Mô tả:
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập. Ngay từ những ngày mới thành lập Nước - Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thi đua - khen thưởng. Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày". Trong thành quả xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc. Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Luật Thi đua - khen thưởng năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2005, hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác thi đua - khen thưởng ngày càng được hoàn chỉnh, công tác thi đua - khen thưởng đã đi vào nề nếp. Tạo điều kiện quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước ở mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra. Đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ các phong trào thi đua như việc thường xuyên nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các cấp về vị trí, vai trò công tác thi đua - khen thưởng; Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; Sự phối hợp giữa cấp ủy chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào thi đua. v.v. Xã Tân Quới là xã diện đang ra sức xây dựng xã Nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2020 xã đạt cơ bản 19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, vì vậy công tác thi đua khen thưởng của xã là yếu tố vô cùng quan trọng để góp phần hoàn thành nhiệm của địa phương. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng là vấn đề vô cùng cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiển cấp bách. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Công tác thi đua khen thưởng ở Ủy ban nhân dân xã Tân Quới năm 2013, một số giải pháp, kiến nghị” làm báo cáo thực tế tốt nghiệp cho mình. Đồng thời bản thân nhận thức vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi cho tốt nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị mình đang công tác. 2. Phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là vấn đề lý luận và thực tiển liên quan đến Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động năm 2013 ở Ủy ban nhân dân xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. 2.2. Thời gian nghiên cứu Số liệu năm 2012 - 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo này được thực hiện dựa trên cơ sở là thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích...