Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo đtm dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao pp và bao phức hợp...

Tài liệu Báo cáo đtm dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao pp và bao phức hợp

.PDF
84
309
130

Mô tả:

Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của Dự án 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư Trong những năm gần đây tốc độ xây dựng và đầu tư tại tỉnh Hải Dương và một số vùng của các tỉnh thành lân cận tăng nhanh, có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp được hình thành, các cơ sở sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều có nhu cầu cao về bao bì đóng gói, qua nghiên cứu tìm hiểu thị trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Hải Dương và một số khu vực của các tỉnh lân cận, Công ty TNHH Trung Kiên quyết định lập Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại nhằm giữ vững thị trường địa phương, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới với các đối tác mới để duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty ngày càng lớn mạnh. Để thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam, Công ty đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhằm đảm bảo phát triển kinh tế kết hợp với việc thực hiện tốt các công tác bảo vệ môi trường. 1.2. Cơ quan duyệt dự án Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1. Các văn bản pháp luật Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên được lập theo các căn cứ pháp luật hiện hành sau đây: - Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua tháng 5 năm 1998. - Luật hoá chất do Bộ Công nghiệp chủ trì soạn thảo đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội ngày 20/11/2007. - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - NghịTÀI địnhLIỆU số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định 21/2008/NĐ-CP V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ - Nghị định số 67/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của Chính phủ ban hành ngày 13/6/2003 - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư hướng dẫn số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường - Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải xử lý. - Quyết định số 35/2002-QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của BKHCN&MT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Các Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường 2.2. Các căn cứ kỹ thuật - Báo cáo Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên. - Các tài liệu, bản vẽ thiết kế liên quan đến công trình xây dựng - Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thuỷ văn, tình hình kinh tế xã hội tại khu vực triển khai dự án - Niên giám thống kê 2007 của Cục thống kê tỉnh Hải Dương - Các số liệu đo đạc, phân tích các thành phần môi trường tại khu vực Dự án - Các tài liệu kỹ thuật về các loại nguyên liệu, máy móc thiết bị của Công ty cũng như các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. - Các tài liệu kỹ thuật về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí và chất thải rắn) trong và ngoài nước. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI hiện LIỆUđánh CHỈgiá MANG TÍNH 3. Tổ chức thực tác động môiCHẤT trườngTHAM KHẢO 3.1. Tổ chức thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại do Chủ đầu tư là Công ty TNHH Trung Kiên đứng ra chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương. * Cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: - Giám đốc Trung tâm: Ông Tạ Hồng Minh - Địa chỉ: Số 209, đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương - Điện thoại: 0320 3210 558 Fax: 0320 3892 428 3.2. Danh sách các thành viên tham gia lập Báo cáo ĐTM Bảng 1. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM TT Người lập báo cáo Chuyên ngành 1 Tạ Hồng Minh GĐTT - KS. Môi trường 2 Phan Thị Uyên PGĐTT - CN. Hóa phân tích 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nguyễn Thị Bích Ngọc Trần Xuân Toàn Nguyễn Thế Mạnh Nguyễn Văn Tuyến Nguyễn Thị Hải Lý Lê Phú Đồng Nguyễn Xuân Hoàng Vũ Thị Vân Phạm Văn Hoàng KS. Môi trường KS. Công nghệ môi trường KS. Công nghệ môi trường KS. Công nghệ môi trường KS. Môi trường CN. Hóa phân tích KS. Môi trường Giám đốc Công ty KTS - Công ty CPTVXD Sông Hồng Trong quá trình thực hiện báo cáo đã có sự phối hợp chặt chẽ của: - Chi cục Bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương - Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường - Cán bộ của Công ty TNHH Trung Kiên 4. Phạm vi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Phạm vi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên trên diện tích đất sử dụng là 32.458m2, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ tập trung vào đánh giá các tác động của hoạt động sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại với nguyên liệu là hạt nhựa PP trên công nghệ mới, hiện đại và quá trình tái chế bavia nhựa phát sinh trong quá trình sản xuất tạo thành hạt nhựa, quay trở lại sản xuất. Các hoạt động sản xuất khác nằm ngoài nội dung của bản báo cáo đánh giá tác động môi trường này. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÍNHmôi CHẤT THAM KHẢO 5. Quy trìnhTÀI thựcLIỆU hiện CHỈ đánhMANG giá tác động trường Dự án Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại được thực hiện với các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại - Bước 2: Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện Dự án nằm trên địa bàn xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương - Bước 3: Khảo sát, đo đạc và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án - Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích và đánh giá các tác động của dự án tới môi trường - Bước 5: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án - Bước 6: Xây dựng các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường của Dự án. - Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường, kinh phí giám sát và quan trắc môi trường của Dự án - Bước 8: Tham vấn lấy ý kiến của UBND và UBMTTQ xã Kim Xuyên - Bước 9: Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án - Bước 10: Trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANGCHƯƠNG TÍNH CHẤT 1 THAM KHẢO MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1. Thông tin chung - Tên Dự án: Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại - Chủ Dự án: + Công ty TNHH Trung Kiên + Đại điện theo pháp luật: Bà Vũ Thị Vân - Giám đốc Công ty + Điện thoại: 0320.3722108/720166 + Trụ sở chính: phố Ga - thị trấn Phú Thái - huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương. 2. Vị trí địa lý của dự án Vị trí khu đất xin thuê có tọa độ N-20058'15,3''; E-106029'26,5'' nằm tại thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích đất thu hồi là 42.881m2 (trong đó diện tích xin thuê là 32.458m2, còn lại là lưu không đường). Khu đất có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông Bắc dự án là lưu không đường, cách tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng 32m, cách Quốc lộ 5 khoảng 55m, cách khu dân cư thôn Quỳnh Khê qua đường 5 khoảng 100m. - Phía Tây Nam giáp ruộng canh tác, cách khu dân cư thôn Quỳnh Khê khoảng 500m - Phía Đông Nam giáp đường vào khu dân cư thôn Quỳnh Khê, cách Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I khoảng 15m. - Phía Tây Bắc giáp ruộng canh tác, cách khu dân cư thôn Quỳnh Khê khoảng 200m Vị trí Dự án nằm tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, cách thành phố Hải Dương khoảng 18km về phía Tây, cách cảng Chính – Hải Phòng là 25km về phía Đông. Vị trí của dự án nằm gần tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 5A nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, đồng thời giảm được chi phí vận chuyển và giảm được giá thành sản phẩm. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án thể hiện ở trang sau 3. Quy mô đầu tư xây dựng Dự án 3.1. Các hạng mục công trình xây dựng Dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà kho, xưởng tạo hạt, bãi để xe, nhà làm việc, đường đi nội bộ và các công trình phục vụ ăn nghỉ, sinh hoạt giữa ca của cán bộ công nhân viên... Mặt bằng xây dựng sẽ thực hiện theo các quy hoạch và tiêu chuẩn được phê duyệt như hệ số sử dụng đất là 0,42lần, mật độ xây dựng chiếm 40%. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 2. Danh mục các công trình xây dựng TT Các hạng mục công trình Đơn vị Diện tích 2 1 Nhà điều hành m 360 2 3.168 2 Xưởng sản xuất số 1 m 3.168 3 Xưởng sản xuất số 2 m2 2 4 Xưởng sản xuất số 3 m 3.168 2 5 Nhà kho m 2.500 2 6 Sân phơi nguyên liệu m 600 2 7 Xưởng tạo hạt m 360 2 8 Xưởng cơ khí - Vật tư m 150 2 9 Nhà bảo vệ m 30 10 Bãi đỗ xe khách m2 500 11 Hội trường - Nhà ăn m2 500 2 12 Gara - Nhà xe CNV m 140 2 13 Khu bể nước m 100 2 14 Khu vệ sinh m 160 2 15 Hồ nước - Cây xanh m 880 2 16 Trạm điện m 30 2 17 Kho xăng dầu m 150 18 Sân cầu lông m2 240 * Thời gian thuê đất: 50 năm * Kế hoạch thực hiện dự án: - Giai đoạn I: + Lập dự án và xin chấp thuận dự án hết quý II năm 2008 + Đền bù giải phóng mặt bằng hết quý IV năm 2008 + Khởi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và hoàn thành hết năm 2009 - Giai đoạn II: + Từ năm 2010 tiếp tục hoàn thiện các hạng mục trong dự án 3.2. Quy hoạch mặt bằng a. Khu nhà xưởng Các nhà xưởng, nhà kho xây dựng 1 tầng, KC khung thép chịu lực, mái lợp tôn Austnam chống nóng, tường bao che bằng gạch, tường gạch cao 1,2m bao che, trên lợp tôn, nền đổ bê tông dày 150, mác 150; Đường đi trong khu xưởng, KCBT dày 250, mác 200# b. Khu hành chính - Nhà làm việc và nhà điều hành sản xuất: xây dựng 2 tầng, xây tường gạch chịu lực, sàn mái đổ BTCT, nền lát gạch liên doanh, tường trần phun sơn. - Nhà thường trực, nhà vệ sinh...: là các công trình phụ trợ, kết cấu đơn giản, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng, nhưng đảm bảo độ bền, dễ sử dụng. - Sân đường nội bộ khu hành chính: sân bê tông, mác 200#, dày 150; Sân tập trung bê tông, trên lát gạch giếng đáy màu đỏ 40*40. Đường ô tô thiết kế đảm bảo xe có tải trọng 50 tấn ra vào sân bãi và kho, đồng thời hệ thống giao thông đảm bảo cho xe PCCC vào tận nơi khi xảy ra sự cố. Sơ đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án được thể hiện ở trang sau TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 3.3. PhươngTÀI án kỹ thuật a. San nền Khối lượng đất cát san lấp tạm tính là 32.458m3, với độ cao san lấp bằng tim đường Quốc lộ 5A. b. Nhu cầu về nước Nguồn nước cấp lấy từ giếng khoan, qua hệ thống bể lọc để cấp cho quá trình sản xuất, ngoài ra Công ty sử dụng một phần nước mưa cho sinh hoạt và ăn uống. Lượng nước cấp cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy là 40m3/ngày đêm. Nước sạch được chứa trong bể có dung tích là 100m3 c. Hệ thống cấp điện - Sử dụng điện áp 380V cho sản xuất, 220V cho sinh hoạt thắp sáng - Tổng công suất tiêu thụ cho nhà máy: 1.600KW/h Công ty xây dựng hai trạm biến áp riêng, công suất của mỗi trạm là 1.000KVA, nguồn điện lấy từ đường điện 35KV. d. Phương án phòng chống cháy nổ Công ty tuân thủ theo đúng các quy định PCCC, mỗi nhà bố trí từ 10-15 bình cứu hỏa và 4 họng nước phòng hỏa, xây dựng 1 hồ dự trữ nước cho PCCC với diện tích 1.080m2, dung tích chứa khoảng 1300m3. 4. Quy mô sản xuất * Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ: Nguyên liệu là hạt nhựa PP và các hạt phụ gia hạt, được phối trộn đều với nhau theo tỷ lệ, sau đó chúng được đưa vào bộ phận gia nhiệt ở nhiệt độ cao để làm nóng chảy nguyên liệu, chuyển qua máy ép màng tạo thành các màng nhựa dạng tấm to, sau đó chúng được dẫn qua bộ phận làm nguội trực tiếp bằng nước để chuyển màng nhựa từ dạng dẻo sang dạng rắn, nhờ các silô cuốn đưa qua máy kéo sợi, dưới tác dụng của các lưỡi dao nhỏ, màng nhựa được xé nhỏ tạo thành dạng sợi, tại máy kéo sợi có hệ thống các lô cuốn từng sợi nhựa, tại bộ phận này có hệ thống kiểm tra thông số sợi, kiểm tra cơ lý, màu sắc của từng sợi trước khi chuyển chúng sang khu vực dệt bao bằng máy dệt sáu thoi, trong đó có một hoặc nhiều con thoi được chuyển động hoặc bằng cơ khí hoặc bằng điện từ trường, kết nối một sợi ngang với một loạt các sợi dọc thẳng đứng được sắp xếp trong một vòng tròn tạo thành các ống. Sau đó mới đưa qua máy cắt rời từng đoạn theo kích thước thiết kế tạo thành các mảnh bao PP, tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng mà một phần mảnh bao PP được chuyển sang công đoạn in bằng máy in offset, flexo và tạo thành bao PP thành phẩm qua công đoạn may định hình bao; một phần khác được ghép với giấy Kraff tạo thành manh bao phức hợp, cũng đưa qua công đoạn in và máy định hình tạo thành bao phức hợp thành phẩm. Cuối cùng là công đoạn kiểm tra lần cuối, đem đóng gói sản phẩm, nhập kho hoặc xuất cho khách hàng theo đơn đặt hàng. Đối với các bavia nhựa phát sinh trong quá trình sản xuất được đưa qua máy tạo hạt của Trung Quốc, tạo thành hạt nhựa quay trở lại quá trình sản xuất. Tất cả các quá trình trên TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN CHỈdây MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO đều được tự TÀI độngLIỆU hóa trong chuyền sản xuất. Nước sử dụng cho quá trình làm mát máy móc ở công đoạn gia nhiệt được tuần hoàn liên tục, với khối lượng nước khoảng 15m3/ngày; nước làm mát trực tiếp màng nhựa được chứa trong bể có thể tích 1m3/1 máy (Công ty đầu tư 2 máy cán màng) và sau 10 ngày thì thay nước một lần. Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất bao bì Hạt nhựa, Phụ gia Sấy khô Phối trộn Gia nhiệt Nước làm mát Kiểm tra thông số sợi Máy tạo hạt Nước làm mát Hơi dung môi, chất thải rắn (hộp mực) Bụi Máy tráng màng Nhiệt, hơi nhựa, tiếng ồn, nước làm mát Máy kéo sợi Tiếng ồn, sợi nhựa hỏng Tổ hợp máy dệt 6 thoi Tiếng ồn, sợi nhựa thừa Chất thải rắn Máy cắt nhiệt Manh bao PP Giấy Kraff Tiếng ồn, nhiệt Manh bao PP Manh bao phức hợp Máy in Giấy Kraff Máy định hình bao Máy in Bao PP thành phẩm Bao đã in, lồng tráng một lớp giấy Máy định hình bao Bao phức hợp thành phẩm Kiểm tra chất lượng Hơi dung môi, chất thải rắn (hộp mực) Đóng gói Nhập kho Bụi, tiếng ồn Bụi TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN CHỈ bị MANG TÍNH 5. Hệ thống TÀI máyLIỆU móc, thiết của nhà máyCHẤT THAM KHẢO Trên cơ sở đánh giá tính năng tác dụng và độ bền của máy móc thiết bị; đánh giá về chất lượng sản phẩm và vốn đầu tư, Công ty lựa chọn các loại máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất như sau: Bảng 3. Danh mục máy móc thiết bị cho sản xuất Đơn Số Tình trạng TT Loại thiết bị Xuất xứ vị lượng thiết bị 1 Máy chỉ siêu tốc Cái 3 Trung Quốc Mới 100% 2 Máy tạo hạt Cái 1 Trung Quốc Mới 100% 3 Máy dệt 6 thoi Cái 20 Ấn độ Mới 100% 4 Máy dệt 6 thoi Cái 40 Trung Quốc Mới 100% Đài Loan 5 Máy khâu hai đầu tự động Cái 4 Mới 100% Đài Loan 6 Máy in Cái 1 Mới 100% Đài Loan 7 Máy định hình bao Cái 1 Mới 100% 8 Máy tráng màng Cái 2 Trung Quốc Mới 100% 9 Xe nâng gắp 3 tấn Cái 1 Nhật Bản Mới 100% 10 Xe 4 chân chở hàng Cái 1 Việt Nam Mới 100% 11 Xe ô tô Zace Cái 1 Nhật Bản Mới 100% 12 Xe đẩy tay Cái 5 Nhật Bản Mới 100% 13 Cân điện tử Bộ 1 Việt Nam Mới 100% 14 Trạm biến thế Trạm 2 Việt Nam Mới 100% 15 Hệ thống cẩu trục HT 3 Việt Nam Mới 100% 16 Thiết bị máy móc, cơ khí + hệ thống điện các Việt Nam Mới 100% phân xưởng Máy móc/thiết bị được đầu tư mới 100% của một số nước có ưu thế về công nghệ, chất lượng máy móc và giá cả thiết bị hợp lý như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. 6. Nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất TT Loại nguyên liệu Đơn vị Số lượng 1 Hạt nhựa PP tấn/năm 4400 2 Phụ gia (hạt Tracal) tấn/năm 600 3 Mực in tấn/năm 120 4 Giấy Kraff tấn/năm 8.000 5 Chỉ may tấn/năm 10 Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất là hạt nhựa PP, phụ gia, giấy, nguyên liệu phụ là chỉ máy đầu bao, mực in + Các hạt nhựa PP được dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản lương thực, thực phẩm... Hạt PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN CHỈ MANG CHẤT nhiều lớp đểTÀI tăngLIỆU tính chống thấm khí,TÍNH hơi nước, tạo THAM khả năngKHẢO in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì. + Mực in: với thành phần cơ bản là chất làm loãng, nhựa và các phụ gia - Chất làm loãng: có tác dụng giảm độ nhớt của mực in, cải thiện khả năng truyền mực và khả năng in, nó có thể là nước nếu là mực gốc nước, hoặc các monomer hoạt động với mực UV, tạo độ bóng và độ cứng bề mặt - Nhựa: làm tăng độ bền, dẻo, bền hóa chất và độ bám dính; nhựa được sử dụng là các oligomer + Chất phụ gia: làm tăng tính năng của loại nguyên liệu sử dụng Nguồn cung ứng nguyên liệu: Riêng giấy cuộn nhập ngoại từ các nước Thái Lan, Inđonêxia, Malaisia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Các loại nguyên liệu khác sẽ mua tại Việt Nam. 7. Tổng mức đầu tư của Dự án 7.1. Tổng vốn đầu tư 93.969.574.408 đồng Trong đó: - Giá trị xây lắp: 35.544.974.408 đồng - Thiết bị máy móc và các thiết bị khác: 38.424.600.000 đồng - Vốn kinh doanh: 20.000.000.000 đồng 7.2. Nguồn vốn đầu tư - Sử dụng vốn tự có của Công ty và vốn huy động thêm của các thành viên trong công ty 35%/tổng số vốn - Vốn vay ngân hàng 65%/tổng vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, vốn lưu động và một phần vốn xây dựng. 8. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ - Sản phẩm của nhà máy đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bao gồm TT 1 2 Tên sản phẩm Bao bì PP Bao phức hợp các loại Đơn vị Số lượng Tấn/năm 1.000 Tấn/năm 12.000 - Thị trường: Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ phần lớn ở thị trường Việt Nam, như cung cấp bao bì cho các nhà máy xi măng (xi măng Phúc Sơn, xi măng Hải Dương, xi măng Duyên Hải, xi măng cổ phần Hướng Dương...), một phần sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra nước ngoài. 9. Nhu cầu về lao động Tổng số lao động: 350 người - Bộ phận lao động gián tiếp bao gồm: 27 người - Bộ phận lao động trực tiếp + bộ phận phục vụ, bảo vệ: 323 người - Dự kiến trả lương cho công nhân: 1.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng - Đối với cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành phân xưởng: 2.500.000 - 6.000.000 đồng/tháng. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT Sơ đồ tổ chức, quản lý nhân lựcTHAM của nhàKHẢO máy Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Tài chính Kế toán Phân xưởng sản xuất 10. Hiệu quả hoạt động của dự án - Cung cấp sản phẩm bao bì có chất lượng cao cho thị trường trong nước và khu vực - Tạo ra một cơ sở sản xuất với công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, mới 100% để tăng cường nâng cao khả năng sản xuất, kinh doanh, đảm bảo doanh thu ngày càng tăng. - Tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, ổn định đời sống người lao động, tăng lợi nhuận cho Công ty, đóng góp một phần vào nguồn ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế (dự kiến 2.500.000.000 đồng/năm) TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANGCHƯƠNG TÍNH CHẤT 2 THAM KHẢO ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 1.1. Điều kiện địa hình, địa chất a. Địa hình Khu vực triển khai dự án nằm trên địa bàn thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, được cấu thành bởi các trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc từ biển và sông hồ, trong đó ưu thế là các thành tạo của hệ tầng Thái Bình (Q23tb) ở trên cùng, lớp dưới là hệ tầng Hải Hưng (Q21-2hh). Đặc điểm về địa hình của vùng đất này được cấu thành bởi sét, cát, phù sa và mùn thực vật của hai hệ tầng này. Nhìn chung bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng. Tại xã Kim Xuyên có độ cao nhất là +3,7m tại thôn Thiện Đáp, giáp với sông Bính và thấp nhất là +1,0 m tại thôn Quỳnh Khê, phần tiếp giáp với thôn Quảng Đạt xã Ngũ Phúc, tùy thuộc vào độ pH, Eh và các chất vi lượng trong đất mà phát triển trồng cây ăn quả, trồng lúa, hoa màu hoặc nuôi trồng thủy sản. Khu vực triển khai dự án là diện tích trồng hai vụ lúa và một vụ màu thuộc các chân cao và vàn trũng, có độ cao từ +1,6m đến +2,5m so với mực nước biển. Như vậy cao độ san nền của dự án là +1m, lấy cao bằng tim đường 5 và việc triển khai san lấp mặt bằng dự án sẽ làm cản trở dòng chảy của mương thoát nước phía Đông Nam của Dự án. b. Địa chất Theo tài liệu địa chất công trình của Công ty TNHH Tư vấn Khảo sát Địa chất và Xây dựng Hải Dương, địa chất trong khu vực dự án được nghiên cứu như sau: - Lớp 1: cát đen hạt nhỏ, đáy là lớp đất trồng trọt - Lớp 2: sét màu nâu gụ, nâu vàng, trạng thái dẻo mềm, sức chịu tải 1.07kg/cm2. - Lớp 3 - 6 là lớp bùn sét xen kẹp cát pha. Sức chịu tải 1.14 kg/cm2. - Lớp 7: sét vàng loang lổ, xám trắng, trạng thái dẻo cứng - nửa cứng, sức chịu tải 1.17kg/cm2. - Lớp 8-9: cát hạt nhỏ, trung lẫn sỏi sạn, trạng thái chặt vừa, sức chịu tải 2kg/cm2. - Lớp 10: sét màu xám vàng, trắng đục, trạng thái nửa cứng, sức chịu tải 2.06kg/cm2. - Lớp 11-12: đá phiến sét phân phiến mạnh, phong hoá nứt nẻ vừa đến mạnh, cứng chắc vừa đến yếu. 1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn a. Đặc điểm thủy văn Dự án nằm cách sông Bính khoảng 2,5km về phía Tây Nam, sông Bính là một chi lưu của sông Kinh Thầy, nó là phần cuối của sông Rạng, chảy từ ngã ba Tuần Mây đến cầu Lai Vu, sông là ranh giới giữa huyện Nam Sách và huyện Kim Thành, còn từ cầu Lai Vu trở xuống đến khu vực kè Thanh Xuân – sông là ranh giới giữa huyện Kim Thành và huyện Thanh Hà, từ đây nhập vào sông Văn Úc và đổ ra biển. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN CHỈ quanh MANGnăm TÍNH THAM DòngTÀI chảyLIỆU của sông chịuCHẤT ảnh hưởng củaKHẢO thuỷ triều. Về mùa cạn (thường từ cuối tháng 10 năm trước đến trung tuần tháng 5 năm sau), mùa này chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Những ngày triều mãn có 2 đỉnh 1 chân hoặc 2 chân 1 đỉnh. Thuỷ triều những ngày triều cường khá mạnh, thời gian triều lên từ 9 đến 10 giờ, thời gian triều xuống từ 14 đến 15 giờ. Thời gian có nước chảy ngược thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, khu vực hạ lưu biên độ thuỷ triều lớn nhất lên tới từ 1m80 đến 1m90. Mùa lũ từ trung tuần tháng 5 đến tháng 10, mùa này mực nước trong sông phụ thuộc vào lượng nước thượng nguồn đổ về nhiều hay ít, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều với mức độ yếu hơn. Tuy ảnh hưởng của lũ nhưng mặt nước vẫn có dạng nhấp nhô hình sin của thuỷ triều. Trên sông Bính hiện nay có trạm thuỷ văn Quảng Đạt đặt ở bờ trái thuộc địa phận thôn Quảng Đạt – xã Ngũ Phúc – huyện Kim Thành. Trạm được thành lập năm 1962, đo đầy đủ các yếu tố thuỷ văn theo tiêu chuẩn cấp I. Từ năm 1981 trạm hạ cấp chỉ còn đo mực nước và lượng mưa. * Một số đặc trưng dòng chảy sông Bính tại trạm thủy văn Quảng Đạt: + Tốc độ dòng chảy lớn nhất mùa lũ: + Lưu lượng nước trung bình năm: V = 1,75m/s 113m3/s + Lưu lượng nước lớn nhất mùa lũ trên sông Bính: Qma x = 818m3/s + Lưu lượng chuyển cát lớn nhất: 3.400kg/s + Mực nước lớn nhất, thấp nhất đo được trên sông Bính tại Quảng Đạt : Hmax = 341cm; Hmin : - 104cm Bảng 4. Mực nước trung bình các tháng trên sông Bính tại Trạm thuỷ văn Quảng Đạt (cm) Tháng Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 34 54 28 30 40 35 33 45 25 28 33 26 28 46 33 20 26 36 35 43 40 25 30 24 91 65 74 38 47 47 133 81 87 77 67 69 158 136 142 114 126 126 228 136 118 135 137 112 78 135 89 121 72 99 70 79 65 82 79 90 66 59 50 70 58 62 57 48 42 49 45 47 b. Điều kiện vi khí hậu Khí hậu của khu vực thực hiện dự án mang đầy đủ những đặc tính cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Việt Nam Sự phân chia khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm theo bốn mùa gồm hai mùa chính là mùa hè và mùa đông, còn hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu. Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực dự án. Các yếu tố đó là: - Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối của không khí TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀImưa, LIỆU CHỈ - Lượng nắng và MANG bức xạ TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Chế độ gió và đặc điểm về bão lũ lụt Các số liệu và bảng dẫn chứng về điều kiện khí tượng thủy văn (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió, bão lũ lụt) được thu thập tại Trung tâm khí tượng thủy văn Hải Dương. + Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất. Tính năng hấp thụ và bức xạ nhiệt của mặt trời ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ trong không khí theo chiều thẳng đứng. Thông thường càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, nếu trạng thái nhiệt của không khí có đặc tính ngược lại gọi là sự "nghịch đảo nhiệt", hiện tượng này làm suy yếu sự trao đổi đối lưu, làm giảm sự khuếch tán hơi độc hại và làm tăng hơi độc hại trong không khí gần mặt đất. Nhiệt độ không khí của khu vực thể hiện rõ rệt tính đặc trưng của vùng nhiệt đới đồng bằng, ít nhiều chịu ảnh hưởng của khí hậu đồi núi. Nhiệt độ trung bình các tháng năm 2007 của tỉnh Hải Dương là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 300C vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,50C vào tháng 1. Bảng 5. Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2000 đến năm 2007 (0C) Năm 2000 2003 2004 2005 Tháng Tháng 1 17,8 16,4 16,7 16,1 Tháng 2 16,0 20,0 17,3 17,8 Tháng 3 19,9 20,8 19,9 18,9 Tháng 4 24,5 25,2 23,5 23,7 Tháng 5 26,7 27,9 25,9 28,5 Tháng 6 27,8 29,5 29,0 29,7 Tháng 7 29,1 29,3 28,9 29,2 Tháng 8 28,5 28,5 28,8 28,4 Tháng 9 26,4 27,0 27,6 28,2 Tháng 10 24,5 25,4 24,6 25,7 Tháng 11 20,6 22,7 22,2 22,2 Tháng 12 19,5 17,4 18,4 16,8 Cả năm 23,4 24,2 23,6 23,8 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 2006 2007 17,8 18,4 19,9 24,6 26,9 29,5 29,7 27,7 27,4 26,9 24,2 17,9 24,2 16,5 21,4 20,8 22,8 26,6 30,0 30,0 28,6 26,7 25,3 20,4 20,1 24,1 + Độ ẩm không khí Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật bán vào và phát triển nhanh chóng, phát tán đi xa, gây ra bệnh truyền nhiễm Độ ẩm không khí của khu vực Hải Dương khá cao, theo kết quả quan trắc độ ẩm không khí trung bình tại Trạm khí tượng thủy văn Hải Dương cho thấy: Độ ẩm trung bình các tháng năm 2007 là 83%, các tháng hanh khô là tháng 1 và tháng 11 có độ ẩm trung bình 73%, giá trị độ ẩm trung bình tháng lớn nhất vào tháng 3 đạt khoảng 91%. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN MANG TÍNH KHẢO Bảng 6. ĐộTÀI ẩm LIỆU khôngCHỈ khí trung bình các CHẤT tháng từTHAM năm 2000 đến năm 2007 (%) Năm 2000 2003 2004 2005 Tháng Tháng 1 84 84 83 81 Tháng 2 88 91 87 88 Tháng 3 92 87 89 85 Tháng 4 92 90 89 88 Tháng 5 89 89 87 85 Tháng 6 88 82 80 82 Tháng 7 86 86 82 83 Tháng 8 89 90 87 87 Tháng 9 88 90 85 84 Tháng 10 89 81 78 80 Tháng 11 80 80 79 82 Tháng 12 80 75 78 76 Cả năm 87 85 84 83 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 2006 2007 79 87 88 86 84 82 82 88 79 81 80 79 83 73 86 91 85 84 81 82 87 86 81 73 81 83 + Lượng mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Mùa mưa ở khu vực thường xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tổng lượng mưa cả năm 2007 là 1.197mm, ít hơn trung bình hàng năm 73,0 mm, ít hơn lượng mưa năm 2006 là 253 mm, mùa mưa phù hợp với quy luật chung. tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 9 (229mm) nên có thể gây úng gập một số vùng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế của tỉnh, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1 (1mm). Bảng 7. Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2000 đến năm 2007 (mm) Năm 2000 2003 2004 2005 Tháng Tháng 1 16 39 17 7 Tháng 2 20 23 31 36 Tháng 3 42 23 36 21 Tháng 4 85 108 91 17 Tháng 5 192 185 208 138 Tháng 6 223 225 74 197 Tháng 7 342 302 521 322 Tháng 8 283 456 284 244 Tháng 9 168 175 146 254 Tháng 10 192 72 1 26 Tháng 11 22 5 13 125 Tháng 12 6 4 42 38 Cả năm 1591 1617 1464 1425 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 2006 2007 4 21 58 31 137 196 277 496 79 12 138 1 1450 1 29 40 62 202 219 147 130 229 115 11 12 1197 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀIvàLIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO + Nắng bức xạ Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít nhất trong năm. Sang tháng 4, trời ấm, số giờ nắng tăng lên. Các thông số đặc trưng về nắng của khu vực như sau: - Tổng số giờ nắng của các tháng năm 2007 là: 1.372 giờ - Tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất (tháng 7): 231 giờ - Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất (tháng 3): 4 giờ 2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Việc đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực Dự án một cách chính xác, toàn diện có ý nghĩa rất lớn cho việc xem xét những ảnh hưởng từ hoạt động của Dự án, là căn cứ để xem xét những khiếu nại về môi trường trong giai đoạn hoạt động sau này của Dự án 2.1. Chất lượng môi trường không khí Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực triển khai dự án, chủ Dự án đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích các chỉ tiêu về môi trường không khí xung quanh của Dự án. Khu đất thực hiện dự án là đất nông nghiệp canh tác hai vụ lúa, một vụ màu, phía Đông Bắc là đường quốc lộ 5A, phía Đông Nam là Nhà máy bao bì Trung Kiên phân xưởng I, phía Tây và Nam của dự án là đất canh tác, cách dự án khoảng 200500m là khu dân cư thôn Quỳnh Khê đang sinh sống, đây là những đối tượng có thể chịu ảnh hưởng từ nguồn chất thải phát sinh do hoạt động của Dự án Qua phân tích ở trên ta có thể xác định vị trí, số lượng và các chỉ tiêu môi trường không khí cần quan trắc như sau: - Vị trí quan trắc: + 3 điểm ở các vị trí trong khu đất của dự án; + 2 điểm trong khu dân cư thôn Quỳnh Khê, phía Tây Bắc và phía Tây Nam; + 1 điểm trên đường giao thông, cách dự án 100m; + 1 điểm trong khuôn viên Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I - Kết quả phân tích các thành phần môi trường không khí tại các vị trí lấy mẫu xung quanh khu vực dự án cho kết quả trong bảng 8 và bảng 9 như sau: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ8.MANG CHẤT Bảng Kết quảTÍNH đo vi khí hậuTHAM và tiếngKHẢO ồn Ngày quan trắc: 23/9/2008 Vi khí hậu TT 1 2 3 Vị trí đo Đầu dự án Giữa dự án Cuối dự án 4 Đường giao thông đầu dự án 5 Khu dân cư cạnh dự án (Chùa Quỳnh Khê) 6 7 Khu dân cư cạnh dự án (Trường Tiểu Học Quỳnh Khê) Cách Dự án 20m về phía Đông Nam (Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I) TCVN 5949 - 1998 Kí hiệu K1 K2 K3 K4 K5 Toạ độ N: 20058'19,3" E: 106029'28,1" N: 20058'15,3" E: 106029'26,5" N: 20058'12,5" E: 106029'19,7" N: 20058'20,5" E: 106029'28,4" N: 20058'21,3" E: 106029'20,9" Nhiệt độ (0C) Tốc độ Độ ẩm gió (%) (m/s) Mức ồn (dBA) 32,0 70,0 0,4 64,7 32,1 69,1 0,3 62,0 32,5 68,1 0,3 62,1 32,5 67,5 0,5 67,2 32,5 68,7 0,4 65,1 32,5 67,5 0,5 65,7 32,3 69,5 0,2 70,2 - 75 N: 20058'10,4" K6 K7 E: 106029'12,6" N: 20058'11,4" E: 106029'24,2" - Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương Ghi chú: - TCVN 5949 - 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Nhận xét Qua kết quả đo ở trên và so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1998, cho thấy các yếu tố vi khí hậu tại khu vực triển khai dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, tất cả các chỉ tiêu như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, mức ồn đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆUBảng CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 9. Kết quả phân tích hơi khí độc Ngày lấy mẫu: : 23/9/2008 Vị trí đo TT Ngày phân tích: 23 - 26/9/2008 Ký hiệu CO mg/m3 SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 Bụi mg/m3 1 Đầu dự án K1 0,96 0,067 0,053 0,24 2 Giữa dự án K2 0,96 0,066 0,052 0,23 3 Cuối dự án K3 0,92 0,064 0,055 0,22 4 Đường giao thông đầu dự án K4 0,98 0,073 0,057 0,27 K5 0,93 0,070 0,053 0,24 K6 0,94 0,069 0,052 0,23 K7 0,95 0,072 0,057 0,23 30 0,35 0,2 0,3 5 6 7 Khu dân cư cạnh dự án (Chùa Quỳnh Khê) Khu dân cư cạnh dự án (Trường Tiểu Học Quỳnh Khê) Cách Dự án 20m về phía Đông Nam (Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I) TCVN 5937-2005 Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương Ghi chú: TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ. Nhận xét: Qua kết quả phân tích tại bảng 9 cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí khu vực xung quanh so với TCVN 5937–2005 thì chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu về bụi và các hơi khí độc như: CO, SO2, NO2 đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Như vậy có thể thấy chất lượng môi trường không khí khu vực hiện nay khá tốt. 2.2. Chất lượng môi trường nước Tiếp giáp với dự án về phía Đông Nam là con mương dẫn nước cho cách đồng khu vực này, con mương này nối với sông Bính cách dự án 2,5km, đây là mương tiếp nhận nước thải của nhà máy, nên việc khảo sát chất lượng nước tại con mương này là rất cần thiết. Ngoài ra chất lượng nước ngầm cũng có thể bị ảnh hưởng từ quá trình xây dựng cũng như quá trình hoạt động của Dự án: Như vậy để đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực thực hiện Dự án, chúng tôi tiến hành lấy mẫu các nguồn nước sau: + Hai mẫu nước giếng khoan khu dân cư thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên gần khu vực thực hiện dự án TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN MANG TÍNHNam, CHẤT THAM + MộtTÀI mẫuLIỆU nướcCHỈ mương phía Đông giáp dự án,KHẢO đây là mương nội đồng cấp nước cho cánh đồng của thôn Quỳnh Khê và cuối cùng đổ ra sông Bính, cách dự án khoảng 2,5km về phía Tây Nam. - Việc xác định chỉ tiêu chất lượng nước khu vực được căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 - 1992 và tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm 5944 1995 cũng như nguồn ô nhiễm đặc trưng của công nghệ sản xuất. Kết quả phân tích được trình bày trong các bảng dưới đây: a) Chất lượng nước mặt Kết quả các mẫu nước lấy tại khu vực Dự án được trình bày trong các bảng sau: Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án Ngày lấy mẫu : 23/9/2008 Ngày phân tích : 23 - 29/9/2008 1 2 3 pH COD BOD5 mg/l mg/l Kết quả Nm1 7,6 30 12 4 TSS mg/l 28 80 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 N - NO3N - NO2N - NH3 Mn FFetổng Cu Pb Cd Zn As Coliform mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 0,20 < 0,001 0,62 0,49 0,44 0,07 0,002 0,001 0,001 0,04 0,001 1.100 15 0,05 1 0,8 1,5 2 1 0,01 0,02 2 0,1 10.000 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị - TCVN 5942 - 1995 Mức B 5,5 - 9 < 35 < 25 Ghi chú: - TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, áp dụng mức B - N1: Mẫu nước mương cung tiêu tiếp giáp với dự án (phía Đông Nam Dự án) (Tọa độ N: 20058'31,3''; E: 106029'24,3'' ) Nhận xét Theo số liệu phân tích trên bảng 10 so sánh với TCVN 5942 - 1995 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên đây là mương tiêu của cả khu vực, vì vậy Đơn vị sẽ có biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra mương tiêu này. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO b) Chất lượng nước ngầm Bảng 11. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án Ngày lấy mẫu TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ngày phân tích : 23 - 29/9/2008 : 23/9/2008 Chỉ tiêu pH Độ cứng NO3SO42Mn Fetổng F Zn Cu Pb Cd Asen Coliform Fecal coliform Đơn vị - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml MPN/100ml Kết quả Ng1 Ng2 TCVN 5944 - 1995 6,5 246 <0,1 38 0,112 0,29 0,17 0,09 0,001 0,001 0,001 0,002 0 0 6,8 238 19,2 43 0,299 0,38 0,35 0,12 0,002 0,001 0,001 0,002 0 0 6,5 - 8,5 300 - 500 45 200 - 400 0,1 - 0,5 1-5 1,0 5,0 1 0,05 0,01 0,05 3 0 Ghi chú: - TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm - Ng1: Nước ngầm chùa Quỳnh Khê ( Tọa độ N: 20058'21,3"; E: 106029'20,9") - Ng2: Nước ngầm trường tiểu học Quỳnh Khê (Tọa độ N: 20058'10,4"; E: 106029'12,6") Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan (Ng1 & Ng2) khu vực gần dự án cho thấy: Nồng độ các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 - 1995)./. Sơ đồ vị trí lấy mẫu thể hiện ở trang sau: * Đánh giá sức chịu tải của môi trường Từ các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí, môi trường nước tại khu vực thực hiện dự án ở trên cho thấy: chất lượng môi trường của khu vực hiện nay khá tốt, mặt khác với công nghệ sản xuất của Đơn vị được lựa chọn tiên tiến, các chất ô nhiễm phát sinh là nhỏ, không có khả năng phát tán đi xa; đồng thời Đơn vị thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường triệt để, như vậy sức chịu tải của môi trường khu vực này là khá lớn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng