Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua chế độ ...

Tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non​

.DOC
171
8
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thu Hòa BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI KỶ LUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thu Hòa BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI KỶ LUẬT TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA CHO CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH MAI TRANG Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non” là sản phẩm quá trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trình bày trong đề tài là đúng sự thật và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Trần Thị Thu Hòa LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, đối với tôi là một cơ hội đáng quý để tôi có thể học hỏi và trải nghiệm. Nhờ đó mà tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ thực tế và hiểu hơn về công việc và chuyên ngành mà tôi đã, đang lựa chọn. Tôi xin phép được gửi lời cám ơn đến những người đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cám ơn đến TS. Huỳnh Mai Trang Giảng viên hướng dẫn của cô là một nguồn lực quan trọng giúp tôi có thể hoàn thành đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các cháu mẫu giáo trường Mầm non Bé Yêu, trường Mầm non Quang Trung và một số trường Mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm. Tôi xin được gửi lời cám ơn đến các thầy cô phòng sau đại học của trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình trong quá trình tôi hoàn thành cũng như bảo vệ luận văn. Và tôi cũng xin được cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội tham gia học tập, nghiên cứu trong thời gian học lớp Thạc sĩ tại trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ủng hộ, động viên tôi có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong việc nghiên cứu, hoàn thành luận văn và luôn đồng hành trên con đường học vấn cùng tôi. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của Quý thầy, cô, bạn đọc để luận văn ngày một hoàn thiện. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI KỶ LUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................... 7 1.2. Cơ sở lý luận của các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi........................................................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm cơ bản........................................................................................ 13 1.2.2. Lý luận của việc vận dụng biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 18 Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI KỶ LUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 42 2.1. Khái quát điều tra thực trạng.............................................................................. 42 2.1.1. Mục đích khảo sát....................................................................................... 42 2.1.2. Phương pháp và đối tượng khảo sát............................................................ 42 2.1.3. Nội dung khảo sát....................................................................................... 43 2.2. Tiêu chí và thang đo đánh giá............................................................................ 44 2.2.1. Tiêu chí đánh giá......................................................................................... 44 2.2.2. Thang đo đánh giá....................................................................................... 45 2.3. Kết quả khảo sát................................................................................................. 45 2.3.1. Kết quả khảo sát ý kiến của GVMN về giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non tại Tp.HCM 45 2.3.2. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt 58 2.4. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt của GVMN và CBQL trường MN........................................................................................................ 63 Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI KỶ LUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 70 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp..................................................................................... 70 3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt được đề xuất........................................................................... 76 3.2.1. Biện pháp 1: Thiết lập nội quy cụ thể, rõ ràng và hướng dẫn cho trẻ MG 4 – 5 tuổi cách thực hiện các hành vi kỷ luật thông qua việc làm mẫu – làm gương cho trẻ 76 3.2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường và cơ hội cho trẻ MG 4 – 5 tuổi thường xuyên luyện tập – củng cố hành vi kỷ luật trong chế độ sinh hoạt. 77 3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các hình thức khen thưởng để khuyến khích trẻ thực hiện các hành vi kỷ luật trong lớp học. 79 3.3. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt đã được đề xuất............................................. 81 3.3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................ 81 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................... 81 3.3.3. Thời gian thực nghiệm................................................................................ 81 3.3.4. Điều kiện tiến hành thực nghiệm................................................................ 81 3.3.5. Nội dung thực nghiệm................................................................................. 82 3.3.6. Tiến trình thực nghiệm................................................................................ 83 3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm........................................................................... 83 3.4.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm............................................................ 83 3.4.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm............................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 102 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Hành vi kỷ luật HVKL Đối chứng ĐC Thực nghiệm TN Giáo viên GV Chế độ chăm sóc CĐCS Mẫu giáo M G Mầm non M N Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM Giáo viên mầm non GVMN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Khái quát về GV tham gia khảo sát tại một số trường MN trên địa bàn Tp.HCM 46 Bảng 2.2. Nhận thức của GVMN về tính cần thiết của việc giáo dục hành vi kỷ luật của trẻ MG 4 – 5 tuổi 48 Bảng 2.3. Nhận thức của GVMN về khái niệm hành vi kỷ luật của trẻ MG 4 – 5 tuổi 48 Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến của GVMN về mức độ tổ chức các hình thức giáo dục HVKL cho trẻ MG 4 – 5 tuổi 49 Bảng 2.5. Ý kiến của GV về các hình thức phối hợp các hoạt động trong việc tổ chức giáo dục HVKL cho trẻ MG 4 – 5 tuổi 51 Bảng 2.6. Ý kiến của GVMN về việc thực hiện những biện pháp giáo dục để đảm bảo hành vi kỷ luật trong lớp 52 Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của GV về các biện pháp giáo dục HVKL cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong CĐSH 53 Bảng 2.8. Ý kiến của GV về mức độ thay đổi của trẻ trong lớp học khi áp dụng các biện pháp giáo dục HVKL cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong CĐSH 56 Bảng 2.9. Ý kiến của GV về tâm trạng, cảm xúc khi thực hiện các biện pháp giáo dục HVKL cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong lớp 57 Bảng 2.10. Ý kiến của GV về những khó khăn ảnh hưởng đến việc tổ chức giáo dục HVKL cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong CĐSH 59 Bảng 2.11. Ý kiến của GV về những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục HVKL cho trẻ MG 4 – 5 tuổi trong CĐSH 61 Bảng 3.1. Mức độ biểu hiện HVKL của lớp ĐC và lớp TN trước TN......................84 Bảng 3.2. Kết quả biểu hiện HVKL của lớp TN và lớp ĐC trước TN......................86 Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện HVKL của lớp ĐC và lớp TN sau TN.........................88 Bảng 3.4. Kết quả biểu hiện HVKL của lớp TN và lớp ĐC sau TN.........................90 Bảng 3.5. So sánh kết quả biểu hiện HVKL của lớp TN và lớp ĐC trước và sau TN 93 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ biểu hiện HVKL của lớp TN và lớp ĐC trước TN........85 Biểu đồ 3.2. Kết quả biểu hiện HVKL của lớp TN và lớp ĐC trước TN.....................87 Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ biểu hiện HVKL của lớp TN và lớp ĐC trước TN........89 Biểu đồ 3.4. Kết quả biểu hiện HVKL của lớp TN và lớp ĐC trước TN.....................91 Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả biểu hiện HVKL của lớp TN trước và sau TN...............94 Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả biểu hiện HVKL của lớp ĐC trước và sau TN..............94 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non đang ngày càng được chú trọng, các em không chỉ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực mà còn được giáo dục về đạo đức, về các quy tắc, hành vi ứng xử trong xã hội, về tính kỷ luật trong đời sống, trong sinh hoạt. Flavius Vegetius Renatus – nhà văn thời La Mã đã nói rằng: “Ít người sinh ra đã can đảm; rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật - Few men are born brave; many become so through training and force of discipline”. Tuy nhiên, trong thực tế việc giáo dục trẻ đi vào khuôn phép, nề nếp lại gặp không ít khó khăn, ở một số trường mầm non việc giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói riêng đang còn mang tính áp đặt, buộc trẻ phải tuân theo những luật lệ do người lớn đưa ra mà không dựa vào các nguyên tắc cơ bản của xã hội cũng như tâm lý phát triển độ tuổi mầm non. Trong đó, có việc xuất phát từ tâm lý lạc hậu vẫn còn tồn tại trong không ít người lớn “yêu cho roi cho vọt”. Không chỉ có bố mẹ mà nhiều thầy cô ở trường cũng xem việc dùng các biện pháp trừng phạt để uốn nắn trẻ em là một “biện pháp” hiệu quả để trẻ vâng lời. Chính những điều đó đã tạo nên áp lực cho trẻ khi phải tuân thủ những quy tắc, quy định của người lớn mà không hiểu hết được ý nghĩa của chúng, đôi khi chúng ta dùng những lời nói hay bằng những hình phạt nghiêm khắc, nhằm đưa trẻ vào khuôn khổ, nề nếp cũng như yêu cầu trẻ phải nghe theo lời người lớn một cách răm rắp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục hành vi kỷ luật ở một số trường mầm non hiện nay, từ kinh nghiệm bản thân đã và đang công tác trong ngành giáo dục mầm non hơn 10 năm qua, tôi nhận thấy rằng thực trạng giáo dục hành vi kỷ luật ở trường mầm non có những vấn đề như: Một số giáo viên mầm non thường sử dụng các biện pháp áp đặt, ép buộc để đưa trẻ vào khuôn khổ, nề nếp. Phải có sự răn đe, nghiêm khắc thì trẻ mới có hành vi kỷ luật trong lớp học. Việc trẻ bị áp đặt sẽ dẫn tới những ức chế trong tâm lý của trẻ, sự chống đối ngầm mà khi không có người lớn bên cạnh trẻ sẽ dễ dàng trở nên “vô kỷ luật”. Trẻ không có hành vi kỷ luật thường “được’’ người lớn trừng phạt bằng việc bạo hành trẻ (bạo hành bằng lời nói hoặc bằng hành động). Việc trẻ răm rắp làm theo những quy định của người lớn nhưng không 2 hiểu được ý nghĩa của những quy định đó nên không có sự duy trì và tự giác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nên những hành vi, thói quen nền nếp không tốt, tính ỷ lại, hình thành một lối sống vô kỷ luật, vô tổ chức, tùy tiện. Nếu không được giáo dục những quy tắc ứng xử, hành vi kỷ luật đơn giản từ trong môi trường gia đình và nhà trường khi còn nhỏ, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, thói quen bừa bãi, không có tổ chức, không biết tôn trọng người khác, không biết tôn trọng chính bản thân mình cũng như không tôn trọng những quy định của tập thể, của xã hội. “Các nhà tâm lý học Macxit đã khẳng định rằng, những gì được hình thành ở lứa tuổi mầm non sẽ ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của con người ở giai đoạn tiếp theo” [8, tr.5]. Từ những nguyên nhân và thực trạng trên, chúng ta thấy rằng, việc giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói riêng là rất cần thiết trong việc rèn nề nếp tại trường mầm non, giúp trẻ tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực và tôn trọng mọi người xung quanh. Giáo dục hành vi kỷ luật hiệu quả cho một thế hệ trẻ em hôm nay thì trong tương lai gần sẽ nhận được một thế hệ nhân tài trưởng thành “kỷ luật thép”, có khả năng đóng góp to lớn cho tổ quốc. “Kỷ luật cá nhân, khi nó trở thành một cách sống trong cuộc sống cá nhân, gia đình và sự nghiệp của chúng ta, sẽ cho phép chúng ta làm được một số điều đáng kinh ngạc” [38]. Nhằm hỗ trợ giáo viên mầm non trong việc giáo dục trẻ hình thành những thói quen tốt trong việc thực hiện các nội quy trong lớp học cũng như ngoài lớp học, đề tài “Biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non” được đề xuất thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, nghiên cứu được tiến hành với các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt ở trường mầm non. 3 - Tìm hiểu thực trạng giáo dục dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh – chủ yếu tìm hiểu các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật được giáo viên mầm non sử dụng trong trường mầm non, hiệu quả và những điều kiện vận dụng chúng. - Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nhằm cải thiện việc giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt ở trường mầm non. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục và phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát thực trạng và thực nghiệm tại hai trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trường mầm non Bé Yêu, huyện Bình Chánh và trường mầm non Quang Trung, quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giả thuyết nghiên cứu Thực trạng giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt ở trường mầm non còn một số hạn chế do GVMN chưa nắm được các kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong việc giáo dục hành kỷ luật tại trường mầm non, chưa hướng dẫn thường xuyên để trẻ nắm được các hành vi đó. Ngoài ra, GVMN thường sử dụng những từ mệnh lệnh, răn đe hay biện pháp trừng phạt để duy trì kỷ luật trong lớp học. Nếu GVMN tích cực sử dụng các biện pháp như: làm mẫu hành vi và làm gương cho trẻ, tổ chức cho trẻ được thực hành, luyện tập để củng cố các hành vi đó, kết hợp các biện pháp khuyến khích, khen thưởng thì có thể cải thiện được thực trạng giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt, giúp trẻ hình thành 4 những thói quen tốt trong nề nếp sinh hoạt ở trong trường mầm non cũng như trong gia đình và xã hội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, phân tích các tài liệu nghiên cứu, hệ thống hóa thông tin khoa học thành cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi kỷ luật nói chung, các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật và điều kiện sử dụng chúng nhằm giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi có thói quen nề nếp sinh hoạt tốt. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát a) Quan sát quá trình tổ chức chế độ sinh hoạt, hoạt động giáo dục hành vi kỷ luật của GVMN để nắm các bước tổ chức, các biện pháp giáo dục và những điều kiện thực tiễn sử dụng các biện pháp này. b) Quan sát trẻ trong giờ chơi, giờ học, giờ ngủ, vệ sinh, giờ đón trả trẻ và sinh hoạt tự do… tiềm năng nhiều cơ hội với việc thực hiện nề nếp sinh hoạt cũng như các nội quy của lớp học, nhằm tìm hiểu hành vi kỷ luật của trẻ. Quan sát được tiến hành trong điều kiện tự nhiên của hoạt động mà trẻ tham gia, không biết mình đang được quan sát. Không can thiệp vào hoạt động tự nhiên và thay đổi hành vi của trẻ, có thể tham gia vào các hoạt động (lao động, học tập, vui chơi…) cùng với trẻ để đảm bảo tính tự nhiên của hiện tượng, quá trình nghiên cứu. Có thể tạo tình huống trong quá trình quan sát. Ghi chép lại kết quả (biên bản) quan sát được: ghi lại sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra sự kiện. Mô tả những hành vi, thái độ, các biểu hiện tâm lý khác nhau của trẻ. Chụp hình và quay phim các sự kiện, ghi âm lời nói của giáo viên và trẻ, để đảm bảo được tính lâu dài và có hệ thống. Nhờ đó, thiết lập được mối quan hệ của các hiện tượng, sự kiện hay tâm lý khác nhau. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Thông qua bảng hỏi, tiến hành khảo sát thực trạng hành vi kỷ luật của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi và tìm hiểu về các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật của GVMN trong chế độ sinh hoạt ở trường mầm non tại TP.HCM. Phương pháp này nhằm tìm hiểu 5 nhận thức của GVMN về các căn cứ họ dựa vào để giáo dục tính kỷ luật cho trẻ, các biện pháp mà GV thường dùng để giáo dục trẻ hành vi kỷ luật, về các điều kiện cụ thể để vận dụng các biện pháp tổ chức này. 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm Nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ 4 – 5 tuổi trong chế độ sinh hoạt tại trường mầm non đã được đề xuất. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS nhằm xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu thu được từ phiếu khảo sát. 8. Đóng góp của luận văn Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về việc giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Đánh giá thực trạng việc vận dụng các biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non hiện nay. Qua đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật nhằm hỗ trợ cho giáo viên mầm non về cách thức rèn nề nếp sinh hoạt cho trẻ, giúp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi hình thành những thói quen nền nếp tốt, tạo sự ổn định trong lớp, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Thông qua việc giáo dục hành vi kỷ luật, trẻ thực hiện các nội quy của lớp học mang tính tự giác. 9. Dự kiến cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non. Nội dung chính bao gồm: a) Những khái niệm cơ bản (dự kiến gồm những khái niệm sau đây: Kỷ luật, hành vi, hành vi kỷ luật, chế độ sinh hoạt…); b) Lý luận việc vận dụng biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi (bao gồm: Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi cần thiết cho việc giáo dục hành vi kỷ luật; Chế độ sinh hoạt ở trường mầm non; Nội dung giáo dục và phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi; Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi 6 kỷ luật của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi; Tiêu chí và thang đánh giá hành vi kỷ luật của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi). - Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm biện pháp giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI KỶ LUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Điểm qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu này:  Các nghiên cứu ở nước ngoài: Vấn đề giáo dục hành vi kỷ luật cho con người đã được nhắc đến từ các nhà triết học trước Mác trong các quan điểm của các trường phái khác nhau. Với quan điểm triết học của Khổng Tử về “lễ”, ông cho rằng, “để đạt được đức nhân thì phải chủ trương dùng lễ để duy trì trật tự xã hội”. Theo Khổng Tử, “Lễ còn là kỷ cương, trật tự xã hội, là những quy định đòi hỏi mọi người phải tuân theo. Lễ là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, ai làm trái những chuẩn mực đạo đức đó là trái với lễ”. Con người muốn thực hiện được các quy tắc đó cần có sự rèn luyện bản thân, biết chấp hành kỷ cương [13]. Nhà giáo dục người Mỹ, John Dewey với triết lý giáo dục được hình thành trên nền tảng dân chủ, quy định rằng giáo dục trong các trường học nhằm giúp trẻ em tiếp thu và phát triển kiến thức. Nó sẽ thúc đẩy mọi sự phát triển và học tập của trẻ em, mong muốn học tập suốt đời, ông cho rằng, “một người được huấn luyện để có thể cân nhắc các hành động của mình, để thực hiện chúng một cách có chủ tâm, tức là người ấy có kỷ luật trong chừng mực đó”. Dạy học dựa trên hứng thú không là chưa đủ mà cần phải có thêm kỷ luật, “người ta có khuynh hướng đi tới một quan niệm phủ nhận kỷ luật, thay vì đồng nhất nó với sự tăng trưởng về năng lực thực hiện có tính xây dựng”. Do vậy, để hướng trẻ tham gia vào các hoạt động, vào nề nếp thì cần tạo cho trẻ sự hứng thú, ham thích và tham gia một cách thoải mái, không ép buộc. Nó có hàm nghĩa các bước trung gian, khi trẻ có hứng thú hoạt động thì dẫn đến thái độ chấp hành nghiêm túc và tự giác thực hiện các yêu cầu [24]. Maria Montessori – nhà giáo dục người Ý, người sáng lập phương pháp giáo dục Montessori với quan điểm nổi bật khẳng định quá trình “tự giáo dục” với môi 8 trường “tự do” để trẻ phát triển. Tuy nhiên, với phương pháp này bà cũng đề cập đến “kỷ luật trong ngôi nhà trẻ thơ”. Việc duy trì trật tự trong lớp học chắc chắn không phải được xây dựng trên việc khiển trách, răn đe, trừng phạt hay những lời nói kiểu mệnh lệnh. Họ đã “bồi dưỡng kỉ luật cho trẻ thông qua các hoạt động tự phát” với các biện pháp củng cố hành vi thông qua hoạt động lao động tự phát, duy trì điều đó với các hoạt động thường ngày, trẻ làm theo mệnh lệnh của tự nhiên. Mỗi đứa trẻ đều biết cách tự kiểm soát bản thân mình để tham gia vào các hoạt động một cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên nhưng không thể được thực hiện một cách tùy tiện. Các hoạt động này, con người cần có sự thích thú, phải ham muốn thực hiện và cần hoàn thành từng bước một. Phải hiểu được mong muốn của đứa trẻ cũng như sự phát triển thể lực, trí tuệ, năng lực của chúng thì mới từng bước giáo dục chúng đi vào nền nếp và có tính kỷ luật trong các hoạt động [31]. Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau, nhà tâm lý học người Mỹ - Thomas Gordon đã chỉ ra rằng “việc áp đặt kỷ luật là vô tác dụng đối với sự phát triển tính tự chủ ở trẻ em”. Trong cuốn sách “Giáo dục không trừng phạt – Khuyến khích trẻ tự giác kỷ luật”, ông đã đưa ra các nghiên cứu cũng như quan điểm về vấn đề kỷ luật trong trường học cũng như trong gia đình. Với nghiên cứu của mình, ông đề cập đến một số biện pháp nhằm khuyến khích trẻ có ý thức tự giác thực hiện các hành vi kỷ luật: Bằng việc thay đổi hành vi của trẻ, người lớn không nên dùng đến quyền kiểm soát, hãy tìm ra nhu cầu của trẻ, có sự linh động thay đổi hoàn cảnh, sử dụng thông điệp ở ngôi thứ nhất, phải báo trước cho trẻ những mong muốn của người lớn, biết điều chỉnh bản thân trước thái độ phản kháng của trẻ và cần hòa giải những xung đột giữa trẻ với trẻ [27]. Tác giả Chikara Oyano, từ kinh nghiệm giáo dục của mình cũng đã chia sẻ phương pháp “kỷ luật không nước mắt” trong giáo dục nhân cách và tố chất cho trẻ. Ông cho rằng, việc giáo dục hành vi kỷ luật không phải bằng sự trừng phạt hay thúc ép mà nó xuất phát từ sự nghiêm khắc có “tính nhất quán”, “tính liên tục” và “hành động của người lớn” sẽ dần đưa trẻ vào nề nếp ngay từ nhỏ. Người lớn cần giúp trẻ hiểu được lý do phải làm một việc và ý nghĩa của việc đó, dạy trẻ theo từng bước nhỏ. Khi dạy trẻ, quan trọng nhất là phải làm cho trẻ hiểu được chính xác ý nghĩa của việc đó. 9 Chỉ cần thay đổi cách nói, ta có thể truyền đạt được ý nghĩa quan trọng của những việc mà mình muốn trẻ làm [34]. Bất kể tuổi của con bạn, điều quan trọng là phải nhất quán khi xét đến kỷ luật. Nếu cha mẹ không tuân theo các quy tắc và hậu quả mà họ đặt ra, thì con cái họ cũng không có khả năng. Việc giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ cũng tùy thuộc vào mỗi độ tuổi mà người lớn có những biện pháp khác nhau, điều đó không chỉ tùy thuộc vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ mà còn phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Việc gợi ý một số ý tưởng về cách thay đổi cách tiếp cận của người lớn để kỷ luật phù hợp nhất với mỗi gia đình, giúp cho việc giáo dục kỷ luật cho trẻ mang tính khoa học mà tránh làm tổn thương nhất đến những đứa trẻ [39]. Tác giả Thomas W.Phelan đã nêu lêu những biện pháp rèn luyện kỷ luật hiệu quả cho trẻ từ 2 – 12 tuổi dành cho giáo viên trong đó có cả các chiến lược phòng ngừa và can thiệp khi những vấn đề xuất hiện. Người lớn cần phải biết cách xử lý hành vi tiêu cực, khuyến khích hành vi tích cực và kiểm soát khía cạnh tiêu cực của quá trình thử và lôi kéo – sao cho công bằng, rõ ràng và không lạm dụng. Qua đó, ông cũng chỉ rõ các nội dung có thể giúp giáo viên xây dựng những kế hoạch và biện pháp cụ thể để giáo dục hành vi kỷ luật cho trẻ mà không cần sử dụng đến các biện pháp mạnh, tạo dựng được mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh [35]. Adele Faber & Elaine Mazlish là những chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực giao tiếp giữa người lớn và trẻ em, khi đề cập đến các phương pháp giáo dục tính kỷ luật cho trẻ đã trình bày về các kỹ năng giao tiếp để nói sao cho trẻ chịu nghe và rèn luyện kỹ năng lắng nghe sao cho trẻ chịu nói, giúp cho việc rèn tính kỷ luật của trẻ trở nên nhẹ nhàng hơn. Việc sử dụng lời nói sao cho trẻ thực hiện được những yêu cầu của người lớn không hề đơn giản, chính vì vậy mà trong việc giáo dục nề nếp cho trẻ người lớn luôn là tấm gương phản chiếu những điều trẻ học được. Họ đã đưa ra những giải pháp thay thế hình phạt, sử dụng những kỹ năng khuyến khích sự hợp tác ở trẻ như: Chỉ ra cho trẻ một giải pháp hữu ích, người lớn cần bày tỏ sự không đồng ý một cách dứt khoát, đề xuất sự lựa chọn và hãy hành động. Một phần vấn đề nằm ở những xung đột về nhu cầu, nhu cầu của người lớn là vẻ bề ngoài sạch sẽ, sự ngăn nắp, trật tự, sự nhã nhặn và nề nếp. Trẻ con lại luôn chểnh 10 mảng, bày bừa, thậm chí không thể tự giác thực hiện những yêu cầu đó của người lớn. Thái độ, lời nói của người lớn cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục đứa trẻ thực hiện những hành vi kỷ luật vì vậy người lớn cần có những thay đổi về biện pháp sẽ giúp trẻ thực hiện các nội quy đó một cách tự giác hơn [25]. Theo Linda & Richard Eyre thì việc tự kỷ luật và điều chỉnh hành vi là những giá trị phổ biến và quan trọng vì sự hiện diện của chúng có thể giúp đỡ trẻ và người khác. Do đó, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của người lớn trong việc giáo dục những hành vi kỷ luật cho trẻ, họ chính là tấm gương của trẻ chứ không phải bất cứ phương pháp hoặc thủ thuật nào khác có thể dạy giá trị này cho con cái mình. Để làm được điều đó thì cần đặt ra những nội dung, quy định cụ thể và tương ứng với mỗi giai đoạn lứa tuổi người lớn sẽ có các phương pháp khác nhau hướng trẻ đến việc thiết lập hành vi kỷ luật [29]. Makoto Shichida – CEO Viện giáo dục Shichida Nhật Bản cho rằng, việc giáo dục con cái cần có sự phối kết hợp, hỗ trợ giữa những thành viên trong gia đình, dạy con biết sống ngăn nắp, trật tự, dạy trẻ một cách nghiêm túc mà không cần la mắng. Dùng lời nói để khuyến khích và hướng dẫn trẻ một cách chu đáo, ân cần sẽ giúp trẻ có tâm thế thoải mái hơn khi thực hiện những quy tắc nề nếp mà người lớn đặt ra. Có một điều quan trọng mà cha mẹ nên biết trước khi nghĩ đến việc đưa con vào kỷ luật hoặc phát triển khả năng của con, đó là việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con. Thông qua nội dung của các biện pháp, cha mẹ hiểu được sự quan trọng của yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận những gì mà trẻ thực hiện được [36].  Các nghiên cứu ở Việt Nam Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam cũng đã đề cập đến tính kỷ luật trong năm điều Bác Hồ dạy dành cho thiếu nhi “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”, Người đã chỉ ra rằng, tính kỷ luật thể hiện ở việc chấp hành tốt những nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi công cộng trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, được Người kế thừa và phát triển, kết hợp với những tinh hoa văn hoá, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú của 11 mình. Với nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, cần “nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật”, đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Gần gũi với mọi người và có trách nhiệm, coi trọng tự phê bình và phê bình, “phải nghiêm khắc với chính mình” và nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật. Tác giả Phan Thương với cuốn sách “Kỷ luật không nước mắt: Phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả” cũng đã đề cập đến việc hướng dẫn các bậc cha mẹ những phương thức kiềm chế cách hành xử theo cảm tính trong quá trình nuôi dạy con cái. Tác giả chỉ ra cho cha mẹ cách giao tiếp lắng nghe con cái, nghệ thuật trách phạt để trẻ nhận ra lỗi lầm và khích lệ được những năng lực tiềm ẩn của con, gạt bỏ đi những quan niệm giáo dục sai lầm cũ kỹ [18]. Viện đào tạo kỹ năng sống đã lập một trang web “kyluatkhongnuocmat.edu.vn” với nhiều hội thảo về kỷ luật không nước mắt cho các bậc cha mẹ, do diễn giả Trần Thị Ái Liên trình bày. Bà đã dành thời gian gần 5 năm trời để đi khắp Việt Nam chia sẻ tới cha mẹ ở mọi vùng quê về “kỷ luật không nước mắt” và các chuyên đề khác về kỹ năng cho cha mẹ. Đối với bà, dạy trẻ con không cần roi vọt, trách mắng mà trẻ vẫn nghe theo, điều đó phụ thuộc vào nhận thức và phương pháp của cha mẹ. Bà cũng đưa ra các quy tắc ứng xử dành cho cha mẹ mỗi khi trẻ mắc lỗi. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đều là nguồn tài liệu quý cho phụ huynh và giáo viên khi nuôi dạy trẻ. Để rèn kỷ luật cho trẻ giúp trẻ trở thành người giữ kỹ luật tốt, tác giả cho rằng việc rèn luyện kỷ luật cho trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trẻ biết phân biệt phải trái và có được sự tự chủ cũng như cư xử đúng đắn khi trưởng thành thì bạn cần học cách rèn luyện kỷ luật đúng cách với trẻ dù có khó khăn đến đâu. Để trẻ có những hành vi kỷ luật ổn định thì việc kết hợp các biện pháp sự kiên định, tôn trọng trẻ, có sự đồng cảm và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm là cần thiết mà vẫn duy trì mối gắn kết mạnh mẽ với con mình và giữ được bình tĩnh [43]. Khi trình bày những khó khăn tâm lý của trẻ khi bước vào lớp Một, tác giả Vũ Ngọc Hà có đề cập đến một số khó khăn về hành vi thực hiện nội quy học tập, hành vi thực hiện nền nếp sinh hoạt và học tập. Điều đó có sự ảnh hưởng của việc chuyển tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan