Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp hà nội - hải phòng – quảng nin...

Tài liệu Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp hà nội - hải phòng – quảng ninh

.PDF
39
1390
86

Mô tả:

Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh
Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh MỞ ĐẦU I. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỰC ĐỊA KINH TẾ - Xà HỘI 1. Mục đích Thực địa là một học phần bắt buộc đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm nói chung và khoa Địa lí nói riêng và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chương trình đạo tạo hệ cử nhân của khoa Địa lí. Thực địa kinh tế - xã hội không nằm ngoài nội dung đó. Học phần này được thực hiện sau khi sinh viên có kiến thức cơ bản về Địa lí kinh tế - xã hội đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu không gian kinh tế - xã hội trong thực tế sinh viên có cơ hội để củng cố, cập nhật và vận dụng những kiến thức đã được tích lũy qua giáo trình, thông tin đại chúng vào trong thực tế. Qua đó sinh viên đưa ra những nhận định riêng về không gian lãnh thổ nghiên cứu dựa trên kiến thức đã tích lũy. Việc tiếp cận các đối tượng kinh tế - xã hội giúp cho sinh viên thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế và xã hội trong một không gian nhất định, Bên cạnh đó, thực địa kinh tế - xã hội giúp sinh viên làm quen với việc thu thập tài liệu, số liệu trong quá trình nghiên cứu và khảo sát các đối tượng. Đặc biệt sinh viên biết vận dụng các phương pháp luận khi nghiên cứu các đối tượng kinh tế - xã hội trên lãnh thổ nào đó. Mặt khác, sinh viên có dịp vận dụng những kiến thức đã học để giải thích sự phân bố, quá trình phát sinh, phát triển và sự thay đổi của các đối tượng kinh tế - xã hội. Thực địa không chỉ giúp sinh viên hoàn thành tốt về chuyên môn mà quan trong giúp cho sinh viên biết trân trọng giá trị cuộc sống của người lao động, tình yêu quê hương đất nước, sinh viên có hành vi tích cực nhằm đóng góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước. 2. Yêu cầu. Để đạt được mục đích trong quá trình thực địa đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tính kỉ luật cao, ý thức trách nhiệm trong công việc, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn. 1 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG THỰC ĐỊA 1. Thời gian: Từ ngày 12/09/2009 đến 19/09/2009 - Từ ngày 12/09/2009 đến ngày 14/09/2009: khảo sát tại thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) - Từ ngày 15/09/2009 đến ngày 17/09/2009: khảo sát tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) - Từ chiều ngày 17/09/2009 đến ngày sáng 19/09/2009: khảo sát tại thị trấn Cát Bà (Hải Phòng). 2. Lộ trình thực địa: Từ Thành phố Hà Nội qua đường Phạm Văn Đồng – quốc lộ 18 qua Quế Võ (Bắc Ninh) – Chí Linh (Hải Dương) – Đông Triều – Uông Bí – Yên Hưng – Hạ Long – Cẩm Phả - Vân Đồn (Quảng Ninh) – Cát Bà (Hải Phòng). 3. Địa bàn thực địa: - Thị xã Cẩm Phả: Công ti cổ phần Cao Sơn, công ti than Thống Nhất, công ti tuyển than Cửa Ông, cảng Cửa Ông, thăm di tích lịch sử đền Cửa Ông. - Huyện Vân Đồn: Khu du lịch Việt – Mĩ, cảng Cái Rồng. - Thành phố Hạ Long: Cảng Cái Lân, Khu du lịch Tuần Châu, phường Bãi Cháy. - Thi trấn Cát Bà: Vườn quốc gia Cát Bà, trung tâm thị trấn Cát Bà, bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2 và Cát Cò 3. 4. Nội dung thực địa Nghiên cứu thể tổng hợp kinh tế - xã hội Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng với một số khía cạnh chính: - Công nghiệp: Khai thác, chế biến và tiêu thụ than - Kinh tế biển: du lịch, thủy sản và giao thông vận tải biển. - Tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Phương pháp điều tra thực địa Thu thập thông tin cần thiết từ các cơ quan chức năng kết hợp với quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu. 2. Phương pháp bản đồ. 2 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Sử dụng những bản đồ hiện có như là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu. Thành lập các bản đồ chuyên đề về nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực địa. 3. Phương phân tích, đánh giá tổng hợp trong phòng. Xử lý các thông tin thu thập được từ điều tra thực địa và các tài liệu, số liệu cần thiết từ các nguồn khác nhau kết hợp với việc tham khảo tài liệu liên quan. Phân tích, đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các kết quả nghiên cứu nghiên cứu chính thức theo mục đích và nội dung báo cáo. 4. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS). Sử dụng hệ thống các phần mềm để thu thập thông tin lưu trữ và quản lí các thông tin, phân tích và xử lí thông tin, triết xuất và hiện thị thông tin theo mục đích và nội dung nghiên cứu của báo cáo. Các phần mềm chính có thể sử dụng trong quá trình thực hiện báo cáo là Word, Mapinfo… 3 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh PHẦN NỘI DUNG Chương I: MỘT SỐ NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - Xà HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NINH. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, nằm phía đông bắc của Tổ quốc. Quảng Ninh vừa có phần đất liền rộng lớn, vừa có vùng hải đảo bao la với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trên biển. Quảng Ninh là một cửa ngõ quan trọng của nước ta, theo quốc lộ 18A và các cảng Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân có thể dễ dàng vào vùng đồng bằng sông Hồng. hay ra thế giới bên ngoài như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản… Quảng Ninh có tọa độ địa lí từ 20 040’ (đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn) đến 21044’ vĩ độ Bắc (thôn Mỏ Tòng – xã Hoành Mô – huyện Bình Liêu) và từ 106005’ (thôn Vân Đông – Đông Triều) đến 108 005’ kinh độ Đông (mũi Sa Vĩ – bán đảo Trà Cổ). Về mặt vị trí địa lý, Quảng Ninh tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố, đặc biệt tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc (132km), phía nam với Thành phố Hải Phòng (78km), phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200km, phía tây một phần tiếp giáp với miền núi đồi trùng điệp của Lạng Sơn (58km), phần còn lại giáp với Băc Giang (71km) và với vùng đồng bằng phì nhiêu của Hải Dương (21km). Về kinh tế, Quảng Ninh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế phía Bắc của nước ta, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngoài ra, Quảng Ninh có vị trí thuộc vùng kinh tế hai hành lang và một vành đai của Việt Nam và Trung Quốc. Với vị trí như trên, Quảng Ninh giữ vai trò quan trọng để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới. Quảng Ninh là một tỉnh lớn với diện tích 5938 km 2. Về mặt địa giới hành chính, Quảng Ninh có 2 thành phố (thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái), có 2 thị xã (Thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí), có 10 huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Đông Triều, Tiên Yên, Yên Hưng, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Vân Đồn và Cô Tô với 11 thị trấn, 45 phường và 130 xã. Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được công nhận 2 lần là di sản của thế giới, với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa là một trung tâm du lịch biển hàng đầu của Việt 4 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Nam. Với vị trí địa lí mang lại Quảng Ninh có những điều kiện vô cùng thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 1. Địa hình. Vùng đất Quảng Ninh có lịch sử địa chất trẻ hơn các khu vực khác. Đây là nơi tiếp giáp giữa miền nền và địa máng, lại thuộc nhiều đới kiến tạo có đặc điểm phát triển khác nhau nên cấu trúc địa chất của lãnh thổ phức tạp. Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, Quảng Ninh có đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Diện tích tự nhiên của Quảng Ninh là 5938km2, trong đó đồi núi và núi thấp là một bộ phận quan trọng nhất chiếm tới 80% diện tích, đồng bằng ven biển chỉ chiếm khoảng 18% còn lại là diện tích đồi núi đá vôi. Địa hình của Quảng Ninh có sự thay đổi rõ rệt cụ thể ở phía Tây Bắc là vùng đồi núi thấp, tiến đến là dãy núi cao – cánh cung Đông Triều, phía nam và đông nam là miền đồng bằng ven biển, ngoài khơi là hàng nghìn đảo nhỏ đá vôi hoặc sa, diệp thạch, tạo thành bức bình phong chắn gió cho đất liền. Đồi núi và vịnh đảo chạy song song, đối xứng nhau qua bờ biển. Có thể chia địa hình Quảng Ninh thành các khu vực sau đây: - Vùng cánh cung Đông Triều – Móng Cái: Vùng này chạy theo hướng tây – đông ở phía nam và hướng đông bắc – tây nam ở phía bắc. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành các yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc – na. Cánh cung Đông Triều gồm hai dải núi chính, phía nam là dải núi Nam Mẫu, phía Bắc là dải núi Bình Liêu. Giữa hai phần trên là bộ phận núi thấp với những con sông cắt qua, đó là vùng đồi Tiên Yên – Ba Chẽ. - Phía nam của cánh cung Đông Triều chạy từ Đông Triều đến thị xã Cẩm Phả theo hướng tây – đông, có độ cao không quá 1000m, trừ đỉnh Yên Tử có độ cao 1068m và đỉnh Am Váp 1094m. Dải đồi thấp nam Đông Triều – Mông Dương có độ cao từ 200 đến 400m là miền sụt võng trước núi vào đại Trung Sinh. Đó là bể than antraxit lớn nhất nước ta. Bộ phận phía Bắc của cánh cung Đông Triều có nhiều núi cao trên 1000m nằm rải rác, không tạo thành một sơn hệ. Ở Bình Liêu có núi Cao Xiêm cao 5 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh 1330m, Quảng Hà có Cao Đông Châu 1089m...Địa hình ở đây bị phân cách mạnh, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. - Vùng đồi duyên hải là một dải đồi có độ cao sàn sàn nhau từ 25m đến 50m, chỗ rộng nhất khoảng 15km đến 20km, chạy dọc theo bờ biển từ thị xã Cẩm Phả đến thị xã Móng Cái. - Địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng Ninh chiếm diện tích nhỏ, bao gồm một dải hẹp ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên và vùng phía nam Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng. Đây là những đồng bằng nhỏ hẹp được bồi đắp phù sa của các sông suối trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình. Riêng đồng bằng ở Yên Hưng và Đông Triều do được bồi đắp của một phần phù sa sông Thái Bình là những vùng đồng bằng khá lớn. Tiếp nối phần đồng bằng ra biển là các bãi sú, vẹt có diện tích rộng. Biển và địa hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh rộng tới 6000km2 là phần phía tây bắc của vịnh Bắc Bộ. Đây là một vịnh nông với nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngoài nên rất kín gió và sóng lặng. Trên vịnh có rất nhiều đảo, đây là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt Nam tới 3000 đảo lớn nhỏ. Những đảo lớn nhất là Cái Bầu, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Cô Tô...Các núi đá trên đảo có độ cao trung bình từ 150m đến 200m. Đỉnh cao nhất là núi Nàng Tiên cao 470m trên đảo Cái Bầu. Ngoài ra các đảo lớn, còn có hàng nghìn đảo nhỏ xếp thành hai dãy nối đuôi nhau từ núi Ngọc đến nam Hạ Long. Đó là khu vực núi đá vôi cổ ngập nước biển. Đây là vùng caxtơ sót điển hình có các vách đá dốc đứng, sắc nhọn, nhiều hang động. Đường bờ biển của Quảng Ninh dài 250km, bị chia cắt mạnh bởi đồi núi ăn ra sát biển và bởi các vịnh đảo, cửa sông. Đoạn từ Móng Cái đến Cửa Ông tương đối bằng phẳng được bồi tụ, mài mòn tạo nên các bãi triều rộng, sú vẹt mọc trên diện tích lớn (80 nghìn ha), đứng thứ hai của cả nước (sau Cà Mau). Riêng bờ biển Trà Cổ sóng mạnh, tạo nên các bãi ven biển dựng, nhiều hốc mòn ở chân núi đá vôi. Ven biển có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. 2. Khí hậu Khí hậu Quảng Ninh mang đặc tính chung của khí hậu các tỉnh miền bắc với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nhưng chịu ảnh hưởng mạnh nhất 6 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng ít hơn của gió mùa Đông Nam so với các địa phương khác. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nên nhiệt độ mùa đông ở đây thấp hơn các khu vực khác cùng vĩ độ từ 1 0c đến 30c. Nhiệt độ trung bình năm của Quảng Ninh là 210c. Mùa đông ở Quảng Ninh kéo dài từ 4 – 5 tháng, từ tháng VI năm trước đến tháng III năm sau. Mùa hạ từ tháng V đến tháng IX, nóng và mưa nhiều, với gió thịnh hành hướng Đông Nam do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, của dải hội tụ nhiệt đới và của các xoáy thuận nhiệt đới. Chế độ mưa của Quảng Ninh mang đặc điểm chung của các tỉnh Bắc Bộ là mưa nhiều, mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng VII và tháng VIII. Lượng mưa mùa hạ chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa khoảng từ 150 đến 400mm. Tháng nhiều bão nhất là tháng VII và tháng VIII. Trung bình mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 5 – 6 cơn bão, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. 3. Thủy văn. Do đặc điểm địa hình, các sông của Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc, có tính chất cuồng lưu, khả năng điều tiết yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Các sông này vừa mang tính chất của sông miền núi, vừa mang tính chất của sông ven biển. Phù hợp với chế độ mưa, chế độ sông ngòi cũng có 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng V đến tháng X, tập trung vào các tháng VI. VII, VIII. Mùa cạn từ tháng IX đến tháng IV, cạn nhất là tháng III. Tuy sông suối ngắn và nhỏ, nhưng do đặc điểm của địa hình và do đường bờ biển dài nên sông suối của Quảng Ninh cũng có những đặc điểm riêng và chia thành ba hệ thống sông: Các sông đổ ra sông Bạch Đằng, đều bắt nguồn từ khu vực sườn nam của vùng đồi núi thuộc dãy Yên Tử như các sông Đá Bạc, sông Sinh và sông Kinh Thầy. Sông Bạch Đằng với đoạn chảy qua Yên Tử dài 20 km là con sông nối liền sông Lục Nam với sông Thái Bình. - Hệ thống sông đổ ra cửa Lục – vịnh Hạ Long, chảy từ vùng núi Hoành Bồ, đều là những sông nhỏ, dốc không có khả năng bù đắp phù sa ở hai bên bờ. Đó là sông Thác Cát, Diễn Vọng, sông Trới… 7 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh - Hệ thống sông Tiên Yên – Móng Cái, gồm một số sông lớn của tỉnh. Đó là các sông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Đầm Hà… Quảng Ninh không có những hồ tự nhiên lớn, nhưng lại nhiều hồ, đập nhỏ. Toàn tỉnh có 75 hồ, đập trong đó có nhiều hồ có giá trị trong sản xuất và sinh hoạt. 4. Đất đai. Đất đai ở Quảng Ninh có đặc tính chung là giàu oxyt sắt, tầng mùn mỏng, ít chất dinh dưỡng dễ tiêu. Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ và feralit thứ sinh phát triển ở địa hình đồi, núi thấp. - Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi có ở những vùng núi cao trên 700m thuộc cánh cung Đông Triều. Loại đất này chiếm khoảng 7.8% diện tích tự nhiên. - Đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi, núi thấp (dưới 700m) phân bố hai sườn của cánh cung Đông Triều với diện tích 440.000 ha. Loại đất này phổ biến ở vùng đồi Hoành Bồ, tây Tiên Yên, Quảng Hà, Bình Liêu. - Đất phù sa cổ có diện tích 40.105 ha phân bố ở Đầm Hà, Hà Cối, Móng Cái. Vùng đất phù sa trồng lúa tập trung ở Yên Hưng, Đông Triều, Quảng Hà và lưu vực các sông, suối, thung lũng thuộc Tiên Yên, Ba Chẽ. - Đất mặn ven biển phân bố dọc ven biển và ven sông Bạch Đằng, Đá Bạc..chiếm diện tích khoảng 50.900ha. Một số vùng được khai thác để trồng cói, làm ruộng muối, nuôi thủy sản và rừng sú vẹt. - Đất cát và cồn cát ven biển với diện tích 6087 ha phân bố ven biển, ven các đảo, nhiều nơi là những bãi cát trắng, nguyên liệu tốt để làm thủy tinh. - Đất vùng đồi đá vôi ở các đảo, quần đảo có diện tích là 46627 ha. Trên các đảo đất như Tuần Châu, đảo Ngọc Vừng được cấu tạo bởi đá phiến thạch có đất feralit màu vàng đỏ. 5. Sinh vật. Rừng Quảng Ninh phân bố ở những địa hình thấp, dễ khai thác. Rừng nguyên sinh hầu như không có mấy, mà chủ yếu là kiểu rừng thứ sinh. Độ che phủ rừng hiện nay chỉ còn 32%, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng. Quảng Ninh còn có rừng ngập mặn đứng thứ hai của nước ta sau rừng ngập mặn ở Cà Mau với các loài cây điển hình như sú, vẹt, đước. Loại rừng này mọc phổ biến từ Móng Cái – Tiên Yên. 8 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Ở các đảo và quần đảo, rừng còn bảo tồn, như ở đảo Ba Mùn có rừng nguyên sinh chạy dài trên 20 km, rộng 1,5 km với hai tầng thực vật cao thấp. Tầng nguyên sinh là các loại cây gỗ quí hiếm như nghiến, sến, táu…Tầng thứ sinh có nhiều cây thuốc quý như ngũ gia bì, tam thất… Động vật biển của Quảng Ninh vô cùng phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sò huyết, bào ngư, hải sâm, tôm hùm, cá song, cá thu… 6. Khoáng sản. Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước gồm than, quặng sắt, đá chứa dầu và các loại vật liệu xây dựng. Bể than Quảng Ninh là bể than lớn nhất nước ta, có trữ lượng 12 tỉ tấn chiếm tới 90% trữ lượng than của cả nước. Bể than này phân bố thành một dải không liên tục từ Đông Triều, Uông Bí, Hồng Gai, Cẩm Phả. Dải này này kéo dài khoảng 130 km, rộng 20 – 30 km, độ dày tầng chứa than có nơi đến 2km, có nhiều mỏ lộ thiên dễ khai thác, có khả năng khai thác 18 – 20 triệu tấn/năm. Chất lượng than của Quảng Ninh có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhiều ngành kinh tế. Than Quảng Ninh chủ yếu là than antraxit cho nhiệt lượng cao, ít tro, khói và sunfua. Quảng Ninh có nhiều mỏ vật liệu xây dựng như đá vôi, cát thủy tinh ở Vân Hải, đất sét ở Giếng Đáy, Móng Cái, Đông Triều… Ngoài tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh còn nổi tiếng là tỉnh giàu tiềm năng du lịch nhất cả nước, đặc biệt là di sản tự nhiên thế giới vịnh Hạ Long, cùng rất nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống. Những tiềm năng lớn về du lịch cộng với vị trí địa lí thuận lợi đã tạo cho Quảng Ninh có một lợi thế so sánh quan trọng so với các tỉnh khác, là tiền đề cho Quảng Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển. III. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - Xà HỘI. 1. Dân cư và nguồn lao động. 1.1. Dân cư Quảng Ninh là một trong những tỉnh có dân số đông. Dân số Quảng Ninh là 1.144.381 người (năm 2009), trong đó nữ có 558.793 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và 9 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh TP Đà Nẵng), dân số thành thị là 496.6 nghìn người (chiếm tỷ lệ 44,6%); Dân số ở khu vực nông thôn là 616,9 nghìn người (chiếm tỉ lệ 55,4%). Phần lớn các đô thị của tỉnh nằm trên trục quốc lộ 18, 10, 4B. Sự phát triển của đô thị đã thu hút dân cư tập trung theo quốc lộ, hình thành dải dân cư ven biển. Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Mật độ dân số trung bình Quảng Ninh năm 2008 là 182 người/km 2 thấp hơn so với mật độ dân số trung bình của cả nước (260 người/km 2) và đứng hàng thứ 4 trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các miền, giữa các huyện. Phần phía tây chỉ chiếm 41,52% diện tích, kéo dài từ Đông Triều đến thị xã Cẩm Phả bao gồm cả thành phố Hạ Long, tập trung tới 68,7% dân số của toàn tỉnh. Ngược lại phần phía đông với 58.48% diện tích, nhưng dân số chỉ có 31.3%. Dân số tập trung đông đúc các đô thị ven biển ngược dân số thưa thớt tại các vùng sâu trong tỉnh. 1.2. Nguồn lao động Nguồn lao động 606.5 nghìn người, trong đó số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế chiếm trên 90%. Dân số tập trung chủ yếu các ngành như nông, lâm, ngư nghiệp (274.2 nghìn người); khai thác mỏ (70.6 nghìn người); sửa chữa xe động cơ (78,1 nghìn người). Do ngành khai thác mỏ năm qua tương đối phát triển nên đã thu hút nhiều lao động nam từ các tỉnh khác và trở thành đội ngũ lao động đông đảo cho tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ: 51,4% dân số dưới 24 tuổi, tỉ lệ 0 – 14 tuổi trên 30%, tỉ lệ trên 60 tuổi là 7,2%. Như vậy Quảng Ninh có lực lượng lao động dồi dào. Đây là lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về thành phần dân tộc: Quảng Ninh có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Việt chiếm trên 80% tổng số dân, ngoài ra còn có người Dao, Tày, Sán Chay, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa…Sự đa dạng về truyền thống sản xuất và văn hóa cua các dân tộc là một tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần phải có chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho các dân tộc ít người để nhanh chóng giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa giữa các dân tộc. 10 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh 2. Cơ sở hạ tầng Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng ở Quảng Ninh còn thiếu đồng bộ và nhiều mặt còn yếu kém, nhưng đã bước đầu đã hình thành một hệ thống cơ sở sản xuất công nghiệp, các trung tâm kinh tế thương mại, du lịch, các đô thị và hệ thống giao thông điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của cư dân. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 quốc lộ: QL 10. QL 18. QL 4B. QL 279, có 8 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài 178km. Dọc bờ biển có các cảng quốc gia như Hòn Gai, Cái Lân, Cửa Ông và hàng loạt các cảng biển, bến bãi do địa phương quản lí Quảng Ninh có nhiều nguồn lực và lợi thế để phát triển kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ, xứng đáng là một cực thu hút trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. 3. Chính sách. Đường lối chính sách có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua Quảng Ninh luôn luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nhờ những chính sách hiệu quả mà kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Quảng Ninh đang tích cực có những chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Có thể coi đường lối, chính sách như kim chỉ nam định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau đây là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020: TT Loại chỉ tiêu 1 Dân số(nghìn người) 2 GDP( tỷ đồng) 3 4 Năm 2005 Năm 2010 Năm2020 1.069,9 1.124,1 1.237,3 - Theo giá so sánh 1994 6.229,2 11.375,2 43.065,1 -Theo giá hiện hành 15.346,0 36.341,3 167.405,0 Cơ cấu GDP(%- giá hiện hành) 100,0 100,0 100,0 -Công nghiệp, xây dựng 49,7 46,3 48,5 Dịch vụ 44,0 49,7 50,1 -Nông,lâmnghiệp,thuỷ sản 6,2 4,0 1,4 GDP/người(USD) 11 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh -Theo giá so sánh 1994 352,9 950,0 3.127,8 -Theo giá hiện hành 869,3 1.757,1 6.292,7 Nguồn: http://www.quangninh.gov.vn Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NINH. I. KHÁI QUÁT CHUNG Nền kinh tế Quảng Ninh được phát triển dựa trên việc khai thác tổng hợp của sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội. Với thế mạnh ấy Quảng Ninh đã xây dựng được một cơ cấu ngành kinh tế tương đối đa dạng, hoàn thiện và điển hình ở nước ta, trong đó có những ngành mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh như công nghiệp, du lịch. Các ngành nông nghiệp, thương mại, dịch vụ giao thông vận tải và thông tin liên lạc cùng các ngành khác, đang khởi sắc và có những đóng góp không nhỏ. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh chiếm khoảng 5% (năm 2007) giá trị tổng sản phẩm của cả nước, 12% giá trị tổng sản phẩm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 – 2008 là 13,3%. GDP bình quân theo đầu người đạt 869,3 USD (năm 2005). Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm và chỉ số phát triển giai đoạn (2003 – 2007) Giá trị so sánh 1994 Tỉ đồng 10000 9000 8000 7000 6000 5000 5715 100 6451 112.87 7336 128.36 8347 146.02 9441 180 165.2 160 140 120 100 80 4000 60 3000 2000 40 1000 20 0 0 2003 1 2004 2 2005 3 Tổng sản phẩm 2006 4 2007 5 Chỉ số phát triển (năm 2003 = 100%) 12 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đáng kể, thể hiện bằng sự tăng đàn tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng của các ngành kinh tế khác. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 14%/năm, dịch vụ tăng 13%/năm, nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5,9%/năm. Như vậy mức tăng và đóng góp vào GDP của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là khu vực II và khu vực III. Cơ cấu sản phẩm theo khu vực kinh tế: Kinh tế nhà nước đóp góp tới trên 70% tổng sản phẩm GDP của tỉnh và đang có xu hướng giảm; khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 20% tổng sản phẩm GDP và có xu hướng giảm, còn lại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. II. SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ 1. Ngành công nghiệp. Công nghiệp được coi là thế mạnh của nền kinh tế Quảng Ninh. Thế mạnh ấy được dựa trên một nguồn tài nguyên giàu có bao gồm khoáng sản, nông, lâm, thủy sản. Trên cơ sở đó phát triển một ngành công nghiệp đa dạng về cơ cấu ngành, gồm cả công nghiệp nặng lẫn công nghiệp nhẹ, công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. Giá trị sản xuất công nghiệp của Quảng Ninh đứng thứ 3 ở các tỉnh Bắc Bộ sau Hà Nội và Hải Phòng. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 37985,5 tỉ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng liên lục trong những năm gần đây, chiếm 2,58% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước vào năm 2007. 1.1. Công nghiệp khai thác than. Quảng Ninh là tỉnh khá giàu khoáng sản, trong đó nổi bật là tài nguyên than với trữ lượng 12 tỉ tấn chiếm trên 90% trữ lượng than của cả nước. Ngành khai thác than của Quảng Ninh bắt đầu khai thác từ thực dân Pháp. Năm 1882, xí nghiệp khai thác than đầu tiên của chính quyền được mở trên đất Quảng Ninh. Thời kì thực dân pháp đô hộ, công nghệ khai thác than chủ yếu là thủ công và bán cơ khí theo hai phương thức lộ thiên và hầm lò. Sản lượng than thấp, trong suốt hơn 60 năm (1889 – 1954) sản lượng than chỉ đạt khoảng 40 triệu tấn. Sau năm 1954 nhiều mỏ than ra đời và hoạt động như Hà Tu, Tân Lập, Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu, Mông Dương. Từ năm 1990 tới nay việc sản xuất ngành than có nhiều biến động song đang dần đi vào ổn định. Bảng 1: Sản lượng than Quảng Ninh giai đoạn 1995 – 2007(Đơn vị: triệu tấn) 13 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Năm Sản lượng 1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 7,5 9,4 10,8 11,3 11,0 12,6 14,5 14 27,3 200 2007 6 36.8 40 Ngành công nghiệp khai thác than đóng vai trò quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh. Đó là ngành mang lại thu nhập chính cho tỉnh đồng thời cùng thu hút nhiều lao động trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Thời gian gần đây do nhu cầu trong và ngoài nước về than ngày càng nhiều làm cho giá trị của than ngày càng tăng. 1.1.1 Cơ cấu tổ chức ngành than. Ngành công nghiệp than của Quảng Ninh không phải do tỉnh quản lí mà do Bộ công thương trực tiếp quản lí bởi Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có: Công ty than Cẩm Phả, Công ty than Quảng Ninh, Công ty than Hòn Gai. - Công ty than Uông Bí: phạm vi khai thác kéo dài từ Bãi Cháy đến hết Đông Triều, phương thức khai thác chủ yếu là hầm lò. Sản lượng khai thác than của công ty năm 2008 là 2,37 triệu tấn than. Mục tiêu phấn đấu của công ty trong những năm tới là nâng sản lượng khai thác than của các mỏ thuộc vùng than Uông Bí lên 10-12.5triệu tấn than vào năm 2010 và từ 13- 14.6triệu tấn vào năm 2015. Với 7 công ty thành viên, hiện nay công ty đang quản lý , thực hiện 7 dự án khai thác mỏ vừa và nhỏ được phê duyệt với công suất từ 100.000- 600.000 tấn /năm. - Công ty than Hồng Gai: Địa bàn khai thác từ Đèo Bụt đến phà Bãi Cháy. Với các mỏ lớn là Hà Lầm, Hà Tu và Tân Lập. - Công ty than Cẩm Phả: là công ty than lớn nhất Quảng Ninh với gần 40.000 công nhân và 6 mỏ sản xuất than có 3 mỏ khai thác theo phương thức hầm lò: Thống Nhất, Mông Dương, Khe Chàm, 3 mỏ khai thác theo hình thức lộ thiên: Đèo Nai, Cọc Sóc, Cao Sơn. Bảng 2: Các khu vực khai thác than chủ yếu của Quảng Ninh Quy mô công suất dự kiến đến TT Tên Mỏ 1 2 3 năm 2010 (1000 tấn/năm) 1.500 1.200 1.500 Mỏ Cao Sơn Mỏ Đông Cao Sơn Mỏ Cọc Sáu 14 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh 4 Mỏ Đèo Nai 1.500 5 Mỏ Thống Nhất 1.500 6 Mỏ Mông Dương 850 7 Mỏ Khe Chàm I 600 8 Mỏ Bắc Khe Chàm 300 9 Mỏ Nam Khe Chàm 1.500 10 Mỏ Ngà Hai 1.500 11 Mỏ Hà Tu 1.000 12 Mỏ Núi Béo 1.500 13 Mỏ Hà Lầm 1.500 14 Mỏ Giáp Khẩu 800 15 Mỏ Vàng Danh 1.800 16 Mỏ Mạo Khê 2.000 17 Mỏ Nam Mậu 1.200 Nguồn: Danh mục các mỏ ban hành theo theo quyết định 20/2003 QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam năm 2003 – 2010” của Thủ tướng chính phủ ban hành 29/01/2003 1.1.2 Phương thức khai thác: Về công nghệ khai thác than chủ yếu tiến hành theo hai phương thức đó là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. a. Khai thác lộ thiên: Đây là hình thức khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh hiện nay nó chiếm tới 60 đến 70% tổng sản lượng than khai thác được. Khai thác lộ thiên được tiến hành khi hệ số bốc đất đá thấp (dưới 4m 3 đất đá/tấn than), trong đó thế giới là 9m3/tấn than. Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên. Thiết kế Mở mong khai thác, tháo dỡ đất đá bằng nổ mìn Bốc xúc Than và đất đá được đưa lên các phương tiện vận tải i Vận tải Ô tô hoặc các băng tải than về bãi chứa Sàng tuyển Giảm lượng tạp chất trong than Tiêu thụ Công ty tuyển than hoặc thị trường trong và ngoài nước Khai thác lộ thiên đem lại năng suất cao hơn so với năng suất khai thác hầm lò và giá thành cũng hạ hơn, vì khai thác lộ thiên chỉ cần bóc đất đá để xúc than. Tuy nhiên, khai thác lộ thiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm thay đổi địa hình, ô nhiễm nguồn nước, không khí… Công ty cổ phần than Cao Sơn. Công ty cổ phần Cao Sơn được thành lập 06/06/1974. Đoàn thực địa khảo sát tại Công ty cổ phần Cao Sơn vào sáng ngày 13/10/2009. Năm 2005, công ty đã vinh dự 15 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh được Đảng Và Nhà nước phong tặng “ Anh hùng lao động” vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới 1995 – 2004 góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Vị trí: Công ty than Cao Sơn thuộc phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả. Mỏ than nằm cách trung tâm công ty khoảng 10km ở vùng núi cao 406m có tên là Cao Sơn. Mỏ than giáp mỏ than Cọc Sáu, Đèo Nai, Khe Chàm, Thống Nhất. Về mặt tài nguyên: Mỏ than Cao Sơn là một trong 3 mỏ than lộ thiên lớn nhất thị xã Cẩm Phả. Tổng trữ lượng trên 70 triệu tấn than, năng suất mỗi năm trên 2 triệu tấn than. - Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác than của công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Giai đoạn đầu khi mới thành lập vào những năm 1977 – 1980 sản lượng đạt 83,24 tấn. Năm 2008 sản lượng khai thác đạt 3,1 triệu tấn chiếm 7,5% sản lượng than của Tổng công ty than Việt Nam (41 triệu tấn), bóc đi một lượng đất đá 23.8 triệu m3 năm 2008. Dự kiến năm 2009 sản lượng khai thác sẽ đạt 3,2 triệu tấn. Sản phẩm than được bán cho các nhà máy sang tuyển, cơ sơ sản xuất xi măng, nhà máy phân đạm. Doanh thu của công ty đạt 1540 tỉ đồng vào năm 2009. b. Khai thác hầm lò: được tiến hành khi hệ số bóc đất đá trên cao (trên 4m 3/tấn than) vỉa mỏng và nằm sâu trong lòng đất. Để khai thác theo kiểu hầm lò, người ta phải đào lò: lò bằng và lò giếng, dùng gỗ hoặc bê tong để chống đỡ. Các mỏ than khai thác theo công nghệ hầm lò là Vàng Danh, Hà lầm, Mạo Khê, Thống Nhất. Khai thác theo hình thức này chủ yếu là thủ công nên năng suất thấp giá thành than bao giờ cũng cao hơn so với khai thác lộ thiên do chi phí cao hơn. Việc khai thác theo hình thức này cần sử dụng vật liệu chống lò như gỗ, bê tong và chống thủy lực. Công ty than Thống Nhất. - Vị trí: Công ty than thống nhất nằm trung tâm thị xã Cẩm Phả, hiện đang quản lí hai khu mỏ Lộ Trí và Yên Ngựa thuộc địa bàn phường Cẩm Tây và phường Mông Dương. Tổng diện tích khai thác của mỏ là 4 km2 . - Về mặt tài nguyên: Khu mỏ Lộ Thí có trữ lượng khoảng 28.292.900 tấn, khu Khe Chàm II có trữ lượng khoảng 2.200.000 tấn. 16 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh - Sản lượng khai thác: sản lượng khai thác than của công ty liên tục tăng cụ thể: năm 2006 đạt 1.300 nghìn tấn, năm 2007 đạt 1.500 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1.600 nghìn tấn. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, năm 2008 doanh thu của công ty đạt 606,402 tỷ đồng. 1.1.3 Chế biến than. Than nguyên khai được các nhà máy sơ chế phân loại tuyển tại nơi sản xuất sau khi được chuyển các nhà máy sàng tuyển. Than sau khi sàng tuyển sẽ chuyển đến tiêu thụ trên thị trường. Trên địa bàn Quảng Ninh có các nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông, Cột Tám (Hạ Long), ngoài ra trong kế hoạch còn có nhà máy sàng tuyển Uông Thượng với công suất dự kiến 700.000 tấn/năm. Công ty than Cửa Ông. - Về vị trí: Công ty tuyển than Cửa Ông thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả. Phía bắc giáp huyện Vân Đồn, phía nam giáp phường Cẩm Thịnh, phía đông giáp vịnh Bái Tử Long, phía tây giáp phường Mông Dương. - Về quy mô: Công ty tuyển than Cửa Ông có 3 nhà máy sàng tuyển, có thể sàng tuyển 12 triệu tấn/ năm, 30 đầu máy Điezen, hàng nghìn toa tầu chở than, có cảng Cửa Ông dài 600m. Quy trình sàng tuyển bao gồm hai khâu cơ bản: sàng sơ bộ bằng lưới để loại kích thước, làm sạch than bằng môi trường thuyền phù và khí nén. Khi than được chuyển đến nhà máy, nhà máy tiếp nhận những loại than có kích thước 100mm. Những loại than có kích thước lớn hơn 100mm sẽ được đập vỡ sau đó đưa vào sàng tuyển thu được sản phẩm chính có kích thước: 0 – 6mm, 0 – 10mm, 0 – 15mm. Than sau khi được sàng tuyển sẽ được chuyển bằng băng tải ra bãi tập kết, tại đây than được cung cấp trên thị trường chủ yếu cho mục đich xuất khẩu. 1.1.4 Tiêu thụ than. Than được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, vật liệu xấy dựng, công nghiệp hóa chất…Nhu cấu than là rất lớn, nhưng việc tiêu thụ than phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm. Sau khi, Việt Nam sử dụng công nghệ sàng tuyển của Nhật Bản sản phẩm than đã đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng trên thế giới. Than của Quảng Ninh chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Tây Âu. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ than có xu hướng giảm trong giai đoạn gần 17 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh đây. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của một số nguồn năng lượng mới như dầu mỏ, khí đốt. Nhiều nước đã sử dụng dầu, khí đốt cho công nghiệp nhiệt điện. Nhu cầu tiêu thụ than tăng trong khi sản lượng khai thác than tăng đã gây không ít những khó khăn cho sự phát triển ngành than của Việt Nam nói chung và của Quảng Ninh nói riêng, đặc biệt đời sống của người công nhân. 1.1.5. Hạn chế của khai thác than. Khai thác than, đặc biệt là khai thác lộ thiên làm thay đổi địa hình mặt đất, tính chất địa chất thủy văn, phá hoại thảm thực vật. Công nghiệp khai thác than cũng gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường không khí, môi trường nước biển do các khí độc CO, CO2, NO2, bụi, các vật liệu trên cạn bị cuốn trôi ra biển làm ô nhiễm nghiêm trọng tới khu sinh thái vườn Quốc gia Bái Tử Long. Ngoài ra, khai thác than làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Do làm việc trong môi trường độc hại: nhiệt độ, ánh sáng không thích hợp, tiếp xúc các khí độc vượt qua tiêu chuẩn cho phép của con người. Kết quả những người công nhân bị mắc các bệnh như ung thư phổi, viêm mắt… Vì vậy, phát triển công nghiệp than đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp than và sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhất là phát triển ngành du lịch là một vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Các ngành công nghiệp khác. Ngoài công nghiệp than, Quảng Ninh còn có thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thực phẩm, hóa chất….đặc biệt là công nghiệp vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm. 1.2.1 Công nghiệp điện năng. Góp phần đáng kể vào ngành công nghiệp của Quảng Ninh là công nghiệp điện năng. Quảng Ninh có nguồn than đá rất giàu có, đây chính là cơ sở để phát triển công nghiệp nhiệt điện. Những năm gần đây, ngành công nghiệp nhiệt điện có bước chuyển biến rõ rệt, những vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có các nhà máy nhiệt điện Uông Bí với công suất 300MW, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả với công suất dự kiến 600MW năm 2010. 18 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh 1.2.2 Công nghiệp cơ khí. - Cơ khí tàu thuyền Lợi thế của sự phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với Hải Phòng. Phương hướng dần hình thành cụm cơ khí tàu biển lớn nhất miền bắc với năng lực đóng tàu từ 400 đến 3000 tấn, tiến tới đóng tàu 5000 tấn, 10000 tấn. Kết hợp với sửa chữa tàu cá và các tàu chuyên dụng khác. Cơ sở chính là nhà máy đóng tàu Hạ Long, hiện đang bổ sung máy móc thiết bị mới để có khả năng đóng tàu container 2000 tấn. - Cơ khí mỏ. Mở rộng và hiện đại hóa ngành cơ khí mỏ để phục vụ không chỉ ngành than mà còn toàn bộ ngành khai thác mỏ nói chung của vùng Bắc Bộ. Sắp xếp hợp lí các nhà máy hiện có, đầu tư chiều sâu mở rộng và đổi mới thiết bị công nghệ cho một số cơ sở cơ khí. 1.2.3 Công nghiệp vật liệu xây dựng. Đây là một ngành có nhiều điều kiện để sản xuất, như đá vôi, đất sét và trên thực tế ngành này có bước phát triển đáng kể. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có các nhà máy gạch Giếng Đáy, gạch Uông Bí, đá vôi Hồng Gai, sứ Đông Triều, cát thủy tinh Vân Hải (Vân Đồn), đặc biệt gần đây hình thành nhà máy xi măng Cẩm Phả. Nhà máy xi măng Cẩm Phả có công xuất 2,3 triệu tấn/năm. Xi măng Cẩm Phả được sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô, thiết bị công nghệ sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay với mức độ tự động hoá cao, tiết kiệm nhiên liệu và không gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ dây chuyền thiết bị này được cung cấp bởi các nhà thầu quốc tế nổi tiếng như Kawasaki (Nhật Bản), FAM, Loeche, Haver & Boeker, Siemens (Cộng hoà liên bang Đức), FCB (Cộng hoà Pháp) và ABB (Thụy Sĩ). Nhà máy xi măng Cẩm Phả còn được đầu tư hệ thống cảng biển hiện đại có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn vào bốc dỡ hàng hoá, phát huy tối đa lợi thế vận tải thuỷ của dự án. 1.2.4 Công nghiệp chế biến thực phẩm. Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên ngành này vẫn còn giá trị khiếm tốn: chiếm 9,5% GDP của toàn ngành (năm 2008) Sản phẩm của ngành phục vụ tiêu dùng cho các trung tâm công nghiệp, đô thị, du lịch. Hiện nay đang đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất chế biến hiện đại tại các 19 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh khu vực cảng Cái Lân, Cẩm Phả, với những sản phẩm chính: thịt, hải xuất khẩu, rau quả, bia giải khát những hàng đồ uống có thương hiệu như nước khoáng Quang Hanh, bia Hạ Long. 2. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Song song việc phát triển ngành công nghiệp, Quảng Ninh cũng rất chú trọng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp. 2.1. Nông nghiệp. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp của Quảng Ninh đã có bước tiến rất đáng kể. Giá trị sản lượng nông nghiệp đặt mức tăng 5%. Sản lượng lúa năm 2001 là 193.800 tấn nhưng đến năm 2006 đạt 202.600 tấn. Năng suất lúa tăng đáng kể năm 2006 là 42.9 tạ/ha so với năm 1995 là 27.8 tạ/ha. Bình quân lương thực theo đầu người 324 kg/người (năm 2006). Trong cơ cấu ngành nông nghiệp giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ cao nhất với 54,9% (năm 2006), sau đó giá trị trị ngành chăn nuôi (42.9%) và dịch vụ nông nghiệp (2.1%). Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng nhanh, nhất là ngành chăn nuôi lợn và chăn nuôi bò. Đến năm 2005 472 nghìn con, trong đó đàn lợn chiếm 79.4% tổng số lượng đàn gia súc và gia cầm. Biểu đồ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế 3.1% 0.5% 39.6% 45.4% 54.1% 57.3% Năm 2005 Chăn nuôi Năm 2007 Trồng trọt Dịch vụ Phướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2010 là chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất hàng hóa theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn. 20 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh 2.2. Ngành lâm nghiệp. Ngành kinh tế lâm nghiệp của Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ vơi ngành khai thác gỗ và chế biến lâm sản. giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá trị thực tế không ngừng tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 đạt giá trị 170.724 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 226.581 triệu đồng; trong đó giá trị trồng và nuôi rừng chiếm giá trị cao nhất. Diện tích rừng có sự chuyển biến đáng kể, nhất là diện tích rừng trồng ngày càng mở rộng với 86.987 ha (năm 2006). Phát triển ngành lâm nghiệp có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng và tham gia xuất khẩu. Ngoài ra, phát triển ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, trữ lượng rừng tự nhiên ngày càng bị suy giảm, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng. Ví thế, cần có biện pháp khai thác, bảo vệ hợp lí, đẩy mạnh trồng rừng thâm canh, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. 2.3. Ngành ngư nghiệp. Hiện nay. Quảng Ninh nằm trong 4 ngư trường lớn của Việt Nam. Dọc chiều dài 250km bờ biển, Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi biển, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục ngàn ha vũng nông ven bờ là môi trường thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Nguồn lợi thủy hải sản của Quảng Ninh hết sức phong phú. Đáng chú ý hơn cả là sự phong phú của các loại hải sản Quảng Ninh với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, sò huyết, mực, ốc…Phát huy lợi thế này Quảng Ninh đã xác định ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh góp phần quan trọng vào thực hiện hiện đại hóa kinh tế của tỉnh. 2.3.1 Khái quát chung. Ngành thủy sản Quảng Ninh được phát triển từ lâu, đã có thời kì là tỉnh có nghề cá phát triển nhất khu vực phía Bắc (trước 1975). Từ sau đổi mới, ngành thủy sản Quảng Ninh có sự chuyển biến mạnh mẽ, tận dụng lợi thế của mình ngành thủy sản thể hiện qua: sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên (từ 17,6 nghìn tấn năm 1995 đến 66.3 nghìn tấn năm 2007). Đáng chú ý là sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng lên vượt 21 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh bậc so với sản lượng thủy sản khai thác. Giá trị sản xuất theo giá trị thực tế tăng nhanh với 730.912 triệu đồng. Tiềm năng khai thác thủy sản của Quảng Ninh còn rất lớn, trong tương lai gần cần có biện pháp hữu hiệu thúc đẩy nghề cá đồng thời cần chú trọng tới bảo vệ môi trường khai thác. 2.3.2. Khai thác đánh bắt thủy sản. Phát huy về lợi thế ngành thủy sản của mình. Quảng Ninh đã đang đẩy mạnh ngành khai thác thủy sản. Sản lượng khai thác thủy sản không ngừng tăng lên, sản lượng khai thác năm 2007 là 40.1 nghìn tấn gấp 2.62 lần năm 1995 (15.3 nghìn tấn). Tuy nhiên, phương thức đánh bắt còn thô sơ, tàu trọng tải nhỏ, thiếu phương tiện ki thuật hiện đại, số lượng tàu đánh bắt xa bờ còn rất ít. Đây cũng được coi là một trong những hạn chế của ngành thủy sản của tỉnh. 2.3.3. Nuôi trồng thủy sản. Ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây do việc khai thác ngày càng khó khăn cũng như nhu cầu khách du lịch, công nghệ chế biến thực phẩm…Tuy nhiên, ngành nuôi trồng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng lớn của tỉnh. Việc nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các vùng dưới triều, vùng rừng ngập mặn, vùng cửa sông. Sản phẩm nuôi trồng tập trung chủ yếu vào nuôi ngọc trai, tôm, cá…Đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc phát triển ngành thủy sản của tỉnh. 2.3.4. Định hướng phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Quảng Ninh đã đưa ra một số định hướng phát triển ngành thủy sản như sau: - Tiến hành điều tra khảo sát cụ thể nguồn lợi thủy sản, quy hoạch và đề ra chiến lược phát triển. - Đẩy mạnh chương trình đánh bắt xa bờ, chú ý đầu tư tàu có trọng tải lớn được trang bị thiết bị hiện đại. - Nâng cao trình độ của ngư dân, áp dụng các biện pháp khai thác truyền thống lẫn phương pháp hiện đại. - Tăng cường ngành nuôi trồng thủy sản đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. - Phát triển ngành thủy sản đi liền với công tác bảo vệ môi trường sinh thái. 22 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh 3. Ngành dịch vụ. 3.1. Giao thông vận tải. Là một tỉnh công nghiệp, lại vị trí sát biên giới, giao thông vận tải biển Quảng Ninh vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa quốc phòng. 3.1.1. Về giao thông đường bộ: Quảng Ninh hiện có 2494 km trong đó quốc lộ 18A (225km) từ ranh giới Hải Dương qua Hạ Lọng đến cầu Bắc Luân. Đây là tuyến đường chạy suốt chiều dài của tỉnh. Ngoài ra còn có quốc lộ số 10 (15km) từ Hải Phòng đến Biểu Nghi, quốc lộ 4B (17km) từ Tiên Yên đến Lạng Sơn, đường 279 đi Hà Khẩu qua Bắc Giang. Đây là tuyến đường nối liền Quảng Ninh với các tỉnh phụ cận và các cửa khẩu quốc tế quan trọng. Khối lượng vận tải hành khách đường bộ liên tục tăng: năm 2005 (6.750 nghìn người) đến năm 2006 (7.193 nghìn người). Trong tương lai, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là tuyến vận tải ô tô duyên hải phía bắc. Hiện nay các dự án nâng cấp các quốc lộ 10 và quốc lộ 18 đang được nâng cấp. 3.1.2. Về đường thủy: Quảng Ninh có 250 km bờ biển, thuận lợi cho giao thông nội thủy và viễn dương. Tổng chiều dài đường thủy là 695 km, trong đó có 112 km rất thuận lợi về mặt giao thông cho các phương tiện 180 tấn, cùng với 5 cảng lớn, trong đó chú ý nhất là cảng Cái Lân. Cảng Cái Lân là cảng nước sâu lớn nhất phía Bắc, có khả năng tiếp nhận tàu 40.000 tấn. Năm 2006 khối lượng hành khách vận chuyển là 1700 nghìn người và khối lượng hành khách luân chuyển là 131 triệu người/km. 3.1.3. Về đường sắt: Quảng Ninh có 116km đường sắt, trong đó có 64km khổ 0.8m chuyên dụng để chở than, 52km khổ 1.435 từ Đông Triều đến Bãi Cháy. Nhìn chung, giao thông vận tải Quảng Ninh hiện đang được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3.2. Thương mại. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng 18%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 16 – 17%). Các hoạt động thương mại nội địa diễn ra khá sôi động và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2007 đạt 14.087 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra là 15%. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt khá, tổng thu ngoại tệ cả năm đạt 1.321 triệu USD, tăng 2,5% so với năm 2006, vượt kế hoạch đề ra về giá trị tuyệt đối (1.207 triệu USD) 23 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh nhưng chưa đạt tốc độ tăng của kế hoạch là 10%. Trong đó xuất khẩu hàng hóa là 1.310 triệu USD, đạt 109% kế hoạch, tăng 2%; kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ ước đạt 11,74 triệu USD, tăng 80,6%. 3.3. Du lịch. 3.3.1. Khái quát chung. Quảng Ninh với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhiều danh lam thắng cảnh từ lâu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách. Quảng Ninh có vịnh Hạ Long là một trong những di sản thiên nhiên thế giới được 2 lần công nhận vào năm 1994 và năm 2000. Ngoài ra, Quảng Ninh có bãi tắm Trà Cổ, Bãi Dài (Vân Đồn), cùng nhiều di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội (Lễ hội Bạch Đằng, hội đền Cửa Ông, hội chùa Yên Tử…) đang được chú trọng phát triển du lịch. Phần phía tây của Quảng Ninh là khu vực đồi núi thấp, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch có thể kết hợp giữa du lịch biển và du lịch núi. Về tài nguyên du lịch của Quảng Ninh có thể có nhiều hơn nữa nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là vịnh Hạ Long. Đối với người Việt Nam nói chung và người Quảng Ninh nói riêng, vịnh Hạ Long không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một biểu tượng thiêng liêng trường tồn cùng dân tộc. Khó có lời lẽ nào có thể nói hết được vẻ đẹp vịnh Hạ Long thơ mộng. Tóm lại, tài nguyên du lịch của Quảng Ninh còn rất lớn nó là sự tổng hợp của các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn…của các đình chùa, lễ hội với tài nguyên du lịch này Quảng Ninh có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan thắng cảnh… 3.3.2 Thực trạng phát triển ngành du lịch Quảng Ninh. Phát huy lợi thế so sánh nổi trội về nguồn tài nguyên du lịch, Quảng Ninh đã và đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua, đặc biệt từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là di sản của thế giới hoạt động du lịch của Quảng Ninh ngày càng nhộn nhịp, khởi sắc mang lại doanh thu lớn cho tình. Số lượng khách du lịch của Quảng Ninh ngày một tăng, năm 1995 là số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh là 502.768 nghìn người, thì đến năm 2006 con số này 24 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh lên tới 3.115 nghìn lượt người. Số lượng hành khách du lịch sẽ còn tiếp tục còn tăng tăng trong thời gian tới khi Quảng Ninh nâng cấp các cơ sở phục vụ du lịch và có chương trình quảng bá rộng rãi. Bảng 3: Lượng hành khách thăm quan du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2000 – 2007 Đơn vị (nghìn lượt) Năm Lượng khách Tổng số - Nội địa - Quốc tế 2000 2002 2004 2005 2006 2007 1500 955 545 2351 1442 909 2675 1629 1046 2459 1453 1006 3115 1952 1163 3679 2230 1449 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh (năm 2007) Về khách du lịch giai đoạn từ năm 2000 – 2007 đã tăng lên 2179 nghìn lượt khách. Du khách du lịch đến Quảng Ninh vẫn chủ yếu là khách nội địa chiếm tới 60.6% (năm 2007) tổng số hành khách du lịch. Đáng chú ý là lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây, đây là điếm sang cho du lịch của Quảng Ninh. Về doanh thu du lịch Quảng Ninh tăng lên đáng kể. Theo thống kê doanh thu du lịch Quảng Ninh năm 2006 đạt 1257 tỉ đồng tăng gấp 1.7 lần so với năm 2002 (746.1 tỉ đồng). Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch, số lao động trong lĩnh vực du lịch cũng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê, năm 2002 số lao động trong lĩnh vực du lịch đạt khoảng 6.360 người, tăng lên 4331 người so với năm 1995. Chất lượng đội ngũ lao động cũng được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, 1/2 số lao động đạt trình độ trung cấp trở lên. Năm 2000 số lượng đạt trình độ đại học chiếm 12%, đến năm 2003 con số này đã chiếm khoảng 15%. Đây là một tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch Quảng Ninh bởi ngành đã từng bước được nâng cao. Về cơ sở lưu trú cũng có sự thay đổi đáng kể. Sự gia tăng đáng kể khách thăm quan du lịch đã kéo theo sự phát triển của các cơ sở lưu trú. Trong những năm gần đây, số lượng khách sạn và phòng nghỉ đạt chuẩn quốc tế không ngừng nâng cao. Năm 2000 tổng số khách sạn của Quảng Ninh là 224 với 2982 phòng, năm 2001 tăng lên 260 khách sạn với 3480 phòng. Năm 2004 có trên 300 khách sạn bao gồm 6300 phòng 25 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh (trong đó có 3.500 đạt tiêu chuẩn quốc tế). Ở đây có nhiều khách sạn nổi tiếng như Hạ Long Plaza, Hạ Long Bay, Bạch Đằng… Về tuyến du lịch, Quảng Ninh có nhiều điểm, tuyến du lịch hấp dẫn với 3 dạng chính đó là du lịch vùng, du lịch liên vùng và du lịch quốc tế. Bảng 4: Các tuyến du lịch hiện nay Yên Tử - Bãi Cháy – Trà Cổ - Móng Cái Yên Tử - Bãi Cháy – Cẩm Phả - Cửa Ông Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô Du lịch nội Bãi Cháy – Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long Yên Tử - Cửa Ông vùng Bach Đằng – Quỳnh Lâm – Yên tử Hà Nội – Bắc Ninh – Phả Lại – Đông Triều – Hạ Long – Trà Cổ Du lịch liên Lào Cai – Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn – Móng Cái Hạ Long – Cát Bà vùng Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long – Bãi Cháy Du lịch quốc tế Hạ Long – Móng Cái – Trà Cổ - Trung Quốc Quảng Ninh – Các nước ASEAN Du lịch đang là một thế mạnh của Quảng Ninh và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới ngành này cần phát huy được mọi thế mạnh của mình xứng đứng đáng là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Hoạt động du lịch trên các địa điểm nghiên cứu. a. Vân Đồn. Khu vực quần đảo Vân Đồn cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 50km về phía đông, bao gồm 600 hòn đảo như những người lính đứng gác nơi tiền tiêu tổ quốc. Vân Đồn có một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch Việt – Mĩ, đảo Minh Châu, đảo Quan Lạn…Vân Đồn có nhiều bãi tắm đẹp cùng quẩn thể sinh thái vườn quốc gia Bái Tử Long phong phú. Đoàn thực địa có dịp thăm khu du lịch sinh thái Việt – Mĩ. Đây là một khu du lịch hiện đại mới được xây dựng và tiếp tục hoàn thiện. Khi hoàn thiện chắc chắn đây sẽ là khu du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều du khách bởi không khí trong lành của núi và biển, dịch vụ đầy đủ. 26 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh b. Đền Cửa Ông. Đền Cửa Ông nằm trên ngọn núi nhìn ra Vịnh Bái Tử Long bốn mùa lộng gió. Đền Cửa Ông dựng lên là để thờ vị anh hùng Trần Quốc Tảng (con trai của Hưng Đạo Đại Vương) cùng nhiều vị tướng dưới triều đại thời Trần. Đoàn thực địa thăm quan trong thời gian rất ngắn nhưng cũng đủ thời gian để thấy “Đông Hải uy linh muôn thủa dựng” và dâng lên những bông hoa, nén nhang nhớ ơn các vị anh hùng của dân tộc. c. Khu du lịch Tuần Châu. Đoàn thực địa dừng chân ở Tuần Trâu vào buổi sáng ngày 15/10/2009 không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của Tuần Châu. Tuần Châu có một vị thế hoàn toàn thuận lợi để phát triển một khu du lich cao cấp. Khu du lịch Tuần Châu có diện tích 220 ha, nằm trong vịnh Hạ Long, cách trung tâm thành phố khoảng 10km, cách đất liền khoảng 2km. Khu du lịch đang được công ty du lịch Âu Lạc đầu tư và nâng cấp thành khu du lịch theo chuẩn quốc tế. Khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng tiết mục biểu diễn cá heo, cá sấu vô cùng thú vị. Cơ sở phục vụ du khách vô cùng hiện đại cùng đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch phục vụ rất nhiệt tình. d. Vịnh Hạ Long. Đoàn thực địa có chuyến thăm quan Vịnh Hạ Long vào buổi sáng ngày 16/10/2009 là một trong những di sản thiên của thế giới. Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, vịnh Hạ Long có thể coi là một tác phẩm kì diệu của tạo hóa, có một không hai trên thế giới. Khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km 2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về địa chất, thẩm mĩ, văn hóa, sinh học và kinh té. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi phát triển nhiều điểm, hình thức du lịch phong phú và hấp dẫn. Tiêu biểu là hang Đấu Gố, động thiên Cung, hang Sửng Sốt, đảo Titop, hòn Gà Chọi, hòn Lư Hương… Con thuyền lẻ loi giữa vùng đảo huyền bí, ngắm trời mây ẩn hiện, trông xa xa những ngọn núi như những bường tường thành kì vĩ giống như những người chiến sĩ canh gác giữa đất trời. Quả thực vẻ đẹp Hạ Long đầu tiên phơi bày ở dáng núi sắc trời. 27 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Đoàn thực địa đã dừng chân thăm quan hai điểm du lịch vô cùng hấp dẫn là hang Đầu Gỗ và hang Sửng Sốt. Hang Đầu Gỗ rộng khoảng 5000 m2, cửa hang rộng 17 m và cao 12 m. Hang Đầu Gỗ nằm ở độ cao 27m so với mực nước biển, cùng độ tuổi tạo thành với động Thiên Cung - thời Pleixtocen muộn cách ngày nay khoảng 2 triệu năm. Hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa. Hang Đầu Gỗ toát ra một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh... Hang có hệ động thực vật đa dạng phong phú. Do có cửa hang được mở rộng nên độ ẩm trong lòng hang cao, cộng với sự tác động của ánh sáng mặt trời nên có thể thấy ngay được sự phát triển đa dạng của hệ thực vật, đặc biệt là rêu, cây dương xỉ và cây thân gỗ... Đây là một đặc điểm khác biệt so với nhiều hang động khác trên vịnh Hạ Long. Tự hang này chia thành 3 ngăn. Ngăn thứ nhất, hệ thống nhũ đá có nhiều hình ảnh quen thuộc với cuộc sống: sư tử, trăn, rùa, và thậm chí cả hình ảnh đôi gà chọi... Ngăn thứ hai, bắt đầu bằng một bức tranh hoành tráng - hình ảnh những hòn đảo đá lô nhô trên sóng nước cũng được khắc hoạ rõ nét trên bức tranh này. Ngăn thứ 3, là hình ảnh những cột đá khổng lồ, vừa không thô nhám,cứng nhắc, vừa xinh xắn, mềm mại. Động Thiên Cung: Động nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4 km, trên đảo Đầu Gỗ ở độ cao 25 m so với mực nước biển. Đường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên cây che phủ um tùm. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra khoảng không bên trên một mặt bằng hình tứ giác với chiều dài hơn 130 m. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức sinh động và lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên. Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó nổi lên những nhân vật trong truyện cổ tích xưa, đường nét mềm mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ, những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hoá trau truốt tỉ mỉ. Như vậy, Quảng Ninh có hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Với ưu thế của mình Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch của nước ta và quốc tế. 3.3.3. Định hướng phát triển du lịch Quảng Ninh. 28 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh - Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh trên con đường hội nhập, tỉnh đã có những định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí. - Mở thêm các tuyến du lịch biển để khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tỉnh đang có kế hoạch đầu tư du lịch ở đảo Vân Đồn và đảo Cô Tô. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các nhà hang, khách sạn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. - Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động hoạt động trong ngành du lịch, đặc biệt là trình độ quản lí cho cán bộ, nhân viên du lịch. - Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, đặc biệt là vịnh Hạ Long. Có kết hợp ngành du lịch Quảng Ninh mới có thể phát triển bền vững. Chương 3: TỔ CHỨC SẢN XUẤT NỀN KINH TẾ THEO LÃNH THỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Tỉnh Quảng Ninh có các hình thức tổ chức nền kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao chủ yếu sau đây: I. CỰC TĂNG TRƯỞNG Quảng Ninh có ba cực tăng trưởng kinh tế: TP. Hạ Long, TX. Uông Bí và TP. Móng Cái. 1. TP. Hạ Long: Là trung tâm hành chính – chính trị - kinh tế - văn hóa của Quảng Ninh. Hạ Long là một đỉnh của tam giác công nghiệp miền Bắc Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Đặc biệt, Hạ Long phát triển mạnh du lịch biển, ngành này đã chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu kinh tế của TP. Hạ Long. Sự phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế - xã hội của TP. Hạ Long có ảnh hưởng sấu sắc tới sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Quảng Ninh. 2. TX. Uông Bí: Uông Bí là cực tăng trưởng phía tây. Ngành kinh tế nổi bật là công nghiệp năng lượng bao gồm khai thác than, chế biến, tiêu thụ than và sản xuất điện. Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp khai thác than. Mỏ than Vành Danh, Bạch Thái Bưởi được khai thác từ thời thuộc địa. Những năm gần đây thêm nhiều mỏ và công ty than được thành lập tại khu vực Uông Bí như Công ty than Nam Mẫu, công ty 29 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh than Uông Bí với nhiều Cong ty thành viên như Công ty than Hồng Thái, Đồng Vông... Sản lượng than khai thác liên tục tăng trưởng. Về sản xuất điện, Uông Bí là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng. 3. TP. Móng Cái: là cực tăng trưởng phía Đông với hoạt động kinh tế chủ yếu là kinh tế thương mại và du lịch. II. HÀNH LANG KINH TẾ Hành lang kinh tế quan trọng nhất là quốc lộ 18. Quốc lộ này bắt đầu từ Hà Nội, qua Bắc Ninh, đến Đông Triều, đi qua từ phía Tây sang phía Đông qua 3 cực tăng trưởng của Quảng Ninh, kết thúc ở cầu Bắc Luân. Đường 18 chạy qua nhiều khu công nghiệp tập trung và hầu hết các hoạt động kinh tế trọng điểm của tỉnh đều gắn liền với hành lang kinh tế này. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có các tuyến hành lang Đông – Tây là quốc lộ 279, 4B, 4A. Các tuyến đường này phục vụ trao đổi và giao lưu các hoạt động kinh tế xã hội của Quảng Ninh với các tỉnh phụ cận. III. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG Hiện nay, Quảng Ninh có các khu công nghiệp tập trung sau đây: - Khu công nghiệp Cái Lân: Có vị trí vô cùng thuận lợi với tổng diện tích hai giai đoạn xây dựng là 278 ha. Quảng Ninh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Cái Lân. Lĩnh vực thu hút đầu tư: Sản xuất, gia công phụ tùng, chi tiết; sửa chữa; cơ khí lắp ráp; Sản xuất đồ gỗ; Sản xuất container; Ðóng các loại tầu, thuyền du lịch và thể thao; Dệt, may, bao bì; Sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập. - Khu công nghiệp cửa khẩu Móng Cái: tại TP. Móng Cái. - Khu công nghiệp Việt Hưng: đang lập dự án quy hoạch. - Khu công nghiệp Đông Triều: tại huyện Đông Triều. Chương 4: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẢO CÁT BÀ. I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐẢO CÁT BÀ. 1. Vị trí địa lí: Đảo Cát Bà nằm trong phạm vi của tuyến giao thong nội thủy và quốc tế cách Hải Phòng 60km, Hà Nội 150km. Đây là một vị trí khá thuận lợi cho việc 30 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội đảo Cát Bà, đặc biệt là du lịch. Cát Bà cùng với Đồ Sơn, vịnh Hạ Long tạo thành một trong tâm du lịch nổi tiếng của cả nước có sức hấp dẫn đối với du khách. 2. Tài nguyên thiên nhiên. 2.1. Địa hình: núi thấp chia cắt mạnh là kiểu địa hình chủ yếu của đảo. Với đặc trưng cho địa hình Karst nhiệt đới là các hang động đẹp: hang Nàng Tiên, hang Trinh Nữ, động Cô Tiên…đã tạo ra cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Đáy biển bị chia cắt mạnh có nhiều đá ngầm và rãnh ngầm, trong pham vi đồng bằng lại có các ám tiêu san hô. Sự phức tạp và phong phú của địa hình đáy biển là yếu tố thu hút du khách du lịch. Mặt khác, đảo Cát Bà có nhiều vịnh nhỏ lặng sóng rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Một số vũng sâu đã được xây dựng các cảng biển phục vụ phát triển kinh tế trên đảo. 2.2. Khí hậu: Trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Cát Bà còn chịu sự chi phối sâu sắc của biển cả. Ảnh hưởng của biển làm cho khí hậu ở đây điều hòa hơn,mùa hè thời tiết không quá oi bức,mùa đông không quá lạnh. Nhìn chung khí hậu ở Cát Bà rất thuận lợi cho việc khai thác du lịch. Mặt khác, điều kiện khí hậu thuận lợi phát triển kinh tế biển. 2.3. Tài nguyên nước: Bao quanh Cát Bà có một atif nguyên dồi dào, đó là nước biển. Nồng độ muối ở đây khá cao, về màu hefkhoangr 20 – 30 ‰. Đặc biệt nước biển ở đây khá trong, chưa bị nhiễm dầu và nhiễm bẩn sinh hoạt nặng. Đây là một lợi thế của Cát Bà để phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản. 2.4. Tài nguyên sinh vật: Rừng tự nhiên trên núi đá vôi chịu ảnh hưởng của khí hậu biển là kiểu rừng chính, chiếm phần lớn diện tích trên đảo Cát Bà. Theo đánh giá của các nhà khoa học, đây là khu rừng hình thành từ xa xưa có diện tích lớn nhất ở phía Tây biển Đông với các kiểu rừng phụ đa dạng như rừng tự nhiên núi thấp và dưới các thung lũng; rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao. Rừng trên núi đá vôi trên Cát Bà rộng 800 ha thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm những rừng với nhiều loài thực vật quí hiếm và là môi trường sinh sống của 31 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các laoif linh trưởng như khỉ, vọoc, chồn sóc… Các kiểu rừng khác nhau ở Cát Bà đã tạo nên sự đa dạng của các loài thực vật. Đến nay có 1561 loài thực vật của 495 chi thuộc 149 họ, trong đó có 661 loài cây dược liệu, đã được ghi nhận tại vườn quốc gia Cát Bà. Các họ thực vật chiếm ưu thế bao gồm họ Thầu Dầu với 44 loài, họ Hòa Thảo với 30 loài… Rừng tự nhiên trên núi đá vôi trên vườn quốc gia Cát Bà là một kho tài nguyên quý giá với nhiều loài thực vật quí hiếm, có giá trị kinh tế cao như Kim giao, Chò đãi, Lát hoa…phân bố rộng nhưng số lượng tương đối ít. Đây là những loài đã bị cạn kiệt và được xếp vào danh sách đỏ Việt Nam. Ở Cát Bà còn có một khu rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô có năng suất sinh học vào bậc nhất thế giới trong tự nhiên. Các khu rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực ăn, lưu trữ ấu trùng tôm, cá cho các khu vực ven bờ, cửa sông. Động vật: theo thống kê sơ bộ có khoảng 160 loài chim, thuộc 2 nhóm chính: chim rừng mưa nhiệt đới và chim di cư. Những loài chim thường gặp là chim lặn, Mòng két, Vịt trời, Sâm cầm…Đặc biệt trên vườn quốc gia Cát Bà có loài linh trưởng vooc đầu trắng (vooc Cát Bà). Đây chính là một loài đặc hữu chỉ có ở vườn quốc gia Cát Bà không nơi nào trên thế giới có được. Vooc đầu trắng là loài thú cỡ lớn, con trưởng thành có trọng lượng cơ thể khoảng 6.5 – 7.6 kg. Vooc đầu trắng được xếp vào mức E (nguy cấp) của sách đỏ Việt Nam (1992) và mức EN (nguy cấp) trong sách đỏ thê giới. Vooc đầu trắng có giá trị cao về mặt khoa học và kinh tế, có số lượng rất ít nguy cơ tuyệt chủng nên cấm sử dụng và khai thác. Động vật dưới biển của Cát Bà cũng có nhiều giá trị kinh tế cao. Có 105 loài cá biển được ghi nhận tại vườn quốc gia Cát Bà thuộc 75 giống và 52 họ. Đây là khu hệ cá rất phong phú và đa dạng. Rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như Cá song, cá Ngừ, cá Mặt Trăng…Ngoài ra Cát Bà có nhiều loài khác như Bào Ngư, Mực, Tôm hùm…mang lại giá trị về mặt khoa học và kinh tế. 3. Nhân tố kinh tế - xã hội. 3.1. Dân cư: 32 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Dân số trên đảo khoảng trên 28 nghìn người, mật độ trên 100 người/km 2. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn Cát Bà thu nhập nhờ hoạt động du lịch và buôn bán. Dân cư sống ở các xã chủ yếu làm nghề nông nghiệp với thu nhập thấp. Điều này ảnh hưởng tới công tác bảo tồn môi trường trường trên đảo, đặc biệt là khu rừng quốc gia. Nghề cá cũng là nghề chính của nhiều hộ dân trên đảo, vấn đề khai thác quá mức bằng các phương tiện thô sơ độc hại cũng đang đe dọa sinh vật biển. 3.2. Cơ sở hạ tầng. 3.2.1 Giao thông vận tải. Do vị trí là một hải đảo nên Cát Bà có điều kiện thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển: Đường biển từ Cát Bà đi từ Cát Hải, đi Bến Bính, Đồ Sơn, Minh Đức (Hải Phòng) đi Hạ Long cũng như các vùng biển khá thuận lợi. Quanh đảo có nhiều bến tàu du lịch, tàu đánh cá của dân địa phương neo đậu. Có thể kể ra một số bến: Cảng Cá, Kim Ngân, Gia Luận. Cảng Cá là cảng lớn nhất của hải đảo. Hàng ngày có rât nhiều tàu neo đậu tại đây. Hệ thống đường bộ trên đảo khá đơn điệu. Chỉ có một trục đường duy nhất “Đường xuyên đảo” từ thị trấn Cát Bà đến bến Gia Luận. Con đường ra bãi Cát Cò cũng đã mở dài 360m rộng 4m thuận lợi cho khách du lịch ra bãi tắm. 3.2.2. Thông tin liên lạc: Trong thời gian gần đây ngành bưu chính viễn thông đã không ngừng tiến bộ. Nhu cầu sử dụng điện thoại nhân dân trên đảo ngày một nâng cao. Năm 1995 đạt mức bình quân 0.64 máy/100 dân. Hiện nay con số này đã tăng liên tục. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁT BÀ 1. Thị trường khách du lịch. Khách du lịch đến đảo Cát Bà tăng liên tục trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi đảo Cát Bà trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2006. Khách quốc tế không ngừng tăng góp phần đáng kể tới thị trường khách du lịch của Cát Bà. Điều này chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ của Cát Bà đối với khách du lịch quốc tế mở ra một hứa hẹn cho ngành du lịch tới đảo nếu biết khai thác các tiềm năng một cách hợp lí. Thống kê của phòng VH-TT-DL huyện Cát Hải cho hay, tổng số lượng khách 6 tháng 33 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh đầu năm 2009 đạt 437.000 lượt người, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 51,5% so với kế hoạch năm 2009. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 136,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, khảo sát thực tế tại Cát Bà cho thấy hình ảnh một khu du lịch chuyên nghiệp, năng động xứng tầm ở Cát Bà còn quá non yếu. Hệ thống nhà hàng, khách sạn ít, quy mô thấp. Tuy nhiên lượng khách du lịch có sự phân hóa theo mùa. Số khách tập trung vào mùa hè gây ra một áp lực lớn tới đảo một cách bất thường. Đặc biệt ở khu vực thị trấn, vào mùa hè dịp cuối tuần các bãi tắm, nhà nghỉ đông người, kéo theo các dịch vụ phục vụ khách, rác thải của du khách quá tải. 2. Loại hình du lịch. Khách du lịch tới đảo Cát Bà chủ yếu là loại hình du lịch nghỉ ngơi, giải trí. Khách du lịch tới đảo Cát Bà với lí do hấp dẫn bới các bãi biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên thanh bình. Loại hình du lịch sinh thái thu hút chủ yếu là khách quốc tế, khách nội địa rất ít. Trong thời gian thực địa tham quan tại đảo Cát Bà thì thấy chủ yếu là khách du lịch quốc tế. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là khách châu Âu (70%) đây là một thuận lợi cho du lịch ở Cát Bà. Khách du lịch tập trung tại các khu vực thị trấn Cát Bà phục vụ cho mục đích thăm quan, nghỉ mát, tắm biển ở bãi Cát Cò I, Cát Cò II, Cát Cò III. 3. Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch Cơ sở phục vụ khách du lịch không ngừng tăng lên. Hiện nay, Cát Bà có 110 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 9 khách sạn tiêu chuẩn 2 sao, 13 khách sạn 1 sao, số còn lại là các khách sạn nhỏ và nhà nghỉ thuộc thành phần tư nhân. Một số khách sạn nổi tiếng ở Cát Bà như Giếng Ngọc, Holiday view, Long Châu, Yên Thanh, Chùa Đông…Cơ sở phục vụ ăn uống cũng được cải thiện rõ rệt với các loại hải sản như cua, mực, cá song đáp ứng nhu cầu của du khách. Cơ sở vui chơi giải trí còn chậm phát triển chưa hấp dẫn khách du lịch như đua thuyền, lướt ván… 4. Định hướng phát triển du lịch Cát Bà. - Để phát huy hết tiềm năng du lịch đã mang lại cho Cát Bà cần định hướng phát triển theo các hướng sau đây: 34 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh - Đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… - Mở thêm các tuyến du lịch và khai thác các tuyến du lịch đang triển khai như: Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long. - Khai thác tiềm năng du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, không làm hủy hoại tới môi trường. KẾT LUẬN Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế như vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc biệt Quảng Ninh có nguồn tài nguyên than lớn nhất cả nước là một thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Ngoài ra, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với di sản thiên nhiên của thế giới – vịnh Hạ Long cùng cảnh quan hấp dẫn của biển đã mang lại cho Quảng Ninh lợi thế đặc biệt để phát triển du lịch, xứng đáng là một trong những tỉnh đi đầu trong ngành du lịch của cả nước. Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đã có sự chuyển rõ rệt mang lại giá trị to lớn 35 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh về kinh tế, xã hội cho tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, tổ chức lãnh thổ nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã hình thành, đóng vai trò là một trong ba cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tuy nhiên, ngành kinh tế của Quảng Ninh chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những hạn chế do sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng, giữa các địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường do sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là khai thác than ngày càng nghiêm trọng, đe dọa tới môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cát Bà có những tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển, phát triển ngành du lịch, trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch hấp dẫn của nước ta. Với lợi thế về tài nguyên sinh vật, tài nguyên biển đã mang lại cho Cát Bà doanh thu lớn từ du lịch góp phần nâng cao kinh tế - xã hội nơi đây. Tuy nhiên, Cát Bà đang đối mặt với nhiều thách thức như cơ sở hạ tầng đơn giản, tài nguyên thiên nhiên đang suy giảm, ô nhiễm môi trường, vốn đầu tư chưa hiệu quả… Như vây, trong đợt thực địa vừa qua cơ bản đã hoàn thành mục tiêu của thực địa. Để đặt được kết qủa đó không thể không nhắc tới sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của thầy cô giáo trong đợt thực địa cũng như sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan ban ngành trên địa bàn thực địa. Qua đợt thực địa, bản thân em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích không chỉ cho chuyên môn mà cả kiến thức về xã hội, đóng góp vào vốn kinh nghiệm sống của bản thân. Từ đó đóng góp một phần nhỏ nhoi vào sự nghiệp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Để đợt thực địa lần sau được tốt hơn em xin có một số kiến nghị như sau: thời gian thực địa kéo dài thêm giúp cho các bạn sinh có điều kiện tìm hiểu thực tế, có thể khai thác các tuyến thực địa mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 36 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Lêi c¶m ¬n Trong qu¸ tr×nh thùc ®Þa, hoµn thµnh b¸o c¸o nµy em ®· nhËn ®îc sù híng dÉn, chØ ®¹o cña c¸c thÇy, c« gi¸o Khoa §Þa lý trêng §¹i häc S ph¹m Hµ Néi: GS.TS Lª Th«ng, Th.s NguyÔn §¨ng Chóng, Th.s NguyÔn Kh¾c Anh, Th.s Ng« ThÞ H¶i YÕn, 37 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh Em còng nhËn ®îc sù chØ b¶o, ®éng viªn sù gióp ®ì nhiÖt t×nh cña nh©n d©n ®Þa ph¬ng, c¸n bé c«ng nh©n c«ng ty than Cao S¬n, Thèng NhÊt, Ban qu¶n lý C¶ng C¸i L©n, phßng ®äc vµ t liÖu cña Khoa §Þa lý, th viÖn trêng §¹i häc S ph¹m Hµ Néi ®· gióp ®ì em hoµn thµnh b¸o c¸o nµy... Víi lßng kÝnh träng s©u s¾c, cho phÐp em xin bµy tá lßng biÕt ¬n, lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi nh÷ng tÊm lßng, sù híng dÉn, sù gióp ®ì ®Çy quý b¸u ®ã. Hµ Néi, ngµy 30 th¸ng 10 n¨m 2009 Sinh viªn Bïi §øc TiÕn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhật ký thực địa tháng 10 – 2009. 2. Lê Thông (chủ biên). Địa lý các tỉnh, thành phố, tập 3 (các tỉnh vùng Đông Bắc). NXBGD, 2005. 3. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông. Địa lí kinh tế xã hội đại cương. NXBĐHSP, 2006. 4. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú. Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam. NXBĐHSP, 2006. 38 Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh 5. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (phần đại cương). NXBGD, 2003. 6. Đỗ Thị Minh Đức (Chủ biên)- Nguyễn Viết Thịnh – Vũ Như Vân. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 2). NXBĐHSP, 2008 7. Các trang Web: - www.gso.gov.vn - quangninh.gov.vn - www.vinacomin.vn - www.caosoncoal.com - www.baoquangninh.com.vn 8. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2007. 39
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng