Mô tả:
BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI : LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hữu Nhuận Nhóm 14 : Nguyễn Thanh Nhật – Marketing 3 K33 Lê Hồng Nhung – Marketing 3 K33 Lê Ngọc Phong – Marketing 3 K33 Phạm Ngọc Phước – Marketing 3 K33 Võ Thị Thư Sinh – Marketing 3 K33 TP.Hồ Chí Minh, 2009 LỜI NÓI ĐẦU Lãnh đạo không chỉ là một môn khoa học mà còn là cả một nghệ thuật, đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài đầy thú vị và hấp dẫn này cho bài tiểu luận của mình. Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định như là một quá trình tác động đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức. Các công việc quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong doanh nghiệp và không biết lãnh đạo động viên, kích thích nhân viên của họ để đạt được mục tiêu mong muốn. Người lãnh đạo giỏi phải là người biết kích thích, động viên, nắm được nghệ thuật khơi dậy lòng ham muốn làm việc, say mê với công việc. Nếu nhà lãnh đạo chỉ quản lý, điều hành thì công việc sẽ không thể hoàn thành được. Nhà lãnh đạo phải thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình trong những người khác. Nhưng, để truyền cảm hứng cho những người khác thì trước tiên, bản thân người lãnh đạo cũng phải có được cảm hứng đó đã. Không thể khiến cho người khác cảm thấy hào hứng, khi ngọn lửa nhiệt tình của nhà lãnh đạo lại đang lụi tàn. Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách khác lại không có điều kiện áp dụng. Trong mỗi tình huống, tùy theo phong cách của từng nhà lãnh đạo lại đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo và những nhà lãnh đạo luôn luôn hướng đến những hướng giải quyết đem lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chức, cho nhân viên và đó chính là thành công của nhà lãnh đạo. Những lý thuyết về lãnh đạo được đúc kết từ hành vi của con người không bao giờ cũ, trong bài tiểu luận của mình, chúng em xin trình bày một số hiểu biết hạn hẹp của mình về Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những nhận xét và góp ý quý báu từ thầy và các bạn để có thể thực hiện tốt hơn trong những bài tiểu luận sau. Chân thành cảm ơn. Nhóm 14 1. Lãnh đạo và nhà lãnh đạo 1.1. Lãnh đạo 1.1.1. Định nghĩa lãnh đạo Lãnh đạo dường như là thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm” Đó là một trong những định nghĩa về lãnh đạo của Hiệp hội lãnh đạo Quốc tế (International Leadership Associates). Tổng thống thứ sáu của Mỹ - John Quincy Adams - đã viết: "Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn, học tập nhiều hơn, thành đạt nhiều hơn; bạn là một nhà lãnh đạo". Lãnh đạo là một người nhìn xa trông rộng, tiếp sức mạnh cho người khác. Định nghĩa này về lãnh đạo có hai khía cạnh quan trọng: (a) tạo ra một tầm nhìn về tương lai và (b) truyền cảm hứng để mọi người có thể biến viễn cảnh thành hiện thực. Trong cuốn sách kinh điển về quản lý của mình, Dynamic Administration (Quản lý năng động), Mary Parker Follet đã nhận xét về khía cạnh sống còn này của lãnh đạo khi nói "Nhà lãnh đạo thành công nhất là người nhìn thấy một bức tranh khác khi nó còn chưa thành hình". Theo George R. Terry : Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho nhữnh mục tiêu của nhóm. Qua định nghĩa trên chúng ta thấy rằng , lãnh đạo là một dạng hoạt động của con người nhằm gây tác động, ảnh hưởng đến những người khác , tuy nhiên khác với những người thôi miên , của những nhà ngoại cảm mà chúng ta biết, các hoạt động về lãnh đạo của các nhà quản trị chủ yếu tác động tới nhận thức của những người bị quản lý Tuy vậy, cách hiểu sau đây về lãnh đạo được nhiều người sử dụng và bao quát đầy đủ nhất: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Với cách hiểu trên có thể rút ra một số điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về phạm trù lao động đó là : * Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng của chủ thể lãnh đạo với những cá nhân hoặc một nhóm nhất định. Ảnh hưởng là toàn bộ các biện pháp do một người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ hoặc hành vi của một hoặc nhiều cá nhân khác. Vì vậy, ảnh hưởng thực chất là, sự tác động từ bên này sang bên khác. Bên thực hiện sự tác động trong quá trình gây ảnh hưởng được gọi là chủ thể lãnh đạo và bên chịu sự tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động của nó được gọi là đối tượng lãnh đạo. Chủ thể Đối tượng Tác động Hình 1. Quá trình gây ảnh hưởng trong lãnh đạo Trên thực tế chủ thể lãnh đạo có thể tác động gây ảnh hưởng trong các trường hợp sau : - Cần sự giúp đỡ của người khác - Giao việc cho người khác - Đòi hỏi người khác phải đạt điều gì hoặc hoàn thành nhiệm vụ nào đó. - Cần khởi xướng hoặc muốn tạo ra những thay đổi nhất định trong tổ chức. Tất nhiên, sau khi tác động đối tượng thường có những thay đổi nhất định về hành vi hoặc nhận thức. Trở thành nhà lãnh đạo có nghĩa bạn không còn là một trong những "tên trong hội" và không thể duy trì những mối quan hệ như cũ. Khi ở vị trí phải chịu trách nhiệm, có thể bạn phải ra những quyết định không được nhiều người tán thành. Bạn đối mặt với nguy cơ bị bạn bè cũ tẩy chay, thường xuyên bị phê bình và bị nói xấu sau lưng. 1.1.2. Những hành động cụ thể của người lãnh đạo Jack Welch, cựu CEO của tập đoàn General Electric từng nói; “Công việc chính của tôi là phát triển các tài năng. Tôi là một người làm vườn tưới nước và mang dinh dưỡng cho 750 nhân viên hàng đầu của tôi. Tất nhiên, tôi cũng phải nhổ cả cỏ dại nữa”. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, công việc chính của bạn là gì? Theo như John Kotter, các nhà lãnh đạo chuẩn bị và giúp các tổ chức đương đầu với thay đổi. Đó là công việc chính của họ. Nhưng họ sẽ làm như thế nào? Rõ ràng là, thiết lập một định hướng cho tương lai là một khía cạnh quan trọng của việc lãnh đạo. Mô tả điều mà tổ chức nên trở thành trong thời gian dài và cách nó tiến đến đó trở thành bổn phận tiên quyết. Việc thực thi không là gì ngoài việc gắn kết mọi người, động viên họ và tạo một phông văn hoá lãnh đạo. Kotter từng đối chiếu việc thực thi quan trọng ngang với các bổn phận quản lý như lên kế hoạch, ngân sách, tổ chức, bố trí nhân lực, kiểm soát và giải quyết vấn đề. Giá trị của một chiến lược tuyệt vời chỉ giành được khi nó được tiến hành. Và đó là những người mà làm cho tầm nhìn lớn thành hiện thực. Đó là lí do tại sao, như Jack Welch chỉ ra, các nhà lãnh đạo cần ưu tiên việc vun trồng và nuôi dưỡng nhân tài ở mọi mức độ. Trở lại với việc so sánh như khu vườn của Welch, một vài khía cạnh của việc canh tác là tự do, ví như ánh sáng mặt trời. Nhưng cách bạn chọn để hướng khu vườn của bạn về phía mặt trời sẽ tạo ra khác biệt. Nếu bạn đặt khu vườn của bạn dưới một cái cây có bóng lớn, bạn sẽ làm giảm mất những dinh dưỡng cần thiết. Trong khi một nhà lãnh đạo cần phải có một cảm giác mạnh mẽ về sự định hướng, việc canh tác nền văn hoá mới bằng việc thay đổi thói quen và hành vi của con người là phần khó khăn nhất. Họ có thể đi theo mô hình đạt được lợi nhuận bằng mọi giá dựa vào việc ám ảnh, hăm doạ và sự tham lam, hoặc họ có thể đi theo mẫu hình lãnh đạo nhạy cảm hơn dựa trên cảm hứng, động cơ và lòng nhiệt tình. 1.1.3. Phân biệt lãnh đạo và quản trị Khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo và quản lý nằm ở biện pháp thúc đẩy những nhân viên dưới quyền. Rất nhiều người lãnh đạo cũng là nhà quản lý và ngược lại, song hai vị trí này không phải lúc nào cũng song hành như vậy. Nhà quản lý Người lãnh đạo Nhà quản lý có nhân viên thuộc cấp, được doanh nghiệp trao quyền và được giao việc cho các nhân viên. Phương pháp quản lý là trao đổi, nhà quản lý giao việc và nhân viên thực hiện, và nhân viên được trả công một khoản ít nhất bằng lương của họ. Người lãnh đạo có người thừa hành mà không có nhân viên dưới quyền. Việc chấp hành lệnh là việc làm tự nguyện, và người lãnh đạo không thể chỉ giao việc mà không truyền cảm hứng cho người thừa hành. Phương pháp quản lý là cảm hóa, người lãnh đạo cần chỉ rõ việc thực hiện theo yêu cầu sẽ đem lại lợi ích thế nào đối với người thừa hành. Tập trung vào công việc. Nhà quản lý được trả lương để hoàn thành một sứ mạng cụ thể, với nguồn nhân lực và nguồn vốn hữu hạn. Sau đó, nhà quản lý phân những sứ mạng này thành từng nhiệm vụ cụ thể, và giao lại cho cấp dưới. Tập trung vào con người. Mặc dù rất nhiều người lãnh đạo có sức lôi cuốn quần chúng, song đây vẫn chưa phải phẩm chất nổi bật của họ. Họ luôn đối xử tốt với con người; những người lãnh đạo vĩ đại tạo ra niềm tin bằng cách nâng cao uy tín của người khác và tự gánh lấy chỉ trích. Tuy nhiên, họ lại không thân thiện với người thừa hành để luôn tạo được sự nghiêm nghị cần thiết. Việc tập trung vào yếu tố con người không có nghĩa là người quản lý không quan tâm tới công việc, ngược lại họ thường khá tập trung vào kết quả; thực tế, họ nhận ra tầm quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo định hướng của họ