Mô tả:
MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án a. Sự ra đời của dự án: Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ ĐB SCL, nằm cuối dông Hậu, tiếp giáp biển Đông với 72 KM bờ biển, diên tích tự nhiên 3310 Km2, dân số cuối năm 2009 là 1.292.800 người, gồm 3 dân tộc Kinh Hoa, Khmer. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng, công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối mạnh và đa dạng. Để phát huy vị trí, tiềm năng của tỉnh cũng như góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nên việc phát triển công nghiệp là một tất yếu. Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng đã có sự thay đổi đáng kể. Nền kinh tế tỉnh nhà không chỉ chủ yếu dựa vào nông-lâm-ngư nghiệp mà các ngành công nghiệp cũng đang được chú trọng phát triển tăng dần nhằm tạo cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế, phù hợp với xu thế “mở cửa - hội nhập” của cả nước. Trong tiến trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước Đảng và Nhà nước ta quyết tâm chủ đông hội nhâp kinh tế Quốc tế. Một trong những mục tiêu quan trọng đã được các nghị quyết của Đảng đề ra là xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất….được xem là một trong những phương thức đem lại nhiều hiệu quả trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều dự án trong và nước ngoài; là môi trường đầu tư hấp dẫn, sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và với chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, giá thuê đất rẻ, chi phí hạ tầng thấp, cơ chế một cửa, tại chổ sẽ tạo diều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và làm ăn có lợi nhuận cao. Song song với sự phát triển của các khu công nghiệp trên cả nước thì khu cong nghiệp An Nghiệp cúng nằm trong dòng chảy của sự phát triển đó, nó sẽ góp phần thực hiện công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Hiện nay, vùng ĐBSCL có khoảng hơn 135.000 ha rừng tràm sản xuất, trong đó có khoảng 15.000ha rừng tràm cho khai thác với trữ lượng gỗ hàng năm hơn 1 triệu m3. Trong khi đó, đầu ra của cây tràm gặp khó khăn, thị trường mua tràm ngày càng giảm, các sản phẩm chế biến từ gỗ, lá tràm rất đơn điệu. Dù tại ĐBSCL có nhiều nhà máy, cơ sở chế biến gỗ tràm xuất khẩu, nhưng do tình trạng cung vượt cầu nên giá thu mua nguyên liệu tràm ở mức thấp. Tính trung bình, một ha đất trồng tràm sau 6-7 năm, nông dân chỉ bán được khoảng 20 triệu đồng. Do hiêu quả không cao nên gần đây, ở ĐBSCL có hàng ngàn ha rừng chuyển sang trồng lúa hoặc hoa màu. Từ năm 1990, tốc độ xây dựng gia tăng đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng tràm làm cừ móng. Do đó nhiều nông dân sống trên vùng đất chua ở vùng ĐBSCL đã chủ động trồng tràm. Chính phủ cũng khuyến khích nông dân tròng tràm ở những vùng trồng lua có năng xuất thấp và kỳ vọng trồng tràm sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế….Tuy nhiên, sau khi lên đỉnh vào năm 2004, giá tràm đã tục dần, nguyên nhân là do từ năm 2003 nhiều nhà máy sản xuất xi măng ra đời ở ĐBSCL và cung cấp cả các loại cừ betong với giá khá rẻ nên được nhiều người ưu chuộng và dần dần áp cừ tràm. Dùng cừ bêtông cốt thép để thay thế cây cừ tràm trong xây dựng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cây tràm không có thị trường tiêu thụ, vì ngoài mục đích này, cây tràm ít được trọng dung vào các việc khác, từ đó đã tác động mạnh mẽ đém tâm lý người trông tràm. Giá tràm giảm đã khiến cho các chủ rừng năn lòng. Hiện nay cây tràm 5 năm tuổi dùng làm cừ trong xấy dựng các công trình , giá chỉ còn 12.000đ /cây, trong khi trước đây vài năm là 15.000 đ/cây. Mặ dù ĐBSCL có nhiều nhà máy chế biến gỗ, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa có nhà máy nào có quy mô lớn, đặt biệt là các nhà máy sản xuất gỗ từ cừ tràm, do đó đầu tư nhà máy chế biến gỗ tại chỗ được coi là giải pháp tối ưu nhằm tiêu thụ nguồn nguyên liệu cây tràm tại chỗ, giúp cho nông dân trống tràm có được đàu ra và giá cả ổn định.