Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến đổi khí hậu ở việt nam hiện trạng và giải pháp...

Tài liệu Biến đổi khí hậu ở việt nam hiện trạng và giải pháp

.PDF
41
9996
99

Mô tả:

Biến đổi khí hậu ở việt nam hiện trạng và giải pháp
Chuyên đề 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP A – MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đât nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô cùng thảm khốc. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4 0 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 [6]).. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai. Biến đổi khí hậu gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu. Vì thế, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Để góp phần nhỏ vào việc tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ hơn về thảm họa của biến đổi khí hậu – Bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp em chọn chuyên đề “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” -1- B – NỘI DUNG 2. Cơ sở lý luận 2.1. Định nghĩa về khí hậu (climate): Quan niệm của Alixop về khí hậu: khí hậu của môt nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, dặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí hậu. Các nhân tố hình thành khí hậu: nhân tố bức xạ, cân bằng bức xạ mặt đất, cân bằng bức xạ khí quyển, cân bằng bức xạ hệ mặt đất-khí quyển, cân bằng nhiệt Trái Đất. Thời tiết trung bình của một vùng riêng biệt nào đó, tồn tại trong khoảng thời gian dài, thông thường 30 năm (theo WMO) bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố thời tiết khác là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu. Các yếu tố khí tượng: bức xạ mặt trời, lượng mây, khí áp (áp suất khí quyển), tốc độ và hướng gió, nhiệt độ không khí, lượng nước rơi (lượng giáng thủy), bốc hơi và độ ẩm không khí, hiện tượng thời tiết. 2.2. Khái niệm biến đổi khí hậu (climate change): Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò tăng tường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Sự thay đổi về khí hậu gây ra trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất mà, cùng với biến đổi khí hậu tự nhiên, đã được quan sát trong một thời kì nhất định”. (UNFCCC). -2- Biến đổi khí hậu là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007)... )...” Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và có sự tác động từ các hoạt động của con người. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu – Global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đại.) 2.3. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, dù chúng ta kiểm soát mức phát thải khí nhà kính tốt đến đâu. Nguyên nhân là mức khí thải hiện có trong khí quyển sẽ tiếp tục làm nhiệt độ và mực nước biển gia tăng trong thế kỷ tới. Chuyên gia khí hậu Gerald Meehl và đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR) cùng cộng sự đã sử dụng mô hình khí hậu trên máy tính để dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu con người kiểm soát khí thải nhà kính ở các mức khác nhau. Nghiên cứu trên có tính tới phản ứng chậm chạp của đại dương đối với ấm hoá toàn cầu. Kết quả cho thấy viễn cảnh lạc quan nhất - tức lượng khí thải nhà kính trong khí quyển được duy trì ở mức năm 2000 - đòi hỏi phải cắt giảm mạnh mẽ lượng khí CO 2 nhiều hơn so với mức trong Nghị định thư Kyoto. Ngay cả trong trường hợp này, nhiệt độ toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm 0,4–0,6oC trong thế kỷ XXI, ngang bằng với nhiệt độ gia tăng trong suốt thế kỷ XX. Biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,70C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao. Ngoài các nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ thống khí hậu trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học về môi trường hàng đầu trên thế giới đều khẳng định: các loại khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người đã làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO 2 và Metan CH2) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng -3- nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn.. Kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Berne Thụy Sĩ công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 15.5 cho biết nồng độ khí CO 2 trong khí quyển hiện ở mức cao nhất trong 800.000 năm qua. Vì vậy, nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất được cho là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. + CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra tử các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. + CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. + N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản uất HCFC-22. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. + SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê 2.4. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. -4- - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số 12 năm qua (1995-2006) được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850). Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,740C (0,560C đến 0,920C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là 0,6 0C (từ 0,40C đến 0,80C) (19012000). Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004. 3. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng 2/2008, được trình bày tóm tắt dưới đây. Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990) Năm Nhiệt độ tăng thêm(0C) Mực nước biển tăng thêm (cm) 2010 0,3-0,5 9 2050 1,1-1,8 33 2100 1,5-2,5 45 Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến tính ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương Bảng 2.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990) Năm 2050 2100 Tây Đông Đồng Bắc Nam Tây Nam Bắc Bắc bằng Trung Trung nguyên Bộ 1,01 2,39 1,21 2,80 1,41 3,49 BB Bộ Bộ 1,66 1,44 1,68 1,13 4,38 3,71 3,88 2,77 Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Bảng 3. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990 -5- Kịch bản / năm A1F1 A2 A1B B2 A1T B1 Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1] chú 2050 2100 13,7 39,7 12,5 33,1 13,3 31,5 12,8 28,8 12,7 27,9 13,4 26,9 ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ địa chất địa phương Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương.IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm [6]. Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm- tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam, nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa. Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất và 2,0 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất. Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007 BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên. Những hiểm họa BĐKH đã, đang và sẽ xảy ra ở Việt Nam: Sự biến động của thời tiết nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn của khí hậu thời tiết toàn cầu. Chính sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu thời tiết toàn cầu đã và đang làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Thời kỳ băng hà cuối cùng của địa cầu trong kỷ Đệ tứ (băng hà Wurm 2) lạnh nhất cách đây khoảng 18.000 năm. Tại thời điểm đó: Biển lùi xa về phía Đông. Đường bờ biển thời đó nằm trên thềm lục địa ở độ sâu 100- 120 m so với mực nước biển hiện tại. Toàn bộ vùng Vịnh Bắc Bộ và thềm Sunda (nối liền Nam Bộ Việt Nam với Indonesia), -6- vịnh Thái Lan còn là đất liền. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam vào thời băng hà lạnh nhất đó thấp hơn so với ngày nay khoảng 5-7°C. Băng bắt đầu tan và mực nước biển bắt đầu dâng lên từ khoảng 15.000 năm trước đây. Nhiệt độ Trái đất cũng như đường bờ biển đạt đến mức như bây giờ vào khoảng 10.000 năm nay. Tuy nhiên, Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên và băng tiếp tục tan, biển vẫn tiến lấn sâu hơn vào so với đường bờ hiện tại. Nhiều bằng chứng thực vật ở Đông Nam Á cho thấy, nhiệt độ trung bình ấm hơn ngày nay chừng 2°C ở khoảng 8.000 năm cách nay, nhưng phải đến khoảng 6.000-5.000 năm cách nay, băng mới ngừng tan và nước biển mới dừng ở độ cao 4-6 m so với mực nước biển ngày nay (biển tiến Flanđri). Các nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam đã phát hiện nhiều bằng chứng về con người trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng của các đợt biển tiến do nhiệt độ Trái đất ấm lên đó. Do mực nước biển dâng cao hơn ngày nay 4-6 m, biển lấn sâu vào lục địa có chỗ tới hàng trăm km. Dấu tích đường bờ biển đương thời xuất lộ ngay ở sát rìa Hà Nội, đến tận sát chân các dãy núi đá vôi thuộc Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung. Những tài liệu nghiên cứu chi tiết về địa chất học và khảo cổ học còn cho biết, từ đó đến nay, xu hướng chung là biển lùi, song vẫn có một số chu kỳ tiến, lùi với biên độ dao động mực nước biển trên dưới 2-3 m vào khoảng trước 3000 năm, sát trước và sau công nguyên và khoảng 1000-1200 năm sau công nguyên đến nay. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, nếu chu kỳ biển tiến, lùi với biên độ thời gian khoảng 800-1000 năm thì hiện tại chúng ta đang ở đoạn cuối của chu kỳ biển tiến hiện đại, không loại trừ tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều hoặc có đột biến. Như vậy, mực nước biển dâng đang xảy ra nằm trong chu trình chung của biến động, cộng thêm tác động nhanh do hiệu ứng nhà kính gây ra. Vậy chúng ta thấy gì và nghĩ gì về những hiểm họa này trước thực tế và thực tiễn Việt Nam? Những biến động thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn cho đời sống dân cư và thiên tai cần được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao: nhiệt độ khí quyển và thủy quyển tăng lên kéo theo những biến động khác thường (hiện tượng El Nino) làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng về cường độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông nói chung ấm lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão lũ và khô hạn bất thường. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi, lấp -7- dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược; những dòng sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Vào mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình phễu (hiện tượng estuary) trên những diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông nghèo phù sa. Rõ nhất là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông ở các khu vực này đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến thành những dòng sông, kênh tù đọng với mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy hại cho đời sống của những vùng dân cư đông đảo (thuộc diện này có thể kể đến cả vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía tây nam Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình). Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ. Hiện tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa sông, gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam (VN) ảnh hưởng lên đời sống của người dân ngày càng rõ ràng. Nếu như năm 1990, TP.HCM chỉ có 10 điểm ngập thì đến năm 2003, số điểm ngập đã tăng lên 80 điểm và hiện là 100 điểm ngập.Th.s Hoàng Phi Long, ĐH Bách Khoa dự tính, nếu mức thủy triều đỉnh chỉ cần tăng lên 50cm nữa thì gần như 90% diện tích đất của TPHCM đều bị ngập. Khảo sát của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm so với cách đây 10 năm, hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. “Trước đây vùng này không hề có bão nhưng năm 2007 đã có bão...”. Do biến đổi khí hậu, ô nhiễm mặn đã tăng lên khoảng 20% so với trước đó 10 năm. Tại Thừa Thiên - Huế, thay đổi khí hậu còn đậm nét hơn, cường độ mưa tăng rõ rệt. Từ năm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và lũ lụt thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ trước. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ -8- lần sau luôn cao hơn lần trước. Chỉ riêng năm 1999, mực nước biển tháng 11 đã lên đến mức cao nhất so với trước đây. “Thay đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai ở nhiều vùng miền của VN. Điều này được thể hiện rõ qua hiện tượng bão lụt xảy ra liên tiếp tại khu vực duyên hải miền Trung VN những năm gần đây” - ông Christophe Bahuet, Phó đại diện Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại VN, khẳng định. Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của ông Christophe Bahuet cảnh báo rằng nếu nhiệt độ tăng lên từ 30C-40C, các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi mực nước biển dâng lên khoảng 1 m, VN sẽ có khoảng 22 triệu người bị mất nhà cửa; vùng trũng Ai Cập có khoảng 6 triệu người mất nhà cửa và 4.500 km 2 đất ngập lụt; ở Bangladesh có khoảng 18% diện tích đất ngập úng, tác động tới 11% dân số... Tuy nhiên, ông Christophe Bahuet cũng cho rằng không chỉ những nước đang phát triển ảnh hưởng mà những nước đã phát triển cũng không tránh khỏi thảm họa biến đổi khí hậu. Trước mắt, băng tan sẽ đe dọa hơn 40% dân số toàn thế giới. Mặt khác, biến đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu nước ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng... Những nước như VN, Bangladesh, Ai Cập... sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguy cơ bão lụt, thiên tai sẽ làm cho những nước này rất khó khăn để phát triển kinh tế, đẩy lùi đói nghèo. Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và từ 15 đến 90 cm vào năm 2070; các vùng ảnh hưởng gồm có Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Cũng theo dự báo này, nếu mực nước biển dâng cao 1 mét thì 23% dân số sẽ thiếu đất. Bảng 1: Các vụ thiên tai lớn gần đây ở Việt Nam & các tác động Thiên tai Số người chết, mất Tác động chính(số liệu do CCFSC Ước cung cấp chính thức) tích/thương tật tính tổn thất (triệu USD) - 84,265 căn nhà bị đổ và ngập Đồng bằng Sông - 1,313 lớp học bị thiệt hại Hồng, 1996 - 57,900 ha lúa bị ngập Các trận lũ ở 89, 0 / 82 -9- - 11,675 ha đất nông nghiệp bị 30 thiệt hại - 806 ha ao tôm/cá bị ngập tràn Bão Linda ở Cà 778, 2123 / Mau, 1997 1232 - 178 tấn cá và tôm bị thiệt hại 312,456 căn nhà bị đổ và phá huỷ - 7,151 trường bị phá huỷ - 348 bệnh viên và trung tâm y tế bị ngập và phá huỷ - 450 323,050 ha ruộng lúa bị thiệt hại - 57,751 ha đất nông nghiệp bị ngập và phá huỷ Các đợt hạn hán - 136,334 ha đầm cá bị ngập - 7,753 tàu thuyền bị phá huỷ tổn thất nặng nề cây trồng ở 1997, 1998 miền Trung Khôn g có số liệu Các trận lụt miền Trung năm 1999 721, 35 / 476 - Hơn 1 triệu căn nhà bị hư hại - 5,915 lớp học bị phá huỷ - 701 bệnh viện và trung tâm y tế bị ngập và phá huỷ - 67,354 ha ruộng lúa bị ngập - 98,109 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại - 41,508 ha đầm cá tôm bị ngập - 1,335 tấn cá tôm bị phá huỷ - 10 - 300 - 2,232 tàu thuyền bị chìm 895,499 căn nhà bị hư hại đồng bằng Sông - 12,909 lớp học bị huỷ hoại Cửu Long, 2000 - 379 bệnh viện và trung tâm y Các trận lũ sông ở 481, 1 / 6 tế bị ngập và phá huỷ - 401,342 ha ruộng lúa bị ngập và thiệt hại - 250 85,234 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại - 16,215 ha đầm nuôi cá tôm bị ngập - 2,484 tấn cá tôm bị phá huỷ 345,238 căn nhà bị hư hại đồng bằng Sông - 5,315 lớp học bị huỷ hoại Cửu Long, 2001 - 20,690 ha ruộng lúa bị ngập Các trận lũ sông ở 393, 1 / 0 và thiệt hại - 100 1,872 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại - 4,580 ha đầm nuôi cá tôm bị ngập - 969 tấn cá tôm bị phá huỷ 113,431 căn nhà bị hư hại ở miền Bắc và - 3,922 lớp học bị huỷ hoại Bắc Trung Bộ, - 2,227,627 ha ruộng lúa bị Cơn bão Damrey 10, 0 / 11 2005 ngập và thiệt hại - 55,216 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại - 21,193 ha đầm nuôi cá tôm bị ngập - 1,300 tấn cá tôm bị phá huỷ - 11 - 200 Bão Chanchu ở 19, 249 / 1 - miền Trung, 2006 Thuyền đánh cá bị chìm ở Biển Đông 2 - 349,348 căn nhà bị đổ và ngập Bão Xangsane ở 72, 4 / 532 - 5,236 lớp học bị huỷ hoại - 21,548 ha ruộng lúa bị ngập 650 và thiệt hại miền Trung, 2006 - 3,974 ha đầm nuôi cá tôm bị ngập - 494 tấn cá tôm bị phá huỷ - 951 tàu thuyền bị chìm Và gần đây nhất ở miền Trung Sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có xuất hiện đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Rồi đợt triều cường lớn nhất trong vòng 48 năm qua ở TPHCM và nhiều tỉnh Nam Bộ, dịch tiêu chảy cấp bùng phát phức tạp và bất thường khiến ngành y tế nước ta lúng túng… Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ngày càng khắc nghiệt theo (báo Dân trí) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ tác động nghiêm trọng đến Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệt độ toàn quốc tăng cao, hạn hán kéo dài và bất thường, nguồn nước ở các hệ thống sông lớn có xu hướng giảm nhanh. Làng mạc Quảng Nam ngập chìm trong lũ lịch sử vùa xảy ra gần đây Khí hậu thay đổi, khô hạn đe dọa khắp cả nước. (Ảnh minh họa) Riêng ở Việt Nam, nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và bão tố mạnh hơn cũng có thể làm chậm những tiến bộ trong phát triển con người ở - 12 - những vùng dân cư chính yếu, kể cả Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Những giải pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu: Từ thực trạng của biến đổi khí hậu toàn cầu đặt ra hai vấn đề lớn mà nhân loại cần phải giải quyết: Một là làm giảm tác động biến đổi khí hậu Hai là thích ứng với biến đổi khí hậu. Để làm giảm tốc độ của biến đổi khí hậu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như nền kinh tế chúng ta phải làm. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá... Cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý để giảm khí thải nhà kính. Chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng các hình thực năng lượng khác như nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử... thay thế các nhiên liệu dùng nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa. Có rất nhiều các biện pháp liên ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục tiêu tối đa. Mặt khác, chúng ta phải làm sao có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng biến đối khí hậu và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó. Khi chúng ta đắp đê biển chúng ta trồng rừng ngập mặn ở phía ngoài để bảo vệ. Để có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thế giới cần tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các nước công nghiệp và huy động sự tham gia nhiều hơn nữa của các nước đang phát triển, đề ra các biện pháp khuyến khích các nước này hạn chế mức phát thải, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế. 4.1. Thích ứng biến đổi khí hậu trong nông nghiệp: Thích ứng phản ứng lại gồm: Quản lý sạt lở, duy trì đất màu mỡ, xây dựng đập thuỷ lợi, chương trình giáo dục mở rộng đối với việc quản lý và bảo vệ nguồn đất và nước, thay đổi việc sử dụng và áp dụng phân bón, thay đổi thời gian trồng trọt và thu hoạch, chuyển đổi loại cây trồng. Thích ứng truớc kỳ hạn gồm: nghiên cứu và phát triển các vấn đề trong nông nghiệp; quản lý đất và nước; có các biện pháp về chính sách khuyến khích trợ cấp về thuế; cơ chế thị trường, đa dạng hoá và tăng cường về lươong thực cũng như vụ mùa; phát triển vụ mùa có khả năng chịu hạn, mặn, côn - 13 - trùng, sâu bọ; phát triển hệ thống cảnh báo sớm cho các sự kiện cưc đại; các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu. Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan rất nhiều. Đôi khi những thay đổi tưởng như tầm thường lại có thể giúp được người dân đối phó được với tai họa tiềm tàng. Chẳng hạn tại các vùng thường xuyên ngập lụt, tổ chức CARE đã dạy cho người dân chuyển từ nuôi gà sang nuôi vịt ví dụ: phụ nữ Bangladesh chuyển từ nuôi gà sang nuôi vịt. (Trích báo cáo của CARE, tổ chức nhân đạo chống nghèo khổ lớn nhất thế giới trình bày tại hội nghị chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu sẽ họp vào tháng 12/2009). Tại những vùng khác lại cần chuyển đổi cả các giống cây trồng, từ những cây lương thực chỉ trồng trên cạn sẽ được thay thế bằng những cây trồng chịu nước hoặc ngược lại. Với các biện pháp ấy, dù khí hậu thay đổi thất thường, lụt hoặc hạn, người ta sẽ không bị mất trắng cả một vụ thu hoạch. Biến đổi khi hậu là mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển kinh tế xã hội đang tiếp tục diễn ra ở Việt Nam. Lượng mưa ngày càng thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ cao hơn, tình hình thời tiết ngày càng khốc liệt hơn, như bão, hạn hán và lượng mưa lớn gây ngập lụt và mực nước biển dâng cao, tất cả chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đến các ngành và các vùng, và các nhóm thu nhập và nhất là an sinh của dân nghèo nông thôn. Mối đe dọa về biến đổi khí hậu bắt đầu được ghi nhận, nhưng thông tin và nhận thức vẫn còn ở mức thấp. Mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách và chiến lược phát triển liên quan, nhưng Việt Nam chưa có chiến lược toàn diện thích ứng với biến đổi khí hậu Quốc Gia và địa phương. Xây dựng năng lực quốc gia và địa phương là rất cấp thiết để đảm bảo các biện pháp đối phó về chính sách là thích đáng và hữu hiệu. Cần phải có điều phối rất tốt giữa các Bộ Ngành và tăng cường hợp tác với các cơ quan quốc tế và các tổ chức NGO quốc tế để có thể giải quyết biến đổi khí hậu một cách có lồng ghép với các nỗ lực lâu dài và phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo. Hết sức quan trọng là chính những người gặp rủi ro biến đổi khí hậu nhiều nhất. Người nghèo nông thôn sống ở các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu rất hạn chế về thông tin hoặc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để thích ứng với thế giới của họ đang biến đổi, mặc dầu đã đạt được một số thành công tại địa phương. Kinh nghiệm trực tiếp đối mặt với những tác động của biến dổi khí hậu cần được lồng ghép với các biện pháp ứng phó trong tương lai và các giải pháp đề ra, cần được xây dựng dựa vào những thực tiễn thích ứng của địa phương nếu thích hợp. Người nghèo “gặp rủi ro” cũng - 14 - cần phải trở thành những người tham gia chủ yếu trong quy hoạch và thực hiện các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là ở những nơi các biện pháp đó đòi hỏi phải di dời hoặc từ bỏ đáng kể các phương thức sinh kế hiện có. 5. Những giải pháp cụ thể nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Chương trình trồng rừng là một trong những chương trình được ưu tiên trong "Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020" vừa được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 172/2007/ QĐ - TTg ngày 16/11/2007. Nội dung của chương trình: Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; đảm bảo quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; đảm bảo 100% cán bộ làm công tác giảm nhẹ thiên tai được tập huấn nâng cao năng lực; 70% số dân các xã, phường vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai; hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được duyệt; phối hợp chặt chẽ với lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động đối phó; đảm bảo an toàn hệ thống đê điều từ Hà Tĩnh trở ra; nâng cao khả năng, mức chống lũ của đê miền trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, củng cố nâng cấp đê biển; đảm bảo an toàn các hồ chứa; hoàn thành 100% việc xây dựng khu neo đậu tàu thuyền; hoàn thành hệ thống tin liên lạc. Về công tác chỉ đạo: Nguyên tắc chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai phải được thực hiện đồng bộ, theo giai đoạn và có trọng điểm. Quán triệt phương châm "4 tại chỗ", chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Đầu tư cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững..." Trong những năm vừa qua, hậu quả phá rừng ở một số nơi đã rất rõ, ví dụ như cùng một lượng mưa nhưng nếu phá rừng lũ quét sẽ về gây thiệt hại và ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều hơn. Nhưng mấy năm gần gây thông qua chương trình 5 triệu ha rừng nhiều nơi đã nâng cao được rừng che phủ và phòng hộ rất tốt. Một trường hợp thấy rõ là Thừa Thiên Huế trong đợt lũ vừa qua, lượng mưa tới 3.000 ml nhưng không bị lũ quét tàn phá. Ngày 2-12-2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 158/2008/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu là: - Ứng phó trên nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo tính hệ thống, tổng hợp, ngành, vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo. - 15 - - Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài. Đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu là yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, ứng phó hôm nay sẽ giảm được thiệt hại trong tương lai. - Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội. -Các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện. - Triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu theo nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng có phân biệt” được xác định trong Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Hội chữ thập đỏ Việt Nam với sự hỗ trợ của hội chữ thập đỏ Hà Lan (NRC) đã thực hiện dự án biến đổi khí hậu ở 5 tỉnh ven biển từ năm 2003 đến 2005. Dự án này đã xây dựng các tư liệu về các tác động và thích ứng biển đổi khí hậu, giúp đánh giá các khả năng dễ bị tổn thương và năng lực của 30 trong tổng số các Xã dễ bị tổn thương nhất và đồng thời nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực của người dân địa phương. Dự án còn đào tạo các nhân viên của hội chữ thập đỏ Việt Nam và các tình nguyện viên ở các cấp khác nhau và nâng cao nhận thức cho các nhà ra quyết định. Hội chữ thập đỏ Việt Nam và hội chữ thập đỏ Hà Lan còn hỗ trợ đưa vào thực hiện dự án tái trồng rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tỉnh Quảng Bình để ổn định các đùn cát ven biển bằng trồng cây phi lao và hổ trợ sinh kế của người nghèo. Tổ chức phát triển của Hà Lan (SNV) cùng hội chữ thập đỏ Việt Nam đang khảo sát thêm công trình khác ở Quảng Bình với nguồn tài trợ thông qua cơ chế phát triển sạch. Những nổ lực khác để thích ứng với biến đổi khí hậu gồm có diễn đàn cải thiện công tác quản lý nguồn tài nguyên nước có cân nhắc đến khả năng biến đổi thời tiết gia tăng do CPWC đăng cai và công trình xây dựng các cách thức hữu hiệu hổ trợ nông dân ở tỉnh Quảng Trị sử dụng thông tin khí hậu theo mùa (do ADPC thực hiện). Một nghiên cứu đang được triển khai để tìm cách hợp lý hóa các vấn đề liên quan đến tính dễ tổn thương và thích ứng biến đổi khí hậu với phát triển kinh tế xã hội, các dự án ứng phó và giảm thiểu hạn hán và các biện pháp thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu đối với các hệ thống nước và lưu lượng sông trong lưu vực sông Hương (do IMH và NCAP thực hiện). Dự án - 16 - lưu vực sông Hương bao gồm việc nghiên cứu các nhu cầu và sự hổ trợ khả dĩ các sinh kế cho các cộng đồng nghề cá dễ bị tổn thương, kể cả việc đa dạng hóa sinh kế thông qua các chương trình đào tạo và cung cấp tín dụng quy mô nhỏ và cải thiện các quyền và quy định đánh bắt cá và phục hồi rừng ngập mặn.(Trap 2006). Cả tổ chức Oxfam Anh lẫn chương trình hỗ trợ nhỏ không hoàn lại từ quỹ môi trường toàn cầu (GEF) của UNDP- Việt Nam hỗ trợ các sinh kế ở Ninh Thuận, một trong số các tỉnh nghèo nhất ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Ninh Thuận bị ảnh hưởng hạn hán nặng hơn nhiều các nơi khác và còn bị ảnh hưởng bão và lũ lụt . Các dự án nhỏ dựa vào cộng đồng đã đạt được một số thành công, như cải thiện công tác quản lý đất đai đang đối mặt với quá trình gia tăng hoang mạc hóa do hạn hán. Nhận thức về việc thích ứng biến đổi khí hậu do chính quyền địa phương đã được nâng cao và chính quyền địa phương đã phân bổ kinh phí cho một số hoạt động. Chính quyền địa phương còn xây dựng các kế hoạch khác để giảm thiểu các tác động của hạn hán bằng cách mở rộng các công trình tưới nước như xây dựng giếng sâu, giếng hở và các biện pháp thích ứng dài hạn khác như lập bản đồ các vùng dễ tổn thương trước tai biến, tập huấn cho nông dân những phương thức quản lý nước tốt hơn và nâng cao năng suất cây trồng; đưa vào áp dụng giống cao sản, lớn nhanh và chịu nhiệt độ cao; các công trình tưới nước quy mô nhỏ được mở rộng; hổ trợ tín dụng nhỏ cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ của phụ nữ được xem như một biện pháp đa dạng hóa ngoài nông nghiệp và tập huấn về nuôi giống tôm mới chịu nhiệt độ cao. Nghiên cứu gần đây ở Ninh Thuận cho thấy các cộng đồng thực sự thích ứng với biến đổi khí hậu ra sao, ví dụ bằng cách sử dụng các giống hạt chịu hạn hơn và thay đổi thời vụ gieo trồng để xử lý các hiệu ứng của hạn hán. Các cộng đồng còn đưa vào áp dụng các phương thức chăn nuôi gia súc bằng cách thay đổi con giống và tìm kiếm các nguồn thức ăn chịu hạn (đại học KYOTO 2007). Tuy nhiên, một số cộng đồng người thiểu số nghèo (ví dụ nhóm người Chăm) bị các đợt hạn hán gần đây và lũ ảnh hưởng nghiêm trọng (như cuối năm 2005). Các giải pháp lựa chọn thích ứng với biến đổi khí hậu được định hình bằng các quyền của người dân được khai thác và sự dụng các tài nguyên và việc phân bổ không công bằng các quyền và cơ hội về tài nguyên vẫn là rào cản chủ yếu đối với việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người nghèo. Cần phải tăng mạnh đầu tư để hỗ trợ sinh kế của họ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ sống phụ thuộc, nhất là khi phải đối mặt với những rủi ro của biến đổi khí hậu đang gia tăng. Tuy vậy, có những quan tâm của các quốc gia có thể làm - 17 - tăng thêm áp lực đối với đất đai và nguồn nước địa phương, ví dụ các kế hoạch dài hạn phát triển điện hạt nhân, trong đó đã quy hoạch nhà máy điện hạt nhận tại tỉnh Ninh Thuận. Tính dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu gắn liền với nghèo đói và vì vậy, biện pháp thích ứng lâu dài tốt nhất đối với người dễ bị tổn thương nhất là giảm nghèo bằng tất cả các hình thức. Các biện pháp cấp bách để tăng thu nhập và tăng cường sức dẻo dai của sinh kế là khuyến khích “dàn mỏng” rủi ro bằng cách đa dạng hóa thu nhập; tôn trọng các quyền quản lý tài sản chung; và nâng cao an ninh tập thể, ví dụ bằng tạo ra khả năng thực hiện những đánh giá về tính dễ tổn thương và năng lực địa phương và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó thiên tai, bao gồm các hệ thống cảnh báo sớm và các biện pháp giảm thiểu có đê điều và trồng rừng. Khái niệm biến đổi khí hậu, các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và nhu cầu thích ứng vẫn chưa được hiểu đúng ở Việt Nam, trừ cộng đồng nhỏ các chuyên gia và các cán bộ phát triển, một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan và một số địa phương (đã được thụ hưởng từ các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu). Để cải thiện tình hình này đòi hỏi phải tăng cường công tác truyền thông và nghiên cứu toàn diện về các tác động của biến đổi khí hậu đối với nên kinh tế của Việt Nam và các mục tiêu phát triển chủ yếu, nhất là giảm nghèo. Tuy nhiên, chúng ta còn biết rất ít về những tác động tiềm tàng về mặt kinh tế và xã hội của mực nước biển dâng cao đối với các khu vực định cư và nông nghiệp chẳng hạn hoặc những biến đổi về các điều kiện khí hậu có thể dẫn đến những số lượng lớn “những người tị nạn khí hậu”. Cần phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp và các chiến lược thích ứng dài hạn và hữu hiệu nhất để đảm bảo hạnh phúc cho con người và tiếp tục tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Ngày 03/06, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đã tổ chức hội thảo "Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững" tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Các đại biểu tham dự đã nghe 3 báo cáo về phản biện xã hội môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu, một số điều cần biết về biến đổi khí hậu và dự thảo Khung Nghị định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ làm thay đổi môi trường toàn cầu nhưng không đồng đêu ở các vùng khác nhau, trong đó Việt Nam được dự đoán là một trong những nước sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất với khoảng 1/6 diện tích đất đai và 1/3 dân số bị ảnh hưởng. Bởi vậy, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững - 18 - rất quan trọng. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam giới thiệu dự thảo khung Nghị định sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Theo đó, Nghị định này thể chế hóa các quy định về nguyên tắc đã trong Hiến pháp, Luật, đạo luật chuyên ngành, tăng cường mạnh mẽ vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường ở nước ta. Nội dung chính gồm 5 nhóm các quy định: quy định chung, quy định về thông tin môi trường cho cộng đồng, về nội dung tham gia của cộng đồng, tiếp cận tư pháp, nâng cao năng lực cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Cộng đồng được Nhà nước đảm bảo các quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thông qua tổ chức đại diện, được hỗ trợ cung cấp các bằng chứng theo yêu cầu khi thực hiện quyền đòi bồi thường thiệt hại. Các hành vi về gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân thì cộng đồng có quyền tố cáo. Phản biện xã hội (PBXH) nhằm làm cho các chủ trương, chính sách, chương trình hay dự án ngày càng hoàn thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận nhằm phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh. Trong bối cảnh BĐKH, việc phản biện xã hội cần chú ý là BĐKH là quá trình trường diễn nên những nhận định về tác động cụ thể tại một địa điểm cụ thể thường khó thuyết phục. Đây cũng là điểm mà các dự án, chương trình được PBXH khó chấp nhận để thay đổi. Cách tốt nhất là xem xét khả năng gây hại cho các hệ sinh thái vốn có chức năng bảo vệ ở những vùng nhạy cảm với BĐKH mà pháp luật đã quy định như rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, không gian xanh của đô thị, vùng đất thấp ven biển... hoặc những quá trình tai biến nhãn tiền như xói lở bờ biển làm mất đất, nhiễm mặn đang gia tăng... Theo PGS.TS Vũ Đình Hòe, phản biện xã hội là lĩnh vực mới, hết sức cần thiết của xã hội dân sự vào các chủ trương, chính sách, chương trình, hoặc dự án nhằm phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế dân sinh. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là tổ chức đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ giao cho chức năng phản biện xã hội (2002), tập trung vào lĩnh vực Bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Đến nay Hội đã tiến hành các phản biện xã hội đối với dự án Tam Đảo 2; bô xít Tây Nguyên và vụ việc VEDAN gây ô nhiễm nghiêm trọng trên sông Thị Vải. Cũng theo GS Vũ Đình Hòe muốn thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội, cần một đội ngũ chuyên gia giỏi, tâm huyết, thực hiện các bước thu thập dữ liệu khoa học, đặc biệt là các chứng cứ khoa học và pháp luật, thì những ý kiến phản biện mới có ích đối với - 19 - vấn đề xã hội, chính quyền quan tâm. Phương pháp PBXH đòi hỏi BĐKH được xem như bối cảnh để tư duy hơn là chứng cứ để phản biện. Nguyên tắc chung của PBXH về tài nguyên, môi trường là tuân thủ luật pháp, có cơ sở khoa học, tư duy hệ thống, phù hợp văn hóa, hội thảo, xây dựng Văn kiện PBXH về tài nguyên, môi trường và truyền thông. Văn kiện PBXH chỉ nói về những vấn đề quan trọng nhất, có cơ sở khoa học chặt chẽ, tầm ảnh hưởng lớn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ tính hợp pháp của dự án PBXH, những vấn đề môi trường trọng yếu chưa được tính đến hay tính đủ của dự án bao gồm môi trường tự nhiên, xã hội - nhân văn, trong đó chú ý sức khỏe con người, an ninh môi trường và tác động tiêu cực đến kinh tế. PBXH chỉ thành công khi có sự tham gia tích cực của xã hội dân sự. Cuối cùng, thay mặt nhóm soạn thảo, Thạc sĩ Nguyễn Hưng Thịnh trình bày dự thảo Khung Nghị định “Sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ Môi trường”. Theo đó, Nghị định được xây dựng nhằm xác định cơ sở pháp lý bảo đảm thông tin môi trường; sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động môi trường; bình đẳng pháp luật trong tiếp cận môi trường; nâng cao năng lực cộng đồng về bảo vệ môi trường. Cộng đồng sẽ được tham gia vào việc xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật; được tuyền truyền, đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và nhận thức; được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường. Đồng thời được tiếp nhận định kỳ thông tin báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, địa phương, các báo cáo chuyền để về môi trường; danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trương nghiêm trọng, các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, khu cực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường; danh mục sinh vật ngoại lai xâm lấn, sinh vật biến đổi gen; kết quả quan trắc các thành phần môi trường. Bên cạnh đó, cộng đồng được tiếp nhận các thông tin không định kỳ về các hoạt động chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; thông tin về các loại chất thải, khối lượng chất thải rắn, lưu lượng nước thải, kết quả quan trắc các thông số môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động... Một mặt quan trọng nữa là việc giáo dục ý thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường nhằm thích ứng biến đổi khí hậu. Đối với mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi - 20 - không dùng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng sẽ làm cho thế giới tốt hơn. - 21 - C – KẾT LUẬN Phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven biển chưa nhận diện đầy đủ mối đe doạ của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu chưa thực sự được tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh cũng như của các ngành, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề. Những ngành nhạy cảm và có nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ, du lịch biển, công nghiệp, đô thị vùng bờ chưa tính kỹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Những tác động tiêu cực cấp 2 như nghèo đói gia tăng, tị nạn môi trường trên diện rộng, xung đột tranh chấp tài nguyên và đất sống, xung đột sinh thái cũng chưa được nghiên cứu dự báo. Vì thế việc cần làm sớm là nghiên cứu xác định tác động của biến đổi khí hậu và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, biến thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội mới cho phát triển. Thiết nghĩ, để làm được tất cả mọi người đều cần chung tay góp sức. Các quốc gia, các tổ chức cần đưa ra những chương trình, biện pháp phù hợp cho từng khu vực. Mỗi cá nhân cần có ý thức thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tham gia tích cực những chương trình vì môi trường…Thực hiện những việc trên là điều cần thiết đối với việc phòng tránh và thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu. - 22 - D – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá –1996 - Môi trường khí hậu thay đổi mối hiểm hoạ toàn cầu – NXB TP. Hồ Chí Minh 2. TS. Trần Trung Dũng – 9/2006 - Giáo trinh sinh thái môi trường. 3. Lê Văn Khoa – 2001 – Khoa học môi trường – NXB Bộ Giáo Dục và Đào Tạo 4. IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change. 5. http://www.hochiminhcity.gov.vn 6. http://www.Tailieu.vn 7. http://www.Kilobooks.vn 8. Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam (2008), Quy hoạch chống ngập cho TPHCM, 9. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. 10. DANIDA (2002), Hội thảo về mô hình toán MIKE, Viện KHTL Miền Nam, Tp. HCM. - 23 - Chuyên đề 2: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TÂY NGUYÊN A – MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sù tån t¹i cña x· héi loµi ngêi liªn quan mËt thiÕt ®Õn c¸c nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn, tµi nguyªn sinh vËt. Tuy nhiªn con ngêi ®ang l¹m dông qu¸ møc viÖc khai th¸c sö dông c¸c nguån tµi nguyªn nµy vµ kÕt qu¶ lµ tµi nguyªn thiªn nhiªn, tµi nguyªn sinh vËt, m«i trêng bÞ suy tho¸i, g©y ra mÊt c©n b»ng sinh th¸i, ®e do¹ cuéc sèng cña c¸c loµi sinh vËt trong ®ã cã loµi ngêi chóng ta. Søc khoÎ cña hµnh tinh phô thuéc vµo sù ®a d¹ng cña c¸c loµi sinh vËt. V× vËy viÖc b¶o tån ®a d¹ng sinh häc ®îc coi lµ nhiÖm vô rÊt cÊp b¸ch hiÖn nay vµ còng lµ tr¸ch nhiÖm cña c¶ nh©n lo¹i. §· ®Õn lóc con ngêi ph¶i thay ®æi vÒ suy nghÜ vµ hµnh ®éng cña m×nh ®èi víi viÖc khai th¸c sö dông tµi nguyªn thiªn nhiªn theo ph ¬ng ch©m "ph¸t triÓn bÒn v÷ng". Tây Nguyên ®îc coi lµ mét trong nh÷ng trung t©m vÒ ®a d¹ng sinh häc cña Việt Nam còng nh trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế Giới. Nh÷ng ph¸t hiÖn loµi míi cũng như phát hiện ra khu vực phân bố mới của một số động vật quý hiếm như: Sếu đầu đỏ… đã g©y chÊn ®éng thÕ giíi gÇn ®©y ®· cho thÊy r»ng thiªn nhiªn vùng Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung cßn nhiÒu ®iÒu bÝ Èn cha ®îc kh¸m ph¸. Tuy nhiªn Tây Nguyên còng ®ang ph¶i ®èi mÆt víi mét thùc tr¹ng rÊt ®¸ng lo ng¹i ®ã lµ sù suy tho¸i nghiªm träng vÒ m«i tr êng vµ tµi nguyªn ®a d¹ng sinh häc, ®e do¹ cuéc sèng cña c¸c loµi sinh vËt vµ cuèi cïng lµ ¶nh hëng ®Õn sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng cña vùng và của cả đất nước. ViÖc trang bÞ cho học viên, sinh viªn, học sinh…người dân nh÷ng kiÕn thøc, kÜ n¨ng vµ th¸i ®é cÇn thiÕt vÒ b¶o tån ®a d¹ng sinh häc lµ hÕt søc quan träng gãp phÇn n©ng cao ý thøc vµ tr¸ch nhiÖm cña toµn x· héi ®èi víi c«ng t¸c b¶o tån ®a d¹ng sinh häc. Xuất phát từ ý tưởng đó, bản thân là học viên cao học ngành sinh học trường Đại Học Tây Nguyên muốn góp một phần nhỏ vào mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Đó cũng chính là lí do mà em chọn chuyên đề “Đa dạng sinh học và tiềm năng sử dụng đa dạng sinh học Tây Nguyên” - 24 - B – NỘI DUNG 2. Cơ sở lý luận 2.1.Kh¸i niÖm vÒ ®a d¹ng sinh häc Theo íc tÝnh gÇn ®©y nhÊt th× cã ®Õn 12 ®Þnh nghÜa kh¸c nhau vÒ ®a d¹ng sinh häc (Gaston and Spicer, 1998). Tuy nhiªn trong sè nµy th× ®Þnh nghÜa ®îc sö dông trong C«ng íc ®a d¹ng sinh häc (1992) ®îc coi lµ "toµn diÖn vµ ®Çy ®ñ nhÊt" xÐt vÒ mÆt kh¸i niÖm. Trong thùc tÕ thuËt ng÷ ®a d¹ng sinh häc ®îc dïng lÇn ®Çu tiªn vµo n¨m 1988 vµ sau khi C«ng íc §a d¹ng sinh häc ®îc ký kÕt (5/6/1992) th× nã ®· ®îc dïng phæ biÕn h¬n. Trong C«ng íc vÒ ®a d¹ng sinh häc, thuËt ng÷ ®a d¹ng sinh häc ®îc dïng ®Ó chØ sù phong phó vµ ®a d¹ng cña giíi sinh vËt tõ mäi nguån trªn tr¸i ®Êt, nã bao gåm sù ®a d¹ng trong cïng mét loµi, gi÷a c¸c loµi vµ sù ®a d¹ng hÖ sinh th¸i (Gaston and Spicer, 1998). Nh vËy ®a d¹ng sinh häc lµ toµn bé c¸c d¹ng sèng trªn tr¸i ®Êt, bao gåm tÊt c¶ c¸c nguån tµi nguyªn di truyÒn, c¸c loµi, c¸c hÖ sinh th¸i vµ c¸c tæ hîp sinh th¸i. §a d¹ng sinh häc thêng ®îc thÓ hiÖn ë 3 cÊp ®é: ®a d¹ng trong loµi (®a d¹ng di truyÒn), gi÷a c¸c loµi (®a d¹ng loµi) vµ c¸c hÖ sinh th¸i (®a d¹ng hÖ sinh th¸i). 2.1.1. §a d¹ng di truyÒn Tõ l©u nay chóng ta ®· biÕt r»ng sù tån t¹i cña mét loµi cã ®îc lµ nhê qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vµ sù sao chÐp l¹i c¸c tÝnh tr¹ng vµ tÝnh chÊt cña c¬ thÓ tõ thÕ hÖ nµy sang thÕ hÖ kh¸c qua sù di truyÒn. §a d¹ng di truyÒn lµ ph¹m trï chØ møc ®é ®a d¹ng cña biÕn dÞ di truyÒn, ®ã chÝnh lµ sù kh¸c biÖt vÒ di truyÒn gi÷a c¸c xuÊt xø, quÇn thÓ vµ gi÷a c¸c c¸ thÓ trong mét loµi hay mét quÇn thÓ díi t¸c dông cña ®ét biÕn, ®a béi ho¸ vµ t¸i tæ hîp. BiÕn dÞ lµ nh÷ng biÕn ®æi cña sinh vËt do nh÷ng nguyªn nh©n kh¸c nhau, sù sai kh¸c cña con c¸i so víi bè mÑ, sù ®a d¹ng vÒ c¸c tÝnh tr¹ng vµ tÝnh chÊt cña c¸c c¸ thÓ trong mét quÇn thÓ hoÆc nhãm sinh vËt. Thùc chÊt biÕn dÞ lµ kÕt qu¶ cña c¸c t¬ng hç phøc t¹p gi÷a c¸c yÕu tè kh¸c nhau nh ®ét biÕn, ph¶n øng víi sù ®a d¹ng cña m«i trêng sèng, kÝch thíc quÇn thÓ, ph¬ng thøc sinh s¶n hay møc ®é lai chÐo. BiÕn dÞ di truyÒn lµ c¬ së cña tiÕn ho¸ vµ c«ng t¸c c¶i thiÖn gièng. C¬ së vËt chÊt di truyÒn cña c¸c loµi sinh vËt lµ c¸c axit nucleic, gåm 2 lo¹i ®ã lµ ADN (axit deoxinucleic) vµ ARN (axit ribonucleic). Trong qu¸ tr×nh tiÕn ho¸ cña sinh vËt tõ thÊp lªn cao, hµm lîng ADN trong nh©n tÕ bµo còng ®îc t¨ng lªn. §ã lµ mét biÓu hiÖn cña sù ®a d¹ng di truyÒn. VËt liÖu di truyÒn cña sinh vËt chøa ®ùng nhiÒu th«ng tin vÒ ®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt cña loµi vµ c¸c c¸ thÓ. Do vËy sù ®a d¹ng vÒ vËt chÊt di truyÒn ®· t¹o - 25 - nªn sù ®a d¹ng cña thÕ giíi sinh vËt. C¸c c¸ thÓ trong mét quÇn thÓ thêng cã kiÓu gen kh¸c nhau. Sù kh¸c nhau gi÷a c¸c c¸ thÓ (kiÓu h×nh) lµ do t¬ng t¸c gi÷a kiÓu gen vµ m«i trêng t¹o ra. §a d¹ng di truyÒn cho phÐp c¸c loµi thÝch øng ®îc víi sù thay ®æi cña m«i trêng. Thùc tÕ cho thÊy nh÷ng loµi quý hiÕm thêng ph©n bè hÑp vµ do ®ã thêng ®¬n ®iÖu vÒ gen (lîng biÕn dÞ nhá) so víi c¸c loµi phæ biÕn, ph©n bè réng (lîng biÕn dÞ lín). Do vËy loµi quÝ hiÕm thêng rÊt nh¹y c¶m víi sù biÕn ®æi cña m«i trêng vµ hËu qu¶ lµ dÔ bÞ tuyÖt chñng. 2.1.2 Mét sè nh©n tè ¶nh hëng ®Õn ®a d¹ng di truyÒn - Nh÷ng nh©n tè lµm gi¶m ®a d¹ng di truyÒn +Phiªu b¹t gen §©y lµ qu¸ tr×nh thêng xuÊt hiÖn trong c¸c quÇn thÓ nhá, g©y nªn biÕn ®æi vÒ tÇn sè gen. QuÇn thÓ nhá thêng cã sè c¸ thÓ Ýt do ®ã khi giao phèi ngÉu nhiªn th× tÇn sè gen sau giao phèi ®«i khi bÞ lÖch v× c¸c alen ë quÇn thÓ nhá cã tÇn sè kh¸c víi c¸c quÇn thÓ lín. VÝ dô mét quÇn thÓ gåm 10 gen trong ®ã cã 5A vµ 5B. §èi víi quÇn thÓ lín, sau giao phèi ngÉu nhiªn c¸c thÕ hÖ sau thêng vÉn cã tÇn sè gen nh ban ®Çu. Tuy nhiªn víi quÇn thÓ nhá chØ cÇn mét vµi c¸ thÓ kh«ng tham gia vµo qu¸ tr×nh giao phèi hoÆc kh¶ n¨ng sinh s¶n kÐm, hoÆc lµ tØ lÖ sèng kÐm lµ tÇn sè gen cã thÓ bÞ biÕn ®æi hoµn toµn, lÖch so víi tÇn sè gen ban ®Çu ch¼ng h¹n thµnh 6A vµ 4B hoÆc lµ 7A vµ 3B, thËm chÝ thµnh 9A vµ 1B (NguyÔn Hoµng NghÜa, 1999). + Chän läc tù nhiªn vµ nh©n t¹o Trong qu¸ tr×nh tiÕn ho¸ th× b»ng con ®êng chän läc tù nhiªn, tõ mét loµi tæ tiªn ban ®Çu ®· sinh ra c¸c loµi kh¸c nhau. Tuy nhiªn qu¸ tr×nh chän läc tù nhiªn l¹i lµm gi¶m lîng biÕn dÞ bëi v× qu¸ tr×nh nµy liªn quan ®Õn sù ®µo th¶i c¸c c¸ thÓ kÐm thÝch nghi vµ gi÷ l¹i c¸c c¸ thÓ thÝch nghi nhÊt víi m«i trêng sèng. Kh¸c víi chän läc tù nhiªn, chän läc nh©n t¹o lµ chän läc cã ®Þnh híng do con ngêi tiÕn hµnh nh»m ®¸p øng c¸c môc tiªu ®Ò ra. Bëi v× con ngêi chØ chän läc mét sè c¸ thÓ vµ loµi nhÊt ®Þnh vµ lai t¹o chóng ®Ó ®¸p øng nhu cÇu cña m×nh cho nªn sÏ lµm gi¶m lîng biÕn dÞ di truyÒn. Thùc tÕ lµ khi mét sè loµi Ýt ái ®îc g©y trång trªn diÖn réng sÏ dÉn ®Õn hiÖn tîng xãi mßn di truyÒn. Xãi mßn di truyÒn sÏ lµm gi¶m sù ®a d¹ng cña c¸c nguån gen bªn trong mçi loµi vµ lµm mÊt ®i c¸c biÕn dÞ di truyÒn c¸i mµ c¸c nhµ chän gièng cÇn ph¶i cã ®Ó triÓn khai c«ng t¸c c¶i thiÖn gièng. Cã thÓ nãi r»ng nh÷ng gièng c©y trång vµ vËt nu«i ®îc con ngêi lai t¹o vµ sö dông ®Òu cã nÒn t¶ng di truyÒn hÑp h¬n so víi c¸c loµi hoang d·. - Nh÷ng nh©n tè lµm t¨ng ®a d¹ng di truyÒn + §ét biÕn gen - 26 - §ét biÕn gen lµ nh÷ng biÕn ®æi x¶y ra trong c¸c gen. C¸c ®ét biÕn gen chÝnh lµ nguån t¹o ra c¸c gen míi vµ lµ c¬ së cña biÕn dÞ di truyÒn. §ét biÕn cã t¸c dông lµm t¨ng lîng biÕn dÞ, còng cã nghÜa lµ lµm t¨ng tÝnh ®a d¹ng sinh häc vµ ®¶m b¶o cho sù æn ®Þnh cña loµi. + Sù di tró Sù x©m nhËp (di tró) cña c¸c c¸c thÓ l¹ cã thÓ lµm thay ®æi tÇn sè gen trong quÇn thÓ t¹i chç. Møc ®é thay ®æi phô thuéc vµo møc ®é cña sù di tró vµ sù sai kh¸c vÒ tÇn sè gen gi÷a c¸c c¸ thÓ cò vµ c¸ thÓ míi. TÊt c¶ c¸c nh©n tè nh lµ chän läc, ®ét biÕn, phiªu b¹t gen, sù di tró, c¸ch li chÝnh lµ c¸c yÕu tè chñ chèt tham gia vµo qu¸ tr×nh tiÕn ho¸ cña sinh giíi, ®«i khi cßn ®îc coi lµ ®éng lùc chÝnh cña qu¸ tr×nh tiÕn ho¸. 2.2. §a d¹ng loµi 2.2.1. Khái niệm §a d¹ng loµi lµ ph¹m trï chØ møc ®é phong phó vÒ sè lîng loµi hoÆc sè lîng c¸c ph©n loµi (loµi phô) trªn tr¸i ®Êt, trong mét vïng ®Þa lý, mét quèc gia hay trong mét sinh c¶nh nhÊt ®Þnh. Loµi lµ nh÷ng nhãm c¸ thÓ kh¸c biÖt víi c¸c nhãm kh¸c vÒ mÆt sinh häc vµ sinh th¸i. C¸c c¸ thÓ trong loµi cã vËt chÊt di truyÒn gièng nhau vµ cã kh¶ n¨ng trao ®æi th«ng tin di truyÒn (giao phèi, thô phÊn) víi nhau vµ cho c¸c thÕ hÖ con c¸i cã kh¶ n¨ng tiÕp tôc sinh s¶n. Nh vËy c¸c c¸ thÓ trong loµi chøa toµn bé th«ng tin di truyÒn cña loµi, do ®ã tÝnh ®a d¹ng loµi hoµn toµn bao trïm tÝnh ®a d¹ng di truyÒn vµ nã ®îc coi lµ quan träng nhÊt khi ®Ò cËp ®Õn tÝnh ®a d¹ng sinh häc. Sù ®a d¹ng vÒ loµi trªn thÕ giíi ®îc thÓ hiÖn b»ng tæng sè loµi cã mÆt trªn toµn cÇu. Tuy nhiªn sè lîng c¸ thÓ cña loµi còng rÊt quan träng khi ®o ®Õm sù ®a d¹ng loµi. Theo dù ®o¸n cña c¸c nhµ ph©n lo¹i häc, cã thÓ cã tõ 5 - 30 triÖu loµi sinh vËt trªn tr¸i ®Êt, trong ®ã chiÕm phÇn lín vi sinh vËt lµ c«n trïng. Thùc tÕ hiÖn chØ cã kho¶ng trªn 1,4 triÖu loµi sinh vËt ®· ®îc m« t¶ (Wilson, 1998 trÝch trong Ph¹m NhËt, 1999), trong ®ã tËp trung chñ yÕu lµ c¸c loµi ®éng thùc vËt cì lín, cã gi¸ trÞ vÒ nhiÒu mÆt (B¶ng 1). Do vËy cßn rÊt nhiÒu loµi cha ®îc biÕt ®Õn, nhiÒu m«i trêng sèng cha ®îc ®iÒu tra nghiªn cøu kÜ nh vïng biÓn s©u, vïng san h« hoÆc ®Êt vïng nhiÖt ®íi. B¶ng 1: Sè loµi sinh vËt ®· ®îc m« t¶ trªn thÕ giíi (Wilson, 1988 cã bæ sung) - 27 - Nhãm Virus Thùc vËt ®¬n bµo NÊm T¶o §Þa y Rªu D¬ng xØ H¹t trÇn H¹t kÝn Tæng sè Sè loµi ®· m« t¶ 1.000 4.760 Nhãm §éng vËt ®¬n bµo C«n trïng Sè loµi ®· m« t¶ 30.800 751.000 70.000 §VKXS kh¸c 238.761 26.900 §VCXS bËc thÊp 1.273 18.000 C¸ 19.056 22.000 Õch nh¸i 4.184 12.000 Bß s¸t 6.300 750 Chim 9.040 250.000 Thó 4.629 405.410 loµi 1.065.043 loµi 1.470.453 loµi Nguån: Cao ThÞ Lý vµ Nhãm biªn tËp (2002) Trong nghiªn cøu ®a d¹ng sinh häc viÖc m« t¶ quy m« cña ®a d¹ng loµi còng rÊt quan träng. Do vËy c¸c chØ sè to¸n häc vÒ ®a d¹ng ®· ®îc ph¸t triÓn ®Ó bao hµm ®a d¹ng loµi ë c¸c ph¹m vi ®Þa lÝ kh¸c nhau( 3 møc ®é). + §a d¹ng alpha (α): lµ tÝnh ®a d¹ng xuÊt hiÖn trong mét sinh c¶nh hay trong mét quÇn x·. VÝ dô: sù ®a d¹ng cña c¸c loµi c©y gç, c¸c loµi thó, chim …. trong mét kiÓu rõng hoÆc quÇn x·. + §a d¹ng beta (β): lµ tÝnh ®a d¹ng tån t¹i gi÷a c¸c sinh c¶nh hay lµ gi÷a c¸c quÇn x· trong mét hÖ sinh th¸i. V× vËy nÕu sù kh¸c nhau gi÷a c¸c sinh c¶nh cµng lín th× tÝnh ®a d¹ng beta cµng cao. + §a d¹ng gama (γ): lµ tÝnh ®a d¹ng tån t¹i trong mét quy m« ®Þa lý réng h¬n. VÝ dô: sù ®a d¹ng cña c¸c loµi c©y gç, c¸c loµi thó, chim trong nh÷ng sinh c¶nh kh¸c nhau, c¸ch xa nhau cña cïng mét vïng ®Þa lý. Nghiªn cøu quy m« ®a d¹ng sinh häc theo hÖ thèng trªn cã ý nghÜa quan träng ®èi víi viÖc xem xÐt quy m« khi thiÕt lËp c¸c u tiªn trong c«ng t¸c b¶o tån. Sù ®a d¹ng vÒ loµi ®· t¹o cho c¸c quÇn x· sinh vËt kh¶ n¨ng ph¶n øng vµ thÝch nghi tèt h¬n ®èi víi nh÷ng thay ®æi cña ®iÒu kiÖn ngo¹i c¶nh. Chøc n¨ng sinh th¸i cña mét loµi cã ¶nh hëng trùc tiÕp ®Õn cÊu tróc cña quÇn x· sinh vËt vµ bao trïm h¬n lµ lªn c¶ hÖ sinh th¸i. VÝ dô: Sù cã mÆt cña mét loµi c©y gç (sung, si, dÎ) kh«ng chØ t¨ng thªm tÝnh ®a d¹ng cña quÇn x· sinh vËt mµ cßn gãp phÇn t¨ng tÝnh æn ®Þnh cña chÝnh loµi ®ã th«ng qua mèi quan hÖ kh¨ng khÝt gi÷a chóng víi c¸c loµi kh¸c. C¸c loµi sinh vËt kh¸c phô thuéc vµo loµi c©y nµy v× ®ã lµ nguån thøc ¨n cña chóng (KhØ, Vîn, Sãc) hoÆc loµi c©y nµy cã thÓ ph¸t triÓn hay më réng vïng ph©n bè (thô phÊn, ph¸t t¸n, h¹t gièng) nhê c¸c loµi kh¸c. - 28 - 2.2.2. Nh÷ng nh©n tè ¶nh hëng ®Õn ®a d¹ng loµi * Sù h×nh thµnh loµi míi Mét loµi cã thÓ ®îc h×nh thµnh th«ng qua qu¸ tr×nh tiÕn ho¸. Trong qu¸ tr×nh hµng triÖu n¨m tiÕn ho¸, loµi míi thêng ®îc h×nh thµnh qua 2 con ®êng ®ã lµ qu¸ tr×nh ®a béi ho¸ vµ qu¸ tr×nh h×nh thµnh loµi ®Þa lÝ (N.H.NghÜa, 1999). Mét phÇn thùc vËt xuÊt hiÖn chñ yÕu th«ng qua qu¸ tr×nh ®a béi ho¸: béi ho¸ sè lîng thÓ nhiÔm s¾c trong loµi ban ®Çu hoÆc trong c¸c c¸ thÓ lai cña 2 loµi (NguyÔn Hoµng NghÜa, 1999). Trong thùc tÕ ®a béi ho¸ chØ cã ý ®èi víi mét sè nhãm ®éng vËt nhng nã l¹i cã nghÜa rÊt to lín ®èi víi thùc vËt vµ lµ mét yÕu tè tiÕn ho¸ quan träng. HiÖn tîng ®a béi ho¸ cho phÐp mét loµi thùc vËt x©m lÊn cã thÓ lai h÷u thô víi mét loµi b¶n ®Þa vµ cã thÓ sinh ra mét loµi míi. Sù nh©n ®«i cña thÓ nhiÔm s¾c ®· biÕn loµi míi sinh ra hoµn toµn bÊt thô víi loµi ban ®Çu vµ loµi míi ®îc h×nh thµnh. GÇn ®©y ngêi ta b¾t ®Çu nãi ®Õn mét qu¸ tr×nh h×nh thµnh loµi míi ®ã lµ loµi míi ®îc h×nh thµnh ngay trong cïng mét vïng ph©n bè víi loµi ban ®Çu nh hiÖn tîng ®a béi ho¸ nhng kh«ng cã nguån gèc ®a béi ho¸. Qu¸ tr×nh nµy ngîc víi qu¸ tr×nh h×nh thµnh loµi ®Þa lÝ khi mµ loµi míi ®îc h×nh thµnh tõ mét ®Þa ®iÓm kh¸c víi loµi ban ®Çu. Qu¸ tr×nh nµy thêng ®îc m« t¶ nhiÒu nhÊt cho c¸c nßi c«n trïng sèng trªn c¸c c©y chñ kh¸c nhau (Wilson 1988 trÝch trong NguyÔn Hoµng NghÜa, 1999). TÝnh ®Æc h÷u vÒ c©y chñ lµ mét hiÖn tîng phæ biÕn ë thÕ giíi c«n trïng. Lý thuyÕt tiÕn ho¸ hiÖn ®¹i cho thÊy hÇu hÕt sinh vËt h×nh thµnh loµi míi th«ng qua c¸ch li ®Þa lý, c¸ch li sinh s¶n vµ qu¸ tr×nh nµy ®îc gäi lµ h×nh thµnh loµi ®Þa lÝ. VÝ dô: H¹t gièng cña mét loµi c©y tõ ®Êt liÒn ®îc ph¸t t¸n ra ®¶o th«ng qua giã, b·o hoÆc c¸c loµi chim, … quÇn thÓ loµi c©y ®ã ®îc t¹o thµnh trªn ®¶o sau nhiÒu n¨m, nhiÒu thÕ hÖ sÏ kh¸c víi quÇn thÓ ë ®Êt liÒn. Trong nh÷ng ®iÒu kiÖn hoµn toµn míi loµi sÏ ph¶i thay ®æi ®Ó thÝch nghi vµ ®ã lµ c¬ së ®Ó t¹o nªn c¸c loµi míi. * Sù mÊt loµi (tuyÖt chñng) NÕu nh qu¸ tr×nh h×nh thµnh loµi míi lµm t¨ng tÝnh ®a d¹ng loµi th× sù tuyÖt chñng sÏ lµm gi¶m tÝnh ®a d¹ng sinh häc. Sù mÊt loµi (tuyÖt chñng) sÏ ®îc nghiªn cøu kÜ trong phÇn "suy tho¸i ®a d¹ng sinh häc". 2.3. §a d¹ng hÖ sinh th¸i 2.3.1. Kh¸i niÖm HÖ sinh th¸i lµ mét ®¬n vÞ cÊu tróc vµ chøc n¨ng cña sinh quyÓn bao gåm c¸c quÇn x· sinh vËt, ®Êt ®ai vµ c¸c yÕu tè khÝ hËu. QuÇn x· sinh vËt ®îc x¸c ®Þnh bëi c¸c loµi sinh vËt trong mét sinh c¶nh nhÊt ®Þnh vµo mét thêi ®iÓm nhÊt ®Þnh cïng víi mèi quan hÖ qua l¹i gi÷a c¸c - 29 - c¸ thÓ trong loµi vµ gi÷a c¸c loµi víi nhau. QuÇn x· sinh vËt cã quan hÖ víi m«i trêng vËt lý t¹o thµnh hÖ sinh th¸i. C¸c loµi trong hÖ sinh th¸i t¹o thµnh mét chuçi thøc ¨n liªn kÕt víi nhau mét c¸ch chÆt chÏ vµ t¹o thµnh mét qui luËt nhÊt ®Þnh gãp phÇn duy tr× sù c©n b»ng sinh th¸i. Sù phong phó cña m«i trêng trªn c¹n vµ díi níc trªn tr¸i ®Êt t¹o lªn mét sè lîng lín c¸c hÖ sinh th¸i kh¸c nhau. Sù ®a d¹ng cña c¸c hÖ sinh th¸i ®îc thÓ hiÖn qua sù ®a d¹ng vÒ sinh c¶nh, còng nh mèi quan hÖ gi÷a c¸c quÇn x· sinh vËt vµ c¸c qu¸ tr×nh sinh th¸i trong sinh quyÓn. ViÖc x¸c ®Þnh hÖ sinh th¸i hay sinh c¶nh trªn thùc tÕ lµ rÊt khã kh¨n v× ranh giíi cña chóng kh«ng râ rµng. Nh÷ng sinh c¶nh réng lín trªn qu¶ ®Êt bao gåm rõng nhiÖt ®íi, nh÷ng c¸nh ®ång cá, ®Êt ngËp níc, rõng ngËp mÆn… Nh÷ng hÖ sinh th¸i cã thÓ lµ mét hå n íc, rõng c©y hay ®ång ruéng. Trªn thÕ giíi bao gåm nhiÒu chØnh thÓ sinh vËt. Sù ph©n chia ®ã tuú thuéc vµo ®iÒu kiÖn khÝ hËu vµ c¸c sinh vËt sèng trªn ®ã. Mét chØnh thÓ bao gåm nhiÒu hÖ sinh th¸i kh¸c nhau. C¸c chØnh thÓ sinh vËt trªn thÕ giíi bao gåm cã: 1. Rõng ma nhiÖt ®íi 8. §Çm rªu (Tundra) vµ sa m¹c 2. Rõng ma ¸ nhiÖt ®íi - «n ®íi 9. Sa m¹c, b¸n sa m¹c l¹nh 3. Rõng l¸ kim «n ®íi 10. Tr¶ng cá vµ ®ång cá nhiÖt ®íi 4. Rõng kh« nhiÖt ®íi 11. §ång cá «n ®íi 5. Rõng l¸ réng réng «n ®íi 12. Th¶m thùc vËt vïng nói 6. Th¶m thùc vËt §Þa Trung H¶i 13. Th¶m thùc vËt vïng ®¶o 7. Sa m¹c vµ b¸n sa m¹c 2.3.2. Nh÷ng nh©n tè ¶nh hëng 14. Th¶m thùc vËt vïng hå M«i trêng vËt lý cã ¶nh hëng ®Õn cÊu tróc vµ tÝnh chÊt cña quÇn x· sinh vËt, ngîc l¹i quÇn x· sinh vËt còng cã nh÷ng ¶nh hëng tíi tÝnh chÊt vËt lý cña hÖ sinh th¸i. VÝ dô ë c¸c hÖ sinh th¸i trªn c¹n, tèc ®é giã, ®é Èm, nhiÖt ®é ë mét ®Þa ®iÓm nhÊt ®Þnh cã thÓ bÞ chi phèi bëi th¶m thùc vËt, hÖ ®éng vËt cã mÆt ë ®ã. Trong hÖ sinh th¸i thuû vùc, nh÷ng ®Æc ®iÓm cña níc nh ®é trong, ®é ®ôc, ®é muèi vµ c¸c lo¹i ho¸ chÊt kh¸c, ®é n«ng s©u ®· chi phèi ®Õn c¸c loµi sinh vËt vµ cÊu tróc quÇn x· sinh vËt. Nhng ngîc l¹i c¸c quÇn x· sinh vËt nh quÇn x· t¶o, d¶i san h« cã ¶nh hëng ®Õn m«i trêng vËt lý. Trong nh÷ng quÇn x· sinh vËt, mét sè loµi cã vai trß quyÕt ®Þnh ®Õn kh¶ n¨ng tån t¹i, ph¸t triÓn cña mét sè lín c¸c loµi kh¸c, ngêi ta gäi ®ã lµ nh÷ng loµi u thÕ. Nh÷ng loµi u thÕ - 30 - nµy cã ¶nh hëng ®Õn cÊu tróc quÇn x· sinh vËt nhiÒu h¬n so víi tæng sè c¸ thÓ cña c¸c loµi hay sinh khèi cña chóng. Do vËy nh÷ng loµi u thÕ nªn ®îc u tiªn trong c«ng t¸c b¶o tån. 3. Hiện trạng đa dạng sinh học và tiềm năng sử dụng đa dạng sinh học ở Tây Nguyên 3.1. Hiện trạng đa dạng sinh học ở Tây Nguyên Như đã đề cập ở phần trước, số lượng loài sinh vật trong sinh quyển đã được xác định 1.392.485 cũng chỉ là tương đối. Theo UNEP (1995), hiện tại số loài đã được mô tả lên đến 1.750.000 loài, dao động trong số lượng loài có thể có, từ 3.635.000 đến 111.655.000 loài.Trong tiến trình lịch sử của sự phân hóa và tiến hóa, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của vỏ Trái Đất và của khí hậu toàn cầu. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học. Sự mất đa dạng sinh vật ở Tây Nguyên cũng giống như các vùng khác trên thế giới ngày càng một gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động của con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật Tây Nguyên nhanh hơn nhiều so với các vùng khác trên lảnh thổ Việt Nam. Ví dụ: Ở Đắk Lắk, trước đây loài hổ phân bố nhiều tại các khu rừng rậm thuộc các địa bàn rừng Yor Đôn, vùng biên giới Buôn Đôn, Ea Súp, sống trên rừng núi Cư Yang Sin (huyện Krông Bông); trong khu rừng rậm Nam Kar (Lắc), Buôn Za Wầm (Cư M’ga), Ea Sô (Ea Kar) và các khu rừng bên trảng cỏ các huyện M’Đrắc, Krông Năng, Ea H’leo. Suốt thời gian dài với nhiều biến động về điều kiện tự nhiên dưới tác động của con người, môi trường sống của loài hổ bị thu hẹp dần. Hơn nữa, từ lâu nhiều người vẫn coi các sản phẩm của chúa sơn lâm là rất quý giá, như cao hổ là thuốc chữa bệnh; da và móng vuốt hổ để trưng bày và làm trang sức. Do vậy, loài hổ đã trở thành đối tượng được nhiều kẻ săn lùng và tìm kiếm. - 31 - Cách đây 20-25 năm, trong khu rừng rậm Nam Kar là khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều cá thể hổ sinh sống cùng với nhiều loài động vật hoang dã tại đây, nhưng nay hổ ở đây đã hoàn toàn biến mất. Các khu rừng rậm nguyên sinh thuộc các huyện Cư M’Gar, Krông Năng, Ea H’elo, vùng biên giới Buôn đôn, Ea Súp trước đây có khá nhiều động vật hoang dã và nhiều cá thể hổ, nhưng nay rất hiếm hoi. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, cách đây hơn chục năm các nhà khoa học vẫn thấy dấu vết hổ sinh sống. Do nạn săn trộm và sự tàn phá rừng, các loại động vật quý hiếm của khu đa dạng sinh học này như bò tót, bò rừng đang bị chỉ tồn tại rất ít, loài hổ và hươu đầm lầy là động vật rất quý ở đây nay cũng không còn. Theo các nhà khoa học, hiện nay chỉ còn một số cá thể hổ đang sống trong rừng Vườn quốc gia Yor Đôn và Vườn quốc gia Cư Yang Sin. Tuy vậy, số cá thể hổ ít ỏi này vẫn đang bị thu hẹp môi trường sinh sống và bị đe dọa gay gắt hơn. Nếu công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã không được đẩy mạnh thì một ngày không xa chúa sơn lâm sẽ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân của sự mất đa dạng sinh vật ở Tây Nguyên: - Nguyên nhân trực tiếp: + Sự mở rộng đất nông nghiệp: mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng, đất ngập nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học + Khai thác gỗ: trong giai đoạn từ năm 1985 đến 1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác rừng bình quân 3,5 triệu m 3 gỗ/năm, thêm vào đó khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì khoảng 80.000ha bị mất mỗi năm. Hơn nữa, nạn chặt trộm gỗ xảy ra ở nhiều nơi, kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. + Khai thác củi: hàng năm, một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm. - 32 - + Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: các sản phẩm ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây thuốc được khai thác cho những mục đích khác nhau. Đặc biệt, khu hệ động vật hoang dã đã bị khia thác một cách bừa bãi. + Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% cóa khả năng bị cháy trong mùa khô. Trung bình hàng năm khoảng từ 25.000 đến 100.000 ha rừng bị cháy, nhất là vùng cao nguyên miền Trung. + Xây dựng cơ bản: viẹc xây dựng cơ bản như giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ điện,...cũng là một nguyên nhẩntực tiếp làm mất đa dạng sinh học. + Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng. - Nguyên nhân sâu xa: + Tăng dân số: dân số tăng nhanh là một trong nhưũng nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu là dẫn đến việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học. + Sự di dân: từ những năm 60, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi, cuộc di dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Những năm 1990, nhiều đọt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam, Tây nguyên sự di dân này đã ảnh hưởng rõ rết đến đa dạng sinh học của vùng này. + Sự nghèo đói: với gần 80% dân số ở nông thôn, vì vậy phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo vệ tài nguyên, học buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng. - 33 - + Một số nguyên nhân sâu xa khác có thể nói như: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế cộng đồng, chính sách sử dụng đất, lâm nghiệp, du canh du cư cũng đã tác động không nhỏ đến thực trạng suy giảm đa dạng sinh học ở Tây Nguyên chúng ta. Ví dụ: Cách đây khoảng 10 năm chúng ta chỉ cần đi khoảng 10km lá đã thấy rừng, nhưng bây giờ điều đó đã đi vào những câu truyện cổ tích. Tỉnh Đăk Lăk đã và đang tiếp đón “lực lượng những người phá rừng” đang từng ngày đến từ khắp các tỉnh phía Bắc mà danh từ báo chí thường gọi là “những người di dân tự do”. Trên các chuyến xe lên Đăk Lăk bằng 2 con đường chính từ Khánh Hòa lên và từ Gia Lai vào mỗi ngày có hàng trăm người đến Đăk Lăk “lập nghiệp” với hành trang là rìu, dao rựa và súng tự tạo.Những người này “tự do” thực sự. Chính quyền địa phương không thể quản lý nổi với một địa hình quá rộng lớn. Lực lượng “Bảo vệ rừng” của tỉnh Đăk Lăk nói riêng và của nước ta nói chung chỉ làm được một việc chính là cuối tháng, cuối năm báo cáo ước lượng có bao nhiêu vụ vi phạm Lâm luật, có bao nhiêu hec ta rừng đã bị tàn phá, đã bị biến thành rẫy. Không bao giờ dự báo được con số hec ta rừng “sẽ” bị biến thành rẫy….Những con thác hùng vĩ của Đăk Lăk bây giờ xung quanh không còn rừng nữa, thay vào đó là đủ loại nương rẫy, đang phải trải qua nhưng đợt nắng hạn nghiệt ngã. Những đợt mưa dầm nhiều ngày không thấy mặt trời, khí hậu mát mẻ của Đăk Lăk không còn nữa. Âu đó cũng là hậu quả tất yếu mà con người phải gánh chịu từ chính hành động của mình. Như vậy việc diện tích rừng ở Tây Nguyên nói chung và ở Đăk Lăk nói riêng bị thu hẹp mạnh, tài nguyên lâm sản mất nhiều, tính đa dạng sinh học suy giảm đáng kể đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường, hệ sinh thái và con người nơi đây. Tuy có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng nhưng tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Đăk Lăk không theo kịp tốc độ phá rừng tự nhiên, nên độ che phủ bị suy giảm ngày càng tăng. Đặc biệt, đối với các địa bàn có làn sóng dân di cư từ nơi khác đến nhanh như Ea H’leo, Ea Kar, Krông Bông, Buôn Đôn, Krông Buk, Krông Năng, Buôn Đôn và Ea Súp có mức độ phá rừng rất cao, làm cho diện tích rừng giảm đáng kể, tài nguyên rừng bị suy kiệt, tính đa dạng sinh học suy giảm nhanh. - 34 - Trước đây, hầu hết các địa bàn trong tỉnh có nhiều cánh rừng nguyên sinh, những khu rừng rậm rất phong phú và giàu có các tài nguyên loại động thực vật. Do khai thác rừng quá mức, cộng với làn sóng dân di cư đến phá phá rừng làm nương rẫy, phát triển các loại cây công nghiệp cà phê, cao su, cây điều… đã nhanh chóng làm diện tích rừng thu hẹp. Tác động nhiều mặt của con người đã dẫn đến chất lượng và tính chất rừng đã thay đổi đáng kể, nhiều loài động thực vật mất dần số lượng và nguồn gen, trong đó có những loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thủy tùng là loài thực vật nguyên thủy được ghi vào sách đỏ thế giới chỉ có rất ít tại xã Ea Hồ huyện Krông Năng và xã Ea Ral huyện Ea H’leo. Do sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình thủy lợi, nên thủy tùng đã biến mất khỏi xã Ea Hồ. Trước đây, những khu rừng ở hầu hết các huyện có khá nhiều loài gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, trắc, cà te, gụ mật… cùng với nhiều dược liệu quý với trử lượng lớn. Nhưng nay những loại cây này đã cạn kiệt đến mức đáng lo ngại, trong đó có một số loài thực vật quý đang có nguy cơ mất nguồn gen. Một số loài dược liệu quý như vàng đắng, mã tiền, ngũ gia bì chân chim, sa nhân bị khai thác mang tính hũy diệt nên khó có thể tái sinh được ở nhiều khu rừng. Hầu hết các loài động vật trước đây có số lượng lớn, trong đó có cả loài quý hiếm được ghi vào danh sách quản lý và bảo vệ của thế giới, nay đã giảm số lượng đáng kể. Nhiều loài động vật như voi, bò tót, bò rừng, hươu nai, cùng với các loài chim quý như công, trĩ sao, gà lôi, gà tiền… đã giảm số lượng đến mức cạn kiệt. Trong đó, có loài bò xám là động vật cực kỳ quý hiếm nay đã bị tuyệt chủng. Nai cà tong là động vật rất quý trước đây có số lượng khá nhiều ở một số khu rừng, nay chỉ còn tồn tại số lượng rất ít ỏi trong Vườn quốc gia Yor Đôn. Loại hươu đầm lầy có vài cá thế ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), nhưng nay cũng biến mất. Diện tích rừng thu hẹp, độ che phủ rừng và thảm thực vật thay đổi đã ảnh hưởng đến đời sống các loài động vật. Mất dần môi trường sinh sống, nhiều loài động vật đã di cư đến nơi khác. Cách đây 30-35 năm Voi rừng có khá phổ biến ở huyện M’Đrắc, Ea Kar, Lắk, Krông Bông, Ea H’leo, Krông Năng nay đã hoàn toàn biến khỏi những vùng này. Loại hổ trước - 35 - đây có khá phổ biến ở nhiều khu rừng ở trong tỉnh, nay hầu như không còn thấy trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Hiện nay, các loại động vật quý hiếm vẫn đang nguy cơ bị giảm số lượng và có thể bị tuyệt chủng trong thời gian không xa. Với thực trạng rừng bị suy thoái, môi trường sinh thái tiếp tục biến đổi đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học ở Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên. Đó là những yếu tố đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế bền vững và cuộc sống con người đang sinh sống trên vùng cao nguyên này. Và điều đáng lo ngại nhất là việc thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. GS Đào Công Tiến nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM - cảnh báo: “Nguồn nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây nguyên sẽ chết vì thiếu nước”. 3.2 . Tiềm Năng sử dụng đa dạng sinh học ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng đất nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh so với các vùng khác trong cả nước, có điều kiện phát triển một nền kinh tế mở. Với độ che phủ của rừng 56%, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng. Lợi thế về đất rất lớn, trong đó đất đỏ bazan khoảng 1,5 triệu ha, được xếp vào loại đất tốt nhất trên thế giới, thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô lai, bông vải, chè, rau, hoa xuất khẩu...Tài nguyên đát phong phú dẫn đến đa dạng sinh học đặc biệt với khí hậu ẩm gió mùa nhiệt đới làm cho thành phần loài trong quần xã rừng tây nguyên phong phú đa dạng hơn nhiều so với các khu vực khác trong cả nước. Mạng lưới sông suối Tây Nguyên khá dày, nhiều ghềnh thác, trữ lượng thủy năng chiếm trên 22% nguồn thủy năng của cả nước, có thể sản xuất 15 tỉ kwh điện mỗi năm. Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng; nhất là bô-xít dự báo khoảng 4,5 tỉ tấn, chiếm 91% trữ lượng bô-xít của cả nước. Tây Nguyên còn là vùng đất lý tưởng để làm du - 36 - lịch, với những điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, sinh thái, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa tộc người...đa dạng về số lượng loài sống ở nước. Tuy vậy, Tây Nguyên vẫn chậm phát triển so với nhiều vùng khác trong cả nước do xuất phát điểm đi lên thấp và thiếu nguồn lực đồng bộ, đủ mạnh để phát triển. Nguồn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, huy động vốn dân cư và thu hút đầu tư bên ngoài vùng còn rất khiêm tốn. Ông Mai Văn Năm nhận định: “Tây Nguyên không thể phát triển nhanh nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước và nguồn nội lực hạn chế của mình mà không chăm lo thu hút đầu tư từ bên ngoài”. Được đánh giá có nhiều lợi thế cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nhưng hiện tại, du lịch Tây Nguyên mới chỉ phát triển tự phát. Do đó cần sớm có quy hoạch vùng phát triển du lịch Tây Nguyên để tạo đà thu hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nơi đây. Địa bàn Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn. Trước hết là hệ sinh thái (HST) rừng khô hạn và HST núi cao Hồ Lăk – Giải lụa trên cao nguyên Những giá trị "du lịch xanh" trên tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia: YokDon, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Chư Mom Ray (Kon Tum), Chư Prong (Gia Lai) và Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), khu bảo tồn tự nhiên Ngọc Linh (Kon Tum). Đây là thuận lợi cơ bản để xây dựng những sản phẩm du lịch sinh thái mang bản sắc riêng của Tây Nguyên. Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của du lịch Tây Nguyên sẽ không thể có được nếu thiếu những giá trị văn hóa bản địa đa dạng, phong phú và đặc sắc mà tiêu biểu là “Không gian cồng chiêng Tây - 37 - Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Tiềm năng là vậy, nhưng theo ông Phạm Trung Lương, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, do chưa có quy hoạch phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên, nên du lịch vùng này còn tự phát và thiếu tính hệ thống, chưa xác định rõ được những sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch đặc trưng. Đó là chưa kể còn có sự trùng lặp trong phát triển sản phẩm du lịch. Sự phát triển tự phát dẫn đến tác động của hoạt động phát triển du lịch đến tài nguyên và môi trường tự nhiên cũng như môi trường văn hóa chưa được kiểm soát tốt. Một số dự án đầu tư, bao gồm cả đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch còn chưa phát huy được hiệu quả. Điểm đặc sắc ở Tây Nguyên, sản phẩm du lịch có nhiều nét tương đồng về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Vì vậy, mỗi tỉnh cần xây dựng và lựa chọn một vài loại hình du lịch đặc trưng, tránh sự trùng lắp để định hướng đầu tư. Trong các tỉnh Tây Nguyên, ngoại trừ Lâm Đồng có thương hiệu điểm đến khá tốt, các tỉnh còn lại cần tập trung đầu tư một vài điểm nhấn, chẳng hạn ở Đắk Lắk có voi Bản Đôn, Kon Tum có khu du lịch ở Măng Đen… Để khai thác tiềm năng du lịch to lớn vùng Tây Nguyên không thể thiếu sự liên kết, trước hết là liên kết liên vùng với khu vực miền Trung, đặc biệt với khu vực Nam Trung bộ. Sự liên kết cấp vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm bởi vùng duyên hải Nam Trung bộ có lợi thế là nghỉ dưỡng biển; trong khi Tây Nguyên với thế mạnh là rừng núi, hệ sinh thái và du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, cự ly di chuyển từ Nam Trung bộ lên Tây Nguyên khá gần để kéo khách lên. Nhìn cấp độ liên kết vùng, sân bay quốc tế Cam Ranh đi vào hoạt động sẽ không chỉ thúc đẩy du lịch vùng Nam Trung bộ phát triển mà còn có ý nghĩa đặc biệt, trực tiếp thúc đẩy du lịch Tây Nguyên phát triển. Với đường biên giới dài hàng trăm km, có nhiều cửa khẩu với các nước Lào và Campuchia, Tây Nguyên còn có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi mở các tuyến du lịch liên vùng và các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan… Phát triển du lịch Tây Nguyên cũng đi liền với việc bảo tồn, không để biến dạng văn hóa truyền thống Tây Nguyên. Để làm được điều này thì cần phải khắc phục tình trạng chặt phá rừng. Việc mất rừng diễn ra với tốc độ nhanh trong những năm gần đây cũng khiến văn - 38 - hóa truyền thống Tây Nguyên bị mai một hoặc biến dạng một cách nhanh chóng. Nhiều buôn làng không còn biết tiếng chiêng, không còn người biết cầu cúng thần linh, không còn người biết kể sử thi, hàng ngàn bộ cồng chiêng dần biến mất, hàng ngàn tượng nhà mồ bị mục nát theo thời gian. Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa ở Tây Nguyên đều gắn bó với rừng, không có rừng thì Tây Nguyên không còn du lịch sinh thái. Rừng và con người Tây Nguyên có mối gắn bó mật thiết với nhau, rừng là không gian sinh tồn, không gian văn hóa, cội nguồn sinh ra các truyền thuyết, sử thi… C – KẾT LUẬN Như vậy để bảo tồn độ đa dạng sinh học và sử dụng có hiệu quả đa dạng sinh học tây nguyên cần phải: Nâng cao nhận thức. Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường.... Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi. Nâng cao đời sống cộng đồng. Quy hoạch vùng dân cư có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho cộng đồng theo chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số tại chỗ Tây Nguyên với diện tích đất ở 400m2, rẫy là 1.000m2, ruộng một vụ là 500m2 ruộng 2 vụ 300m2. Thực tế từ ngàn đời nay cộng đồng phải sống dựa vào rừng. Do vậy không thể cấm triệt để người dân vào rừng thu hái lâm sản phụ theo phong tục tập quán. Ngoài việc quy hoạch đất đai cần cho phép họ sử dụng nguồn tài nguyên theo một số nguyên tắc nhất định do Vườn quốc gia Yok Đôn và cộng đồng thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn tài nguyên, tạo các sản phẩm thay thế tương ứng. Thu hút cộng đồng đặc biệt lớp trẻ có trình độ tham gia công tác bảo vệ rừng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật nuôi, cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất, chăn nuôi. Xây dựng mô hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong buôn, thôn cộng đồng dân cư vùng đệm 7 xã, 3 huyện, 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông thông qua việc thành lập các nhóm hộ gia đình thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn. - 39 - Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng. Cùng với các cấp, các ngành chức năng đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lòng dân. Có những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống mở). Đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng, chính quyền địa phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn. Kiểm soát nhu cầu thị trường. Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng, mùa trọng điểm tác động. - 40 - D – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Trung Dũng, Đánh giá hiện trạng đất nương rẫy trên cao nguyên Buôn Ma Thuột. Đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý, luận văn tiến sĩ, Hà Nội 2000. 2. TS. Trần Trung Dung – Giáo trình sinh thái môi trương 2010. 3. Cao Thị Lý và cộng sự Giáo trình Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. 4. http://www/ Thiên nhiên.net 5. http://www/Tailieu.vn 6. http://www/dadangsinhhocvietnam.com.vn 6. http://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_b%E1%BA%A3o_t%E1%BB%93n _Nam_Kar. 7.http://www.vietnamhighlandtravel.com/index.php? option=com_content&view=article&id=2%3Aho-lak-tho-mong&catid=15%3Agiitri&Itemid=15&lang=vi - 41 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng