Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo quy hoạch môi trường huyện bến lức đến năm 2010...

Tài liệu Báo cáo quy hoạch môi trường huyện bến lức đến năm 2010

.PDF
113
357
125

Mô tả:

Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010 1 Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010 GVHD: Ths Thái Vũ Bình 2 Nhóm: 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN 1.1. SỰ CẦN THIẾT Huyện Bến Lức có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có giao thông thuận lợi với các tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ, tuyến N2, Tỉnh lộ 830, 832, 833 và sông Vàm Cỏ Đông. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi của việc phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một số vấn đề môi trường được đặt ra và cần phải quan tâm giải quyết như: ngập úng vào mùa mưa, ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt và sản xuất (nước thải, chất thải rắn từ các khu dân cư, khu đô thị công nghiệp), vấn đề cây xanh trong đô thị, ô nhiễm khí thải và tiếng ồn từ giao thông, công nghiệp, ảnh hưởng của phèn, mặn……… Đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ gây tác động mạnh mẽ đến môi trường nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm. Hiện nay chất lượng môi trường trên địa bàn huyện Bến Lức đã phát sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp, do chất thải sinh hoạt ….đã xuất hiện. Khu vực Huyện Bến Lức có đoạn đường Quốc lộ 1A chạy qua dài khoảng 20km, có mật độ giao thông dày đặc, các kết quả quan trắc gần đây cho thấy tiếng ồn rất lớn, độ ồn ở khu vực trung tâm dao động từ 90 – 95 dBA, vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép (60 dBA), nồng độ bụi vượt 3 – 4 lần tiêu chuẩn cho phép, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đền môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Trong tương lai dân số gia tăng và quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá phát triển sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng phương tiện vận tải, mật độ giao thông, tắc nghẽn giao thông ...và các ảnh hưởng đối với môi trường và sức khỏe con người này càng gia tăng nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp. Hiện nay, huyện Bến Lức có khoảng 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký hồ sơ môi trường và trên thực tế số lượng thì nhiều hơn số lượng này với nhiều ngành nghề khác nhau: chế biến gỗ, sản xuất giấy, chế biến nông sản, sản xuất nước giải khát, may mặc, xay xát, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất nước chấm, các lò giết mổ, buôn bán dịch vụ và thương mại. Hầu hết các cơ sở này chưa thực hiện tốt các biện pháp xử lý về nước thải, khí thải và chất thải rắn nên đây là nguồn gây ô nhiễm đến môi trường. Đa số các nhà máy, xí nghiệp được bố trí dọc các tuyến sông rạch chính và thải nước thải vào nguồn tiếp nhận này và làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm. Nồng độ các thông số ô nhiễm đặc trưng trên sông Vàm Cỏ Đông – khu vực Bến Lức đã vượt tiêu chuẩn QCVN 08/2008/BTNMT (nguồn loại A) gấp nhiều lần, ví dụ như COD vượt từ 1,5 – 35 lần, BOD5 vượt 1,5 – 15 lần, Amoniac vượt 18 – 1300 lần…. Huyện Bến Lức có các khu vực thị trấn, thị tứ và dân cư nằm dọc các kênh rạch, sông và các nút giao thông như khu vực Chợ Đệm, Gò Đen, Bến Lức…. Tại các khu vực này việc thu gom, xử lý chất thải còn rất hạn chế, tình trạng vứt rác xuống sông, rạch hay đổ bừa bãi tại một số tuyến đường rất phổ biến. Nước thải tại các khu vực dân cư sống dọc các sông, rạch được thải trực tiếp vào nguồn nước…. Do vậy môi trường tại các khu vực này đang ngày càng xuống cấp. Với dân số hiện tại của huyện Bến Lức khoảng 130.000 người, lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 10.000m 3/ngày và tải lượng các thông số ô nhiễm như SS là 2.200kg/ngày, BOD 5 là 2.500kg/ngày, COD là 5.000kg/ngày, tổng N là 400kg/ngày, tổng P là 800kg/ngày…nếu không được xử lý đây là nguồn quan trọng gây ô nhiễm nguồn nước. Cùng với việc hình thành các khu công công nghiệp, cơ sở công nghiệp, xu thế đô thị hóa cũng diễn ra rất nhanh nhưng cơ sở hạ tầng như cấp nước, thoát nước chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ đã gây ngập úng, ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị. Mỹ quan đô thị chưa được quan tâm đầu tư, mật độ cây xanh quá ít, chưa có công viên, sân chơi dành cho trẻ em, sân tập thể dục …. chưa được xây dựng. Với hiện trạng cũng như những vấn đề môi trường đã và sẽ xảy ra ở huyện Bến Lức, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Bến Lức năm 2006 - 2010, nhằm đề ra các giải pháp, chương trình hành động cụ thể đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường nhưng không cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, Quy hoạch Môi trường (QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia tăng trên thế giới. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga … và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Quốc … Ngoài ra, lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát triển kinh tế. Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu. Tại Châu Á: Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHMT tại Châu Mỹ La Tinh, cũng nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế và môi trường. Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế – môi trường đã diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan. Bảng 1.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á. Đặc tính vùng quy hoạch Dự án Quy hoạch tổng thể Lưu vực quản lý chất lượng nước hồ hồ Laguna (Philipin) Năm hoàn thành Loại hình quy hoạch 1984 Quy hoạch cải thiện chất lượng 3.820 nước vùng Dự án phát triển tổng hợp Vùng đảo vùng Palawan (Philipin) 1985 QHMT vùng Nghiên cứu quy hoạch lưu Lưu vực vực hồ Songkhla hồ (Thái Lan) 1985 QHMT và kinh tế vùng 1985 QHMT và kinh tế vùng 1986 QHMT vùng Nghiên cứu quy hoạch lưu Lưu vực vực hồ Songkhla hồ (Thái Lan) QHTTMT lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc) Lưu vực sông Dự án PTBV vùng ven biển Vùng ven phía Đông (Thái Lan) 1986 biển QHMT vùng Diện tích 2 (km ) 12.000 9.119 9.119 24.000 13.000 QH sử dụng đất tối ưu và Vùng QHMT vùng Segara Anakan đầm lầy (Indonesia) 1986 QHMT và kinh tế vùng 200 Dự án cải thiện môi trường thung lũng Klang (Malaysia) 1987 QHMT vùng 2.842 Thung lũng Dự án quản lý và kiểm soát Vùng ô nhiễm công nghiệp vùng công Samatprakarn (Thái Lan) nghiệp hóa 1987 QHMT vùng 890 Dân số (1.000 người) Chú ý 1.840 Trình bày tốt bước chuẩn bị cho QHMT vùng 318 Ít chú ý môi trường đô thị, công nghiệp 1.250 Dự án có chất lượng tốt 1.250 Dự án có chất lượng tốt 14.000 Hạn chế về kiểm soát môi trường đô thị 1.200 7,6 2.465 700 Thiếu kết nối với các nhà ra quyết định về kinh tế Dự án tốt về bảo tồn tài nguyên sinh thái Thiếu sự tham gia của các tổ chức chính phủ Thiếu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước (Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cumEnvironmental Development Planning- A Review of Regional Environmental Development Planning Studies in Asia,1991) Tại thời điểm thập niên 80, có 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHMT vùng; 2 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 01 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng môi trường vùng. Nhìn chung mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu sót nhất định; nhất là chưa đề cập một cách đầy đủ các khía cạnh môi trường, thể chế và kinh tế của vùng quy hoạch. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam QHMT hiện nay tại Việt Nam nói chung còn tương đối mới mặc dù vấn đề này đã được quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT: - Phương pháp luận QHMT. - 2 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng. - Quy hoạch sơ bộ môi trường đồng bằng sông Hồng. Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến QHMT đã và đang được triển khai thực hiện, bao gồm: - QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các chuyên gia Việt Nam thực hiện. - QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện. - Nghiên cứu xây dựng QHMT đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999. - Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng đồng bằng Sông Cửu Long do quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH) làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV kinh tế xã hội (KTXH) do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000. - QHMT vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện Môi trường & Tài nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ & Quản lý Môi trường – CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000 - 2001. - Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001. - Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT Nhìn chung các nghiên cứu trên chỉ chú trọng nghiên cứu về mặt môi trường tự nhiên mà còn yếu về phân tích kinh tế, chưa làm rõ mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT). Đặc biệt là mới đây có 02 đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh Thiên tai" (KC-08) và 01 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã được nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước là: - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ nhiệm đề tài. - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. - Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài. Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT. 1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến huyện Đức Hòa và các vùng phụ cận. - Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án trong nước và quốc tế có liên quan tại huyện Bến Lức và các vùng phụ cận. - Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường Quốc gia để áp dụng cho huyện Bến Lức và các vùng phụ cận. - Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội. - Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environmental Quality Management). - Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa. - Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường. 1.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN. 1.4.1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện quy hoạch môi trường. a. cấp trung ương. - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 về các vấn đề quy hoạch môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm 1998 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010 - Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. - Quyết định số 256/2003/QĐ –TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường. - Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). - Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh. - Quyết định số 2049/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An thực hiện Chỉ thị số 34 – CT/TW ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Tỉnh ủy về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An ngày 06 tháng 7 năm 2007 về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An - Chỉ thị số 36/CT.TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Chỉ thị số 36/CT.TW của Bộ Chính trị. - Chỉ thị số 34 – CT/TW ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Long An về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. - Công văn số 1423/STNMT-MT của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An về việc điều chỉnh nội dung Kế hoạch bảo vệ môi trường các huyện đến năm 2020. b. Cấp địa phương - Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An ngày 16 tháng 02 năm 2004 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch nông – lâm ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 201. 1.4.1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện quy hoạch môi trường. a) Các tài liệu về kỹ thuật của dự án. - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức đến năm 2010. -Báo cáo tổng hợp: “Kế hoạch Bảo vệ môi trường huyện Bến Lức năm 2006 2010” - Báo cáo tổng hợp: “Kế hoạch Bảo vệ môi trường huyện Bến Lức năm 2006 2010” - Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2007. b) Các bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường: + QCVN 05/2009/BTNMT: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 19/2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. + QCVN 20: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ + QCVN 24/2008/BTNMT: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. + QCVN 03/2008/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất. + QCVN 08/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. + QCVN 09/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm + QCVN 14/2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. + QCVN 15/2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. + TCVN 5949 - 1995: Âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư, mức ồn tối đa cho phép. 1.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN 1.5.1. Mục tiêu dự án Trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức, quy hoạch các ngành trên địa bàn huyện đến năm 2010 và hiện trạng tài nguyên môi trường huyện, dự án sẽ xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội huyện Bến Lức đến năm 2010. Dự án còn cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý, giám sát đầu tư và đề xuất các chương trình, dự án, giải pháp cải thiện cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2010. Dự án sẽ tạo điều kiện giúp lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch hóa đầu tư phát triển kinh tế xã hội huyện theo phương châm phát triển bền vững. 1.5.2. Nội dung dự án - Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức. - Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên, môi trường dưới tác động của quá trình phát triển KTXH huyện Bến Lức đến năm 2010. - Đề xuất quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010. - Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Đức Hòa đến năm 2010. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường các khu vực chú trọng phát triển kinh tế huyện Bến Lức đến năm 2010. - Xây dựng dự án ưu tiên nhằm bảo vệ môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010. - Xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm 2011. - Phân công thực hiện quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010. 1.5.3. Sản phẩm của dự án TT Tên sản phẩm Số lượng 1 - Tập báo cáo “Quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm Theo yêu cầu 2010” 2 - Tập báo cáo các chuyên đề 01 bộ 3 - Bản đồ định hướng quy hoạch môi trường (tỷ lệ 1 : 25.000) 01 bộ Quy cách, chất lượng Theo các nội dung nêu trong đề cương. Theo các nội dung nêu trong đề cương. Theo các nội dung nêu trong đề cương. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN BẾN LƯC 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Bến Lức có diện tích 285,97 km 2, nằm ở phía Đông của tỉnh Long An, có tọa độ địa lý từ 10035’48’’đến 10047’48’’ độ vĩ Bắc và từ 106019’43’’ đến 106033’55’’độ kinh Đông. Có ranh giới với: • Phía Bắc giáp huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ • Phía Đông giáp huyện Bình Chánh • Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ • Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, quốc lộ 1A là trục giao thông chính của quốc gia nối liền kinh tế trọng điểm phía Nam với Đồng bằng sông Cửu Long qua địa bàn huyện Bến Lức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Huyện Bến Lức có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh vì : • Là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại. 1) Giao thông thuận tiện: Quốc lộ 1A nối thị trấn Bến Lức với thị xã Tân An, đi các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và với thành phố Hồ Chí Minh, từ đây nối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh trong cả nước. Tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ, tuyến đường N2 (đường Hồ Chí Minh ) sẽ xây dựng đi qua địa bàn huyện Bến Lức càng góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện. 2) Các tuyến tỉnh lộ 830, 832, 833 nối với hệ thống quốc lộ, các tuyến huyện lộ, hương lộ nối với các tỉnh lộ và quốc lộ đã tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh trong huyện và rất thuận tiện trong việc giao lưu với thành phố Hồ Chí Minh và các huyện khác trong tỉnh. 3) Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ thống giao thông thuỷ cũng rất phát triển. Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp, tương lai sẽ là cảng biển lớn tiếp nhận hàng hoá để đi tới các nước và các tỉnh. Kênh Đôi nối giữa Sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn, Kênh Thủ Đoàn nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ hoàn chỉnh có tác dụng vận chuyển hàng hoá từ Bến Lức đi các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận và tiếp nhận hàng hoá từ các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận về Bến Lức. 4) Gần các trung trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, thị trấn Bến Lức chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 35km, cách trung tâm thị xã Tân An 15 km. 2.1.2. Địa chất - Địa hình. Bến Lức là vùng có địa hình bằng phẳng, nếu xét theo tiểu địa hình thì địa hình huyện Bến Lức cao ở các xã phía Nam và thấp ở các xã phía Bắc, địa hình thấp dần từ Nam sang Bắc và được chia làm 2 vùng địa hình khác nhau, lấy sông Bến Lức, kênh Nước Mục – kênh Ngang – kênh Bà Vụ – kênh số 11 – kênh số 10 và kênh Thủ Đoàn (Thủ Thừa) làm ranh giới. Các xã phía Nam sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Nam huyện) gồm thị trấn Bến Lức và các xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bửu, Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức có độ cao trung bình từ 0,75 – 1,5m so với mực nước biển; trong đó diện tích có độ cao trên 0,5 – 1m chiếm tới 87,5% diện tích toàn vùng. Đây là vùng sản xuất lúa chủ yếu của huyện Bến Lức. Đất đai khu vực phía nam của huyện bằng phẳng và tương đối cao thuận tiện trong xây dựng đô thị, các khu công nghiệp vàsản xuất nông nghiệp. Các xã phía Bắc sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Bắc huyện) gồm các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hoà, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hoà, Tân Hoà có độ cao trung bình 0,4 – 0,76m ; trong đó có độ cao từ 0,4 – 0,5m chiếm khoảng 49%; độ cao từ 0,5 – 0,76m chiếm 49% và độ cao thấp hơn 0,4m chiếm khoảng 2% so với mực nước biển. 2.1.3. Mạng lưới sông ngòi 1). Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn chảy qua địa bàn huyện Bến Lức. Sông bắt nguồn từ vùng núi thấp của Campuchia và một phần phía Bắc của tỉnh Tây Ninh chảy qua tỉnh Long An và vào huyện Bến Lức. Tại Tân Trụ nhập lại với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ lớn đổ ra sông Soài Rạp. Chiều dài sông là 168km, đoạn qua tỉnh Long An là 128km và đoạn qua huyện Bến Lức dài 24km, độ dốc mặt nước và đáy sông nhỏ, độ rộng sông lớn dần, tại Bến Lức độ rộng trung bình 135m, sâu bình quân 15m. Theo tài liệu của trạm Gò Dầu Hạ, sông Vàm Cỏ Đông có các đặc trưng sau: • Mực nước max: + 1,48 (tháng 10/1978) • Mực nước min: - 1,96 (tháng 8/1964) • Lưu lượng mùa kiệt: Qkiệt : 57,3 m3/s (năm 1979) • Lưu lượng trung bình: QTB : 107,4 m3/s (năm 1976) • Lưu lượng mùa lũ: Qlũ : 467 m3/s (năm 1975) Sau khi xây dựng hồ chứa Dầu Tiếng thì diễn biến dòng chảy của sông Vàm Cỏ Đông có những thay đổi đặc trưng như sau: • Trong mùa kiệt hàng năm vào các tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5 lưu lượng xả từ hồ Dầu Tiếng xuống sông Vàm Cỏ Đông bình quân là 5 – 13 m3/s dẫn đến các hiện tượng: - Từ Bến Lức ngược lên thượng nguồn độ mặn mùa kiệt giảm, tại Bến Lức trước khi có hồ lượng muối > 4 g/l, sau khi có hồ lượng muối < 4 g/l. - Từ Bến Lức đến cửa Soài Rạp do độ mặn quá cao nên ít có tác dụng. • Trong mùa lũ do tích nước hồ nên độ mặn vùng duyên hải tăng lên. Nước sông Vàm Cỏ Đông chua, độ pH các tháng 5, 6, 7 < 5. 2). Sông Bến Lức Sông Bến Lức chảy từ Đông sang Tây nối sông Sài Gòn tại chợ Đệm với sông Vàm Cỏ Đông tại Bến Lức, có chiều dài 33km, sông rộng trung bình 40m đến 60m, độ sâu khoảng 5m. Đây là trục tiêu cho khu vực Bến Lức, Bình Chánh, Nhà Bè và nội thành thành phố Hồ Chí Minh; là trục giao thông thuỷ quan trọng nối liền các tỉnh Miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh, có giáp nước tại cầu Bình Điền, là ranh giới giữa nước chua và nước ngọt đầu mùa mưa. Phần chảy qua huyện Bến Lức dài 7,8km chia huyện Bến Lức thành 2 vùng Bắc và Nam. 2.1.4. Đặc điểm khí hậu – khí tượng Huyện Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu có các yếu tố đặc trung khác nhau: miền Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. 1). Nhiệt độ • Nhiệt độ bình quân năm 27,7oC • Nhiệt độ bình quân cao nhất 38oC • Nhiệt độ bình quân thấp nhất tuyệt đối 14oC • Tổng tích ôn năm từ 9.500 – 10.000oC 2). Độ ẩm • Độ ẩm bình quân nhiều năm 80,5% • Độ ẩm bình quân tháng cao nhất 91,2% (tháng 10) • Độ ẩm bình quân tháng thấp nhất 76,1% (tháng 1) 3). Nắng Tổng số giờ nắng trong năm 2.700 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,4 giờ nắng (Hà Nội giờ nắng bình quân là 4,5 giờ/ngày). Tháng có số giờ nắng cao nhất: tháng 3 với 305 giờ nắng Tháng có số giờ nắng thấp nhất: tháng 9 với 176 giờ nắng. 4). Gió Hướng gió thịnh hành trong năm theo các hướng Tây, Tây Nam, Nam. Hướng gió thay đổi theo mùa: • Từ tháng 1 đến tháng 4 hướng gió Đông và Đông Nam • Từ tháng 5 đến tháng 10 hướng gió Tây và Tây Nam • Từ tháng 11 đến tháng 12 là gió Bắc. Tốc độ gió bình quân là 2,8 m/s Tốc độ gió bình quân tháng lớn nhất: tháng 8: 3,4 m/s Tốc độ gió bình quân nhỏ nhất: tháng 11, 12: 2,3 m/s Hằng năm Bến Lức có khoảng 140 ngày mưa giông, tập trung từ tháng 4 đến tháng 11, mỗi tháng có từ 12 – 22 ngày giông. Giông thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn. 5). Mưa Lượng mưa bình quân năm là 1.886,2 mm, lượng mưa giảm dần về phía Tây (Tân An 1.532 mm) và phía Nam (Gò Công 1.209 mm). Số ngày mưa cả năm là 199 ngày và chia theo mùa. Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm (khoảng 150 – 200 mm) Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85 – 90% lượng mưa cả năm (khoảng 1.450 – 1600 mm) Tháng 4 và tháng 11 là 2 tháng chuyển tiếp Tháng 7 và tháng 8 tuy là các tháng trong mùa mưa, nhưng có xuất hiện thời gian không mưa, kéo dài từ 7 đến 15 ngày, có khi dài hơn, gây hạn cho cây trồng, nhân dân gọi là hạn Bà Chằng. Các tháng 8, 9, 10 là các tháng mưa lớn chiếm tới 49% tổng lượng mưa cả năm lại trùng vào mùa lũ nên vấn đề tiêu thoát nước rất quan trọng để đảm bảo sản xuất. 6). Bốc hơi Lượng bốc hơi bình quân năm 1.054 mm. Những tháng trong mùa khô cũng là những tháng có lượng bốc hơi cao nhất, chiếm tới 57,12% lượng bốc hơi cả năm. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất vào tháng 3: 127 mm/tháng Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất vào tháng 10: 65 mm/tháng 2.1.5. Chế độ thuỷ văn và dòng chảy mặt 1). Mực nước và thuỷ triều Chế độ mực nước khu vực chủ yếu chịu ảnh hưởng thuỷ triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều, biên độ dao động > 2m và < 2m vào mùa lũ và giữ nguyên chế độ dòng chảy thuỷ triều theo hướng chảy ngược thượng nguồn theo chu kỳ triều. Chế độ mực nước toàn năm trên sông Vàm Cỏ Đông có cao hơn chút ít do nhận nước của các công trình thuỷ lợi thượng nguồn, khả năng truyền triều, mặn nhanh khoảng 0,09g/l-km. Do bình quân đỉnh triều biến đổi từ 0,66 – 0,95m nên khả năng tưới tự chảy bị hạn chế, chỉ có các vùng ven sông; trong mùa mưa chân triều thấp nên việc tiêu nước dễ dàng. Đến tháng 9, tháng 10 có nước lũ về, đỉnh triều cao nên cần có đê để bảo vệ. Đê cao từ +1,9 đến +2,2m. 2). Lưu Lượng Sau khi có hồ Dầu Tiếng lưu lượng nước mùa kiệt của sông Vàm Cỏ Đông được bổ sung 1,8 lần cải thiện được chất lượng nước và chế độ mặn cho khu vực Đức Hoà, Đức Huệ và Bến Lức. 3). Chế độ mặn Hàng năm, vào mùa khô, nước mặn xâm nhập vào nội đồng theo trục sông chính là sông Vàm Cỏ Đông và sông Rạch Cát. Bình thường nước mặn lên tới Xuân Khánh. Mặn trên sông Vàm Cỏ Đông tại Bến Lức xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 7 và ngọt trở lại vào tháng 7. Như vậy từ tháng 9 đến tháng 12 có thể lấy nước sông tưới cho đồng ruộng. Tháng 1 có thể lấy nước từ sông Vàm Cỏ Đông qua cống Rạch Chanh; tháng 8, 9 sông Vàm Cỏ Đông bị chua có thể lấy nước từ sông Rạch Cát qua cống Trị Yên. 4). Chế độ chua Nước sông Vàm Cỏ Đông bị chua, pH < 5 vào các tháng 5, 6, 7, 8. Nguyên nhân chua trên sông Vàm Cỏ Đông do sông chảy qua vùng đất phèn, khi mưa phèn đươc rửa và đổ ra sông gây chua. 5). Tình hình lũ Huyện Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ, những năm lũ lớn, bão và triều cường gây ra ngập lụt ở các xã có độ cao thấp ven sông. Để giải quyết vấn đề này cần xây dựng hệ thống đê bao và cống dưới đê. 6). Vấn đề tưới tiêu Về tưới: Nguồn nước tưới cung cấp cho huyện Bến Lức là sông Vàm Cỏ Đông được bổ sung từ nước xả hồ Dầu Tiếng qua kênh Tây. Việc chuyển nước ngọt từ sông Vàm Cỏ Đông vào kênh rạch nhờ hệ thống cống điều tiết, cống qua đê và nước được trữ tại đó để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Về tiêu: Ngập úng trong khu vực do mưa lụt và triều cường do đó cần phải xây dựng hệ thống đê bao, cống tiêu qua đê và lợi dụng chênh lệch triều để tiêu theo hướng tự chảy qua các cống điều tiết dưới đê là chính. 2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI. 2.2.1. về phát triển kinh tế 2.2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế – xã hội huyện Bến Lức 2000 – 2005 Bến Lức là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại, có hệ thống giao thông thuận tiện. Trong những năm gần đây, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Tổng GDP của Kiên Giang liên tục tăng nhanh trong 8 năm qua và được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Tổng giá trị GDP qua các năm 2005-2009. Đơn vị: tỷ đồng Tốc độ tăng 2005 2006 2007 2008 2009 Trưởng bình quân GDP Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 1027,07 1283,8 2 4 163,51 1604,8 2006,02 2507,42 20% 169,1 174,86 180,829 187 3,3% 617,85 934,93 1128,3 1524,71 2060,42 26% 243,75 247,72 251,75 260 16% 255,84 Như vậy, sau 5 năm quy mô của các ngành Khu vực II vẫn chiếm lớn nhất, chiếm 74%GDP; đến các ngành Khu vực III chiếm15%GDP và Khu vực III chiếm 11 %GDP. 2.2.1.2. Hiện trạng phát triển công nghiệp và xây dựng. a) Tình hình phát triển công nghiệp – xây dựng. Giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng năm 2005 là 3304 tỷ đồng, bình quân tốc độ tăng trưởng về giá trị sản lượng 5 năm 2001 – 2005 là 26%, các ngành công nghiệp chủ lực gồm công nghiệp giày, may mặc chiếm 39%, công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm 22%, công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm 16% Do vị trí địa lý, kinh tế thuận lợi cùng với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đến tháng 9/2005 trên địa bàn huyện có 6 dự án đầu tư nước ngoài thành lập, nâng tổng dự án đầu tư nước ngoài lên 34 dự án với tổng vốn đầu tư 358,6 triệu USD, đầu tư trong nước có 150 doanh nghiệp đăng ký mới, nâng tổng số doanh nghiệp lên 499 doanh nghiệp với tổng vốn kinh doanh là 1919 tỷ đồng. Đầu tháng 9/2005 có 37 dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp, dân cư trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 2547,4 ha, trong đó hạ tầng khu công nghiệp là 1852,7 ha chiếm 72,73% diện tích, khu dân cư 694,7 ha chiếm 27,27%, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp theo dự án là 88,5 ha. b) Thực trạng phát triển các khu công nghiệp – cụm công nghiệp. Hiện tại huyện đã thành lập được 06 Khu/cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.370,48ha, tuy nhiên mới chỉ có KCN Thuận Đạo đã cho thuê toàn bộ diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch (73,92ha) các KCN còn lại cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư. Theo quy hoach huyện Bến Lức sẽ thành lập thêm 01 khu/cụm công nghiệp dọc tuyến đường cao tốc và N2 với tổng diện tích là 3.000ha. Vấn đề đặt ra đối với huyện Bến Lức nói riêng và tỉnh Long An nói chung là cần phải kiên quyết bắt buộc các cơ sở sản xuất di dời từ Tp.HCM và các cơ sở mới thành lập thuê đất xây dựng nhà máy trong các KCN đã thành lập, giúp cho việc quản lý môi trường được dễ dàng, tránh lặp lại vết xe đổ như Tp.HCM. Để làm được điều này huyện cần phải ban hành các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các khu/cụm công nghiệp, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN đã thành lập, …. 2.2.1.3. Hiện trạng phát triển Nông nghiệp Giá trị sản lượng sản xuất nông nghiệp năm 2005 là 334 tỷ đồng, trong đó giá trị sản lượng ngành trồng trọt là 281 tỷ đồng, ngành chăn nuôi là 52 tỷ đồng, sản xuất nông nghiệp từ năm 2001 – 2005 có sự thay đổi trong cơ cấu cây trồng, diện tích lúa 1 vụ từ 1238 ha năm 2000 xuống còn 806 ha năm 2005, diện tích cây mía từ 9913 ha tăng lên 10246 ha, khai hoang được 1626 ha, trong đó trồng mới 538 ha tràm, trong cơ cấu cây trồng có thêm cây chanh với diện tích trên 300 ha góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà vườn. Năm 2005 tình hình sản xuất có gặp nhiều khó khăn, đối với cây lúa, năng suất bình quân chỉ đạt 29,57 tạ/ha không đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn năm 2004, cây mía nông dân được mùa và trúng giá. Chăn nuôi do dịch cúm gia cầm tái phát nên qui mô đàn gia cầm mới phục hồi từ 15 – 20% so với tổng đàn năm 2004, đàn heo của huyện phát triển nhanh, tăng 20% (27910 con) so với năm 2005. GDP ngành nông nghiệp năm 2005 đạt 187 tỷ, tăng 3,3% so với năm 2004. 2.2.1.4. Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ thực hiện năm 2005 là 385 tỷ đồng. GDP ngành thương mại – dịch vụ thực hiện là 260 tỷ đồng tăng 18,7% so với năm 2004. Hoạt động ngành thương mại, dịch vụ năm 2005 trên địa bàn huyện đạt về quy mô và tốc độ tăng trưởng. 2.2.1.5. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1). Xây dựng cơ bản Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện từ 2001 – 2005 là 186,2 tỷ đồng, gồm các lĩnh vực đầu tư như sau: Giao thông: 21,7 tỷ đồng, Thủy lợi: 26,9 tỷ đồng, Giáo dục: 21,7 tỷ đồng, cụm dân cư vượt lũ: 51,6 tỷ đồng, khác: 64,3 tỷ đồng. 2). Mạng lưới giao thông a. Đường bộ Quốc lộ 1A: Huyện Bến Lức có đường quốc lộ 1A dài 14,5km, lòng đường rộng 13m. Chính phủ đã có kế hoạch mở rộng đường quốc lộ 1A ra 64m tại địa phận Bến Lức. Đường tỉnh: Gồm 3 tuyến (Đườngt tỉnh 835, Đường tỉnh 830, Đường tỉnh 832) với tổng chiều dài 24,5km, mặt đường rộng từ 6 – 12m. Đường huyện: có 10 tuyến với tổng chiều dài 36,43km, mặt đường rộng từ 6 – 9m Đường liên xã – liên ấp: có 27 tuyến với tổng chiều dài 42,45km, mặt đường rộng từ 1 – 7m, kết cấu sỏi đỏ và đất. Cầu trên các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đã được xây dựng kiên cố, đảm bảo cho ác phương tiện lưu thông thuận lợi. Hệ thống giao thông nông thôn và đường đồng ruộng còn thiếu. Mạng lưới đường bộ của huyện tương đối tốt so với các huyện còn lại trong tỉnh, chất lượng đường chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, ngoài các đường quốc lộ, tỉnh lộ là rải nhựa, còn tất cả các đường hương lộ, các đường khác đều rải sỏi hoặc đất, bề rộng đường còn hẹp, dưới 8m. b. Đường thủy Đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận huyện Bến Lức là tuyến giao thông thủy quốc gia, quốc tế, lượng tàu thuyền lưu thông khá cao, cho phép phương tiện vận tải thủy có tải trọng từ 3000 – 5000 tấn lưu thông thuận lợi. Sông Bến Lức có chiều dài 33km, nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn, đây là tuyến giao thông nối các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với Tp.HCM, bề rộng trung bình là 40m, cho phép phương tiện vận tải cở 300 tấn lưu thông thuận lợi. Các xã trong huyện có hệ thống kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông thủy. 3). Hệ thống thông tin liên lạc Thông tin liên lạc phát triển khá nhanh, hầu hết các xã đều có bưu điện văn hóa xã, cuối năm 2005 tỷ lệ máy điện thoại toàn huyện đạt 9 máy/100 dân. 4). Kết cầu hạ tầng điện, nước a. Hệ thống cấp thoát nước Cấp nước: Đến nay, toàn huyện có 622 giếng được Sở Tài nguyên – Môi trường cấp phép lắp đặt. Số hộ sử dụng gần 22.000 hộ với hơn 81.000 nhân khẩu. Tổng công suất cấp nước ước tính trên 11.000 m3/ngày. Các hệ thống cấp nước chủ yếu do tư nhân quản lý, nhà nước quản lý 05 giếng với tổng công suất cấp nước 3000m 3/ngày (số liệu trong phiếu điều tra số 8) chủ yếu phục vụ cấp nước cho Thị trấn Bến Lức. Các giếng khoan công suất lớn chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều nước như công ty dệt Formosa (04 giếng công suất 80m 3/ giờ/giếng) công ty dệt Chungshing (02 giếng công suất 60m3/ giờ/giếng), xí nghiệp nhuộm Bến Lức (03 giếng công suất 80m 3/ giờ/giếng, nhưng nhà máy đã giải thể), nhà máy đường Nagarjuna (02 giếng công suất 30 - 80m3/giờ/giếng, …. Các giếng khoan công nghiệp khác chủ yếu tập trung ở các khu vực thuộc xã Long Hiệp, thị trấn Bến Lức, xã Phước Lợi, Nhựt Chánh, …. Việc tập trung nhiều giếng khai thác trong cùng một tầng đã góp phần đáng kể vào việc hạ thấp mức nước ngầm trong khu vực. Mực nước tĩnh hiện nay của các giếng trong các khu vực huyện Bến Lức đang giảm dần, cụ thể như tại thị trấn Bến Lức : H tĩnh = 13m, khu vực Long Hiệp : Htĩnh 12,5m, Mỹ Uyên : Htĩnh 11 – 12m, …. Thoát nước : Nhìn chung hạ tầng thoát nước huyện Bến Lức còn yếu, chủ yếu tập trung tại thị trấn Bến Lức các khu vực khác hầu như chưa có. Tỷ lệ km cống thoát nước nước trên diện tích đất đô thị là 10,556km/5km2. Tại các khu dân cư nông thôn đều không có hệ thống thoát nước, nước thải và nước mưa chủ yếu là tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng và sông suối. Huyện vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải đô thị. b. Điện Các xã trong huyện hầu hết đã được cấp điện đầy đủ, chiều dài của đường dây 15KV của huyện Bến Lức là 219,97km, đường điện hạ thế 87km, tỷ lệ hộ có điện sinh hoạt là 99%, chất lượng điện sinh hoạt ngày càng được cải thiện, một số xã đã được đầu tư vồn nâng cấp cải tạo lưới điện hạ thế 5). Công viên, cây xanh đô thị Hiện tại diện tích cây xanh tại các đô thị của huyện còn ít chưa được mở rộng bao nhiêu làm cho việc cải tạo vi khí hậu như làm dịu bớt cái nóng oi bức của khí hậu nhiệt đới, giảm lượng bụi trong mùa khô bị hạn chế. Số liệu điều tra cho thấy toàn huyện có 05 khu vực trồng cây xanh tập trung với tổng diện tích 31,0116ha, cụ thể như sau : • Khu du lịch sinh thái tại Thạch Đức 30ha • Công viên UBND huyện 9394m2 • Công viên ngã năm 330m2 • Công viên nghĩa trang liệt sỹ 242m2 • Công viên thị trấn 150m2 Ngoài những công viên hiện có, cây xanh được trồng ở hai bên đường giao thông, tại bùng binh, theo số liệu của Phòng Hạ tầng kỹ thuật và Công ty Công trình Công cộng mật độ cây xanh là 500cây/3000 hộ dân. 2.2.2. Phát triển xã hội. a. Giáo dục Năm 2005 toàn huyện huy động học sinh ra lớp với tổng số trẻ 3 – 5 tuổi ra lớp mẫu giáo là 3166 cháu, đạt tỷ lệ 59,77%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 1914 cháu đạt 100% tuyển sinh vào lớp 6 là 2338 học sinh đạt 99,2% Đến nay, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành công tác phổ cập trung học cơ sở, huyện đang chuẩn bị đề nghị tỉnh kiểm tra về công nhận huyện hoàn thành công tác phổ cập trung học cơ sở vào tháng 12/2005 b. Dân số, gia đình và trẻ em Năm 2005 tỷ lệ giảm sinh 12,85% so với năm 2004 giảm 0,68%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 9,53% so với năm 2004 giảm 1,6%, số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai 8749/7520, tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng là 17,9%, giảm 0,59% so với năm 2004, quỹ bảo trợ trẻ em vận động được 33 triệu/30triệu. c. Y tế Trong năm 2004, tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện và trạm y tế là 334657 lượt người, số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện huyện giảm so với cùng kỳ năm 2004, công suất sử dụng giường bệnh 11,86%, giảm 0,4% so với năm 2004 Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết năm 2005 là 60 ca, giảm 297 ca so với cùng kỳ năm 2004, số ca nhiễm HIV là 11 giảm 54 ca so với năm 2004, toàn huyện có 227 ca bị nhiễm và có 13/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hoạt động y học dân tộc đang phát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng