Mô tả:
I.GIỐNG NHAU. - Thứ nhất,trong phương pháp đào tạo đều chú trọng đào tạo trên phương diện cả lí thuyết và thực hành luật ngay ở trường đại học để từ trên ghế nhà trường, sinh viên luật đã được rèn luyện tư duy luật .Tuy nhiên,mức độ kết hợp như thế nào thì ở hai quốc gia lại có sự khác biệt. - Thứ hai,chương trình đào tạo luật ở hai nước cũng như nhiều nước trên thế giới đều chú trọng,tập trung kĩ năng tư duy pháp lý cho sinh viên.Vì luật là một môn tương đối khó nên đòi hỏi chương trình đào tạo có những phương pháp riêng. II.KHÁC NHAU. 1.Quy trình đào tạo. Ở Mỹ, đào tạo luật cũng chính là đào tạo nghề luật.Còn ở Đức cho rằng đào tạo luật khác với đào tạo nghề luật. Vì có những quan điểm khác nhau như vậy dẫn đến quy trình đào tạo cũng khác nhau. Ở Mỹ,quy trình đào tạo kết hợp cả đào tạo luật và nghề luật trong cùng 1 cơ sở đào tạo,cùng một khoảng thời gian như nhau.Còn ở Đức,quá trình đào tạo chia làm 2 giai đoạn, với những khoảng thời gian đào tạo khác nhau. Giai đoạn đầu– đào tạo pháp luật ít nhất là ba năm rưỡi tại trường đại học. Giai đoạn hai – đào tạo thực hành nghề luật kéo dài ít nhất là hai năm. 2.Đối tượng đào tạo. - Ở Mỹ,đào tạo luật là đào tạo những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, một người muốn theo học nghề luật thì nhất thiết phải có bằng đại học một chuyên ngành khác, tiêu chuẩn này giúp cho chất lượng đầu vào của ngành luật khá cao.Ngoài điều kiện phải có bằng cử nhân của các chuyên ngành khác thì họ phải dự 1 kì thi tư pháp quốc gia. Người trúng tuyển kì thi tư pháp quốc gia sẽ vào học tại các trường cao học luật(Law School). - Khác với ở Mỹ,ở Đức muốn theo học nghề luật chỉ cần thi tuyển hoặc được xét tuyển vào học tại các trường Đại học luật hoặc khoa luật tại các trường đại học tổng hợp.Từ thực tế này cho thấy điều kiện đầu vào để đào tạo luật sư ở Mỹ khắt khe hơn so với đối tượng đào tạo luật ở Đức. 3.Mục tiêu đào tạo. Ở Mỹ,quá trình đào tạo luật nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức hành nghề luật.Sinh viên sau khi kết thúc chương trình đào tạo có thể ra làm việc được ngay.Giáo viên đào tạo các sinh viên thành các luật sư có khả năng thắng kiện trong thực tế hơn là chỉ nghiên cứu suông về luật.Chính vì thế họ không đào tạo quy định pháp luật thực định về hệ thống pháp luật của các bang.Họ đào tạo cách tìm luật,áp dụng luật một cách linh hoạt và mền dẻo vào thực tiễn.Ở Đức,có sự khác biệt lớn so với ở Mỹ,sau khi hoàn thành và được cấp bằng cử nhân luật thì người học chỉ có các kiến thức mang tính khoa học hàn lâm nghiên cứu,chưa thể ra làm việc được ngay.Nếu muốn hành nghề luật thì người học phải trải qua quá trình đào tạo nghề luật. 4.Chương trình đào tạo.