Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần viễn thông fpt telecom bình định...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần viễn thông fpt telecom bình định

.PDF
73
1
75

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo này, trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ngành Điện tử - Viễn thông của khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Quy Nhơn đã trang bị vốn kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Điều đặc biệt là tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát thực tế, hoàn thiện kiến thức trong nhà trường. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Viễn thông FPT Telecom chi nhánh Bình Định đã chấp thuận cho em được thực tập tại công ty và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được tham gia học hỏi và ứng dụng các kiến thức mà em đã học trên nhà trường vào trong thực tế. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em có thể khắc phục các nhược điểm và nhiều thiếu sót trong kiến thức và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Quy Nhơn, cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Viễn thông FPT Telecom Bình Định đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin chúc quý thầy cô, cán bộ, công nhân viên Công ty luôn khỏe mạnh và thành đạt. Bình Định, ngày 24 tháng 09 năm 2019 Sinh viên: Lê Khắc Vũ Lớp ĐTVT-K38 Khoa Kỹ thuật và Công nghệ 1 PHẦN I. GIỚI THIỆU I.Giới thiệu chung về FPT Telecom Công ty cổ phần Viễn thông FPT Telecom được thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Internet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam - TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam. Sau hơn 22 năm hoạt động, FPT Telecom đã lớn mạnh vượt bậc với hơn 9000 nhân viên chính thức, với gần 200 văn phòng giao dịch thuộc gần 90 chi nhánh tại 59 tỉnh thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó công ty đã và đang đặt dấu ấn trên trường quốc tế bằng 12 chi nhánh trải dài khắp Campuchia, và 1 chi nhánh tại Myanmar. Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam, với mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử ít nhất một dịch vụ của công ty. Công ty cổ phần Viễn thông FPT Bình Định là một chi nhánh thuộc FPT Telecom. Được khai trương vào ngày 28/10/2010 tại địa chỉ 94 Phạm Hùng, phường Lý Thường Kiệt, thành phố Quy Nhơn. Đến nay, công ty cổ phần Viễn thông FPT Bình Định đã có gần 10 năm hoạt động. Hiện nay, hạ tầng internet FPT Telecom Bình Định đã phủ khắp khu vực: Thành phố Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước. Hiện mỗi chi nhánh của Công ty cổ phần Viễn thông FPT Bình Định có khoảng hơn 40 cán bộ công nhân viên, ngoài ra còn có các chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn thao tác quản lý, sử dụng internet, truyền hình một cách hiệu quả nhất. ❖ Lịch sử phát triển của FPT Telecom: 2 • 31/1/1997: Thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online Exchange – FOX). • 2001: Ra mắt trang báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam – VnExpress.net • 2002: Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP (Internet Ex-change Provider). • 2005: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom). • 2007: FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng Kết nối quốc tế. Đặc biệt, FPT Telecom trở thành thành viên chính thức của liên minh AAG. • 2008: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang bang thông rộng (FTTH) đầu tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kong. • 2009: Đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la Mỹ và mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Campuchia. • 2012: Hoàn thiện tuyến trục Bắc Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 30 tỉnh thành. • 2014: Tham gia cung cấp dịch vụ truyển hinh IPTV với thương hiệu Truyền hình FPT. • 2015: FPT Telecom có mặt tại 59 tỉnh thành trên cả nước với gần 200 VPKD, chính thức được cấp phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 3 5500 tỷ đồng và một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng IPv6. • 2016: Khai trương trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng với quy mô lớn nhất miền Nam. Được cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại Việt Nam. Đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận giải Digital Transformer of the Year của IDC năm 2016. Năm 2016, doanh thu của FPT Telecom đạt 6600 tỷ đồng. • 2017: Ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam Soc – 1Gbps cũng như phiên bản nâng cấp hệ thống FTV Lucas Onca của truyền hình FPT. Năm 2017, FPT Telecom cũng vinh dự lọt top Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam. Doanh thu thuần năm 2017 của công ty đạt 7562 tỷ đồng. 2018: Hoàn thành quang hóa trên phạm vi toàn quốc. Ra mắt Voice Remote của FPT Play Box, đặt chân vào lĩnh vực thanh toán Online. Doanh thu đạt 8822 tỷ đồng. Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom luôn không ngừng nghiên cứu và triển khai tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền Internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng. Đồng thời, việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến cáp quang quốc tế là những hướng đi được triển khai mạnh mẽ để đưa các dịch vụ tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của FPT Telecom nói riêng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung 4 II.Cơ cấu đơn vị tổ chức: Giám đốc: Giám đốc là người điều hành chung và chịu trách nhiệm cho toàn bộ cả chi nhánh, thông tin được truyền trực tiếp từ Giám đốc xuống các phòng ban bằng email nội bộ hoặc các cuộc họp định kỳ hàng tháng. Các phòng ban có quan hệ theo chiều ngang tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, phụ thuộc nhau trong công việc và chịu sự quản lý trực tiếp từ Giám đốc. Phòng Kế toán: Thiết lập sổ sách kế toán và chứng từ kế toán theo định kỳ theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trọng việc lập báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán. Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tài sản, quỹ tiền mặt của công ty, kịp thời thanh toán, thu hồi các khoản nợ phải thu, phải trả. Phòng tổng hợp: Quản lý số lượng nhân viên trong công ty, lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực cho công ty; phân tích nhu cầu và triển khai và đánh giá kết quả đào tạo nguồn lực. Thực hiện quản trị văn phòng: Quản lý hồ sơ, tài liệu, thống kê, lưu trữ các văn bản pháp quy công ty, công văn đến và đi, con dấu, quản lý tài sản; thực hiện các quy định về công tác an ninh, an toàn lao động, trật tự vệ sinh văn phòng; thực hiện các thủ tục pháp lý cho công ty và nhân viên đảm bảo đúng pháp luât. Phòng Kỹ thuật: Quản lý thông thông tin liên lạc trong công ty, đảm bảo tốc độ đường truyền luôn ổn định. Chịu trách nhiệm triển khai thi công lắp mạng cho khách hàng. Tiếp nhân thông tin của khách hàng về những vấn đề liên quan đến kỹ thuật như tốc độ truyền, mạng chậm, rớt mang, modem bị lỗi,…từ đó trực tiếp khắc phục cho khách hàng trong thời gian sớm nhất. 5 Phòng dịch vụ khách hàng: Tiến hành tạo phiếu thông tin khách hàng, kiểm tra thông tin hợp đồng, xuất hợp đồng cho nhân viên kinh doanh. Kiểm tra các thông tin gồm bản cam kết, bản phác thảo, hóa đơn, CMND photo. Sau đó bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ trực tiếp điện thoại cho khách hàng để kiểm tra lại thông tin và hợp đồng cho hệ thống ấy. Tiến hành kiểm tra và thu cước internet hàng tháng tại nhà khách hàng hoặc ngay tại quầy giao dịch công ty. Phòng giám sát: Kiểm tra những thông tin khách hàng bị sai lệch với hợp đồng, giám sát quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh và kỹ thuật. Xem xét và đề xuất xử lý các văn bản khiếu nại, kiện tụng của khách hàng về nhân viên và dịch vụ của công ty. 6 III.Các lĩnh vực hoạt động: • Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng. • Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông , Internet. • Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di dộng. • Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động. • Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động, • Thiết lập hạ tầng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet. • Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet. • Dịch vụ trả tiền truyền hình. • Dịch vụ cố định viễn thông nội hạt. • Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. • Dịch vụ viễn thông cố đinh đường dài trong nước. 7 PHẦN II: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ GPON VÀ WIFI I. Giới thiệu công nghệ PON 1. Công nghệ PON là gì? ➢ PON (Passive Optical Network) là kiến trúc mạng điểm – nhiều điểm (point to multipoint). ➢ Đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung tâm OLT (Optical Line Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và từ thiết bị này mới kéo đến nhiều người dùng. ➢ Splitter không cần nguồn cung cấp, có thể đặt bất kỳ đâu nên nếu triển khai cho nhiều thuê bao thì chi phí sẽ giảm đáng kể so với AON. ➢ Do Splitter không cần nguồn nên hệ thống cũng tiết kiệm điện hơn và không gian chứa cáp cũng ít hơn so với AON. ➢ Tuy nhiên PON cũng có những khiếm khuyết như khó nâng cấp bang thông khi thuê bao yêu cầu. ➢ Khó xác định lỗi hơn do một sợi quang chung cho nhiều người dùng, tính bảo mật cũng không cao bằng AON. ➢ Tùy vào nhu cầu bang thông thuê bao, PON cũng có thể sử dụng kết hợp với cáp đồng để triển khai mạng ADSL2+, VDSL2 …. 8 Gpon FPT là công nghệ truy cập internet băng thông rộng bằng đường truyền cáp quang do FPT Telecom cung cấp đáp ứng đủ 3 yêu cầu chức năng tín hiệu internet, chức năng tín hiệu video, chat video, truyền hình hội nghị...tất cả các tín hiệu được tích hợp này được truyền với tốc độ rất lớn có thể lên tới 10Gbps. Như bạn cũng thấy trên bảng giá của 5 gói cáp quang gpon thì tốc độ download và upload của mỗi gói cước là bằng nhau. Điều này khác hẳn với công nghệ ADSL cũ trước đây (tốc độ upload chỉ bằng 1/10 tốc độ download). 2. Đặc điểm ❖ Khả năng cung cấp băng thông: ➢ Hướng xuống: Tốc độ hướng xuống GPON = 2,488 Mbit/s × hiệu suất 92% = 2289 Mbit/s. 9 Trong ứng dụng nhiều nhóm người sử dụng (MDU: multiple-dwelling-unit), với tỷ lệ chia là 1:32, GPON có thể cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm truy cập Internet tốc độ cao (100 Mbit/s trên mỗi thuê bao với tỷ lệ dùng chung 20:1) và Voice (tốc độ 100 Kbit/giây) đến 32 ONU, mỗi ONU cung cấp cho 8 thuê bao. ➢ Hướng lên: Tiêu chuẩn này ngoài việc đưa ra bộ các yêu cầu về hệ thống mạng còn đưa ra bộ các yêu cầu QoS riêng cho lớp PON vượt ra ngoài các phương thức Ethernet lớp 2 và phân loại dịch vụ (CoS) IP lớp 3 để đảm bảo việc phân phát các dịch vụ thoại, video và TDM chất lượng cao qua môi trường chia sẻ trên nền TDMA. Tuy nhiên, các cơ chế CoS ở lớp 2 và lớp 3 chỉ có thể đạt mức tối đa là QoS ở lớp truyền tải. Nếu lớp truyền tải có độ trễ và dung sai lớn thì việc phân chia mức ưu tiên dịch vụ không còn ý nghĩa. Đối với TDMA PON, việc dung lượng cung cấp QoS hướng lên sẽ bị hạn chế khi tất cả các ONT của PON sử dụng hết băng thông hướng lên và ưu tiên của nó trong TDMA. Hướng lên GPON có thông lượng đến 1,25 Gbit/s cao hơn 20% so với GEPON là một sự khác biệt đáng kể giúp cho cơ chế QoS có thể hoạt động tốt hơn. GPON sử dụng băng thông ngoài băng để cấp phát bản đồ với khái niệm khối lưu lượng (T-CONT) cho hướng lên. Khung thời gian hướng lên và hướng xuống sử dụng khung tiêu chuẩn viễn thông 8 kHz, và các dịch vụ được đóng gói vào các khung theo nguyên bản của nó thông qua quá trình mô hình đóng gói GPON (GEM). Giống như trong SONET/SDH, GPON cung cấp khả năng chuyển mạch bảo vệ với thời gian nhỏ hơn 50 ms. 10 Điều cơ bản làm cho GPON có trễ thấp là có nhiều lưu lượng hướng lên TDMA từ nhiều ONU được ghép vào cùng một khung 8 KHz (125 µs). Mỗi khung hướng xuống bao gồm một bản đồ cấp phát băng thông hiệu quả được gửi quảng bá đến tất cả các ONU và có thể hỗ trợ tính năng tinh chỉnh cấp phát băng thông. Cơ chế ngoài băng này cho phép GPON DBA hỗ trợ việc điều chỉnh cấp phát băng thông nhiều lần mà không cần phải sắp xếp lại để tối ưu hóa tận dụng băng thông. ➢ Băng thông Công nghệ GPON hỗ trợ 1,25 Gbit/s hoặc 2,5 Gbit/s hướng xuống, và hướng lên có thể xê dịch từ 155 Mbit/s đến 2,5 Gbit/s. Hiệu suất băng thông đạt lớn hơn 90%. ❖ Khả năng cung cấp dịch vụ ➢ Khoảng cách OLT – ONU Giới hạn cự ly của công nghệ GPON hiện tại được quy ước trong khoảng 20 km với hệ số chia tách/ghép quang lên tới 1:128 (hiện tại thường sử dụng tỷ lệ 1:32). ➢ Chi phí trên mỗi khách hàng Hiện tại giá thiết bị GPON còn tương đối cao. Tuy nhiên với việc xuất hiện các bộ tách/ghép quang có hệ số tách/ghép quang lớn sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi khách hàng. Ngoài ra khi lưu lượng sử dụng lớn thì chi phí trên mỗi Mbps sẽ rẻ hơn so với công nghệ GEPON. ➢ Đặc điểm dịch vụ 11 GPON được triển khai để đáp ứng tỷ lệ dung lượng dịch vụ/chi phí khi so sánh với mạng cáp đồng/DSL và mạng HFC có dung lượng nhỏ và các mạng SDH/SONET cũng như giải pháp quang Ethernet điểm – điểm có chi phí cao. Vì vậy nó phù hợp với các hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ và các cơ quan công sở. -Các dịch vụ dành cho hộ gia đình. -Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. -Dành cho Chính phủ, Giáo dục và Y tế. 3. Một số thiết bị PON: ➢ Thiết bị OLT: • Hỗ trợ kết nối quang: GE, GEPON, WDM PON. • Đa chức năng điều khiển và quản lý thuê bao. • Dùng cho dịch vụ thương mại và nhà riêng. • Hỗ trợ các mô hình mạng như Star, Ring, Tree. • SCM và LIM có thể thao tác chuyển đổi mà không làm gián đoạn mạng lưới. • Các chức năng mạng lớp 2: Tagged WLAN IEEE802.1Q và theo các chuẩn như IEEE802.1p/q, 802.1w, 802.3ad, 802.3x. • Hỗ trợ Video: QOS, và IGMP. BDCOM S8500 OLT EPON là một thiết bị truy nhập OLT đa dịch vụ và cao cấp, một bước đột phá mới được phát minh bởi BDCOM cho mạng hội tụ. BDCOM phát triển card LS85-16PON-SFP trong trạm làm việc của các switch 12 S8500 series. Card dịch vụ này hỗ trợ 16 cổng PON, trong khi S8500 OLT có thể hỗ trợ lên tới 128 cổng PON, dễ dàng thực hiện phối hợp cho OLT mật độ cao và Switch Core. ➢ Splitter: Splitter (Bộ chia tách quang) là thiết bị có chức năng quản lý năng lượng quang học thụ động, để phân phối các tín hiệu quang từ lõi trung tâm tới nhiều sợi quang khác. Đây là thiết bị quang trọng được sử dụng trong mạng thụ động PON. Splitter có nguyên lý hoạt động khá đơn giản với một đầu là sợi quang truyền dữ liệu qua bộ chia nhỏ, có hình chữ nhật và lõi được làm bằng thủy tinh sau đó tín hiệu sẽ được chia đều vào các cổng ra là các đầu sơi quang (thường 2, 4, 8,…). Splitter có kích thước nhỏ và hoạt động trong bước sóng rộng với tính đồng nhất giữa các kênh. Các đặc tính nổi bật: -Suy hao do đầu nối thấp. 13 -Kích thước nhỏ. -PDL thấp. -Phân bố công suất đều. ➢ Conveter – GPON Conveter (Bộ chuyển đổi quang điện) có nhiều tên gọi khác như Fiber Media Conveter… Đây là loại thiết bị công nghệ mới thực hiện chức năng hai chiều chuyển tín hiệu dạng điện sang tín hiệu dạng quang. Thiết bị Conveter GPON FPT dùng để: -Tăng cường độ tín hiệu, có thể hiểu đây như một trạm biến thế dành cho mạng cáp quang FPT. -Tăng sự ổn định của đường truyền cáp quang FPT. 14 -Tối ưu khả năng chịu tải, có thể hoạt động nhiều máy tính ổn định, chia sẻ đều đường truyền cho các máy tính cùng sử dụng tốt hơn. -Tối ưu kết nối băng thông quốc tế. II. THI CÔNG HẠ TẦNG: 15 1. Tủ cáp PON: Tủ có dung lượng 48FO, tức là kết nối tối đa 48 tập điểm ➢ Cố định cáp ngõ vào: - Có 2 ngõ vào cáp gốc ở bên phải tủ (ưu tiên lắp đặt từ phải qua trái) và 6 ngõ vào cáp phối ở bên trái tủ (ưu tiên lắp đặt từ trong ra ngoài, từ trái sang phải). - Tách dây treo kim loại trước khi đưa vào tủ cáp. - Quấn băng keo tại đầu cáp. - Cố định cáp vào thanh cố định bằng cổ dê. - Dùng bút lông dầu & giấy dán để đánh dấu các sợi cáp gốc & sợi cáp phối theo nguyên tắc: 16 Số core hàn / dung lượng sợi cáp Hướng tới của sợi cáp 17 ➢ Lắp đặt bộ chia - Bộ chia lắp đặt theo thứ tự từ trên xuống, dùng bút lông đánh số cho từng bộ chia và dùng dây rút cố định. - Lắp bộ chia sao cho ngõ vào bộ chia hướng qua bên trái, ngõ ra hướng qua bên phải. ➢ Hướng đi ống lỏng và dây bộ chia và khay cassete - Lắp khay hàn cáp phối bên trái. - Lắp khay hàn cáp gốc bên phải. - Ngõ vào bộ chia luồn trong dây xoắn hoặc ống nhựa mềm bảo vệ và đi vòng hướng chiều kim đồng hồ theo các trục có rãnh chứa dây xuống khay hàn bên phải. 18 - Ngõ ra bộ chia luồn trong dây xoắn bảo vệ và đi vòng hướng ngược chiều kim đồng hồ theo các trục có rãnh chứa dây xuống khay hàn bên trái. - Quấn băng keo & cố định ngõ ra, ngõ vào bộ chia bằng dây rút tại khay hàn. - Các ngõ ra của bộ chia chưa sử dụng quấn tròn theo các trục có rãnh và dùng băng keo quấn gọn (dây pigtal có nắp chụp đầy đủ). ➢ Hàn nối trong khay cassete: - Mỗi khay cassete có 12 khe chứa ống co nhiệt. Mỗi khe chứa 2 ống. - Lưu core 2 vòng trước khi hàn nối. - Dùng miếng lược cao su để giữ ống co nhiệt. 19 ➢ Treo tủ cáp: - Tủ cáp phải được lắp đặt ở độ cao tối thiểu 2,5m (lắp đặt mặt trong và 2 mặt bên trụ, không lắp hướng ra lòng đường). Trường hợp đặt biệt phải có sự đồng ý của giám sát. - Vật tư lắp đặt: 2 ống nhựa dài 50 cm, 2 đai inox để treo tủ cáp & 2 đai inox để treo ống nhựa PVC. ➢ Hai ống nhựa được lắp ở 2 bên của tủ cáp. ➢ Hướng đi cáp gốc và cáp phối vào các ống PVC phải đảm bảo bán kính uốn cong cho phép. ➢ Mép dưới của ống và mép dưới của tủ cáp nằm ngang với nhau. ➢ Ống được lắp cách xa mép tủ từ 15 – 20 cm. ➢ Khoảng cách từ đai inox cố định ống nhựa PVC đến mép ống là 10- 15 cm. f. Dán/sơn lên tủ cáp: - Sử dụng Decal để dán hoặc phun sơn bằng khuôn sơn chuyên dụng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan