ sản xuất. 17 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bảng 1.5. Định hướng sử dụng đất tại nông thôn đến năm 2020 Tỉnh/TP Toàn vùng Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha) 74.687 78.300 3.613 Hà Nội 8.250 8.200 -50 Hải Phòng 9.322 9.500 178 Vĩnh Phúc 7.336 7.500 164 15.882 17.600 1.718 8.573 9.400 827 Hải Dương 12.143 12.300 57 Hưng Yên 8.252 8.700 448 Quảng Ninh 4.929 5.200 271 Hà Tây Bắc Ninh - Đất chuyên dùng: đến năm 2020 đất chuyên dùng sẽ là 305.190 ha, tăng thêm 119.466 ha so với năm 2005, trong đó đất trụ sở cơ quan tăng thêm 1.872 ha; đất quốc phòng an ninh tăng thêm 2.440 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng thêm 71.940 ha (riêng đất cụm, khu công nghiệp tăng thêm 40.913 ha) Bảng 1.6. Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2020 Tỉnh/TP Toàn vùng Hà Nội Hải Phòng Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha) 7.187 48.100 40.913 713 4.000 3.287 1.106 3.000 1.894 18 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Định hướng 2020 (ha) Diện tích tăng thêm (ha) Vĩnh Phúc 761 5.200 4.439 Hà Tây 2.243 17.000 14.757 Bắc Ninh 1.062 6.600 5.538 Hải Dương 975 5.000 4.025 Hưng Yên 102 2.300 2.198 Quảng Ninh 225 5.000 4.775 - Đất có mục đích công cộng: năm 2020 đất có mục đích công cộng sẽ là 177.010 ha, tăng thêm 43.214 ha so với năm 2005, bao gồm đất giao thông (đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, đường thuỷ); đất thuỷ lợi; đất cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục-đào tạo, thể dục thể thao; đất bãi thải, xử lý chất thải. Bảng 1.7. Định hướng sử dụng đất có mục đích công cộng đến năm 2020 Loại đất Đất phi nông nghiệp Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 133.796 100 177.010 100 + 43.214 Đất giao thông 63.177 47,17 88.100 49,77 +24.983 Đất thủy lợi 52.295 39,09 55.200 31,18 +2.905 1.743 1,30 3.090 1,75 +1.347 793 0,59 2.010 1,14 +1.217 5.430 4,06 10.630 6,01 +5.200 Đất cơ sở văn hoá Đất cơ sở y tế Đất cơ sở giáo dục đào tạo 19 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Định hướng năm 2020 Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất cơ sở thể dục thể thao 2.415 1,80 5.120 2,89 2.705 Đất bãi thải, xử lý chất thải 772 0,58 2.910 1,64 +2.138 Các loại đất công cộng còn lại 7.231 5,40 9.950 5,62 +2.719 - Các loại đất phi nông nghiệp khác: đến năm 2020 các loại đất phi nông nghiệp khác còn lại có diện tích là 117.484 ha, riêng đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn 104.274 ha, giảm 13.297 ha để chuyển sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản, đất sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng. • Đất chưa sử dụng: đến năm 2020 diện tích đất chưa sử dụng còn lại 4.144 ha (núi đá không có rừng cây) giảm 184.962 ha (vào mục đích nông nghiệp 159.583 ha và phi nông nghiệp 25.379 ha) B. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 B.1. Đất nông nghiệp Đến năm 2010 đất nông nghiệp có tổng diện tích 981.425 ha, chiếm 63,37% diện tích đất tự nhiên, tăng 28.492 ha so với năm 2005. • Đất sản xuất nông nghiệp: Đến năm 2010 đất nông nghiệp có tổng diện tích 981.421 ha, chiếm 63,37% diện tích đất tự nhiên, tăng 28.492 ha so với năm 2005. Đất sản xuất nông nghiệp: giảm 123.790 ha, trong đó chuyển 11.945 ha (10.308 là đất trồng lúa) sang đất nuôi trồng thuỷ sản; chuyển 59.890 ha sang đất lâm nghiệp; chuyển 51.045 ha (45.811 ha là đất trồng lúa) sang đất phi nông nghiệp; chuyển 909 ha sang các loại đất phi nông nghiệp còn lại. Đồng thời đất sản xuất nông nghiệp tăng 73.337 ha, trong đó khai hoang 56.656 ha từ đất chưa sử dụng, 2.739 ha từ đất chuyên dùng, 1.021 ha từ đất nuôi trồng thuỷ sản, 3.233 ha từ đất lâm 20 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 nghiệp, 448 ha từ các loại đất phi nông nghiệp. Như vậy, đến năm 2010 đất nông nghiệp thực giảm là 50.453 ha. Bảng 1.8. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha Đất sản xuất nông nghiệp 516.453 100 466.000 100 -50.453 Đất trồng cây hàng năm 451.431 87,40 388.460 83,36 -62.971 401.899 77,81 340.460 73,06 -61,439 65.022 12,60 77.540 16,64 +12.518 - Đất trồng lúa - Đất trồng cây lâu năm • Đất lâm nghiệp: Chú trọng sử dụng đất trống đồi núi trọc, đất cát, bãi bồi ven biển vào phát triển rừng. Đến năm 2010 đưa độ che phủ đất rừng của vùng lên 15 – 20%, đất lâm nghiệp là 437.1000 ha, tăng 63.203 ha so với năm 2005. Bảng 1.9. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2010 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất lâm nghiệp Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha 373.897 100 437.100 100 +63.203 Đất có rừng sản xuất 182.694 48,86 229.530 52,50 +46.836 Đất có rừng phòng hộ 133.545 35,72 149.690 32,25 +16.145 Đất có rừng đặc dụng 57.658 15,42 57.880 15,25 +222 21 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 • Đất nuôi trồng thuỷ sản: thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng sẽ tăng thêm 26.011 ha, trong đó tăng từ đất trồng lúa 10.308 ha, đất lâm nghiệp 74 ha, đất làm muối 63 ha, các loại đất nông nghiệp còn lại 1.637 ha, từ đất phi nông nghiệp 2.584 ha, đất chưa sử dụng 11.345 ha. B.2. Đất phi nông nghiệp Bảng 1.10. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất phi nông nghiệp Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha 406.772 100 469.236 100 62.464 92.098 22,64 100.331 21,38 8.233 Đất chuyên dùng 185.724 45,66 242.470 51,67 56.746 Các loại khác 128.950 31,70 126.435 26,95 -2.515 Đất ở - Đất ở: để đáp ứng nhu cầu về đất ở cho số hộ tăng thêm,, diện tích đất ở của VKTTĐ Bắc bộ sẽ là 100.331 ha, trong đó đất ở đô thị là 22.060 ha. Trong khi đó, dự kiến hầu như không mở rộng diện tích các khu dân cư nông thôn, các hộ phát sinh có nhu cầu đất ở sẽ tự giãn trên đất ở nông thôn (vườn, ao). Bảng 1.11. Quy hoạch sử dụng đất ở tại đô thị đến năm 2010 Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Quy hoạch 2010 (ha) Diện tích tăng thêm (ha) 17.411 22.060 4.649 Hà Nội 4.560 5.480 920 Hải Phòng 2.907 3.070 163 Toàn vùng 22 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Quy hoạch 2010 (ha) Diện tích tăng thêm (ha) Vĩnh Phúc 1.069 1.340 271 Hà Tây 1.028 1.800 772 944 1.100 156 1.633 1.910 277 886 1.680 794 4.384 5.680 1.296 Bắc Ninh Hải Dương Hưng Yên Quảng Ninh - Đất chuyên dùng: đến năm 2010 đất chuyên dùng sẽ là 242.470 ha, tăng thêm 56.746 ha so với năm 2005. Bảng 1.12. Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng đến năm 2010 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất chuyên dùng Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha 185.724 100 242.470 100 56.746 3.668 1,97 4.460 1,83 792 Đất quốc phòng, an ninh 17.190 9,26 19.980 8,24 2.790 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 31.070 16,73 64.080 26.43 33.010 Đất có mục đích công cộng 133.796 72,04 242.470 63,50 20.154 Đất trụ sở cơ quan 23 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Đất khu công nghiệp: đến năm 2010 diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (cả Trung ương và địa phương) sẽ là 30.210 ha, tăng thêm 23.023 ha so với năm 2005. Bảng 1.13. Quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2010 Tỉnh/TP Hiện trạng 2005 (ha) Quy hoạch 2010 (ha) Diện tích tăng thêm (ha) 7.187 30.210 23.023 713 2.590 1.877 Hải Phòng 1.106 2.240 1.134 Vĩnh Phúc 761 5.300 4.539 Hà Tây 2.243 7.280 5.037 Bắc Ninh 1.062 4.240 3.178 Hải Dương 975 4.210 3.235 Hưng Yên 102 2.330 2.228 Quảng Ninh 225 2.020 1.795 Toàn vùng Hà Nội - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: đến 2010, diện tích đất cơ sở sản xuất, kinh doanh là 21.129 ha, chiếm 39,36% diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. - Các loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn lại là 12.741 ha, chiếm 18,88% diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. 24 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bảng 1.14. Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2010 Loại đất Hiện trạng năm 2005 Quy hoạch năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng, ha 31.070 100 64.080 100 32.999 7.187 23,13 30.210 47,14 23.023 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 13.414 43,17 21.129 32,98 7.715 Các loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn lại 10.469 33,70 12.741 19,88 2.272 Đất khu công nghiệp - Đất có mục đích công cộng: năm 2010 đất có mục đích công cộng sẽ là 153.950 ha, tăng thêm 20.154 ha so với năm 2005, bao gồm đất giao thông (đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, đường thuỷ); đất thuỷ lợi; đất cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục-đào tạo, thể dục thể thao. - Các loại đất phi nông nghiệp còn lại: đến năm 2010, diện tích là 126.435 ha, giảm 2.515 ha; riêng đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 3.233 ha, chủ yếu là chuyển sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản, đất sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng. B3. Đất chưa sử dụng Trong thời kỹ quy hoạch, đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng 90.956 ha cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đến năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng còn lại 98.150 ha. B4. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong giai đoạn 2006 – 2010 25 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Việc tính toán các khoản thu, chi liên quan đến đất đai dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản liên quan đến Luật Đất đai 2003, các Quyết định của UBND các tỉnh trong vùnh về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Dự kiến các khoản thu bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các khoản chi bao gồm chi cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bảng 1.15. Bảng cân đối tài chính thu chi từ đất Hạng mục Diện tích (ha) Đơn giá (VND/m2) 1. Các khoản thu 163.302 - Thu tiền khi giao đất ở đô thị 569 1.000.000 5.690 4.031 400.000 16.124 70.744 200.000 141.488 - Thu tiền khi giao đất ở nông thôn - Thu tiền Thành tiền 2. Các khoản chi 102.670 - Chi bồi thường thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản 534 70.000 367 - Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị 68 400.000 272 - Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 204 1.000.000 2.040 - Chi xây dựng cơ bản 100.000 Cân đối thu – chi (1 – 2) 60.623 26 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 C. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ Bảng 1.16. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của VKTTĐ Bắc bộ Chỉ tiêu Định hướng sử dụngđất đến 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Quy hoạch sử dụng đất đến 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.548.807 100,00 1.548.807 100,00 1. Đất nông nghiệp 1.013.289 65,42 981.421 63,37 1. Đất sản xuất nông nghiệp 413.190 26,68 466.000 30,09 - Đất trồng cây hàng năm 326.980 21,11 388.460 25,08 Trong đó, đất trồng lúa 278.550 17,98 340.460 21,98 86.210 5,57 77.540 5,01 503.030 32,48 437.100 28,22 - Đất rừng sản xuất 272.200 17,57 229.530 14,82 - Đất rừng phòng hộ 173.560 11,21 149.690 9,66 - Đất rừng đặc dụng 57.270 3,70 57.880 3,74 91.257 5,89 75.150 4,85 5.785 0,37 3.171 0,20 531.374 34,30 469.236 30,30 - Đất trồng cây lâu năm 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 4. Các loại đất nông nghiệp còn lại 2. Đất phi nông nghiệp 27 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Chỉ tiêu Định hướng sử dụngđất đến 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) - Đất ở Quy hoạch sử dụng đất đến 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 108.700 7,02 100.331 6,48 30.400 1,96 22.060 1,42 305.190 19,70 242.470 15,66 5.540 0,36 4.460 0,29 19.630 1,27 19.980 1,29 + Đất s/x KD phi NN 103.010 6,65 64.080 4,14 Trong đó, đất KCN 48.100 3,10 30.210 1,95 177.010 11,43 153.950 9,94 88.100 5,68 73.840 4,77 55.200 3,56 53.330 3,44 117.084 7,55 126.435 8,16 4.144 0,27 98.150 6,34 Trong đó, đất ở đô thị - Đất chuyên dùng + Đất trụ sở cơ quan + Đất quốc phòng an ninh + Đất mục đích công cộng Trong đó: đất giao thông đất thuỷ lợi - Các loại đất phi NN khác 3. Đất chưa sử dụng 1.4. Đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường Khái niệm “quy hoạch sử dụng đất” được Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới FAO định nghĩa là “sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng tài nguyên đất và nước và về các mô hình sử dụng đất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau nhằm mục đích lựa chọn và thông qua các phương thức sử dụng đất mang lại nhiều lợi ích nhất cho người sử dụng mà không phá huỷ tài nguyên và môi trường, 28 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 đồng thời đề xuất lựa chọn và thực hiện các biện pháp thích hợp nhất để thực hiện việc sử dụng đất như vậy”. Lưu ý rằng, hiện nay “quy hoạch sử dụng đất” được coi là “quy hoạch không gian”, trong đó không gian là một khái niệm đa chiều mô tả và phản ánh sự kết hợp các yếu tố môi trường tự nhiên và cách thức con người khai thác chúng, khác hoàn toàn với khái niệm truyền thống coi “quy hoạch sử dụng đất” chỉ giải quyết vấn đề hiệu quả sử dụng đất (với nghĩa thông dụng coi “đất” là phần bề mặt của Trái Đất). Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý giúp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, tuy nhiên nó sẽ vừa có mang tính bảo vệ môi trường, vừa mang tính phá huỷ môi trường. Vì vậy cần thiết thực hiện ĐMC ngay từ giai đoạn thiết kế quy hoạch để giúp các nhà quản lý hoạch định một quy hoạch khoa học và hợp lý hơn, và do đó nâng cao chất lượng của quy hoạch. Ngoài ra, mục đích sử dụng bền vững tài nguyên đất có thể đạt được thông qua việc gắn kết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường vào quy hoạch sử dụng đất. Khi triển khai Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, các yếu tố môi trường sau đây sẽ bị ảnh hưởng: - Chế độ thủy văn: việc thay đổi phương thức sử dụng đất thường kéo theo thay đổi chế độ thuỷ văn, bao gồm chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn. - Tính chất bức xạ và nhiệt: thay đổi bề mặt quả đất có thể kéo theo thay đổi chế độ hấp thụ và bức xạ năng lượng mặt trời, dẫn tới thay đổi chế độ nhiệt toàn vùng. - Vòng tuần hoàn sinh-địa-hoá: thay đổi tính chất hấp thụ và thải các bon từ thảm thực vật và đất sẽ kéo theo thay đổi vòng tuần hoàn N và P. - Chất lượng không khí: Quy hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Ô nhiễm không khí xảy ra từ tác động của các dự án như xây dựng dự án mới có thải chất ô nhiễm không khí hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. - Chất lượng nước: sử dụng đất và tài nguyên nước có mối quan hệ mật thiết. Dù cho nguồn tác động là từ tự nhiên hay là từ các hoạt động của con người thì ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến chất lượng và lưu lượng tài nguyên nước đều rất lớn. Cần lưu ý rằng đây là ảnh hưởng 2 chiều: hoạt động sử dụng đất có tác dụng trực tiếp đến tài nguyên nước, đồng thời chất lượng và lưu lượng nước lại 29 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 ảnh hưởng lớn đến quy hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động công nghiệp và nông nghiệp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước. Đất nông nghiệp thường được sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như trên đất công nghiệp thường sử dụng và thải bỏ một các hoá chất độc hại, đều làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.Trong khi đó, các hoạt động sử dụng đất luôn gắn liền với nhu cầu sử dụng nước. - Chất lượng đất: thực trạng quản lý đất, lịch sử sử dụng đất và điều kiện địa lýđịa chất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sử dụng đất và tính chất đất, đồng thời các hoạt động sử dụng đất cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất của đất. Hậu quả của việc tác động tự nhiên và hoạt động của con người đến chất lượng đất là làm cho đất bị xói mòn, đất bị thoái hoá và đất bị hoang hoá. - Đa dạng sinh học: các hoạt động sử dụng đất và các thay đổi xảy ra do khai thác đất quá mức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt là mất nơi cư trú và thay đổi cân bằng sinh thái (kể cả thay đổi cân bằng giữ các loài tự nhiên và ngoại lai). - Cảnh quan: hoạt động sử dụng đất luôn kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ cảnh quan. - Các yếu tố kinh tế-xã hội khác: thay đổi phương thức sử dụng đất thường đi kèm với thay đổi về mật độ dân số và thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Điều đó tất yếu sẽ làm thay đổi mạnh mẽ đến trình độ văn hoá, giáo dục, việc làm và các vấn đề liên quan (tệ nạn xã hội, bệnh tật,…) 30 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Chương 2. MÔ TẢ TỔNG QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 2.1.1. Điều kiện địa lý-địa chất VKTTĐ Bắc bộ có địa hình khá đa dạng với nhiều kiểu địa hình từ đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi. Nhìn tổng thể thì vùng có địa hình có địa hình káh bằng phẳng ở khu vực trung tâm và hơi chếch xuống phía Nam; còn ở phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc là vùng trung du và núi cao có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh. Toàn vùng được chia ra 4 vùng địa hình chính gồm: - Vùng núi phân bố ở khu vực phía Tây tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc và phía Tây Nam của Hà Tây với các dãy núi có độ cao trung bình từ 300 – 1200 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 21% diện tích tự nhiên của vùng. Đặc điểm địa hình của vùng này rất phức tạp, có độ chia cắt mạnh, núi non hiểm trở, độ dốc lớn xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp. Những đỉnh núi cao tiêu biểu của vùng là: Ba Vì (Hà Tây) cao 1.281 m, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cao trên 1.400 m, Nam Châu Lãnh (Quảng Ninh) cao 1.506 m. Ở Quảng Ninh và Hà Tây còn những kiệt tác về hang động do những dãy núi đá vôi tạo nên. - Vùng trung du là dạng địa hình chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng và địa hình miền núi. Dạng địa hình này rất đặc trưng bởi kiểu đồi bát úp lượn sóng, độ dốc nhỏ xen kẽ với những cánh đồng bằng phẳng có độ cao trung bình từ 40 – 200 m so với mực nước biển, chiếm 27% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là dạng địa hình khá phổ biến ở Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tây và ngoại thành Hà Nội (Sóc Sơn), ngoài ra còn thấy ở Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh. Những đỉnh cao tiêu biểu là : Dây Diều (Hải Dương) cao 618 m, Chân Chim (Hà Nội) cao 462 m, An Sơn (Hải Phòng) cao 200 m, Hàm Long (Bắc Ninh) cao 171 m. Với địa hình lượn sóng và độ dốc nhỏ, vùng trung du rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp, nông-lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả và làm trang trại chăn nuôi gia súc. - Vùng đồng bằng được phân bố ở tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng với độ cao trung bình từ 3 – 10 m so với mực nước biển, chiếm 47% diện tích tự nhiên của vùng. Địa hình của vùng mang những nét tương đồng của địa hình vùng đồng bằng Bắc bộ, 31 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 đó là kiểu đồng bằng chia ô, thửa với nhiều khu vực thấp, trũng ở Hải Dương (chỉ cách 0,5 m so với mực nước biển. - Vùng ven biển là kiểu địa hình đặc trưng của Hải Phòng và Quảng Ninh. Địa hình htường gặp là những dải đồng bằng ven biển, những cồn cát và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ tạo thành quần đảo. Chỉ chiếm 5% diện tích toàn vùng song đây là kiểu địa hình rất đặc biệt của vùng. Những dải đồng bằng ven biển trước đây vốn là những dải đồi thấp, qua thời gian bị phong hoá và xâm thực đã tạo nên những cánh đồng từ chân núi thấp dần xuống triền sông và bờ biển.Vùng biển Quảng Ninh là một vùng độc đáo với trên 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước, đảo chạy dài theo đường bờ biển hơn 250 km và chia thành nhiều lớp. 2.1.2. Điều kiện khí tượng thuỷ văn Đặc điểm khí hậu VKTTĐ Bắc bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm nhiều mưa, mùa đông lạnh và khô. Chế độ khí hậu của VKTTĐ Bắc bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông mà trực tiếp là ảnh hưởng của Vịnh Bắc bộ (với diện tích khoảng 150,000 km2), thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: giảm nóng mùa hè, giảm lạnh mùa đông; tạo ra các dạng thời tiết khí hậu đặc sắc như sương mù và thời tiết ẩm ướt và ấm trong mùa đông lạnh khô; tạo ra một chế độ mưa phong phú quanh năm. Trung bình tháng của các yếu tố nhiệt độ không khí (nhiệt độ trung bình, trung bình thấp nhất, trung bình cao nhất) đạt giá trị cực tiểu vào tháng 1, cực đại vào tháng 7. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.400 – 2.000 mm và phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84,3%, độ ẩm trung bình tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 78%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2: 85%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12: 69%. Vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (mùa đông) và gió mùa Đông Nam trong suốt thời gian còn lại (mùa hạ). 32 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bình quân hàng năm có từ 2 - 3 trận bão hoặc áp thấp nhiệt đới trực tiếp đi qua. Cùng với bão, áp thấp nhiệt đới là mưa to, gió lớn gây thiệt hại hoa màu, tài sản và dẫn tới úng lụt cục bộ. Đặc điểm thuỷ văn VKTTĐ Bắc bộ có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông từ 1 – 1,3 km/km2. Trong vùng có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho toàn vùng. Đặc biệt, hệ thống sông Thái Bình và các phân lưu nằm trọn vẹn trong VKTTĐ Bắc bộ, hàng năm cung cấp cho vùng một lượng nước 35 – 45 tỷ m3, trong đó có 3/4 là lượng nước của sông Hồng chuyển qua sông Đuống và sông Luộc. Riêng khu vực tỉnh Quảng Ninh do đặc điểm cấu tạo địa hình đồi núi cao, sát biển, hầu hết các sông trong tỉnh có lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, tổng lượng nước sông hàng năm không lớn, thường cạn kiệt về mùa khô nên nguồn nước mặt ở Quảng Ninh kém phong phú. Sông Hồng: có chiều dài 1126 km (tính từ thượng nguồn sông Thao), diện tích lưu vực 143.000 km2, khoảng ½ độ dài và trên 1/2 diện tích lưu vực thuộc địa phận nước ta. Sông Hồng là hợp lưu của 3 con sông là sông Đà, sông Lô và sông Thao tại Việt Trì. Lượng dòng chảy năm của sông Hồng vào khoảng 112.109 m3 (gần 2/3 số đó được tập trung từ lưu vực nội địa), ứng với lưu lượng trung bình năm là 3560 m3/s, trong đó phần do sông Đà đóng góp là 53,4.109m3 (chiếm 48%), do sông Lô đóng góp là 32,6.109m3 (chiếm 30%), do sông Thao đóng góp là 24,3.109m3 (chiếm 22%). Đến Hà Nội, sông Hồng phân ly theo sông Đuống, đưa khoảng 28 đến 30% lưu lượng nước sang sông Thái Bình, sau đó sông Hồng tiếp tục phân lưu thành nhiều nhánh ở hạ lưu, đưa nước ra biển Đông qua các cửa Ba Lạt, cửa Trà Lý, cửa Đáy và cửa Lạch Giang. Sông Thái Bình: bao gồm 3 phụ lưu chính là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, diện tích lưu vực sông tính đến Phả Lại là 12.680 km2. Hàng năm sông Thái Bình nhận từ sông Hồng 32,6% tổng lượng nước ở Sơn Tây qua sông Đuống và sông Luộc. Sông Đuống chảy vào sôgn Thái Bình ở gần Phả Lại, cách chỗ hợp lưu của các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam với sông Thái Bình. Chế độ thuỷ văn của vùng bị chi phối bởi 3 yếu tố: - Chế độ thủy triều biển Đông: là chế độ nhật chiều với biên độ triều bình quân từ 0 -4 m. Vào mừa hạ, chế độ mưa nội vùng lớn, nguồn nước từ thượng nguồn 33 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 sông Hồng đổ dồn về hạ lưuu khiến cho mực nước sông Hồng dâng cao, khi đổ ra biển lại gập thuỷ triều dâng, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên chế độ thủy văn khá phức tạp của vùng. - Chế độ thủy văn sông Hồng: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do có lưu vực lớn nên vào những tháng có lượng mưa nhiều, nước sông chảy xiết gây xói lở và lụt lội khu vực ngoài đê. Lũ sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 sông: sông Đà, sông Lô, sông Thao. Khi lũ của 3 sông này gặp nhau thì sông Hồng sẽ có các ngọn lũ lớn đột xuất - Chế độ thuỷ văn sông Thái Bình: chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thuỷ văn sông Hồng nhưng cũng có những nét rất khác biệt với sông Hồng, mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa cạn nước sông Thái Bình xuống rất thấp, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh và hiện tượng dòng nước chảy ngược lại khi triều cường rõ rệt hơn ở sông Hồng. Trên sông Cầu thủy triều ảnh hưởng tới Đáp Cầu, trên sông Thương tới phủ Lạng Thương và trên sông Lục Nam tới Lầm. Mùa lũ sông Thái Bình đóng vai trò tiêu nước rất quan trọng cho sông Hồng. 2.1.3. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Tổng diện tích đất được điều tra của vùng là 1.267.889 ha, trong đó có 11 nhóm đất, bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất cát, nhóm đất lầy, nhóm đất thung lũng dốc tụ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá và nhóm đất nhân tác. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất: 518.240 ha, chiếm 40,87% tổng diện tích điều tra của vùng; nhóm đất nhân tác chiếm diện tích nhỏ nhất: 1.022 ha, chiếm 0,08%. Nhóm đất phù sa: có diện tích 474.489 ha, chiếm 37,42% diệnt ích tự nhiên, phana bố ở tất cả các tỉnh trong vùng. Đất phù sa được hình thành và bồi tụ chủ yếu bởi hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nhóm đất xám: có diện tích 104.288 ha, chiến 8,23% diện tích, phân bố ở tất cả các tỉnh (trừ Hưng Yên và Hải Phòng). Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ đến trung 34 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 bình, phản ứng đất chua, nghèo mùn, thích hợp với cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả. Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 518.240 ha, chiếm 40,87% tổgn diện tích điều tra, phân bố ở hầu hết các tỉnh, nhiều nhất ở Quảng Ninh. Dất có phản ứng chua, khả năng hấp thu dinh dưỡng trung bình, dễ bị xói mòn và rửa trôi do nằm ở địa hình cao và dốc. Cây trồng thích hợp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày có khả năng chịu hạn (như chè), cây lâm nghiệp và một số cây ăn quả. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 17.727 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất điều tra, thường nằm ở vùng núi có độ cao từ 900 m đến trên 1000 m. Đất có hàm lượng mùn tương đối khá (2-3%) nhưng đất chua nhiều do quá trình rửa trôi mạnh mẽ và hàm lượng axit hữu cơ cao. Nhóm đất phèn: có diện tích 44.273 ha, chiếm 3,49% tổng diện tích điều tra của vùng, phân bố ở Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh song tập trung nhiều nhất ở Hải Phòng. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ hữu cơ cao, gley mạnh, thành phần cơ giới nặng và chặt; ở một số nơi có đất phèn mặn thì trong đất còn có muối với tỷ lệ SO42- thường xấp xỉ bằng 0,1 hoặc lớn hơn. Nhóm đất mặn: có diện tích 60.627 ha, chiếm 4,78 % tổgn diện tích, phân bố ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Đặc tính chủ yếu của đatá là lượng muối khá cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng trung tính ít chua đến kiềm nhẹ. Nhóm đất cát: có diện tích 21.928 ha, chiếm 1,73% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh. Đất có đặc tính thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, nghèo dinh dưỡng, mức độ phân giải hữu cơ mạnh, có phản ứng chua nhẹ đến kiềm yếu. Nhóm đất lầy: có diện tích 3.033 ha, chiếm 0,24% tổng diện tích, phân bố ở hầu hết các tỉnh (trừ Hưng Yên và Hà Nội). Đất có đặc điểm gley mạnh, thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ, giàu mùn, phản ứng đất rất chua, các chất dễ chua nghèo, mức độ phân giải chất hữu cơ chậm, khả năng trao đổi cation thấp. Đất thung lũng dốc tụ: có diện tích 16.430 ha, chiếm 1,3% diện tích điều tra toàn vùng, phana bố ở một số huyện thuộc các tỉnh Hải Dương, TP.Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Đất được hình thành do các sản phẩm của đồi núi sau khi bị phong hoá bị nước mưa bào mòn đưa xuống tích đọng lại. Đặc điểm của loại đất này là: tầng đất mặt thường có màu xám đen, các tầng dưới có màu vàng xám, trong các tầng đất có 35 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 lẫn mảnh đá nhỏ hoặc cuội sỏi, thành phần cơ giới là cát pha hoặc thịt nhẹ, phản ứng đất chua, mùn khá, các chất dinh dưỡng khác đều nghèo, dung tích hấp thụ thấp. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5.828 ha, chiếm 0,46% tổng diện tích, phân bố ở các huyện trung du, miền núi của các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đất xói mòn trơ sỏi đá có tầng rất mỏng, sỏi đá nổi lên bề mặt và bị tác động mạnh của xói mòn gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp bên dưới. Nhóm đất nhân tác: có diện tích 1.022 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích, phân bố ở Quảng Ninh (TP.Hạ Long, thị xã Cẩm Phả. Đây là loại đất bị biến đổi mạnh mẽ do tác động của con người, thường có hình thái phẫu diện không đồng nhất, phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác, kỹ thuật thâm canh. Nhóm đất này có sự thay đổi về chế độ nhiệt, không khí, chế độ nước, dinh dưỡng và hàng loạt các đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên. Tài nguyên nước Lượng nước mặt cung cấp cho VKTTĐ Bắc bộ được tạo bởi nguồn nước từ 2 hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, các sông suối nhỏ, hồ ao trong vùng và lượng mưa hàng năm. Nhìn chung nguồn nước ngọt khá dồi dào về số lượng, tốt về chất lượng. Khu vực trung tâm và khu vực phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc của vùng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng) có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt. Hiện tại nguồn nước ngầm đã được khai thác phục vụ cho đời sống con người và nhu cầu sản xuất công nghiệp. Tài nguyên rừng Năm 2005, toàn vùng có 373.897 ha đất rừng, chiếm 39,3% diện tích đất nông nghiệp và 24,14% diện tích đất tự nhiên của vùng. Rừng được phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng nhưng phần lớn đều là rừng trồng có độ che phủ không lớn. So với các vùng khác trong cả nước thì VKTTĐ Bắc bộ có diện tích rừng nhỏ nhất. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Vì, Hương Sơn (Hà Tây), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cát Bà (Hải Phòng), Yên Tử, Đông Triều, Bái Tử Long (Quảng Ninh). Tài nguyên khoáng sản 36 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Nguồn tài nguyên khoáng sản của VKTTĐ Bắc bộ tương đối đa dạng và phong phú, với nhiều chủng loại và trữ lượng lớn, bao gồm các loại khoáng vật dùng trong sản xuất năng lượng, kim loại, khoáng vật phi kim loại và các nguyên vật liệu xây dựng. Tài nguyên biển VKTTĐ Bắc bộ có 2 tỉnh giáp biển là Quảng Ninh và Hải Phòng. Đó không chỉ là ưu thế của 2 tỉnh mà còn là thế mạnh của cả vùng. Với đường bờ biển dài trên 375 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi tạo cho Hải Phòng và Quảng Ninh khả năng khai thác một khối lượng lớn hải sản, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối phục vụ công nghiệp hóa chất, đồng thời đem lại tiềm năng du lịch to lớn cho vùng. Tài nguyên văn hoá VKTTĐ Bắc bộ có nền văn hoá dân tộc phát triển lâu đời và phong phú, điển hình là hệ thống đình, chùa, nhà thờ, miếu mạo đã có từ rất lâu và các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó còn có tiềm năng con người to lớn từ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao và tầng lớp trí thức có trình độ khoa học kỹ thuật. 2.1.4. Hiện trạng môi trường Chất lượng nước mặt Chất lượng nước sông, hồ trong VKTTĐ Bắc bộ hiện nay đã bị suy giảm do ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và đời sống. Nguồn nước thải sinh hoạt, công nông nghiệpvới các chất cặn lơ lửng hữu cơ , vô cơ và các thành phần khác từ các hoạt động trên hàng ngày đổ vào nguồn nước và tích tụ từ nhiều năm làm cho một số thuỷ vực nước bị ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của các Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày toàn vùng thải khoảng gần 700.000 m3 nước thải (không kể lượng nước thải làm mát từ các nhà máy nhiệt điện), trong đó lượng nước thải sinh hoạt là hơn 500.000 m3, còn lại là lại nước công nghiệp và bệnh viện. Kết quả quan trắc 36 điểm quan trắc môi trường nước cho thấy, chất lượng nước của tất cả các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Cà Lồ, sông đào Bắc Hưng Hải, đều không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A (nguồn cấp nước sinh hoạt), mà chỉ đạt tiêu chuẩn loại B đủ phục vụ các mục đích tưới tiêu, vận tải... Sông Thái Bình được coi là sạch hơn cả , sông Hồng đứng thứ 3. Sông suối thuộc loại bẩn 37 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 là Tam Bạc (Hải Phòng), suối Hợp Phong (Hạ Long), sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh). Riêng sông Nhuệ và sông Đáy tại Hà Đông còn không đạt tiêu chuẩn cho phép loại B vì các thông số chất hữu cơ và phú dưỡng quá lớn. Về chất lượng nước hồ, nước giữa hồ Tây (Hà Nội) và hồ Tam Bạc (Hải Phòng) được coi là sạch hơn cả, đạt chuẩn B, còn các hồ Bảy Mẫu (Hà Nội), An Biên (Hải Phòng), Đồng Mô và Suối Hai (Hà Tây), Đại Lải và Đầm Vạc (Vĩnh Phúc) đều có hàm lượng hữu cơ và phú dưỡng cao hơn tiêu chuẩn cho phép loại B. Bẩn nhất là hồ Thành (Bắc Ninh) và hồ Bạch Đằng (Hải Dương). Nước thải tại các mương bị ô nhiễm nặng và đều không đạt tiêu chuẩn loại B, vì đều phải nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại các địa phương không qua xử lý. Các sông mương thoát nước thải như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu (Hà Nội), mương thoát nước ở Hải Phòng là nguồn gây ô nhiễm nặng cho nước mặt và đất, trong đó bẩn nhất là sông Kim Ngưu. Tuy nhiên, rất may là nước biển ven bờ khu vực Hạ Long có hàm lượng ôxy hòa tan, chất hữu cơ, NH4+ nằm ở mức cho phép phục vụ du lịch theo tiêu chuẩn VN 5944-1995, song hàm lượng Pb và Cd cao hơn tiêu chuẩn cho phép tại khu vực Bến Phà và gần Công ty tuyển than Hòn Gai. Dưới đây là số liệu về chất lượng nước mặt của một số sông, hồ điển hình tại VKTTĐ Bắc bộ. Hình 2.1. Diễn biến BOD và COD của sông Hồng năm 1997 -2002 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp,2003 38 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Hình 2.2. Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu Hình 2.3. Diễn biến COD tại sông Ngũ qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Huyện Khê năm 2004, 2005 Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005 Hình 2.4. Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù (hợp lưu sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang) Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005 39 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Hình 2.5. Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành Hà Nội Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005 Chất lượng nước ngầm Tại Hà Nội, trữ lượng nước ngầm liên tục giảm, đồng thời chất lượng cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu /Nguyễn Văn Đản, 2004/ cho thấy hàm lượng NH4+ trong nước ngầm có xu hướng tăng theo thời gian. Tại Hải Phòng, mực nước ngầm giảm kéo theo tăng nguy cơ nhiễm mặn và tổng độ khoáng theo thời gian. Chất lượng nước ngầm ở Quảng Ninh đối mặt với nguy cơ bị axit hoá, nhất là tại các vùng đã và đang khai thác than. Chất lượng nước biển ven bờ Kết quả phân tích chất lượng nước biển của các trạm quan trắc môi trường quốc gia /Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, 2004/ cho thấy vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng đã bị ô nhiễm hoặc chớm ô nhiễm bởi các yếu tố: 40 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Kim loại: đã quan trắc được hàm lượng Cu và Zn vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt ở khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng) hàm lượng còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với bãi tắm; - Tổng Nitơ: ở khu vực Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), có thời điểm quan trắc thấy hàm lượng CN-, NO2-, NH4+ vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho bãi tắm; và - Dầu mỡ: khu vực ven biển Hải Phòng-Quảng Ninh đã bị ô nhiễm dầu với mức độ từ nhẹ đến nặng. Chất lượng không khí Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường, sau khi quan trắc chất lượng không khí xung quanh tại 35 điểm, lấy hai thông số ô nhiễm là nồng độ khí SO2 và nồng độ bụi để nhận xét, thì thấy đa số các điểm quan trắc tại 8 địa phương đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở các điểm quan trắc như khu công nghiệp Như Quỳnh (Hà Nội), đường Phùng Hưng (Hà Đông), đường Điện Biên Phủ (Hải Dương), khu dân cư phố Lý Quốc Sư (Hà Nội), nồng độ SO2 lại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Khu vực gần Nhà máy Bia Hà Đông, bến xe thị xã Hà Đông, phố Ngô Gia Tự (Bắc Ninh) có giá trị NO2 lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng tiêu chuẩn. Tất cả các điểm quan trắc ở 8 thành phố đều bị ô nhiễm bụi nhất là ở dọc các đường giao thông, xung quanh khu công nghiệp, các điểm dân cư. Về độ ồn, phần lớn các điểm quan trắc trên trục QL 1A, QL 5 đi qua các địa phương vùng kinh tế trọng điểm đều có mức độ ồn vượt quá tiêu chuẩn. Cần lưu ý rằng, tại những khu vực tập trung các cơ sở công nghiệp như khu công nghiệp cũ (Thượng Đình, Việt Trì) hoặc các làng nghề, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí (CO, SO2) thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên sự ô nhiễm này chỉ có tính cục bộ. Đa dạng sinh học Hệ sinh thái vùng đất liền: các thảm thực vật và hệ động vật tồn tại khá phong phú trong các khu rừng tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên) như Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây), Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), vùng núi Chí Linh (Hải Dương), Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử (Quảng Ninh). 41 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Hệ sinh thái ven biển và hải đảo: vùng biển ven bờ của VKTTĐ Bắc bộ nằm trong vùng từ Móng Cái đến Đồ Sơn, có thể kéo dài xuống tới các vùng cửa sông Hồng, bao gồm các hệ sinh thái sau đây: Bảng 2.1. Các hệ sinh thái biển ven bờ điển hình trong VKTTĐ Bắc bộ Hệ sinh thái Địa điểm Điều kiện môi trường tự nhiên Đất ướt ven Quảng Nước lợ, mặn, chịu ảnh biển Ninh, Hải hưởng của nước ngọt và Phòng nước biển. Chế độ bán nhật triều. Đất mặn sú vẹt Rừng mặn ngập Cấu trúc quần xã sinh vật sản xuất (tự dưỡng) Cấu trúc quần xã sinh vật tiêu thụ (dị dưỡng) Thực vật, thuỷ sinh vật nước lợ, mặn (thực vật nổi, thực vật bậc cao) Sinh vật đáy, cá, lưỡng cư, bò sát, chim nước. Khu hệ thủy sinh vật đặc trưng nhiệt đới, mang sắc thái Trung Hoa, Nhật Bản - Nước lợ, cửa sông, bãi Thực triều lầy. mặn vật ngập Động vật đáy (thân mềm, giáp xác) vật ngập Các nhóm động vật thân mềm phát triển - Đất mặn Vùng triều - Bãi lầy có thực vật ngập Thực mặn mặn - Bãi triều thấp không có thực vật ngập mặn - Cảnh quan cồn cát trên vùng triều cửa sông (cửa sông Hồng) - Cảnh quan hệ lạch triều Đầm nuôi ven - Vùng cao triều, thậm chí Đối tượng nuôi cụ vùng bãi cát ven biển và 42 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Hệ sinh thái Địa điểm biển Điều kiện môi trường tự nhiên Cấu trúc quần xã sinh vật sản xuất (tự dưỡng) trung triều Cấu trúc quần xã sinh vật tiêu thụ (dị dưỡng) thể - Nước lợ, mặn được điều tiết chủ động San hô, biển cò Nước mặn (độ muối cao Thực vật nổi, Quần xã san hô, trên 30‰, ổn định); độ rong, cỏ biển động vật đáy (thân trong lớn, ổn định mềm, giáp xác), cá rạn Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai VKTTĐ phía Bắc và phía Nam, 2004 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, nền kinh tế của VKTTĐ Bắc bộ đã phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng trưởng kinh tế bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ Ngành Năm 2000 GDP (tỷ đồng) Năm 2005 Cơ cấu (%) GDP (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nông – Lâm - Thuỷ sản 9.749 19,42 18.369 11,7 Công nghiệp– Xây dựng 18.954,6 37,76 67.667 43,1 Dịch vụ 21.493,8 42,82 70.964 45,2 43 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020 Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch khá nhanh theo hướng phi nông nghiệp và sản xuất hàng hoá, tạo ra sự thay đổi đáng kể, bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế. Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc bộ Đơn vị tính: % Ngành Năm 2000 Năm 2005 Nông – Lâm - Thuỷ sản 19,42 11,7 Công nghiệp– Xây dựng 37,76 43,1 Dịch vụ 42,82 45,2 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020 2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế Phát triển các khu, cụm công nghiệp VKTTĐ Bắc bộ là một trong những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp (KCN) giữ vị trí quan trọng của đất nước, trong đó có một số lĩnh vực đã đạt trình độ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đến năm 2005, toàn vùng có 22 KCN, bao gồm 10 KCN đã hoàn thành xây dựng cơ bản và 12 KCN đang trong thời kỳ vừa hoàn thành xây dựng cơ bản vừa hoạt động từng phần, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 40%. Số lượng dự án đã thu hút được vào các KCN là 483, trong đó 277 dự án đầu tư nước ngoài và 256 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.023 triệu USD và 14.971 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân khoảng 16,93%. 44 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng VKTTĐ Bắc bộ Năm Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 1995 17.823,80 2000 39.655,70 2005 91.890,60 Nguồn: Niên giám thống kế năm 2005 Cần lưu ý rằng cho đến nay công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp tại đa số các KCN trên phạm vi cả nước nói chung và VKTTĐ Bắc bộ nói riêng còn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra môi trường các loại chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại (gọi chung là chất thải), tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Phát triển nông nghiệp – lâm nghiệp - thủy sản Nông nghiệp tiếp tục phát triển vững chắc theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh ngày càng cao. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi đang chuyển dịch dần theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị hàng hoá cao như sản xuất rau quả vụ đông, hoa cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản. Ngành trồng trọt chiếm một vị trí khá quan trọng, là nguồn cung cấp lương thực lớn nhất cho vùng. Lúa vẫn chiếm vai trò chủ đạo với tổng diện tích gieo trồng năm 2005 đạt 708.000 ha; ngô với tổng diện tích 61.500 ha, ngoài ra còn đậu đỗ, khoai, sắn. Về cây thực phẩm, điều kiện khí hậu của vùng thuận lợi cho việc gieo trồng các loại rau quả ôn đới. Ngoài ra còn có cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc. Ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh, vượt qua cả ngành trồng trọt. Nhiều nơi đã hình thành những trang trại chăn nuôi tập trung như ở Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương. Từ khi có chương trình 327, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, nhiều địa phương đã tích cực triển khai công tác trồng rừng. Hiện nay tổng diện tích rừng đạt 373,897 ha, 45 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 bằng 24,14% diện tích tự nhiên của vùng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 ước đạt 239,7 tỷ đồng, giảm 15,9 tỷ đồng so với năm 2000 và giảm 95,4 tỷ đồng so với năm 1995. Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 13,5% (2001 – 2005), năm 2005 đạt 1.753 tỷ đồng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng; nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, phát triển trang trại chăn nuôi tập trung cũng như việc khai hoang lấn biển nuôi trồng thuỷ sản đã và đang gây các hậu quả nghiêm trọng lên môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất, phá huỷ cân bằng sinh thái. Phát triển làng nghề Các làng nghề là một yếu tố đặc trưng của nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là các làng ở vùng nông thôn với nguồn thu nhập chủ yếu từ các hoạt động nghề, đặc biệt là các nghề thủ công. Trong những năm qua cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, các làng nghề ở khu vực nông thôn trong vùng đã được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Theo các tiêu chí để công nhận một làng nông thôn là làng nghề, thì VKTTĐ Bắc bộ có khoảng gần 500 làng nghề chiếm gần 1/3 số lượng làng nghề của cả nước (1.450 làng nghề) /Đề tài cấp Nhà nước KC-08.09 "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam"/, trong đó đa số là các làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu vào các loại hình sản xuất sau: chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, giày da, tái chế chất thải, sản xuất hàng mây tre đan, sơn mài, đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ kim khí, gốm sứ... Trong thời gian qua, các làng nghề đã tạo ra một lượng lớn hàng hóa, tạo nên tính đa dạng của thị trường, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện thu nhập của nông dân, góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Hầu hết các làng nghề trong vùng được hình thành và phát triển từ lâu đời, có tính kế thừa qua các thế hệ, trước kia chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và một phần cho các vùng khác. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện thương mại phát triển, nhu cầu ngày càng gia tăng thì quy mô sản xuất của các làng nghề ngày càng phát triển và được mở rộng; nhưng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có quy 46 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 hoạch, mang tính sản xuất nhỏ là chủ yếu (ở quy mô hộ gia đình là chính, có một số hộ gia đình đã phát triển quy mô dưới dạng công ty TNHH, công ty cổ phần, tổ hợp tác,...), hầu hết các cơ sở sản xuất nằm phân tán xen kẽ trong dân; trình độ công nghệ còn thấp, lao động giản đơn không được đào tạo đầy đủ cơ bản và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Điều đó đã tác động không chỉ tới sự phát triển kinh tế của làng nghề mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường. Phát triển dịch vụ Khu vực dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động, các dịch vụ như vận tải, viễn thông, tài chính-ngân hàng, thương mại, du lịch đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế chung. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giai đoạn 2001-2005 đạt 7,7% với tổng mức doanh thu tăng bình quân 17,9%. 2.2.3. Hiện trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá nước ta nói chung và VKTTĐ Bắc bộ nói riêng phát triển tương đối nhanh. Toàn vùng đã có 50 đô thị các loại, trong đó có 2 thành phố trực thuộc Trung ương, 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 9 thị xã và 78 thị trấn. Dân số đô thị là 4.325 nghìn người, diện tích 147.702 ha, mật độ bình quân 341m2/người. Hệ thống đô thị của vùng được hình thành trên cơ sở kết hợp bố trí theo cụm và theo tuyến dọc các trục giao thông. Ngoài các thành phố lớn tạo nên các trung tâm sẽ quy tụ các đô thị vệ tinh tạo thành các cụm, hệ thống đô thị được toả ra qua các đô thị loại 2,3 đến các thị trấn, thị tứ ở trung tâm huyện và xã, các thị trấn, thị tứ huyện cách nhau bình quân khoảng 10 km. Các đô thị của vùng, đặc biệt là hệ thống đô thị vệ tinh, đô thị trung tâm huyện lỵ còn mang nặng sắc thái khu dân cư nông thôn, tỷ lệ xây dựng thấp. Công nghiệp kém phát triển và chưa hình thành được cụm công nghiệp đặc thù, chủ yếu là công nghiệp nhỏ chế biến nông – lâm - thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp phục vụ dân sinh. Thương mại dịch vụ vẫn còn mang tính phục vụ tại chỗ, chưa có những trung tâm giao dịch thương mại lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, cấp nước, thoát nước, giao thông và các công trình công cộng khác còn thiếu, nhiều nơi còn mang tính tạm bợ. Tại các khu vực nông thôn, dân cư sống quần tụ theo làng xã lâu đời. Dân số nông thôn năm 2005 là 9.230,1 nghìn người, phân bố trong 1.299 xã. Thời gian gần đây quá trình đô thị hoá một số vùng nông thôn ven các thành phố, thị xã, thị trấn diễn ra khá 47 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 nhanh, kinh tế dịch vụ phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các khu dân cư ngày càng cải thiện. 2.2.4. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Giao thông Do lợi thế về địa lý, địa hình nên hệ thống giao thông vận tải của vùng thuận lợi hơn so với các vùng khác trogn cả nước. Trên địa bàn vùng có đủ các loại hình giao thông như đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Toàn vùng có 21 tuyến quốc lộ (1A, 2, 2B, 2C, 3, 4B, 5, 6, 10, 18, 18B, 18C, 21, 21B, 23, 32A, 37, 38, 39, 183, 279) với tổng chiều dài khoảng trên 1.500 km. Hệ thống tỉnh lộ có chiều dài khoảng 1.488 km. Vùng có mật độ đường bộ cao nhất nước, năm 2005 là 1,26 km/km2 (mật độ trung bình cả nước là 0,32 km/km2), bình quân 1km/1.000 người. Trong thời gian gần đây, các tuyến đường bộ lần lượt được nâng cấp, mở rộng trên toàn tuyến hoặc từng đoạn, từng bước đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao giữa các địa phương trong và ngoài vùng. Ngoài đường bộ, VKTTĐ Bắc bộ hiện có 6 tuyến đường sắt tổng chiều dài trên 300 km với khoảng 85 ga trên các tuyến; các tuyến đường thuỷ nội địa tổng chiều dài trên 1.600 km với khoảng 20 cảng lớn cùng các điểm xếp dỡ hàng hoá ven theo các triền sông, trong đó có cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân là một trong những cụm cảng nước sâu hàng đầu cả nước; tuyến đường biển với hệ thống các cảng lớn tập trung trên 40% công suất cảng biển của cả nước. Đồng thời VKTTĐ Bắc bộ còn có đường hàng không với 4 sân bay chính là: Nội Bài, Gia Lâm, Cát Bi, Kiến An. Thuỷ lợi VKTTĐ Bắc bộ là một trong những vùng được đầu tư sớm nhất và nhiều nhất về thuỷ lợi. Cho đến nay phần lớn hoạt động thuỷ lợi trong vùng được chi phối bởi nhuũng hệ thống thuỷ nông có tính chất và quy mô liên vùng, có công suất hoạt động lớn có thể đảm bảo điều tiết nước cho nhiều tỉnh như hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải, hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống và Nam Đuống. Toàn vùng có gần 600 hồ, đập và nhiều ao chứa nước tự nhiên và nhân tạo có thể phục vụ cấp nước cho phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong vùng cũng như kết hợp cấp nước sinh hoạt cho người dân. Ngôài ra còn có khoảng 17.000 km kênh 48 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 mương các loại, phục vụ đắc lực cho việc chuyển nước tưới tiêu từ các sông, hồ đến đồng ruộng. Trong vùng còn một hệ thống đê điều dược đầu tư kiên cố và hoàn chỉnh nhất cả nước, với gần 1.000 km đê các loại gồm cả đê sông và đê biển từ đê cấp I đến đê cấp IV. Đê sông chủ yếu thuộc 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn đê biển thuộc Hải Phòng và Quảng Ninh. Đê vừa là công trình bảo vệ dân sinh, vừa là công trình thuỷ lợi bao chứa nước mưa lũ, phục vụ dẫn thuỷ nhập điền, vừa là tuyến giao thông, du lịch. Tuy nhiên do được xây dựng từ lâu đời trên nền đất yếu, đất đắp không đồng nhất, nhiều đoạn bị hư hại, kè cống bị hỏng, chưa đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế. Cấp thoát nước Hầu hết các đô thị trong vùng có các công trình khai thác nước ngầm và nước mặt phục vụ cấp nước cho dân sinh đô thị, nông thôn, công nghiệp và các ngành dùngnước khác. Các nhà máy nước phần lớn có quy mô nhỏ, phục vụ địa phương là chính. Mạng lưới cấp nước chưa được phủ kín đến các địa bàn dân cư, chất lượng nước nhiều đô thị chưa đảm bảo, tỷ lệ dân đô thị được cấp nước còn thấp. Trong vùng chưa có sự liên kết hỗ trợ về cấp nước. Hiện nay Tổng Công ty VINACONEX đang xây dựng nhà máy nước và mạng truyền tải cấp vùng lấy nước từ sông Đà cung cấp nước cho Hà Nội, Hà Đông, chuỗi đô thị Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn... Hầu hết các đô thị trong vùng có hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải. Mạng lưới thoát nước có cả 3 loại: cống ngầm, mương nắp đan hoặc mương hở. Do ít được đầu tư nâng cấp cải tạo, hoặc có được nhưng không đồng bộ nên chất lượng, mật độ, sự phân bố của mạng thoát chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng ngập úng đô thị vẫn xảy ra. Hầu hết nước thải không qua xử lý, trực tiếp đổ vào các nguồn tiếp nhận là các con sông Hồng, Đáy, Nhuệ, Tô Lịch... làm cho chúng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn Tỷ lệ thu gom thấp tại các đô thị chỉ đạt 60-70%. Việc xử lý chất thải phần lớn là dùng biện pháp chôn lấp với quy mô các bãi chôn lấp nhỏ, tạm thời, không có sự kiểm soát. Vị trí các bãi chôn lấp bị ràng buộc bởi ranh giới quản lý hành chính và thường gần các khu dân cư không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh. Trừ một vài bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới được xây dựng, hầu hết các bãi chôn lấp đều chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. 49 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Hệ thống cấp điện Nguồn cấp điện chủ yếu cho vùng từ 2 nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhiệt điện Phả Lại. Mạng lưới 220, 110KV phát triển mạnh trong thời gian qua và từ năm 2005 bổ sung thêm lưới điện 500KV vào hoạt động. Mạng lưới này không chỉ cung cấp điện cho các tỉnh trong vùng mà còn cho cả các tỉnh lân cận. Hiện nay một số tuyến 220KV đang vận hành ở tình trạng đầy tải, nhiều tuyến 110KV xây dựng đã lâu, hầu hết chỉ có tiết diện AC-185 cũng đang vận hành đầy và quá tải. Hệ thống bưu chính viễn thông Mạng lưới bưu chính viễn thông của VKTTĐ Bắc bộ được chú trọng đầu tư, phát triển nhanh, rộng khắp đến hầu hết các xã với công nghệ, kỹ thuật số hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ các ngành kinh tế-xã hội phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo quốc phòng an ninh. Năm 2005, mật độ điện thoại bình quân của vùng đạt gần 19 máy/100 dân (tương đương với bình quaâ cả nước), chiếm 15,89% tổng số máy điện thoại cả nước 2.2.5. Hiện trạng phát triển xã hội Giáo dục đào tạo Theo thống kê năm 2006, toàn vùng có 36 trường đại học (công lập), 34 trường cao đẳng (công lập), 11 học viện và 3.892 trường phổ thông. Tỷ lệ các xã có trường tiểu học, trung học cơ sở là 100%, các huyện có trường trung học phổ thông là 100%. Y tế Trong những năm gần đây sự nghiệp y tế trong vùng luôn được đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. Năm 2005, tổng số các cơ sở y tế do Sở Y tế quản lý là 1.902 cơ sở, gồm 124 bệnh viện, 103 phòng khám khu vực, 6 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 1.660 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp; bình quân số cán bộ y tế trên 1 vạn dân là 18,6 người, trong đó có 4,94 là bác sĩ. (Lưu ý các con số thống kê chưa tính cơ sở y tế tư nhân). Về hiện trạng sức khoẻ môi trường cộng đồng, theo /Đề tài độc lập cấp nhà nước KHCN-11-02, 2001/ các nệnh nhiễm trùng hô hấp có chiều hướng gia tăng tại các khu vực đô thị, KCN và làng nghề, liên quan nhiều tới tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. Trong khi đó các bệnh truyền nhiễm có khuynh hướng giảm dần nhờ thành công của một loạt chương trình y tế và cải thiện trong cung cấp nước sạch. 50 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Văn hoá thông tin Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa và các thiết chế văn hóa cơ sở đang được nhân dân hưởng ứng. Công tác quản lý, bảo tồn di tích danh thắng, cổ vật, tổ chức sinh hoạt truyền thống, triển lãm,… được chú trọng. Hoạt động xuất bản, phát hành sách báo, tạp chí văn hoá phẩm ngày càng mạnh. Hệ thống thư viện được củng cố và duy trì thường xuyên. Các nhà văn hoá, trung tâm văn hoá hoạt động có hiệu quả. Công tác phát thanh, truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể… Di tích văn hoá lịch sử và di sản thiên nhiên Vùng VKTTĐ Bắc bộ có tiềm năng lớn về du lịch, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, tổng chiều dài bờ biển 375 km, có tài nguyên du lịch biển đặc sắc: nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng các hải đảo đã được UNESCO công nhận là “di sản tự nhiên của thế giới”. Trong nội địa có các danh thắng chùa Hương, Ao Vua, Suối Hai, Yên Tử...; với trên 1.700 di tích lịch sử- văn hoá (chiếm 70% di tích của cả nước) được xếp hạng, tạo khả năng phát triển du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn. Ngoài ra còn rất nhiều làng cổ (như làng Đường Lâm, Hà Tây) và các làng nghề truyền thống (ở Hà Tây, Bắc Ninh)... hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. 2.3. Nhận xét chung VKTTĐ Bắc bộ có vị trí địa lý thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động dồi dào, vì vậy có rất nhiều thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, đây là vùng có quỹ đất theo đầu người thấp nhất cả nước, khí hậu tương đối khắc nghiệt, hàng năm thường có bão, lụt gây khó khăn cho sản xuất; đồng thời ô nhiễm môi trường và nguy cơ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên do phát triển “nóng” đang là những khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển của vùng. VKTTĐ Bắc bộ là một trong ba VKTTĐ quan trọng của cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước. Các đô thị trong vùng phát triển nhanh, là địa bàn thu hút nhiều KCN, tạo ra cục diện mới cho tăng trưởng và giao thương quốc tế. Cơ cấu kinh tế trong vùng đã có bước chuyển dịch quan trọng, nhất là khu vực công nghiệp và dịch vụ.Tuy nhiên, việc thiếu phối hợp, gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương cũng như việc không gắn kết phát triển 51 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 kinh tế với bảo vệ môi trường đã bộc lộ những bất cập ngày càng rõ trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Những vấn đề môi trường bức bách trong VKTTĐ Bắc bộ liên quan đến hiện trạng bất cập của các hoạt động sử dụng đất là: - Diện tích đô thị tăng nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông, năng lượng, thông tin…) đều lạc hậu, chấp vá, không chú ý dành đủ quỹ đất để phát triển, không đáp ứng yêu cầu dịch vụ môi trường, dẫn đến làm suy giảm chất lượng môi trường nước, không khí và đất; - Khi quyết định đô thị hoá từ làng xã thành phường, thường chưa xem xét đầy đủ các tác động môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian đô thị và thiết kế - xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị đang là nguyên nhân sâu xa của suy thoái môi trường đô thị trong vùng và gây ra các rào cản đối với việc cải thiện môi trường lâu dài đối với cả các khu đô thị mới xây dựng; - Đô thị hoá và mở rộng đô thị đã làm cho nhiều nhà máy và các KCN trước đây nằm ở ngoại ô thành phố, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc, dân cư bám sát hàng rào nhà máy và KCN, các nguồn thải ô nhiễm đã tác động trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng; - Phát triển làng nghề trong khu dân cư nông thôn làm cho ô nhiễm khu vực nông thôn làng nghề đang ở mức báo động; và - Các khu rừng ngập mặn ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng đã bị suy giảm nghiêm trọng, hàng nghìn ha rừng ngập mặn đã bị tàn phá do lấp biển để phát triển khu đô thị - du lịch, xây dựng các cảng biển mới và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hậu quả là môi trường biển ven bờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: mất nơi cư trú của các hệ sinh thái, mất vai trò hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước và đất. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cần rút được những bài học kinh nghiệm từ các tác động của sử dụng đất đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội trong thời gian qua, cụ thể là: Tác động tiêu cực: 52 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Việc phát triển nông nghiệp có khả năng dẫn tới tăng cường sử dụng hoá chất, phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng. Hậu quả làm suy thoái chất lượng đất, giảm số lượng nhiều loài sinh vật có ích (giảm đa dạng sinh học), ô nhiễm môi trường nước; - Việc phát triển các khu đô thị và khu công nghiệp kéo theo phát sinh các nguồn thải nước thải, khí thải và chất thải rắn với tải lượng lớn, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và các hệ sinh thái; - Việc khai thác các loại tài nguyên có thể dẫn đến ô nhiếm không khí, nguồn nước, phá huỷ rừng, xói mòn và suy thoái đất; - Các hoạt động nêu trên sẽ gây tác động môi trường tích luỹ, đe doạ thay đổi khí hậu, làm nóng tầng khí quyển trên quy mô rộng; - Việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, công việc sản xuất kinh doanh và các vấn đề tâm linh đối với một số hộ gia đình; và - Việc thi công các công trình xây dựng có ảnh hưởng đến các di tích lịch sử khảo cổ. Tác động tích cực: - Sử dụng đất hợp lý sẽ hạn chế việc phá huỷ các hệ sinh thái đặc thù, gìn giữ và phát triển đa dạng sinh học của vùng; - Khai hoang, phục hoá đất trống kết hợp với áp dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai sẽ hạn chế việc thoái hoá, xói mòn và sạt lở đất; và - Phân bố sử dụng đất hợp lý, dành quỹ đất cho phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật như khu vực cây xanh, hệ thống thoát nước, khu xử lý tập trung nước thải và rác thải… sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp và cải thiện môi trường khu đô thị. 53 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Chương 3. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ Như trên đã nêu, mục đích của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ là thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy, về tổng thể, các tác động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất là các tác động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong mối liên quan tới việc phân bổ diện tích đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 3.1. Xác định nguồn gây tác động Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài nguyên nhân từ hoạt động của các KCN hiện hữu (KCN Nội Bài-Hà Nội, Tiên Sơn-Bắc Ninh, Đình Vũ-Hải Phòng, Phố Nối B-Hưng Yên,…), các khu đô thị hiện nay (Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Đông, Vĩnh Yên,…) và các hoạt động nông nghiệp, thuỷ sản…, môi trường của vùng có thể bị tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới, bao gồm: - Xây dựng các KCN mới như KCN Sóc Sơn (Hà Nội), khu dịch vụ hậu cần cảng-khu công nghiệp Đò Nỗng - Chợ Hỗ (Hải Phòng), KCN tàu thuỷ Cái Lân (Quảng Ninh, KCN Khai Quang (Vĩnh Phúc), khu cộng nghệ cao Hoà Lạc (Hà Tây), KCN Yên Phong II (Bắc Ninh), KCN thị xã Hưng Yên (Hưng Yên); - Xây dựng các thành phố như: thành phố Hà Đông, thành phố Bắc Ninh, thành phố Hải Dương, thành phố Vĩnh Yên, thành phố Hưng Yên…; - Phát triển các khu du lịch, các khu dân cư nông thôn; xây dựng các bệnh viện, trạm y tế; khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên (than đá ở Quảng Ninh, đá vôi ở Hải Phòng, xi măng ở Hải Phòng và Quảng Ninh, sét ở Bắc Ninh và Hà Tây, tài nguyên biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh, tài nguyên rừng ở phía Tây của vùng); - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: chuyển đất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thuỷ sản; phát triển nuôi tôm trên cát, chuyển đất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp…; và - Các tác động môi trường tích luỹ từ các vấn đề môi trường riêng biệt nêu trên và các vấn đề môi trường hiện có. 54 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Nguồn và yếu tố tác động dự báo phát sinh từ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được tóm tắt trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Tóm tắt các nguồn gây tác động TT 1 Nguồn gây tác động Yếu tố tác động Các nguồn đang hoạt động: KCN, đô - Khí thải công nghiệp, giao thông thị, làng nghề, hoạt động nông nghiệp, - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp lâm nghiệp, thủy sản (tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản) - Chất thải rắn công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt, chất thải nông nghiệp (bao bì phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng,…) - Bệnh tật 2 Phát triển công nghiệp, kể cả phát triển - Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng các làng nghề - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt - Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi cảnh quan - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương - Bệnh tật 3 Phát triển đô thị, bao gồm phát triển hạ - Khí thải giao thông, bụi xây dựng tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, - Nước thải sinh hoạt, dịch vụ bưu chính viễn thông, xử lý chất thải) - Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi cảnh quan - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, 55 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động giáo dục ở địa phương - Bệnh tật 4 Phát triển du lịch - Khí thải giao thông - Nước thải sinh hoạt, dịch vụ - Chất thải rắn sinh hoạt - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi cảnh quan - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục ở địa phương 5 Phát triển nông thôn, bao gồm phát - Khí thải đun nấu triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản - Nước thải sinh hoạt, bệnh viện và khu dân cư - Chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt - Phát triển hạ tầng kỹ thuật 6 Khai thác tài nguyên, bao gồm tài - Phá vỡ cảnh quan nguyên nước, khoáng sản, biển - Phá huỷ hệ sinh thái - Khí thải, nước thải và chất thải từ các hoạt động khai thác - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương - Bệnh tật 7 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất - Phá vỡ cảnh quan - Phá huỷ hệ sinh thái - Thay đổi các yếu tố vi khí hậu - Phá huỷ kết cấu đất - Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống 56 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 TT 8 Nguồn gây tác động Yếu tố tác động Tác động tích luỹ - Khí thải - Nước thải - Chất thải rắn - Thay đổi các yếu tố vi khí hậu - Phá huỷ hệ sinh thái - Phá huỷ kết cấu đất - Thay đổi cơ cấu việc làm - Thay đổi nền tảng văn hoá, giáo dục, nếp sống - Thay đổi cơ cấu bệnh tật 3.2. Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được thực hiện trong một không gian rộng lớn và trong một khoảng thời gian dài, vì vậy có tác động đến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Bảng 3.2 chỉ ra đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ. Bảng 3.2. Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ TT Đối tượng chịu tác động Quy mô tác động Giai đoạn xây dựng Giai đoạn hoạt động Mức độ Phạm vi Thời gian Mức độ Phạm vi Thời gian 1 Các yếu tố vi khí hậu - cục bộ ngắn -- cục bộ ngắn 2 Chế độ thuỷ văn -- cục bộ -- rộng Dài 3 Môi trường không khí -- cục bộ ngắn --- rộng ngắn 57 ngắn Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 TT Đối tượng chịu tác động Quy mô tác động Giai đoạn xây dựng Giai đoạn hoạt động Mức độ Phạm vi Thời gian Mức độ Phạm vi Thời gian 4 Môi trường nước mặt - 5 Môi trường biển 6 Nước ngầm - 7 Môi trường đất 8 9 cục bộ ngắn --- rộng ngắn --- rộng ngắn cục bộ ngắn --- cục bộ dài --- cục bộ ngắn -- cục bộ dài Hệ sinh thái trên cạn --- cục bộ -- cục bộ ngắn Hệ sinh thái dưới nước - cục bộ ngắn --- cục bộ ngắn ngắn 10 Hiệu ứng nhà kính --- 11 Cảnh quan, di sản thiên nhiên, di tích văn hoá- - lịch sử cục bộ ngắn 12 Phát triển kinh tế xã hội + rộng dài cục bộ dài +++ rộng dài 13 Đời sống dân cư --- cục bộ ngắn +++ rộng dài 14 Việc làm ++ cục bộ ngắn +++ rộng dài 15 Văn hoá, giáo dục* - cục bộ ++ rộng dài 16 Sức khoẻ cộng đồng* -- cục bộ ngắn ngắn - * cục bộ dài** có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực, vì vậy dự báo mức độ mang tính tương đối (bù trừ các tác động) ** sức khoẻ cộng đồng bị ảnh hưởng ở cả quy mô ngắn lẫn quy mô lâu dài Ghi chú: Tác động tích cực Tác động tiêu cực + + + mạnh - - - mạnh 58 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 ++ vừa -- vừa + nhỏ - nhỏ không rõ không rõ 3.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động môi trường Việc xác định các chỉ số môi trường được sử dụng trong ĐTM (thường được gọi là “tiêu chí đánh giá tác động môi trường”) có một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong ĐMC, khi dự án là một chương trình/kế hoạch/quy hoạch bao gồm nhiều hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, xảy ra trong một không gian rộng lớn và trong một thời gian dài. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường sẽ giúp cung cấp các câu trả lời cho câu hỏi về những thay đổi môi trường sẽ xảy ra và tính bền vững của dự án; đồng thời sẽ giúp giải thích về những quyết định nào và hậu quả của các quyết định này. Việc xác định đúng các tiêu chí đánh giá tác động môi trường sẽ giúp thực hiện thành công ĐMC và giúp đề xuất được những khuyến nghị có ích cho việc ra quyết định. Đồng thời những tiêu chí này cũng sẽ được sử dụng trong chương trình quan trắc và giám sát môi trường khi thực hiện quy hoạch. Dựa trên phân tích nội dung Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ và đánh giá hiện trạng môi trường toàn vùng có thể đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tác động như sau: Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ TT Tiêu chí Chỉ số 1 Thay đổi kết cấu đất - Xói mòn, lở đất, hoang hoá (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng N) 2 Ô nhiễm đất - Nhiễm dầu mỡ; tích luỹ kim loại nặng, thuốc BVTV và các chất hữu cơ khó phân huỷ; nhiễm phèn và nhiễm mặn 3 Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ - pH, COD, BOD, SS - Phì dưỡng 59 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 TT 4 Tiêu chí Chỉ số văn - Suy kiệt nguồn nước, nhiễm mặn Suy giảm nguồn nước ngầm - Nitrate, các chất hữu cơ khó phân huỷ, coliform - As và các kim loại khác - Nhiễm mặn - Sụt giảm trữ lượng 5 Ô nhiễm không khí - Bụi, mùi, PM10, SO2, NOx,CO - Độ ồn, rung - Bức xạ nhiệt 6 Suy giảm đa dạng sinh học - Mất thảm thực vật - Giảm số loài và số lượng sinh vật - Xuất hiện sinh vật ngoại lai 7 Ô nhiễm môi trường biển - Trầm tích cửa sông - Chất lượng nước biển ven bờ và hiện tượng “thuỷ triều đỏ 8 Biến đổi khí hậu - Tích luỹ khí thải nhà kính - Tăng tần suất lũ lụt, hạn hán 9 Sức khoẻ cộng đồng - Thay đổi cơ cấu bệnh tật - Xuất hiện dịch bệnh 10 Phát triển kinh tế-xã hội - Chỉ số GDP, chỉ số nghèo đói - Chỉ số thất nghiệp (an ninh việc làm, sự đa dạng công việc) - Chỉ số phát triển giáo dục - Chỉ số phát triển con người (nhà ở, sinh kế, chất lượng cuộc sống) - Chỉ số rủi ro (an toàn VSTP, an toàn GT, an ninh xã hội) 60 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 3.4. Phân tích và đánh giá xu thế biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội Xu thế biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khi thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ sẽ được phân tích và đánh giá dựa trên các chỉ số đánh giá tác động môi trường đã nêu ở Mục 3.3. Tuy nhiên, theo quy định về ĐMC của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, phần này sẽ chỉ tập trung phân tích và đánh giá các xu thế biến đổi xấu do tác động của việc thực hiện quy hoạch đến các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội Ngoài ra, các nguồn gây tác động đang hiện hữu (các hoạt động công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, làng nghề…) đã được phân tích, đánh giá thông qua số liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường ở Chương 2, vì vậy khi phân tích theo từng chỉ số đánh giá tác động môi trường sẽ chỉ tập trung vào các tác động sẽ xuất hiện khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Tổng hợp phân tích và đánh giá các tác động từ các nguồn hiện hữu và từ các nguồn sẽ xuất hiện khi thực hiện quy hoạch sẽ được thực hiện khi dự báo xu thế biến đổi chung của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội VKTTĐ Bắc bộ. 3.4.1. Biến đổi kết cấu đất Kết cấu đất hay còn gọi là tính chất vật lý của đất bao gồm các tính chất như: cấu trúc, tỷ trọng, độ xốp và tính chất hút nước. Kết cấu đất bị thay đổi chủ yếu do quá trình khai thác khoáng sản, canh tác nông nghiệp (trồng trọt, bón phân, tưới tiêu cải tạo đất) cũng như do chuyển đổi sử dụng đất cho các mục đích khác. Theo quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, việc chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: chủ yếu liên quan (có cả giảm đi và tăng thêm) đến đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng và đất nuôi trồng thuỷ sản; - Đất nuôi trồng thuỷ sản: chủ yếu liên quan (có cả giảm đi và tăng thêm) đến đất nông nghiệp, đất cát và rừng ngập mặn ven biển; - Đất ở: tăng thêm từ đất nông nghiệp ven đô; - Đất công nghiệp: chủ yếu tăng thêm từ đất gò đồi, đất nông nghiệp bạc màu; và - Đất giao thông và đất thuỷ lợi: tuỳ theo quy hoạch phát triển phục vụ giao thông và tưới tiêu mà lấy thêm đất, không kể là đất loại gì. 61 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Như vậy, cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nêu trên sẽ kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ kết cấu đất, gây ra các hậu quả sau đây: Xói mòn và lở đất Trong quá trình thực hiện quy hoạch có thể xuất hiện những tác động đến hoạt động kiến tạo, ảnh hưởng đến các vết đứt gãy ở các khu vực nghiên cứu và những vùng lân cận. Những hoạt động này bao gồm: • Hoạt động của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản làm thay đổi địa mạo, gây xói lở đất. Trong VKKTĐ Bắc bô, hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu là khai thác than và đá vôi ở Quảng Ninh; đá vôi ở Hải Phòng và Hải Dương; sét chịu lửa ở Hải Dương; cát xây dựng ở hầu khắp các tỉnh; và nước khoáng ở Hải Dương, Hà Tây, Quảng Ninh. Ngoài ra phải kể đến việc khai thác sét làm gạch ngói diễn ra ở tất cả các tỉnh. Tất cả các hoạt động khai thác khoáng sản kể trên đều là hoạt động hiện hữu và trong quy hoạch sử dụng đất cũng không có đề xuất hoạt động mới. • Việc khai thác rừng không hợp lý có thể làm mất lớp che phủ đất, gây xói mòn, rửa trôi. Thực tế trong quy hoạch sử dụng đất, phát triển lâm nghiệp bền vững được nhấn mạnh, đặc biệt quy hoạch đến 2010 chú trọng sử dụng đất trống đồi núi trọc, đất cát, bãi bồi ven biển vào phát triển rừng. Điều đó có tác dụng cải thiện kết cấu đất, giảm rửa trôi, xói mòn, sụt lở đất. Tuy nhiên, việc khai thác rừng nếu không hợp lý lại cho tác dụng ngược lại, dù chỉ có tính cục bộ và chỉ trong thời gian khi cây trồng mới chưa đạt độ che phủ cần thiết để giữ đất. Tương tự, việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất dốc nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ đẩy nhanh quá trình rửa trôi, xói mòn (theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ khai hoang 56.656 ha từ đất chưa sử dụng để phát triển nông nghiệp). Việc phá rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản dẫn tới nguy cơ sụt lở bờ biển. • Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cáp ngầm điện và bưu chính viễn thông, hệ thống thủy lợi) làm thay đổi kết cấu tầng đất mặt, gây sụt lở, xói mòn đất, đặc biệt ở khu vực ven sông. Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật gắn liền với việc phát triển đô thị, công nghiệp và nông thôn. Theo quy hoạch đến năm 2010, sẽ triển khai hệ thống đường cao tốc với 8 trục đường quan trọng; hoàn thiện nâng cấp và mở rộng 62 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 một loạt quốc lộ; nâng cấp và mở rộng mạng lưới đường tỉnh, đường huyện; hoàn thiện hệ thống đường sắt (bao gồm cả xây mới), Việc phát triển công nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn sẽ kéo theo phát triển hệ thống cáp ngầm, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống thuỷ lợi. Tất cả các hoạt động này sẽ làm xáo trộn tầng đất bề mặt, phá vỡ kết cấu đất, dẫn tới nguy cơ sạt lở, sụt lún đất. • Khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cũng là nguyên nhân gây sụt lún, lở và nứt đất. Hoang hoá, bạc màu (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng nitơ) Đi kèm với hiện tượng xói mòn, sạt lở đất là hiện tượng rửa trôi, làm suy thoái chất lượng đất. Ngoài ra đất bị thoái hoá, bạc màu còn do các nguyên nhân sau đây: • Chuyển đổi đất nông nghiệp, đất ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng sẽ tăng thêm 26.011 ha, trong đó: tăng từ đất trồng lúa là 10.308 ha, đất lâm nghiệp 74 ha, đất làm muối 63 ha, các loại đất nông nghiệp còn lại 1.637 ha. Sau khi sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, đất sẽ bị thay đổi tính chất hoá lý, suy kiệt các chất hữu cơ và tổng ni tơ. • Phát triển sản xuất nông nghiệp kèm theo tăng sử dụng hoá chất. Hiện nay, canh tác trong nông nghiệp không thể tách rời việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng. Các nghiên cứu thổ nhưỡng đã cảnh báo dấu hiệu suy thoái chất lượng đất do dùng qua mức hoá chất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy hoạch thì VKTTĐ Bắc bộ sẽ theo xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, vì vậy nguy cơ xuất hiện vấn nạn hoang hoá đất do phát triển nông nghiệp là không lớn, mặc dù vậy vẫn cần kiểm soát chặt chẽ tại các vùng đất nông nghiệp (khoảng 460.000 ha năm 2010 và 413.190 ha năm 2020). • Đất hoàn trả sau khai thác khoáng sản (kể cả làm gạch ngói) và sau các hoạt động công nghiệp khác (kể cả đóng cửa bãi chôn lấp rác thải). Nhìn chung, đất hoàn trả sau khi sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp thường bị phá huỷ tính chất hoá lý, cần nhiều công sức phục hồi và cải tạo cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp. 63 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 3.4.2. Ô nhiễm đất Nói đến chất lượng của đất là nói đến tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất, trong đó tính chất hoá học chỉ ra khả năng cung cấp chất dinh dưỡng. Thực tể các nguyên tố hay hợp chất hoá học có trong đất chỉ bị coi là chất ô nhiễm khi vượt quá ngưỡng an toàn cho cây trồng. Đất bị coi là ô nhiễm khi tích tụ quá mức các hoá chất, điều đó sẽ kéo theo sự biến đổi hệ vi sinh vật trong đất, và cả 2 sẽ đồng thời gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Việc thực hiện một loạt hoạt động theo quy hoạch có khả năng dẫn tới nguy cơ ô nhiếm đất như: • Tích tụ các chất hữu cơ khó phân huỷ, kim loại nặng do dùng các hoá chất trong nông nghiệp. Sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt cũng như sử dụng các thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản đều dẫn tới nguy cơ gây tích tụ kim loại nặng và các chất hữu cơ khó phân huỷ. • Rò rỉ các hoá chất, dầu mỡ từ các hoạt động công nghiệp và từ các trạm xử lý nước thải, chất thải rắn. Theo quy hoạch, đến năm 2020 đất dành cho các hoạt động công nghiệp sẽ tăng thêm 40.913 ha so với năm 2005; diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải của vùng sẽ tăng 2.138 ha so với năm 2005. Như vậy có nghĩa là sẽ tăng nguy cơ rò rỉ hoá chất, dầu mỡ, các chất độc hại làm ô nhiễm đất. • Tích tụ, lắng đọng các chất độc hại từ hoạt động giao thông Các số liệu quan trắc môi trường cho thấy đất ven các đường cao tốc, quốc lộ có hàm lượng kim loại và các chất độc hại cao hơn đất ở những nơi xa đường. Lý do được giải thích là do sự sa lắng bụi và các chất ô nhiễm trong khí thải từ hoạt động giao thông. Ngoài ra, cần lưu ý đến nguyên nhân do các sự cố giao thông gây rò rỉ xăng dầu hoặc hoá chất (từ các xe bồn). Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, diện tích đất giao thông của toàn vùng sẽ là 73.840 ha, tăng 10,723 ha so với năm 2005, vì vậy, cấn lưu ý đến nguy cơ gây ô nhiễm đất ở khu vực lân cận hệ thống đường giao thông. • Hoạt động xây dựng mới các KCN, xây dựng mới và bảo trì các công trình giao thông có nạo vét và đổ thải bùn đáy sông làm lan truyền nhiễm phèn và các chất độc hại trong trầm tích. Thực tế, nếu quản lý tốt việc nạo vét và đổ thải bùn đáy sông thì nguồn gây ô nhiễm này có thể kiểm soát và ngăn chặn được. 64 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 • Thay đổi chế độ thuỷ văn (do khai thác quá mức nguồn nước phục vụ nhu cầu của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh) sẽ tạo điều kiện để nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, mở rộng diện tích đất nhiễm mặn. Đất bị nhiễm mặn còn xảy ra do sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt ở những khu nuôi tôm trên cát. 3.4.3. Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ văn Theo quy hoạch sử dụng đất và đặc điểm địa lý địa hình của VKTTĐ Bắc bộ, việc phát triển các KCN, khu đô thi, khu dân cư nông thôn và làng nghề đều được quy hoạch nằm trong lưu vực sông Hông-sông Thái Bình, sông Cầu, và sông Nhuệsông Đáy. Do đó, các dòng sông trong lưu vực vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nơi tiếp nhận nước thải. Việc đấy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề và đô thị dẫn đến tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt do thải nước thải không xử lý; rò rỉ xăng dầu và hoá chất; chảy trôi các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp. Có thể quy nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước vào 2 nguồn: nguồn xác định và nguồn không xác định. Nguồn xác định là nước thải từ các hoạt động công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, khu dân cư nông thôn, khu xử lý nước thải và rác thải. Nguồn không xác định là nguồn chảy tràn từ mặt đất, đường giao thông, vùng canh tác nông nghiệp – thông thường đây là nguồn khó xác định và đánh giá.đặc biệt, nồng độ các chất ô nhiễm từ các nguồn không xác định sẽ tăng trong mùa mưa bão, lũ lụt. Các nghiên cứu hiện trạng môi trường nước đã cho thấy chất lượng nước sông, hồ trong VKTTĐ Bắc bộ hiện nay đã bị suy giảm do ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và đời sống. Theo số liệu thống kê của các Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày toàn vùng thải khoảng gần 700.000 m3 nước thải (không kể lượng nước thải làm mát từ các nhà máy nhiệt điện), trong đó lượng nước thải sinh hoạt là hơn 500.000 m3, còn lại là lại nước công nghiệp và bệnh viện. Dự báo đến năm 2010, lượng nước thải từ các khu đô thị trong VKTTĐ Bắc bộ sẽ là 755.000 m3/ngày đêm, trong đó tải lượng ô nhiễm theo BOD là 246 tấn/ngày; theo chất lơ lửng là 312 tấn ngày. Đồng thời dự báo lượng nước thải từ các khu công nghiệp trong vùng sẽ là 331.000 m3/ngày đêm với tải lượng ô nhiễm theo BOD là 111 tấn/ngày và theo chất lơ lửng là 204 tấn ngày. /Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, 2004/ 65 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Bảng 3.4. Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ Đơn vị: 1000 m3/ngày đêm TT Tỉnh/TP Năm 2010 Đô thị Công nghiệp Cộng 1 Hà Nội 360 150 510 2 Hải Phòng 165 51 216 3 Hải Dương 72 39 111 4 Hưng Yên 31 7 38 5 Bắc Ninh 53 44 97 6 Quảng Ninh 74 40 114 755 331 1086 Tổng cộng Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai VKTTĐ phía Bắc và phía Nam, 2004 Bảng 3.5. Dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ Đơn vị: Tấn/ngày TT Tỉnh/TP Năm 2010 Đô thị 1 Hà Nội 2 Hải Phòng Công nghiệp Cộng 100 44 144 55 18 73 66 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 TT Tỉnh/TP Năm 2010 Đô thị Công nghiệp Cộng 3 Hải Dương 39 16 46 4 Hưng Yên 13 3 16 5 Bắc Ninh 22 18 40 6 Quảng Ninh 26 12 38 246 111 357 Tổng cộng Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai VKTTĐ phía Bắc và phía Nam, 2004 (Theo số liệu của Cục Bảo vệ môi trường năm 2006 thì hiện nay lượng nước thải của toàn tỉnh Hà Tây khoảng 25.000 – 30.000 m3/ngày đêm và dự báo đến 2010 tổng lượng nước thải sẽ tăng khoảng 1,9 lần). Những số liệu đưa ra trên đây là chưa đầy đủ: thiếu số liệu từ 2 tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc, đồng thời chưa tính đến tải lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm từ các làng nghề và khu dân cư nông thôn, vì vậy chỉ có ý nghĩa so sánh để phân tích, đánh giá về nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, việc sử dụng chỉ số BOD để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải chỉ vì ý nghĩa phổ biến và dễ xác định của thông số BOD; trên thực tế, hầu hết các hoạt động thực hiện quy hoạch sử dụng đất thải nước thải còn chứa các chất ô nhiễm khác như: tổng N và tổng P; kim loại nặng, dầu mỡ, các chất hữu cơ khó phân huỷ, coliform,… Ngoài ra, cần lưu ý đến sự gia tăng độ đục của các nguồn nước mặt, là hậu quả của việc phá huỷ kết cấu đất gây rửa trôi, xói mòn, sạt lở đất do thực hiện các hoạt động xây dựng đô thị và công nghiệp, khai thác khoáng sản, khai thác rừng đã đề cập đến đến trong Mục 3.4.1. Với sự gia tăng tải lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm như nêu trên, cần thiết phải thực hiện đúng và đạt hiệu quả quy hoạch xử lý nước thải năm 2010 cho toàn vùng (ví dụ, đến năm 2010 tại Hà Nội tất cả 5 KCN mới đều có hệ thống xử lý nước thải, toàn bộ nước thải bệnh viện được xử lý,…) thì mới đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước. 67 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Cùng với nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước nêu ở trên, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất có còn khả năng dẫn tới thay đổi chế độ thuỷ văn, thể hiện qua các xu hướng sau: - Giảm khả năng dẫn nước và trữ nước do những thay đổi trong việc sử dụng đất, do phá rừng và sử dụng các phương pháp canh tác truyền thống; - Tăng tần suất lũ lụt do khai thác rừng quá mức; - Làm nước biển xâm nhập sâu vào đất liền do khai thác quá mức nguồn nước; và - Ngoài ra, cần lưu ý đến việc thay đổi chế độ dòng chảy do thay đổi chế độ bồi lắng lòng sông, hậu quả của việc phát triển các hồ chứa phục vụ thuỷ lợi và thuỷ điện. 3.4.4. Suy giảm nguồn nước ngầm Như trên đã nêu, mặt đất luôn ở trạng thái phơi nhiễm đối với các nguồn ô nhiễm (không khí xung quanh; bãi chôn lấp; hoạt động công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và dân sinh). Sau đó, các chất ô nhiễm sẽ thẩm thấu vào nguồn nước ngầm và lan truyền theo các dòng chảy ngầm dưới đất. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất có nguy cơ tăng các nguồn ô nhiễm đất, dẫn đến tăng nguy cơ ô nhiễm nước ngầm bởi các các thông số ô nhiễm như: nitrate, coliform, các chất hữu cơ khó phân huỷ, kim loại nặng. Nitrate thường xuất phát từ nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp (trong trường hợp sử dụng quá nhiều phân đạm). Coliform và các vi sinh vật gây bệnh khác đi vào nước ngầm từ nguồn nước thải sinh hoạt, từ các trang trại chăn nuôi và tập quán bón phân tươi trong nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp, thuốc kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản; cũng như một số chất hữu cơ xuất phát từ các hoạt động công nghiệp như phenol, PCB, các hợp chất hữu cơ clo; hoặc từ sự cố rò rỉ hoá chất, xăng dầu là nguyên nhân làm nước ngầm ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân huỷ, trong đó một số chất là tác nhân gây ung thư. Thực tế, nước ngầm thường ít bị ô nhiễm kim loại do nguyên nhân trực tiếp từ các nguồn thải trên mặt đất. Tuy nhiên, các hoạt động gây tác động thay đổi địa chất có thể là nguyên nhân khiến As và một số kim loại khác như Mn xuất hiện với mức độ đột biến trong nước ngầm. Hiện tượng này nếu xảy ra thì chỉ có tính cục bộ, nhưng kéo dài. 68 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Một nguyên nhân gây suy giảm nguồn nước ngầm do thực hiện quy hoạch sử dụng đất là việc khai thác quá mức nguồn nước phục vụ phát triển đô thị, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Kèm theo việc sụt giảm trữ lượng nước ngầm là hiện tượng xâm nhập mặn (làm nhiễm mặn nguồn nước) và có thể gây sụt lở và nứt đất; đồng thời có thể xẩy ra biến đổi địa tầng, giải phóng các ion kim loại như As vào nguồn nước ngầm. 3.4.5. Ô nhiễm không khí Liên quan đến thực hiện quy hoạch sử dụng đất, có 2 trường hợp ô nhiếm không khí cần phải tính đến: 1. Ô nhiễm không khí do bố trí đất vào những mục đích xung khắc nhau: trường hơp này xảy ra khi quy hoạch sử dụng đất không hợp lý, bố trí các đường cao tốc, các kho xăng dầu và hoá chất, các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại,… bên cạnh các khu vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, khu dân cư. 2. Tác động ô nhiễm không khí tích luỹ: xảy ra ở khu vực trung tâm của các nguồn thải khí, mà mỗi nguồn riêng biệt có thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn thải nhưng kết hợp với nhau lại có nguy cơ tác động đến sức khoẻ cộng đồng. Thông thường đó là các nguồn công nghiệp, thương mại (như kinh doanh xăng dầu) và đường cao tốc. Các yếu tố khí tượng, khí hậu và địa hình đóng vai trò rất quan trọng tích luỹ tác động ô nhiễm không khí. Với việc phát triển các khu đô thị, KCN và hệ thống giao thông, nguy cơ xảy ra 2 trường hợp ô nhiễm nêu trên càng lớn. Các hoạt động công nghiệp, giao thông, dân sinh thải ra bụi, PM10, các hợp chất chứa lưu huỳnh (H2S, mecaptan, SO2, SO3), các hợp chất chứa nitơ (NH3, N2O, NO, NO2), các oxit cacbon (CO, CO2), các chất hữu cơ, Pb… làm ô nhiễm không khí, không chỉ ở quy mô khu vực mà còn có thể phát tán rộng hơn. Liên quan đến ô nhiễm không khí còn phải kể đến ô nhiễm nhiệt, chính sự thay đổi thành phần không khí dẫn tới sự thay đổi khả năng hấp thụ và phản xạ nhiệt của lớp không khí, hậu quả là thay đổi điều kiện vi khí hậu cục bộ, thường xảy ra ở các khu đô thị và khu vực xung quanh đường cao tốc, khu công nghiệp. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn, rung động liên quan đến các hoạt động công nghiệp và giao thông cũng cần được lưu ý như là hậu quả của việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 69 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 3.4.6. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều hoạt động thay đổi phương thức sử dụng đất diễn ra trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất như tăng hoặc giảm đất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư mới, đô thị hoá, xây dựng KCN …, đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đa dạng sinh học. Sử dụng đất, đặc biệt là các hoạt động khai thác đất quá mức, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái trên cạn, thể hiện trước hết ở việc mất hoặc thay đổi môi trường sinh sống và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các hoạt động sử dụng đất có thể thay đổi sự đa dạng của các loại thực vật che phủ đất hoặc làm mất sự liên tục của lớp phủ thực vật, hoặc làm xuất hiện các loại lớp phủ mới xen kẽ (kết quả của việc hồi phục thảm thực vật sau giai đoạn xây dựng), điều đó dường như làm tăng tính đa dạng nhưng thực tế lại phá vỡ cân bằng về môi trường sống của các sinh vật bản địa. Ánh hưởng của thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến hệ thuỷ sinh là ảnh hưởng gián tiếp, là mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả giữa quy hoạch sử dụng đất và chất lượng nước. Riêng hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển có ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đánh giá và dự báo tác động của thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến đa dạng sinh học rất phức tạp, đòi hỏi có nghiên cứu và theo dõi lâu dài. Đánh giá sơ bộ đầu tiên về ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ có thể đưa ra là tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên (khoảng 57.880 ha) đều được quy hoạch phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch, do đó hệ sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên này có khả năng được hồi phục và phát triển. 3.4.7. Thay đổi môi trường biển VKTTĐ Bắc bộ có hai tỉnh/TP. giáp biển là Quảng Ninh (diện tích 5.899.6 km2) và Hải Phòng (diện tích 1.523 km2), với đường bờ biển dài trên 375 km. Tất cả các hoạt động trên đất liền gây tác động đến môi trường nước đều có tiềm năng làm ô nhiễm môi trường vùng cửa sông và ven biển thuộc 2 tỉnh/TP này. Ngoài ra, phát triển cảng biển, du lịch biển và nuôi trồng thuỷ sản có tác động trực tiếp đến môi trường biển do thải các chất thải với tải lượng lớn và không đạt tiêu chuẩn thải quy định. Đặc biệt, việc suy giảm các khu rừng ngập mặn ven biển làm mất đi nơi cư trú của hệ sinh thái biển ven bờ, đồng thời mất hệ thống tự nhiên xử lý (hấp thụ) các chất ô nhiễm. 70 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Sự cố ô nhiễm do tràn dầu, rò rỉ hoá chất là nguy cơ nghiêm trọng nhất gây ô nhiễm môi trường và tàn phá hệ sinh thái ven biển ở phạm vi lớn với quy mô phức tạp. Hiện tượng “thuỷ triều đỏ” có thể xảy ra như là hệ quả của việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh và Hải Phòng nói riêng cũng như của toàn vùng nói chung. 3.4.8. Biến đổi khí hậu Sự có mặt của các khí nhà kính trong khí quyển thường được biết chủ yếu là do hoạt động của con người làm thay đổi khí hậu, tuy nhiên thực tế việc thay đổi phương thức sử dụng đất và lớp che phủ bề mặt cũng có tác động không kém. Thậm chí có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi khả năng hấp thụ năng lượng bề mặt trái đất (tạo thành các “bẫy nhiệt”) do thay đổi phương thức sử dụng đất có thể còn có tác động lớn đến khí hậu hơn là tác động của các khí nhà kính. Đồng thời, không thể tách rời việc thải khí nhà kính và việc thay đổi phương thức sử dụng đất khi phân tích và đánh giá sự biến đổi khí hậu trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Tác động của việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại VKTTĐ Bắc bộ đến biến đổi khí hậu có thể từ các nguyên nhân sau đây: - Chuyển rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản; khai thác rừng không hợp lý làm giảm khả năng hấp thụ CO2, dẫn tới tăng nồng độ khí thải nhà kính trong khí quyển; - Phá huỷ lớp phủ thực vật khi xây dựng khu đô thị, dân cư, KCN, hệ thống hạ tầng kỹ thuật làm thay đổi khả năng hấp thụ và bức xạ nhiệt; và - Phát triển các khu đô thị và KCN; gia tăng hoạt động nông nghiệp, hoạt động giao thông và khu xử lý chất thải tập trung làm tăng tải lượng thải các khí thải nhà kính. Hậu quả của biến đổi khí hậu là các hiện tượng nóng lên, hạn hán, lũ lụt, xảy ra ở quy mô khu vực và đóng góp vào những biến đổi ở quy mô toàn cầu. 3.4.9. Tác động đến sức khoẻ cộng đồng Tất cả những suy giảm chất lượng môi trường nêu ở trên đều dẫn đến hệ quả gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều bệnh tật gia tăng hoặc mới xuất hiện là nguyên nhân của bụi và khí thải công nghiệp, giao thông; do nguồn nước ô nhiễm; do biến đổi khí hậu. 71 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Ngoài ra, còn có các nguyên nhân tác động tới sức khoẻ cộng đồng được coi là có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau đây: - Phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát triển phương tiện giao thông làm giảm các hoạt động thể chất, tăng các bệnh tật liên quan (béo phì,…); - Cuộc sống đô thị hoá, công nghiệp hoá làm gia tăng các bệnh thần kinh., gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm; và - Mất cân bằng sinh thái làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm từ sinh vật sang người. 3.4.10. Phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy về tổng thể, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ đem lại những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội toàn VKTTĐ Bắc bộ. Đồng thời, theo quy hoạch sử dụng đất đến 2020 sẽ bố trí khoảng 4% tổng quỹ đất VKTTĐ Bắc bộ dành cho phát triển cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo và thể dục thể thao, điều đó trực tiếp có tác động nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong toàn vùng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số tác động xấu sau đây: - Việc thu hồi đất sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, công việc kinh doanh và các vấn đề tâm linh đối với một bộ phận cộng đồng; - Trong thời gian triển khai các hoạt động xây dựng, đời sống kinh tế-xã hội, an ninh trật tự, hoạt động giao thông của khu vực ít nhiều sẽ bị xáo trộn; - Tai nạn giao thông, tai nạn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng trong xã hội công nghiệp hoá; và - Đời sống văn hoá và tinh thần biến đổi mạnh mẽ trong xu thế đô thị hoá và toàn cầu hoá làm tăng nguy cơ nảy sinh tệ nạn xã hội. 3.4.11. Rủi ro trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất Rủi ro là khả năng xảy ra những tác động không mong đợi trong một thời điểm đặc biệt hoặc một tình huống đặc biệt. Rủi ro cũng có thể là tổ hợp những sự cố xảy ra thường xuyên hoặc bất ngờ và là hậu quả của những sự cố đặc biệt nguy hiểm. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất bao gồm những hoạt động phức tạp, xảy ra với quy mô lớn cả về không gian và thời gian, tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro: biến đổi địa hình địa chất, sụt lở đất, lũ lụt, tràn dầu/hoá chất, cháy nổ, dịch bệnh,… Tuy vậy, chính quy hoạch sử dụng đất với việc bố trí hợp lý đất cho phát triển các 72 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 gnành kinh tế và xã hội, phù hợp với điều kiện địa lý, địa hình, thổ nhưỡng,… cũng là một công cụ quản lý rủi ro, ngăn ngừa và giảm thiểu quy mô và phạm vi hậu quả của sự cố rủi ro. Các rủi ro có thể xảy ra liên quan tới quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ là: - Thảm hoạ thiên nhiên: hạn hán kéo dài, lũ lụt, sụt lở đất, động đất; - Tích luỹ các tác động bất lợi liên tục hoặc lâu dài: tác động của các chất ô nhiễm từ chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, chất thải nông thôn; và - Sự cố: tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh, sự cố tràn/rò rỉ dầu, hoá chất Việc đánh giá xác suất xảy ra và quy mô của các rủi ro nêu trên, đặc biệt là các thảm hoạ thiên nhiên, thường rất khó, nhiều khi nguyên nhân là do các tác động liên vùng và tác động xuyên biên giới như hạn hán và lũ lụt. Rủi ro do sự cố tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh thường có tính cục bộ và tức thời. Rủi ro do tích luỹ các tác động từ chất thải có tính cục bộ nhưng lâu dài. Rủi ro do sự cố rò rỉ/tràn dầu và hoá chất có thể cục bộ hoặc ở phạm vi rộng, có thể tức thời hoặc kéo dài, tuỳ thuộc vào quy mô sự cố và hiệu quả của các biện pháp ứng cứu. 3.5. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường Việc xây dựng Quy hoạch sử đất VKTTĐ Bắc bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020 được thực hiện dưa trên quan điểm “Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước” (Nghị quyết lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước). Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ ban hành với mục tiêu tổng quát sau đây: “Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của 73 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm phát triển bền vững đất nước”. Dựa trên các quan điểm và mục tiêu chỉ đạo này, Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đã nhấn mạnh quan điểm chủ đạo để xây dựng quy hoạch là sử dụng quỹ đất hợp lý, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Phân tích các nội dung của quy hoạch cho thấy, quy hoạch đã cố gắng đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa sử dụng hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng nguồn lực của đất đai trong thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất được cân nhắc chặt chẽ, hợp lý; phân bố và bố trí đất đai tương ứng với yêu cầu mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Để đảm bảo những vấn đề môi trường được quan tâm, chú ý đúng mức khi triển khai các dự án nằm trong quy hoạch sử dụng đất, các giải pháp tổ chức thực hiện đưa ra trong bản Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc Bộ đã đề xuất một số biện pháp cải tạo đất và bảo vệ môi trường đất. Tuy nhiên, bản Quy hoạch này chưa đề cập đến các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ các thành phần môi trường khác như không khí, nước, nước biển, hệ sinh thái… , là những thành phần bị tác động do việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Cần lưu ý rằng một số loại hình ô nhiếm không khí, nước mặt, nước biển… sẽ tác động lại đến môi trường môi trường đất, dẫn tới hậu quả suy giảm chất lượng đất. Đặc biệt, vì chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường cho phát triển kinh tế xã hội VKTTĐ Bắc bộ, việc gắn quy hoạch sử dụng đất với bảo vệ môi trường còn mang tính phiến diện và thiếu cơ sở khoa học. Vì thế, mặc dù xác định đúng quan điểm và mục tiêu là sử dụng đất hiệu quả, bố trí hợp lý diện tích, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường, nhưng nội dung quy hoạch đất cho từng hạng mục chỉ mới tính đến sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tính chất đất chứ chưa nêu được cơ sở khoa học môi trường trong việc phân bổ quỹ đất và thay đổi mục đích sử dụng đất. Trong phân bố đất sử dụng cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp và phát triển hạ tầng cơ sở cũng chưa nhấn mạnh tỷ lệ bố trí đất để phân cách hợp lý khu đô thị với khu công nghiệp, phân cách khu đô thi, khu công nghiệp 74 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 với trục đường giao thông cũng như tỷ lệ bố trí đất dành cho cây xanh. Tương tự, không rõ bản Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ có lưu ý đến tỷ lệ bố trí đất dành cho vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên hay không. Ngoài ra, riêng đối với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 không thấy nêu phân bố đất dành cho xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung, bao gồm các trạm xử lý nước thải đô thị, các khu xử lý và chôn lấp rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp. Những thiếu sót này cần được cân nhắc, bổ sung và điều chỉnh vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt. 3.6. Phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn Thuật ngữ “phân tích các phương án lựa chọn (alternative analysis)” được hiểu là quá trình trong đó một số phương án khác nhau được nhận dạng và sàng lọc để đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng phương án. Trong đánh giá tác động môi trường, phân tích các phương án lựa chọn là sự xem xét, đánh giá một cách trung thực các phương án khác nhau nhằm lựa chọn phương án thực hiện dự án có ít tác động bất lợi nhất đối với môi trường. Đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, 3 phương án sau đây được lựa chọn để phân tích đánh giá tác động môi trường: - Phương án “không”: không thực hiện quy hoạch, tuy nhiên vẫn xảy ra tác động môi trường từ việc sử dụng đất hiện hữu và từ các nguồn mới phát triển không theo quy hoạch. - Phương án 1: thực hiện quy hoạch nhưng không có nội dung quy hoạch sử dụng đất cho xử lý chất thải tập trung (khu xử lý nước thải đô thị, khu xử lý chất thải sinh hoạt, khu xử lý chất thải công nghiệp). - Phương án 2: thực hiện quy hoạch, trong đó có quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho trồng cây xanh đô thị và khu dân cư, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải tập trung. Phân tích và đánh giá từng phương án được thực hiện bằng cách cho điểm các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đưa ra trong bảng 3.3. Thang điểm được tính như sau: • Điểm âm (-) chỉ tác động bất lợi; điểm dương (+) chỉ tác động tích cực • Điểm 0: không tác động • Điểm 1: tác động (bất lợi hoặc tích cực) yếu 75 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 • Điểm 2: tác động (bất lợi hoặc tích cực) trung bình • Điểm 3: tác động (bất lợi hoặc tích cực) mạnh Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đến 2010 được trình bày trong bảng 3.6 Bảng 3.6. Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đến 2010 TT Tiêu chí Phương án “không” Phương án 1 Phương án 2 1 Thay đổi kết cấu đất -2 -2 -2 2 Ô nhiễm đất -3 -3 -1 3 Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ văn -3 -3 -1 4 Suy giảm ngầm -3 -2 -1 5 Ô nhiễm không khí -2 -2 -1 6 Suy giảm đa dạng sinh học -3 -2 -1 7 Ô nhiễm môi trường biển -2 -2 -1 8 Biến đổi khí hậu -2 -2 -1 9 Sức khoẻ cộng đồng -3 -1 +1 10 Phát triển kinh tế-xã hội -1 +1 +3 - 24 - 18 -5 nguồn nước Cộng điểm Ghi chú: Kết quả phân tích, đánh giá chưa tính đến việc khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi đối với môi trường đưa ra trong Chương 5. Giải thích kết quả: 76 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 1. Phương án “không” tiếp tục xu thế chuyển đổi mục đích sử dụng đất không có cơ sở khoa học vì mục tiêu phát triển bền vững. Quỹ đất cho nông nghiệp bị thu hẹp, đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Nguồn nước mặt và nước ngầm bị khai thác quá mức. Khu dân cư xen kẽ khu công nghiệp dẫn tới chất lượng môi trường không khí suy giảm nghiêm trọng, Hậu quả là sức khoẻ cộng đồng suy giảm, mất cân bằng sinh thái, phát triển kinh tế-xã hội không bền vững (điểm phát triển kinh tế-xã hội là: -1) 2. Phương án 1 không có quy hoạch sử dụng đất cho xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn) tập trung. Hậu quả là nước thải đô thị sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; bãi chôn lấp không được bố trí đất hoặc không được quy hoạch đúng vị trí, gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Phát triển kinh tế-xã hội vì thế kém bền vững. 3. Phương án 2 có quy hoạch bố trí đất hợp lý cho khu xử lý nước thải tập trung và bãi chôn lấp chất thải, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị và khu dân cư. Vì thế nước thải được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải xuống nguồn tiếp nhận; rác thải được chôn lấp và xử lý hợp vệ sinh, giảm thiểu thải nước rỉ rác và khí thải bãi rác. Kinh tế - xã hội phát triển bền vững 3.7. Tổng hợp xu thế biến đổi chung của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế–xã hội VKTTĐ Bắc bộ khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất Các nhà quản lý - người ra quyết định - khi xây dựng và ban hành các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đều tuân theo nguyên tắc chỉ đạo đảm bảo phát triển bền vững: vừa đạt mục tiêu phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Vì thế các xu thế biến đổi các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội của VKTTĐ Bắc bộ dự báo dưới đây dựa trên giả thiết quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc đồng thời với việc thực hiện các chính sách/giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và giảm thiểu tác động bất lợi. Xu thế biến đổi điều kiện khí hậu Xu hướng biến đổi khí hậu VKTTĐ Bắc bộ sẽ tuân theo xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu cục bộ sẽ không đáng kể vì mức thải khí nhà kính chưa đủ lớn, đồng thời sẽ tăng diện tích lâm nghiệp, phục hồi thảm thực vật ở vùng đất trống, thu gom, chôn lấp rác thải đúng kỹ thuật (có hệ thống thu gom khí rác). Xu thế biến đổi chế độ thuỷ văn 77 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Xu thế cạn kiệt nguồn nước trong VKTTĐ Bắc bộ được cảnh báo nếu không làm tốt hệ thống thuỷ lợi và không sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên nước. Hậu quả là sẽ tăng xâm nhập mặn trong mùa kiệt. Xu thế biến đổi môi trường không khí Chất lượng không khí sẽ xấu đi theo xu thế phát triển đô thị và hệ thống giao thông. Các khu công nghiệp sẽ bắt buộc phải xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn quy định, tuy nhiên tác động tích luỹ sẽ làm tăng cục bộ nồng độ các chất ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu các vấn đề môi trường nêu trong quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ (bao gồm cả những kiến nghị của ĐMC được tiếp thu) được thực hiện nghiêm túc thì chất lượng môi trường không khí vẫn trong ngưỡng chấp nhận được, và chủ yếu sẽ mang tính cục bộ và ngắn hạn. Ngoài ra, nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cũng sẽ làm môi trường không khí xấu đi (tác động cục bộ và tức thời). Xu thế biến đổi môi trường nước lục địa Việc yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý nước thải sơ bộ và xử lý tập trung sẽ cải thiện tình trạng thải nước ô nhiễm. Các dòng sông được quy hoạch cấp nước và tiếp nhận nước thải, đồng thời được nạo vét khơi thông dòng chảy đúng kỹ thuật, vì thế xu thế chung là chất lượng nước sẽ được cải thiện so với hiện trạng. Riêng nước ngầm, nếu khai thác quá mức, đặc biệt là nếu phát triển ồ ạt nuôi tôm trên cát, thì sẽ đối mặt với nguy cơ mặn hoá nguồn nước ngầm. Xu thế biến đổi môi trường đất Việc phát triển công nghiệp và đô thị tất yếu dẫn đến suy giảm chất đất, đất ven đường giao thông, ven khu công nghiệp sẽ thoái hoá, không thích hợp cho mục đích canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, ở những nơi phát triển trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc thì đất sẽ được cải tạo và vì thế sẽ tăng quỹ đất cho nông nghiệp. Xu thế biến đổi môi trường nước biển ven bờ Nếu chất lượng nguồn nước lục địa được cải thiện thì môi trường vùng cửa sông ven biển cũng được cải thiện. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế vùng ven biển sẽ thúc đẩy phát triển hệ thống cảng và giao thông biển, tiềm ẩn tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là xảy ra sự cố tràn dầu. Xu thế biến đổi đa dạng sinh học Trong khi đa dạng sinh học vùng núi và các khu bảo tồn được gìn giữ thì đa dạng sinh học vùng đồng bằng và ven biển sẽ suy giảm do phát triển đô thị, công nghiệp, 78 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Ngoài ra, có khả năng phá vỡ cân bằng sinh thái do du nhập các sinh vật ngoại lai và thực phẩm biến đổi gen. Xu thế biến đổi cảnh quan, địa hình, địa mạo Xu thế chủ đạo đến năm 2020 của cảnh quan VKTTĐ Bắc bộ sẽ là các khu đô thị sầm uất, các KCN quy mô lớn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Toàn vùng sẽ biến đổi từ cảnh quang vùng nông thôn với quy mô canh tác nhỏ lẻ sang cảnh quan đô thị - công nghiệp xen kẽ vùng thâm canh cây lương thực và cây công nghiệp. Các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ được phát triển kết hợp với du lịch sinh thái. Xu thế phát triển kinh tế- xã hội Kinh tế toàn vùng sẽ phát triển mạnh mẽ tương xứng với vai trò là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế và khoa học công nghệ của cả nước. Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ và lao động kỹ thuật. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển đô thị và nông thôn. Hoạt động phát triển du lịch vùng sẽ được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Vùng sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch nghiên cứu di tích văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và du lịch nghỉ mát, biển đảo... Tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. Giữa các tỉnh, thành phố trong vùng sẽ có sự phối hợp chặt chẽ để phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ. Xu thế tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của các vùng lân cận Với vị trí địa lý và vai trò đầu tàu về chính tri, văn hóa, kinh tế và khoa học công nghệ, VKTTĐ Bắc bộ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các vùng lân cận. Phát triển kinh tế-xã hội VKTTĐ Bắc bộ sẽ thúc đẩy và gắn bó hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội các vùng lân cận. Về tác động đến môi trường tự nhiên, cần lưu ý ảnh hưởng của việc sử dụng nước và thải nước từ VKTTĐ Bắc bộ đến các tỉnh ở hạ lưu như Hà Nam, Thái Bình 79 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Chương 4. CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 4.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu 4.1.1. Nguồn tài liệu vế phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐ Bắc bộ và chính sách quản lý đất đai 1. Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 4/2007 4.1.2. Nguồn tài liệu về phương pháp luận thực hiện ĐMC 1. Jiri Dusik and others – SEMLA Programme – Technical Guidance for SEA in Vietnam, Draft 2, 12/2006 2. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (chủ biên) – Đánh giá môi trường chiến lược, Nhà xuất bản Xây dựng, 2006 2. Ngân hàng phát triển Châu Á (Ashley C. Morton) – Đánh giá môi trường chiến lược dự án Giảm nghèo miền Trung (TA3392-VIE), 2001 3. Thomas B. Fischer – Strategic environmental assessment in transport and land use planning, 2002 4. California Environmental Protection Agency – Air quality and land use Handbook. A community health perspective, 4/2005 5. Katsunori Suzuki, Senior Visiting Fellow, Institute of Advanced Studies, United Nations University- Sustainable and environmentally sound land use in rural areas with special attention to land degradation, Asia-Pacific Forum for Environment and development, China 1/2006 6. Defenders of Wildife, Washington D.C – Intergrating land use planning and biodiversity 7. Atlanta Regional Health Forum - Land Use Planning for Public Health:The Role of Local Boards of Health in Community Design and Development, 2006 80 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 4.1.3. Nguồn tài liệu về hiện trạng và dự báo điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội VKTTĐ Bắc bộ 1. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, PGS.TS. Lê Trình, TS. Nguyễn Quỳnh Hương – Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng, 2004 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Báo cáo môi trường 2006 4.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC 4.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng Các phương pháp sau đây được áp dụng trong quá trình ĐMC: - Các phương pháp ĐTM truyền thống: thống kê, ma trận, mạng lưới, so sánh tương tự, phân tích kịch bản và chồng chập. - Các phương pháp đánh giá chính sách và quy hoạch: phân tích xu hướng và ngoại suy, phân tích đa tiêu chí. - Các phương pháp đặc biệt: kết hợp kiến thức chuyên gia và kinh nghiệm thực tế từ các lĩnh vực khác nhau (chính sách, xã hội, kinh tế, môi trường,…) 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp Trong quá trình thực hiện ĐMC quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, các phương pháp ĐTM truyền thống đều đã được áp dụng. Các dự án thông thường (không phải là quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch) đều cung cấp các số liệu cụ thể về nguyên liệu, sản phẩm, công nghệ và dòng thải, vì vậy áp dụng các phương pháp truyền thống thường cho kết quả dự báo định lượng và có độ tin cậy cao. Trong khi đó, do tính chất của các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đủ cụ thể và chi tiết, việc áp dụng các phương pháp truyền thống thường chỉ cho kết quả định tính. Để đánh giá được cả những tác động gián tiếp, tác động tích luỹ và tác động tương hỗ (còn gọi là tác động khu vực) cần phải áp dụng các phương pháp đánh giá đặc thù áp dụng đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (còn gọi là phương pháp đánh giá chiến lược). Có thể đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp áp dụng trong ĐMC này như sau: • Phương pháp liệt kê:các bảng liệt kê được sử dụng dựa trên việc xác định các hoạt động và nguồn nhạy cảm môi trường để xác định các tác động trực tiếp, và một số tác động gián tiếp và tác động tích lũy. Phương pháp này 81 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 giúp bao quát được hết các tác động có thể xảy ra, nhưng không đủ dữ liệu để so sánh tầm quan trọng của từng tác động. • Phương pháp ma trận: tương tự như các bảng liệt kê, ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các tác động từ các hoạt động của một dự án lên một nguồn, tuy nhiên cũng chỉ mang tính • Phương pháp phân tích mạng lưới: dựa vào khái niệm về các tác động có tính liên kết và tác động tương hỗ với các yếu tố môi trường riêng biệt. Phương pháp này có thể áp dụng tốt để xem xét các tác động gián tiếp và tác động tương hỗ, tuy nhiên chỉ mang tính định tính, không xác định được quy mô tác động hay mối tương quan của chúng. • Phân tích xu hướng và ngoại suy: xác định nguyên nhân và các hậu quả trong quá khứ để dự báo các tác động từ các hoạt động trong tương lai. Phương pháp này còn được gọi là “hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai”, có nghĩa là hồi cứu các số liệu về trạng thái và xu thế diễn biến môi trường quá khứ trên cơ sở dữ liệu của hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường để dự báo trạng thái môi trường trong tương lai.. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có dữ liệu quá khứ với thời gian đủ dài. Ở nước ta cơ sở dữ liệu của hệ thống monitoring mới được tích luỹ trong những năm gần đây và chủ yếu là dữ liệu về trạng thái môi trường đô thị và khu công nghiệp. Vì vậy, khi áp dụng đối với dự án quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ các dự báo đưa ra chỉ có tính định tính.vì số liệu và thông tin trong quá khưa không đầy đủ và không phù hợp với mục tiêu đánh giá tác động của việc sử dụng đất. • Phương pháp “so sánh tương tự”: dự báo trạng thái môi trường bằng cách so sánh tương tự là phương pháp đơn giản nhất và vì vậy kết quả dự báo theo phương pháp này được cho là có độ tin cậy thấp. Phương pháp này dựa trên các kết quả ĐMC các quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài để so sánh và áp dụng dự báo đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ. Trong hoàn cảnh ĐMC mới bắt đầu được áp dụng ở nước ta và chưa có một ĐMC nào được thực hiện đối với quy hoạch sử dụng đất, phương pháp đóng vai trò quan trọng khi kết hợp với các phương pháp đánh giá chính sách và quy hoạch khác. • Phân tích đa tiêu chí: đánh giá các phương án thay thế dựa trên một số tiêu chí và kết hợp các đánh giá riêng rẽ vào trong một đánh giá tổng thể, được sử dụng để nhận dạng, lựa chọn một phương án tối ưu nhất trong các 82 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 phương án đề xuất. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là việc cho điểm số đánh giá còn mang tính chủ quan (ảnh hưởng bởi nhận thức của người thực hiện phương pháp), vì thế có thể không chính xác. • Đánh giá của tập thể chuyên gia: trong điều kiện ở nước ta hiện nay, phương pháp kết hợp kiến thức chuyên gi có kinh nghiệm thực tế từ các lĩnh vực khác nhau (chính sách, xã hội, kinh tế, môi trường,…) được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành. Vì vậy, đây cũng là phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình ĐMC quy hoạch sử đất VKTTĐ Bắc bộ. 4.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ Như trên đã nói, do tính chất vĩ mô của quy hoạch và do hiện tại nước ta còn thiếu các dữ liệu cơ sở, các kết quả đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ chủ yếu là định tính. Tuy nhiên,do các kết quả này được phân tích, đánh giá bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực môi trường và sử dụng đất nên các dự báo tác động môi trường xảy ra khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đưa ra trong báo cáo này vẫn có cơ sở khoa học và đáng tin cậy. So sánh với một số nghiên cứu điển hình ở nước ngoài, nói chung ở giai đoạn thẩm định quy hoạch sử dụng đất, các ĐMC cũng chỉ dừng ở mức độ định tính, sau đó trong quá trình thực hiện sẽ có những nghiên cứu “tiếp tục ĐMC” (SEA follow-up) để kiểm chứng và cụ thể hoá các dự báo xu thế biến đổi môi trường đã đưa ra. 83 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ 5.1. Phương hướng chung Phương hướng chung giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ bao gồm việc thực hiện lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế; lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch bảo vệ môi trường; và xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Đây là những giải pháp quản lý vĩ mô, cần được thống nhất chỉ đạo từ cấp Trung ương và được thực hiện trong phạm vi cả nước chứ không chỉ riêng trong VKTTĐ Bắc bộ. 5.1.1 Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế Ngoài quy hoạch tổng thể sử dụng đất cho toàn VKTTĐ Bắc bộ và sau đó là quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công… Việc lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế sẽ góp phần khẳng định tính khả thi cho các quy hoạch, đồng thời có tác dụng gắn kết các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế với nhau. Thực tế quản lý cho thấy sự phối hợp theo quản lý các ngành kinh tế chiều dọc (từ trên xuống dưới) và chiều ngang (phối hợp quản lý giữa các ngành khác nhau) là thách thức lớn nhất và mang yếu tố quyết định. Thông thường, sự phối hợp theo chiều ngang và chiều dọc đòi hỏi một cam kết mới về chia sẻ quyền lực giữa các ngành. Thực hiện phối hợp theo chiều ngang giữa các ngành có nghĩa là các chức năng khác nhau và tách rời sẽ được điều phối gắn kết và phù hợp với nhau. Sự phối hợp này đòi hỏi các sự hợp tác có thể mới đối với những nhà lãnh đạo của các cơ quan tập trung theo ngành hẹp. 5.1.2. Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch bảo vệ môi trường Giải pháp tổng hợp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong bảo vệ môi trường là lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. 84 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường cho toàn VKTTĐ Bắc bộ, vì vậy cần dựa trên quy hoạch bảo vệ môi trường của các địa phương (nếu có) để xem xét các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đến 2010 và định hướng đến 2020, cụ thể là: Xem xét môi trường đối với việc sử dụng đất cho phát triển đô thị Phát triển đô thị đang là một xu hướng tất yếu của nước ta, đặc biệt ở các VKTTĐ. Theo Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, đến năm 2010 sẽ có 1,42% quỹ đất dành cho phát triển đô thị và đến năm 2020 con số này lên tới 1,96%. Để giảm thiểu các vấn đề môi trường, phải coi việc lồng ghép quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển đô thị là tất yếu và bắt buộc. Đặc biệt, cần cân nhấc thận trọng việc phát triển các đô thị mới ở vùng đất nông nghiệp, dẫn tới mất đất nông nghiệp, mất việc làm của nông dân, gây xáo trộn nghiệm trọng đời sống xã hội. Mặt khác, việc phát triển đô thị dọc theo các tuyến quốc lộ cũng cần thiết được tính toán thấu đáo và nghiêm ngặt để loại trừ khả năng “phố hoá” quốc lộ, biến quốc lộ thành đường xuyên qua đô thị mới, gây ra nhiều tác động bất lợi đến môi trường. Việc lấn biển xây dựng các khu đô thị mới và phát triển đô thị ở các hải đảo cũng cần thiết được xem xét, đánh giá nghiêm túc các vấn đề môi trường có liên quan nhằm hạn chế phá huỷ các khu đất ngập nước và khu rừng ngập mặn, dẫn tới sự suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên ven biển nếu không có các giải pháp bảo vệ môi trường tương xứng. Xem xét môi trường đối với sử dụng đất cho phát triển công nghiệp Theo Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, đến năm 2010 sẽ có 1,95% quỹ đất dành cho phát triển KCN và cụm công nghiệp. Dự kiến đến năm 2020, không kể những KCN đã có hiện nay, toàn vùng sẽ có thêm 22 KCN tập trung và 11 KCN mở rộng, đưa diện tích đát KCN chiếm tới 3,1% quỹ đất. Từ những bài học kinh nghiệm hiện nay cho thấy để không nảy sinh các vấn đề môi trường phức tạp cần thiết phải gắn quy hoạch phát triển từng ngành công nghiệp với quy hoạch phát triển các KCN và lồng ghép quy hoạch môi trường với quy hoạch phát triển công nghiệp. Cần đặc biệt lưu ý không bố trí đất ở các vùng nhạy cảm (trong khu đô thị, gần khu bảo tồn thiên nhiên…) để phát triển công nghiệp. Việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi các khu dân cư cần được cân nhắc với quy 85 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 hoạch phát triển đô thị, tránh tình trạng hình thành các cụm công nghiệp nằm trong khu vực dân cư tương lai. Thực hiện đánh giá môi trường tích luỹ và tính toán khả năng chịu tải của môi trường làm cơ sở xây dựng quy hoạch sử dụng đất đối với phát triển công nghiệp. Riêng đối với khu vực làng nghề, cần thiết xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề một cách hợp lý, bố trí đất phát triển các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn để di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư. Xem xét môi trường đối với sử dụng đất cho phát triển mạng lưới giao thông Việc phát triển hệ thống giao thông VKTTĐ Bắc bộ chiếm một tỷ trọng lớn trong quỹ đất của VKTTĐ Bắc bộ (dự kiến đến 2020 chiếm 18,6%), đồng thời phân bố rộng khắp từ thành phố đến nông thôn, từ vùng núi đến đồng bằng và ra hải đảo, có tác động rất lớn đến môi trường. Hoạt động giao thông đường bộ và đường thuỷ có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường lớn, đặc biệt là việc phát thải khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh đường giao thông. Vì vậy cần thiết phải xem xét, đánh giá các vấn đề môi trường đối với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của toàn vùng, làm cơ sở để lựa chọn thiết kế hệ thống đường giao thông sao cho không gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực nhạy cảm. 5.1.3. Xây dựng cơ chế chính sách về sử dụng hợp lý tài nguyên đất Tổ chức thật tốt việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 từ Trung ương tới cơ sở, trong đó có nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến từng cán bộ quản lý, từng người dân; cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. Đưa nội dung nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất đai theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã xây dựng vào thực tiễn. Có chính sách khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thuỷ sản trên mặt nước hoang hoá nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, vừa tăng hiệu quả sử dụng đất, vừa cải tạo đất và cải thiện môi trường. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và duy trì độ phì nhiêu lâu bền. Thực hiện chính sách điều hoà dân số và áp lực tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc sử dụng đất bền vững. Đổi mới chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để đảm bảo quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục-đào tạo, y tế, thể dục thể thao. 5.1.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng 86 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Sử dụng đất và bảo vệ môi trường là 2 vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Để ổn định và phát triển bền vững, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường cần trở thành tách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của toàn dân. Vì vậy tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng phải trở thành một phương hướng chung xuyên suốt quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường VKTTĐ Bắc bộ. Các nội dung chính của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng là: - Tăng cường công tác tuyên truyền, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thực hiện theo đúng quy hoạch và pháp luật. Phát huy vai trò tham gia đóng góp và giám sát của nhân dân trong việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để nông dân dễ dàng thực hiện quyền đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động nhân dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ đất thông qua giáo dục, đào tạo nâng cao kiến thức về công nghệ, quản lý và hướng dẫn thực hiện. - Huy động cộng đồng có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế-xã hội và tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động. 5.2. Định hướng về ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư Để thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, cần thiết phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho từng tỉnh/thành phố trực thuộc, đồng thời sẽ có rất nhiều dự án đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được nghiên cứu đề xuất. Song song với việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh và cấp thành phố, cần thiết phải thực hiện báo cáo ĐMC theo quy định của Thôgn tư 08/2006/TTBTNMT, với bố cục và cấu trúc tương tự báo cáo ĐMC này nhưng các thông tin và số liệu phải ở mức độ chi tiết hơn do giới hạn phạm vi và quy mô địa lý hẹp hơn. Đặc biệt, cần lưu ý phân tích và đánh giá 2 loại tác động sau đây: - Phân tích và đánh giá các tác động môi trường khu vực (là các tác động môi trường sơ cấp của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương kết hợp lại và vượt ra ngoài phạm vi địa lý của địa phương – còn gọi là các tác động môi trường tương hỗ). Đối với quy hoạch sử dụng đất, các tác động môi trường khu vực điển hình là: 87 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 9 Tác động của hệ thống giao thông. 9 Tác động của việc suy giảm chất lượng nguồn nước và thay đổi chế độ thuỷ văn. 9 Tác động của các nguồn thải khí ô nhiễm; 9 Tác động của việc phát triển kinh tế và thay đổi thói quen tiêu dùng của cộng đồng. - Phân tích và đánh giá các tác động môi trường tích luỹ (là tác động thứ cấp, xảy ra do kết hợp giữa tác động của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương với các tác động đã, đang, sẽ có của các hoạt động khác). Tác động tích lũy có thể là: 9 Tác động cộng dồn: kết hợp tác động từ những tác động nhỏ hơn. 9 Tác động bù trừ: xảy ra sự tác động bù trừ lẫn nhau giữa các tác động của các hoạt động khác nhau. 9 Tác động hiệp lực; các tác động nhỏ hơn kết hợp với nhau làm thành tác động khác lớn hơn (tác động chung lớn hơn tổng các tác động nhỏ). Đối với các dự án đầu tư liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nghị định 80/2006/NĐ-CP và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, tuỳ thuộc quy mô, phạm vi và lĩnh vực của từng dự án sẽ phải thực hiện ĐTM với các mức độ khác nhau. Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo ĐTM đã được quy định chi tiết trong Thông tư 08/2006/TT-BTNMT. Tuy nhiên, như đã trình bày ở Chương 3, có một số dự án có ảnh hưởng tương hỗ lớn tới quy hoạch sử dụng đất cần lưu ý ĐTM theo các tiêu chí môi trường liên quan đến việc thay đổi phương thức sử dụng đất và chiếm dụng đất. Đó là các dự án: - Xây dựng khu đô thị - Phát triển hệ thống giao thông - Xây khu, cụm công nghiệp tập trung - Phát triển hệ thống cảng biển - Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh Khi ĐTM các dự án thuộc các lĩnh vực kể trên cần thiết phân tích đánh giá sự phù hợp của lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng với quy hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch sử dụng đất. 88 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 5.3. Giải pháp về kỹ thuật Các giải pháp kỹ thuật đưa ra ở đây là các giải pháp tổng thể mang tính nguyên tắc và định hướng áp dụng cho các thành phần môi trường chịu tác động nhiều nhất từ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTD Bắc bộ. 5.3.1. Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, trước hết phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không chỉ ở quy mô cấp vùng và cấp tỉnh, thành phố mà ở tất cả các quận, huyện, thị xã và thị trấn nhằm cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố, làm cơ sở để giao đất cho các ngành và đối tượng sử dụng tại các địa bàn cụ thể. Đồng thời cần thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đất sau đây: Cái tạo đất và ngăn ngừa ô nhiễm đất - Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế trong vùng, sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bồi bổ đất, tránh khai thác làm thoái hoá đất. - Thực hiện các biện pháp trồng rừng theo hình thức nông lâm kết hợp trên đất dốc, hạn chế việc cày bề mặt đất trong mùa mưa và khai thác trắng đối với rừng sản xuất để chống xói mòn, rửa trôi, sụt lở đất. - Hạn chế sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông – lâm nghiệp, tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất. - Tích cực trồng cây chắn sóng chắn cát ven sông, biển, hạn chế việc chuyển rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thuỷ sản và cho một số mục đích khác. - Có kế hoạch khai hoang, phục hoá, lấn biển để tăng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và tạo thêm mặt bằng xây dựng. - Phát huy tối đa khả năng đất trống đồi núi trọc vào trồng rừng mới, làm tăng độ che phủ của đất. - Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng, tích cực đưa mặt nước hoang hoá vào sử dụng. Tuyệt đối không chuyển đổi đất rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản; hạn chế phát triển nuôi tôm trên cát. 89 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm lâm nhân dân đủ lực lượng và phương tiện làm việc, giao đất giao rừng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và các vốn rừng hiện có. - Di dời toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra xa khu dân cư. - Sử dụng đất khai thác khoáng sản và làm nguyên vật liệu xây dựng phải có phương án bảo vệ môi trường. Sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu, hoặc trồng rừng để bảo vệ môi trường. Sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất - Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp và quy hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất như: quy hoạch phát triển các đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; khu, cụm công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn của vùng. - Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, gắn sản xuất với chế biến sản phẩm nông thôn của vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới, đồng thời đất đó giao khi hết hạn sử dụng xong phải thu hồi kịp thời. Áp dụng quy trình canh tác nông nghiệp bền vững Trong các hệ thống sử dụng đất, việc kết hợp hợp lý các tính đa dạng sinh học (bao gồm: đa dạng về nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái) trong canh tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho một nền nông nghiệp bền vững. Những loại hình canh tác như: nông - lâm nghiệp kết hợp; vườn - ao chuồng (VAC); canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc (sloping agricultural land technology - SALT); vườn rừng, làng sinh thái... là những ví dụ điển hình của nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tất cả các loại hình sản xuất này tuy có khác nhau về hợp phần, nhưng có cái chung là lấy đa dạng sinh học và cấu trúc nông - lâm kết hợp làm nòng cốt. Nông - lâm kết hợp là tên gọi của các hệ thống sử dụng đất mà trong đó, việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những cây trồng lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả) trong sự phối hợp hài hoà, hợp lý với những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, với gia súc, theo thời gian và không gian để tạo ra hệ 90 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 thống bền vững về mặt tài nguyên - sinh thái; kinh tế - xã hội và môi trường. Như vậy, nông - lâm kết hợp là một phương thức tiếp cận để sử dụng đất bền vững, rất phù hợp với việc quản lý đất đai vùng đồi núi, vốn có nhiều các yếu tố giới hạn cho canh tác Các giải pháp ưu tiên đối với từng khu vực - Đối với khu vực đô thị nhất thiết phải có công trình xử lý nước thải, chất thải để không làm ô nhiếm môi trường đất các khu vực dân cư nội thành và ngoại thành. - Đối với vùng ven biển cần xây dựng các đê bao bảo vệ và hệ thống bờ vùng, bờ thửa vững chắc để tránh xâm nhập và lây lan phèn, mặn, đặc biệt vào mùa mưa bão. Hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, đảm bảo đủ nước ngọt cho sản xuất và để thau chua rửa mặn. Quy hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả vùng đất ngập nước ven biển gắn với bảo vệ môi trường; đặc biệt lưu ý bảo vệ vùng rừng ngập mặn. - Đối với vùng đồng bằng nông thôn cần ưu tiên phòng ngừa úng ngập, sạt lở đất; tăng cường hỗ trợ thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn; gia tăng sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch. 5.3.2. Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước Thực hiện quản lý lưu vực sông Quản lý lưu vực sông là một khái niệm rộng gắn với các kế hoạch, chính sách và hoạt động nhằm kiểm soát nguồn nước, tài nguyên và môi trường cũng như các quá trình liên quan trong một lưu vực nhất định. Quản lý lưu vực sông là vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Việc sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái lưu vực nên quản lý nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người tới tài nguyên và môi trường sống. Mục tiêu của nghiên cứu lưu vực là bảo vệ tài nguyên đất và nước trong mối liên quan giữa thượng nguồn và hạ nguồn vì lợi ích chung của toàn dân, nhiều lúc không phải do yêu cầu của những người sử dụng đất ở thượng nguồn. Cách tiếp 91 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 cận về quản lý lưu vực là "tính cộng đồng" cùng mục tiêu về bảo vệ, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất. Điều này rất có lợi trong việc bảo vệ phục hồi đất dốc. Trong mỗi trường hợp, việc sử dụng quản lý các diện tích cần được giải quyết một cách riêng biệt sao cho có lợi đối với người dân và để cho họ tự quyết định giải pháp thích hợp. Quản lý lưu vực sẽ kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng nước của việc sử dụng đất, đồng thời việc sử dụng hợp lý nguồn nước sẽ ngăn ngừa tình trạng hoang hoá, suy thoái đất. Vì vậy, cần phải coi việc thực hiện quản lý lưu vực là một trong các giải pháp quan trọng nhất của đảm bảo sử dụng đất bền vững. Để thực hiện quản lý lưu vực , đối với VKTTĐ Bắc bộ trước hết cần thành lập và ổn định hoạt động các Uỷ ban quản lý lưu vực sông Hồng, sông Cầu và sông Nhuệ-sông Đáy. Triển khai các chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường các lưu vực đã được Chính phủ phê duyệt và lồng ghép vào các quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, thị trấn. Xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước Thực hiện xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước nhằm mục đích thay đổi hành vi và hành động của người dân và để toàn thể cộng đồng nhận thức rõ việc quản lý tài nguyên nước là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi ngưòi dân. Xây dựng tập quán sinh hoạt vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt là bước cơ bản nhất của công tác xã hội hoá bảo vệ nguồn nước. Các giải pháp ưu tiên đối với từng khu vực - Đối với các khu đô thị: xây dựng chiến lược và quy hoạch môi trường nước cho các thành phố, thị xã trọng điểm; cải tạo sông hồ, xây dựng quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải đô thị; đa dạng hoá loại hình công nghệ xử lý nước thải theo quy mô và tính chất của các đô thị. - Đối với các khu công nghiệp: quản lý và giám sát các nguồn phát sinh nước thải; xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ở tất cả các KCN; di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư và định hướng phát triển hợp lý các KCN cũ; xây dựng chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên nước - Đối với các vùng nông thôn và làng nghề: lập quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn nước ngầm ở từng địa phương; xây dựng quy hoạch môi trường đối với những làng nghề có xu hướng phát triển; áp dụng hệ thống quản lý môi 92 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 trường làng nghề phù hợp với đặc thù của địa phương và tính chất của loại hình sản xuất; triển khai các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm. - Đối với các khu nuôi trồng thuỷ sản thâm canh: lập quy hoạch phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, trong đó coi việc lồng ghép với quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và quy hoạch bảo vệ môi trường là trọng tâm. Hạn chế phát triển nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nước ngầm, đặc biệt là nuôi tôm trên cát. 5.3.3. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí đô thị Việc xây dựng, cải tạo và phát triển đô thị dẫn đến việc nhà cửa và các cơ sở hạ tầng bị rỡ bỏ, đào bới, vận chuyển nguyên vật liệu và đổ bỏ rác thải. Đây là các nguồn gây ô nhiễm bụi trầm trọng, là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng không khí các khu đô thị ở VKTTĐ Bắc bộ. Vì thế, giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí đô thị liên quan đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất là xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đô thị hợp lý và đồng bộ kết hợp với áp dụng các biện pháp công nghệ giảm phát thải bụi, thu gom rác thải và vệ sinh đường phố. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí KCN Bố trí các KCN phù hợp với quy hoạch môi trường, di dời các cơ sở công nghiệp nằm trong các vùng nhạy cảm. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường không khí công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp thải khí thải không đạt tiêu chuẩn quy định. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông Phát triển giao thông đô thị ở các thành phố lớn phải được xem là vấn đề ưu tiên hàng đầu, là trọng điểm trong đầu tư phát triển đô thị để tạo ra một hệ thống giao thông thông suốt, an toàn và thuận lợi. Phát triển giao thông phải được triển khai đồng bộ từ khâu quy hoạch phát triển không gian, quy hoạch cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải hành khách công cộng, đầu tư phương tiện đến khâu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống giao thông. Hợp lý hoá quy hoạch không gian với các khu chức năng trong từng đô thị cũng như với khả năng liên kết giữa các đô thị, từng bước hướng tới sự phân bố quan hệ 93 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 đi lại trong từng đô thị và trong toàn vùng một cách tối ưu để giảm thiểu ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm không khí cục bộ. Ban hành và thực hiện các tiêu chuẩn môi trường đối với động cơ ô tô, xe máy, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng ít độc hại. Giảm thiểu ô nhiếm tiếng ồn Quy hoạch sử dụng đất đô thị và quy hoạch xây dựng phố phường hợp lý, có xem xét đến yêu cầu chống tiếng ồn như xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ, cửa hàng ở phía mặt đường để chắn bớt tiếng ồn cho các công trình cần được yên tình được bố trí bên trong. Dành quỹ đất bố trí dải cây xanh hai bên đường sẽ có tác dụng vừa giảm ồn, vừa giảm ô nhiễm không khí. 5.3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ Thực hiện quản lý tổng hợp đới bờ Quản lý tổng hợp đới bờ sẽ hỗ trợ cải thiện công tác quy hoạch sử dụng đất ven biển và bảo vệ các hệ sinh thái ven biển và biển khỏi bị suy thoái; Quản lý tổng hợp đới bờ là phương pháp quản lý việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững đới bờ, thông qua việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn sử dụng mang tính cạnh tranh về tài nguyên. Phương pháp quản lý này cho phép tính đến các giá trị tài nguyên và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài ở đới bờ, từ đó tìm ra sự cân bằng bền vững giữa phát triển kinh tế và an toàn tài nguyên và môi trường. Quản lý tổng hợp đới bờ có tác dụng điều phối các lợi ích và nhu cầu sử dụng đất ven biển của các ngành khác nhau như thuỷ sản (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng), lâm nghiệp, công nghiệp… Hạn chế các nguồn thải từ đất liền Việc phát triển, mở rộng đô thị và KCN vùng ven biển phải có đánh giá tác động môi trường và thực thi giám sát thực hiện công việc xây dựng theo đúng yêu cầu. Thu gom và xử lý chất thải ở tất cả cảng biển trong vùng. Xây dựng các cơ sở xử lý nước thải tập trung cho các KCN, khu dân cư, khách sạn nhà hàng vùng ven biển. 5.3.5. Giải pháp quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn Quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt, đô thị và chất thải nguy hại đóng một vai trò quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch đầu tư phát triển các ngành kinh tế trong VKTTĐ Bắc bộ. 94 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Các nội dung trong quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn liên quan đến sử dụng đất bao gồm: - Quy hoạch tổ chức các điểm thu gom. - Quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải - Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn (sản xuất phân compost, lò đốt chất thải rắn, nhà máy tái chế chất thải rắn). 5.3.6. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và rừng Xây dựng mô hình quản lý tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học Mục tiêu của xây dựng mô hình là bảo tồn tính đa dạng sinh học, quaảnlý và sử dụng bền vững nguồn lợi sinh vật trong vùng, trên cơ sở quan tâm chia sẻ lợi ích với người dân từ nguồn tài nguyên sinh vật. Nguyên tắc xây dựng mô hình là coi VKTTĐ Bắc bộ là một tổng thể bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau: đất, nước, sinh vật, khoáng sản. Các dạng tài nguyên này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quyền sử dụng và chia sẻ công bằng lợi ích từ tài nguyên sinh vật được xác định từ: - Quyền quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật của Nhà nước. - Quyền tham gia của cộng đồng địa phương về sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật trong khu vực. - Quyền sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật phải phù hợp với bảo tồn và sử dụng bền vững. - Thực hiện tiến trình phi tập trung hóa và trao quyền lực cho cộng đồng dân tộc trong việc quản lý nguồn tài nguyên rừng. Thực hiện kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học Mục tiêu của kế hoạch hành động sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học là bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của VKTTĐ Bắc bộ, đồng thời phát huy các giá trị sử dụng của các thành phần đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của mỗi tỉnh, thành phố. Kế hoạch bao gồm các nội dung chính sau đây: - Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách thực hiện sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học của VKTTĐ Bắc bộ. 95 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Củng cố và nâng cao năng lực quản lý các vường quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Hình thành hệ thống quan trắc đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. - Thông tin, tuyên truyền, giáo dục khuyến khích quần chúng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc ít người tham gia bảo tồn thiên nhiên. - Xây dựng mạng lưới cơ sở dữ liệu cấp vùng và cấp tỉnh về đa dạng sinh học nhằm thống nhất hệ thống thông tin dữ liệu đa dạng sinh học toàn quốc. - Nghiên cứu khoa học và công nghệ sử dụng lâu bền các thành phần của đa dạng sinh học, các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá biến động của đa dạng sinh học, các vấn đề liên quan đến an toàn đa dạng sinh học. Nghiên cứu nuôi trồng sinh vật biển và các loài động thực vật quý hiếm khác. - Tăng cường hợp tác với nước láng giềng Trung Quốc vì quyền lợi chung của mỗi quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng Duy trì và tiếp tục phát huy giá trị, nâng cao tác dụng của thảm rừng trên các địa bàn của các VKTTĐ Bắc bộ, là chiến lược quan trọng bản đảm tiến trình phát triển bền vững cho từng khu vực và cho toàn vùng. Thúc đấy những diễn biến rừng theo xu hướng tích cực: khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhên, trồng lại rừng, khoán rừng và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ rừng. Tăng cường năng lực quản lý bền vững các khu rừng bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển… Cần nghiên cứu và áp dụng chính sách hợp lý, hữu hiệu đối với quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng theo quy hoạch môi trường của VKTTĐ. Tiếp tục thực hiện chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc và trồng cây xanh phân tán ở các khu dân cư. Tất cả các dự án phát triển, đầu tư xây dựng công trình, khai thác sử dụng tài nguyên đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, đặc biệt đánh giá mọi tác động đối với diễn biến rừng. Tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt Quyết định của Chính phủ (từ năm 1995) về việc đóng cửa rừng, không khai thác rừng tự nhiên. 5.4. Giải pháp về quản lý Ở mục này chỉ đề cập đến các giải pháp quản lý để việc triển khai thực hiện các phương án sử dụng đất theo đúng quy hoạch và đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các giải pháp quản lý này cần được thực hiện thống 96 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 nhất và đồng bộ trong toàn vùng và ở từng địa phương, từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp quận, huyện, thị xã, thị trấn. 5.4.1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. - Tiến hành lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã nhằm đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Cơ quan Địa chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch và cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện. - Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, bao gồm việc thẩm định, xét duỵệt dự án, giao đất theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch; kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường theo pháp luật quy định. Triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố, các quận, huyện, thị xã đảm bảo được các mục tiêu phát triển bền vững của các ngành, các lĩnh vực, các chương trình dự án trên địa bàn. - Tăng cường tổ chức thực hiện, theo dõi kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. - Hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. 5.4.2. Giải pháp quản lý một số loại đất đặc dụng Đối với đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp của vùng bình quân trên đầu người thấp, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh trên địa bàn toàn vùng (đặc biệt rất mạnh ở các huyện ngoại thành của các đô thị lớn) nên diện tích đất ngày càng thu hẹp dần. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu an ninh lương thực của vùng cần xem xét trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đa dạng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, trình độ thâm 97 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 canh để phát triển bền vững. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp của vùng cần được gắn kết với từng dự án phát triển, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa áp dụng biện pháp thâm canh tăng năng suất với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đối với đất lâm nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp của vùng tuy không nhiều nhưng lại tập trung vào các loại rừng quan trọng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ). Diện tích này cần được đầu tư, bảo vệ và phát triển nhằm khai thác vào mục đích du lịch, nghỉ dưỡng… Tăng cường thực hiện quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng như một phương thức quản lý rừng có hiệu quả, góp phần đáng kể vào bảo vệ, phát triển rừng, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát, đánh giá rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư. Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng, tuy nhiên nhiều vấn đề như xác lập quyền quản lý và sử dụng đất đai và rừng của cộng đồng, lập kế hoạch quản lý rừng, thiết lập tổ chức, cơ chế hưởng lợi và hài hoà giữa quản lý rừng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số với quy định của chính sách hiện hành cần được cụ thể hoá trên thực tiễn. Đối với đất ngập nước Quy hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả vùng đất ngập nước ven biển. Kết hợp sử dụng, khai thác với bảo tồn, ưu tiên bảo tồn đối với các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái. Tăng cường sự tham gia bảo tồn các vùng đất ngập nước của cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn và các khu vực 1ân cận. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước cho các mụcđích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Các dự án sử dụng đất ngập nước phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện nghiêm các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 98 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi trồng thuỷ sản không gây tác hại xấu đến môi trường, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lâm ngư, nông ngư kết hợp. Hạn chế việc nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp tập trung có tỷ 1ệ diện tích quá lớn trên diện tích vùng đất ngập nước cần bảo tồn và phát triển bền vững. Việc nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường, tránh lây lan dịch bệnh đối với hệ sinh thái động vật, thực vật trên các vùng đất ngập nước. Đối với đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng Trong những năm qua diện tích đất chuyên dùng tăng nhanh vào mục đích phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thuỷ lợi), hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục – đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao…). Việc sử dụng đất chuyên dùng trong những năm tới cần thực hiện theo quy hoạch không gian, quy hoạch chi tiết để sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả. Đặc biệt, thực hiện quy hoạch phát triển khu dân cư nông thôn tách rời hoạt động làng nghề thủ công, đưa sản xuất hộ gia đình vào các cụm công nghiệp. Chú trọng quy hoạch đất xây dựng các khu xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải độc hại. Sử dụng các công cụ kinh tế bắt buộc các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện có các biện pháp thích ứng để kiểm soát xử lý chất thải. Đối với đất phát triển đô thị Mục tiêu đến 2020 tốc độ đô thị hoá trên địa bàn VKTTĐ phía Bắc đạt từ 35 -40%. Như vậy một phần đất khu dân cư nông thôn chuyển sang đô thị, đồng thời một phần đất nông nghiệp cũng được chuyển sang sử dụng vào mục đích này. Do vậy đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng cần có sự điều chỉnh và lập quy hoạch không gian và quy hoạch chi tiết cho từng khu vực phát triển, để phù hợp và đáp ứng được mục tiêu chung của vùng. Nhất thiết phải bố trí đất dành cho khu xử lý chất thải (nước thải và chất thải rắn) tập trung để bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm và đất các khu vực dân cư nội thành và ngoại thành. Đối với đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng của vùng chủ yếu là núi đá không có rừng cây tập trung ở Quảng Ninh và Hà Tây. Việc khai thác sử dụng phải được thực hiện theo quy hoạch và tập trung theo hai hướng là sản xuất vật liệu xây dựng và khoanh nuôi tái sinh. 99 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 5.4.3. Giải pháp về vốn - Dành kinh phí thích đáng cho nghiên cứu ĐMC và thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường. - Dự trù kinh phí dành cho việc giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường ngay trong khâu nghiên cứu khả thi và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí này trong quá trình xây dựng và hoạt động các dự án sử dụng đất theo quy hoạch. - Vận dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án bảo vệ môi trường để di dời các cơ sở công nghiệp không nằm trong quy hoạch sử dụng đất đến vị trí mới. - Huy động vốn trong dân và doanh nghiệp đầu tư cải tạo đất, tăng giá trị sử dụng đất. 5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 5.5.1. Nội dung chương trình quản lý và giám sát môi trường Chương trình quản lý và giám sát môi trường đối với các dự án quy hoạch sử dụng đất được xây dựng và thực hiện trong suốt quá trình triển khai quy hoạch nhằm quản lý, đánh giá, điều chỉnh và cải thiện các nội dung sử dụng đất có tác động đến môi trường. Tuỳ thuộc quy hoạch sử dụng đất ở quy mô nào (quốc gia, vùng, tỉnh/thành phố, quận/huyện), cấp quản lý tương ứng sẽ tổ chức và vận hành hệ thống quản lý môi trường để gắn kết các quyết định về môi trường trong mọi hoạt động, đảm bảo thúc đẩy sự cải thiện liên tục chất lượng môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, vì thế Bộ sẽ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất này. Dựa trên các nội dung của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ và các vấn đề môi trường liên quan, chương trình quản lý và giám sát môi trường được xây dựng để thực hiện các các nhiệm vụ sau: - Thực hiện chiến lược giảm thiếu các tác động bất lợi đến môi trường do thực hiện quy hoạch sử dụng đất như đã nêu trong các Mục 5,1. 5.2, 5.3, 5.4 trên đây. 100 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 - Thực hiện chương trình giám sát và đánh giá môi trường, bao gồm giám sát hiệu quả ĐMC và giám sát chất lượng môi trường. - Điều chỉnh quy hoạch và các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường. - Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhân thức của các bên liên quan và của toàn cộng đồng. 5.5.2. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường sẽ được xây dựng trên các nguyên tắc: - Đảm bảo vai trò chỉ đạo và điều phối các vấn đề môi trường toàn vùng. - Đảm bảo sự liên kết và phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan liên quan. - Đảm bảo năng lực về con người, kinh phí và thiết bị. Một văn bản phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện sẽ được xây dựng bao gồm các nội dung sau; - Cơ chế quản lý và thực hiện (bao gồm các văn bản pháp quy, thoả thuận pháp lý, kế hoạch tổng thể, kế hoạch địa phương, hệ thống quản lý môi trường và đánh giá môi trường); - Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp cũng như của các tổ chức khác; - Dự trù nhân lực và kinh phí; - Khung thời gian thực hiện; và - Chiến lược truyền thông. 5.5.3. Chương trình giám sát và đánh giá Chương trình giám sát môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ bao gồm các hoạt động quan trắc (monitoring) và kiểm toán (auditing), nhằm thực hiện 2 mục tiêu: - Quan trắc các điều kiện môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. - Kiểm toán hiệu quả của các hoạt động sử dụng đất khi thực hiện quy hoạch. 101 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 Các nguồn tài nguyên trong vùng liên quan đến việc thay đổi phương thức sử dụng đất cần phải được quan trắc và kiểm toán để xác định sớm mọi nguy cơ sử dụng không bền vững và quyết định các biện pháp điều chỉnh. Các yếu tố bền vững này được thể hiện thông qua các được các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng trong quá trình ĐMC (Bảng 3.3) sẽ được sử dụng trong quá trình quan trắc để xác định sự phù hợp của các dự báo và sự tuân thủ của các hoạt động thực hiện quy hoạch. Các kết quả quan trắc và kiểm toán sẽ được so sánh với các thông số ban đầu đã được sử dụng trong ĐMC để đưa ra những quyết định phù hợp cho việc tiếp tục thực hiện quy hoạch. Để thực hiện mục tiêu cung cấp các thông tin cơ sở nhằm điều chỉnh các nội dung quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững, các hoạt động quan trắc và kiểm toán cần được tiến hành từ tháng thứ 6 sau khi bắt đầu thực hiện các hoạt động sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt. Quan trắc chất lượng môi trường Quan trắc chất lượng môi trường được thực hiện nhằm cung cấp các cơ sở dữ liệu và thông tin về chất lượng môi trường của VKTTĐ Bắc bộ cho công tác kiểm toán đánh giá hiệu quả ĐMC trong quá trình thực hiện các hoạt động sử dụng đất theo quy hoạch. Tại VKTTĐ Bắc bộ, các hoạt động quan trắc môi trường được thực hiện thường xuyên từ năm 1994 đến nay, do một số đơn vị thuộc hệ thống các trạm trong mạng lưới quốc gia (trạm quan trắc đất liền, biển, đất vùng 1) thực hiện. Tần suất và chỉ tiêu thực hiện quan trắc là: - Môi trường đất liền: 6 đợt/năm, dự kiến từ năm 2008 sẽ tăng lên 1 lần/tháng. Các chỉ tiêu quan trắc là: môi trường không khí xung quanh, môi trường nước mặt, môi trường nước ngầm, nước thải, tiếng ồn giao thông, chất thải rắn. - Môi trường biển: 4 đợt/năm, gồm các thông số về môi trường nước biển ven bờ. - Môi trường đất: 1 đợt/năm, dự kiến từ năm 2008 sẽ tăng lên 2 đợt/năm. Đối với môi trường đất 2 thông số cần đặc biệt quan tâm là: kim loại nặng và dư lượng chất bảo vệ thực vật trong đất - Môi trường sinh thái và đa dạng sinh học: chưa được tiến hành định kỳ và thống nhất về các chỉ tiêu giám sát. Dự kiến từ năm 2008 sẽ duy trì tần suất 102 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 giám sát 1 lần/năm, với các chỉ tiêu: diện tích rừng che phủ, động vật hoang dã, thực vật quý hiếm ở trên cạn và dưới nước. Như vậy, việc quan trắc các tác động của các hoạt động thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến chất lượng môi trường có thể thông qua các dữ liệu của các trạm quan trắc môi trường quốc gia trong vùng. Kiểm toán giám sát hiệu quả của ĐMC Trong phương pháp luận của quốc tế về ĐMC và ĐTM thường sử dụng thuật ngữ “SEA follow-up” – “tiếp tục ĐMC” để chỉ các hoạt động giám sát hiệu quả của ĐMC. Giám sát hiệu quả ĐMC là những hoạt động do cơ quan lập dự án chiến lược/quy hoạch/kế hoạch/chương trình và cơ quan quản lý môi trường phối hợp tiến hành nhằm đảm bảo rằng quá trình ĐMC được tiến hành phù hợp với các mục tiêu của quy hoạch và ngăn chặn việc xảy ra các hậu quả không mong muốn về mặt môi trường. Như vậy, “tiếp tục ĐMC” bao gồm các hoạt động: 1) giám sát và đánh giá các tác động xảy ra trong thực tế; và 2) đề xuất thực hiện bổ sung các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động này. Việc giám sát hiệu quả ĐMC được thực hiện thông qua biện pháp kiểm toán, cho phép kiểm tra và so sánh các tác động môi trường xảy ra trong thực tế với các tác động đã dự đoán. Việc kiểm toán cần được thực hiện để bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào xuất hiện trong quá trình triển khai, dù đã được dự báo trước hoặc không được dự báo trước, đều có thể được xác định và trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị giúp các dự đoán trong tương lai sẽ chính xác hơn. Giám sát và đánh giá tiến độ các mục tiêu và mục đích là một phần quan trọng của cơ chế phản hồi của quá trình ra quyết định. Các kết quả giám sát và đánh giá được phản hồi đến các cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp cung cấp các thông tin thích đáng hơn và có thể sử dụng để xác định chính xác hơn các tác động và biện pháp giải quyết, do đó sẽ đưa ra quyết định khả thi và có hiệu lực hơn. Như vậy, sau khi Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ được phê duyệt cần thiết thực hiện chương trình quan trắc và thẩm định tiếp theo để kiểm tra hiệu quả của quá trình ĐMC. Đồng thời, việc giám sát hiệu quả ĐMC của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ cần phải đạt được mục tiêu thứ 2 quan trọng hơn là đưa ra những khuyến nghị về việc thay đổi, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Thông thường sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu thực hiện quy hoạch cơ quan được giao trách nhiệm xây dựng quy hoạch (Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ tiến hành đánh giá để xác định và điều chỉnh các vấn đề lộ diện rõ nhất. Sau đó, việc xem xét 103 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 lại quy hoạch sẽ được thực hiện trên cơ sở các kết quả quan trắc và thẩm định định kỳ 2-4 lần/năm. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện các nội dung sau đây: - Thẩm định giá trị pháp lý và tính hiệu lực của các dự báo tác động và các kết luận đánh giá. - Thẩm định hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tăng cường tác động tích cực đã đề xuất. - Xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của quy hoạch và phạm vi ảnh hưởng của các kết quả thực hiện quy hoạch. - Đánh giá sự bền vững của các kết quả đạt được, trong đó lưu ý đến hệ quả xoá đói giảm nghèo. - Đề xuất các sự thay đổi cần thiết để tăng cường lợi ích xã hội và môi trường của việc thực hiện quy hoạch. - Các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình ĐMC Để thực hiện các nội dung trên, một số câu hỏi sẽ được soạn thảo để định hướng cho việc giám sát hoặc sử dụng để xây dựng phiếu điều tra, ví dụ như: • Những dự đoán về đánh giá tác động của môi trường đã chính xác chưa? • Quy hoạch sử dụng đất có đóng góp cho việc đạt các mục tiêu, mục đích về môi trường như mong muốn hay không? • Các biện pháp giảm nhẹ thực thi đúng dự kiến hay không? • Có tồn tại các tác động tiêu cực nào về môi trường hay không? Chúng có nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được không? hoặc • Biện pháp xử lý có đạt yêu cầu hay không? Giám sát ĐMC có thể và cần thiết gắn liền với việc biên soạn thông tin cơ sở cho các kế hoạch và dự án sẽ được triển khai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất, đồng thời chuẩn bị các dữ liệu cần thiết phục vụ đánh giá tác động môi trường của các dự án/kế hoạch này. Để thực hiện thành công các mục tiêu nêu trên cần phân định rõ vai trò kết hợp và điều phối các hoạt động của hệ thống quan trắc, các chỉ số quan trắc, phương pháp quan trắc, thủ tục điều chỉnh chính sách định kỳ cũng như công tác nâng cao năng lực và truyền thông đại chúng. 104 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được xây dựng trên quan điểm sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, tiềm năng con người và lợi thế tự nhiên. Vì thế các nội dung của quy hoạch đã cố gắng đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa sử dụng đất hiệu quả với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất được cân nhắc chặt chẽ, hợp lý; phân bố và bố trí đất đai tương ứng với yêu cầu mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Chính phủ phê duyệt. Dựa trên kết quả ĐMC, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ cần thiết bổ sung các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường sau đây: - Về cơ sở khoa học lập quy hoạch: bổ sung căn cứ môi trường của việc phân bổ quỹ đất và thay đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt đối với hạng mục đất phi nông nghiệp. - Về nội dung quy hoạch: bổ sung tỷ lệ bố trí đất cho các phân khu chức năng bảo vệ môi trường, cụ thể là: 9 Tỷ lệ bố trí đất phân cách khu đô thị với khu công nghiệp; 9 Tỷ lệ bố trí đất phân cách trục đường giao thông với khu dân cư; 9 Tỷ lệ bố trí đất dành cho cây xanh và dành cho khu xử lý chất thải tập trung trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn và khu công nghiệp. 9 Tỷ lệ bố trí đất dành cho vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên. - Về các giải pháp thực hiện quy hoạch: bổ sung các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường vào các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ. 2. Về bản chất, các hoạt động sử dụng đất và thay đổi phương thức sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ có ảnh hưởng cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực đến điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và môi trường kinh tế xã hội với quy mô lớn, thời 105 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 gian dài và phạm vi rộng, thậm chí ảnh hưởng đến các vùng lận cận. tác động bất lợi có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch là: - Thay đổi kết cấu đất, ô nhiễm đất và suy thoái đất; - Suy giảm chất lượng nước mặt, cạn kiệt nguồn nước và nhiễm mặn; - Suy giảm nguồn nước ngầm cả về chất lượng và số lượng; - Ô nhiễm môi trường không khí; - Suy giảm đa dạng sinh học; - Ô nhiễm môi trường biển; - Ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng; và - Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội bền vững. Tuy nhiên, nếu Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc đồng thời với việc thực hiện các chính sách/giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và giảm thiểu tác động bất lợi thì các tác động xấu nêu trên sẽ giảm đáng kể về quy mô và phạm vi, đồng thời các tác động tích cực sẽ được phát huy. 3. Dựa trên những kết quả ĐMC có thể kiến nghị Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ sau khi bổ sung các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường như đã nêu ở Mục 1 phần Kết luận này. 2. Kiến nghị 1. Các kết quả nghiên cứu ĐMC không chỉ hỗ trợ các cơ quan quản lý trong quá trình xem xét, ra quyết định phê duyệt các dự án xây dựng chiến lược/quy hoạch/kế hoạch mà còn các tác dụng hỗ trợ xem xét, điều chỉnh các nội dung, các hoạt động của dự án trong suốt quá trình thực hiện. Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường với tư cách vừa là cơ quan lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, vừa là cơ quan quản lý môi trường cấp Trung ương, tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung của chương trình quản lý và giám sát môi trường, đặc biệt là chương trình kiểm toán giám sát hiệu quả ĐMC để phát huy tác dụng của ĐMC trong việc xây dựng, thẩm định và thực hiện các chiến lược/quy hoạch/kế hoạch. 2. ĐMC là một công cụ quản lý môi trường mới có tính tổng hợp, nhằm hỗ trợ việc xem xét ra các quyết định ở tầm vĩ mô. Các phương pháp ĐTM truyền thống tỏ ra không đủ hiệu quả khi áp dụng vào trong quá trình ĐMC, trong khi các phương 106 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 pháp pháp đánh giá chính sách và quy hoạch lại đòi hỏi các phương tiện và trình độ kỹ thuật cao với hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ. Ngoài ra hiện nay ở Việt Nam, công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược/quy hoạch/kế hoạch còn nhiều bất cập do năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ còn yếu kém, vì vậy các thông tin và dữ liệu ban đầu thường không đầy đủ và chính xác phục vụ cho mục đích ĐMC. Hệ quả là, việc thực hiện nghiên cứu ĐMC gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp, không chỉ với các quy hoạch sử dụng đất mà chắc chắn với mọi quy hoạch, kế hoạch của các lĩnh vực/ngành khác. Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, với chức năng là cơ quan quản lý môi trường cấp Trung ương, sớm nghiên cứu và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐMC cho từng loại hình dự án xây dựng chiến lược/quy hoạch/kế hoạch, đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. 107 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 4/2007 3. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, PGS.TS. Lê Trình, TS. Nguyễn Quỳnh Hương – Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng, 2004 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Báo cáo môi trường 2006 5. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (chủ biên) – Đánh giá môi trường chiến lược, Nhà xuất bản Xây dựng, 2006 6. Jiri Dusik and others – SEMLA Programme - Hướng dẫn Kỹ thuật về Đánh giá Môi trường Chiến lược, Dự thảo số 2, 12/2006 7. Ngân hàng phát triển Châu Á (Ashley C. Morton) – Đánh giá môi trường chiến lược dự án Giảm nghèo miền Trung (TA3392-VIE), 2001 8. Thomas B. Fischer – Strategic environmental assessment in transport and land use planning, 2002 9. California Environmental Protection Agency – Air quality and land use Handbook. A community health perspective, 4/2005 10. Katsunori Suzuki, Senior Visiting Fellow, Institute of Advanced Studies, United Nations University- Sustainable and environmentally sound land use in rural areas with special attention to land degradation, Asia-Pacific Forum for Environment and development, China 1/2006 11. Defenders of Wildife, Washington D.C – Intergrating land use planning and biodiversity 12. Atlanta Regional Health Forum - Land Use Planning for Public Health:The Role of Local Boards of Health in Community Design and Development, 2006 108
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng