Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ em mẫu giáo 5 6 tuổi qua trò ...

Tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ em mẫu giáo 5 6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề​

.DOC
131
11
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Thanh BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ Xà HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ Trần Thị Thanh Thanh BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ Xà HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ MINH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Thanh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thị Minh Hà – giáo viên hướng dẫn khoa học, đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trỉnh tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô tại thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Trường Cao đẳng Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè, Ban Giám hiệu và các Giáo viên lớp Lá Trường Họa Mi huyện Nhà Bè Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu thực trạng và áp dụng chương trình thực nghiệm. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp gần xa đã động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018 Trần Thị Thanh Thanh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ Xà HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ......................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................9 1.2. Lý luận về hành vi ứng xử xã hội và đặc điểm hành vi ứng xử xã hội của trẻ 5-6 tuổi..................................................................................13 1.2.1. Khái niệm hành vi và hành vi ứng xử xã hội....................................13 1.2.2. Khái niệm hành vi ứng xử xã hội của trẻ MG 5-6 tuổi.....................16 1.2.3. Biểu hiện hành vi ứng xử xã hội của trẻ MG 5-6 tuổi......................16 1.2.4. Đặc điểm hành vi ứng xử xã hội của trẻ MG 5-6 tuổi......................17 1.2.5. Nội dung giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ MG 5-6 tuổi........19 1.2.6. Nhiệm vụ giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ 5-6 tuổi..............21 1.3. Lý luận về trò chơi đóng vai theo chủ đề................................................22 1.3.1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề..........................................22 1.3.2. Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề......................................23 1.3.3. Đặc điểm trò chơi đóng vai theo chủ đề........................................... 25 1.3.4. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển hành vi ứng xử xã hội cho trẻ MG 5-6 tuổi 27 1.3.5. Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ MG 5-6 tuổi. 28 1.4. Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề..................................................................29 1.4.1. Khái niệm biện pháp, biện pháp giáo dục.........................................29 1.4.2. Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử xã hội qua trò chơi đóng vai theo chu đề cho trẻ MG 5-6 tuổi 30 Tiểu kết chương 1..............................................................................................39 Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ Xà HỘI CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 40 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu............................................40 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.................................40 2.2.1. Khái quát tổ chức nghiên cứu thực trạng..........................................40 2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ MG 5-6 tuổi 43 Tiểu kết chương 2..............................................................................................60 Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ Xà HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ. 61 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp..........................................................................61 3.1.1. Cơ sở thực tiễn.................................................................................. 61 3.1.2. Cơ sở lý luận..................................................................................... 61 3.2. Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề....................................................61 3.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng đầy đủ một quy trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề để giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ 61 3.2.2. Biện pháp 2 Đưa ra tình huống chơi.................................................64 3.2.3. Biện pháp 3: Đánh giá thực hiện hành vi ứng xử của trẻ qua lời khen, động viên, khích lệ của cô 67 3.3. Thực nghiệm các biện pháp GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ đã được đề xuất.................................................................. 69 3.3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................... 69 3.3.2. Nội dung thực nghiệm.......................................................................69 3.3.3. Tiến hành thực nghiệm..................................................................... 70 3.1. Kết quả thực nghiệm...............................................................................71 Tiểu kết chương 3..............................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 96 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT % GD : : Tỷ lệ phần trăm Giáo dục GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non BP : Biện pháp HVUXXH : Hành vi ứng xử xã hội MG : Mẫu giáo NĐC : Nhóm đối chứng NTN : Nhóm thực nghiệm TN : Thực nghiệm TC : Trò chơi ĐVTCĐ : Đóng vai theo chủ đề DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá mức độ thể hiện HVUXXH của trẻ 5-6 tuổi...............34 Bảng 1. 2. Thang điểm đánh giá mức độ biểu hiện HVUXXH................................38 Bảng 2.1. Mẫu khách thể khảo sát.......................................................................... 41 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của GVMN ở các trường khảo sát.......................41 Bảng 2. 3. Mức độ cần thiết của GD HVUXXH cho trẻ 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ 44 Bảng 2.4. Vai trò của TC ĐVTCĐ đối với việc GD HVUXXH cho trẻ MG 56 tuổi qua TC ĐVTCĐ 44 Bảng 2. 5. Hiệu quả của TC ĐVTCĐ đối với việc GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi 46 Bảng 2.6. Nội dung GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi trong TC ĐVTCĐ..........48 Bảng 2.7. Biện pháp GVMN GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ 52 Bảng 2.8. Khó khăn khi GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ......55 Bảng 2.9. Đề xuất BP GD HVUXXH qua TC ĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi của GVMN 58 Bảng 3.1. So sánh HVUXXH của NĐC và NTN trước TN....................................71 Bảng 3.2. Biểu hiện “Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè” giữa NĐC và NTN trước TN 72 Bảng 3.3. Biểu hiện “Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè”giữa NĐC và NTN trước TN 73 Bảng 3.4. Biểu hiên “Trẻ có các hành vi thích hợp trong UXXH” giữa NĐC và NTN trước TN 74 Bảng 3.5. So sánh HVUXXH của NĐC trước và sau TN....................................... 76 Bảng 3.6. Biểu hiện “Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè” NĐC trước và sau TN 76 Bảng 3.7. Biểu hiện “Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè” NĐC trước và sau TN 78 Bảng 3.8. Biểu hiện “Trẻ có các HV thích hợp trong UXXH” NĐC trước và sau TN 79 Bảng 3.9. Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau TN.....................................81 Bảng 3.10. Biểu hiện “Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè” giữa NĐC và NTN sau TN 82 Bảng 3.11. Biểu hiện “Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè” giữa NĐC và NTN sau TN 83 Bảng 3.12. Biểu hiện “Trẻ có các hành vi thích hợp trong UXXH” giữa NĐC và NTN sau TN 84 Bảng 3.13. Nhóm thực nghiệm trước và sau TN....................................................... 86 Bảng 3.14. Biểu hiện “Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè” NTN trước và sau TN 87 Bảng 3.15. Biểu hiện “Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè” NTN trước và sau TN 88 Bảng 3.16. Biểu hiện “Trẻ có các HV thích hợp trong UXXH” NTN trước và sau TN 89 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Căn cứ GVMN sử dụng khi tổ chức TC ĐVTCĐ GD HVUXXH cho trẻ 5-6 tuổi 51 Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình biểu hiện “Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè” NTN trước và sau TN 89 Biểu đồ 3.2. Điểm trung bình biểu hiện “Trẻ có HV thích hợp trong UXXH” NTN trước và sau TN 91 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoa học Tâm lý- Giáo dục đã khẳng định rằng ở độ tuổi mầm non thì những phẩm chất đạo đức, hành vi đầu tiên của con người được hình thành và ở các giai đoạn phát triển đạo đức sau này của mỗi con người đều phải mang đậm dấu ấn tuổi thơ bởi vì đây là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ em.Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi đã trải qua một bước phát triển rất dài với những giai đoạn phát triển khác nhau, ở mỗi giai đoạn đều có nhu cầu riêng, đòi hỏi phải có những tác động giáo dục thích hợp từ phía người lớn như A.X.Macarenco từng nói “Tôi không hề biết một trường hợp tính cách tốt đẹp xuất hiện mà lại không có hoàn cảnh giáo dục lành mạnh hoặc ngược lại” (A.I.Xôrôkina, 1977). Trong những điều kiện sống phù hợp cũng như được thụ hưởng sự giáo dục đúng đắn thì trẻ em sẽ có những biểu hiện rõ rệt về mặt nhân cách và đó là một chỉ số quan trọng của qúa trình hình thành hành vi đạo đức cho trẻ. Ngành giáo dục nước ta đã xác định được mục tiêu và tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi ứng xữ xã hội- một bộ phận của giáo dục hành vi đạo đức cho con người trong quyết định số 55/QĐ ngày 03 tháng 02 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu lòng thương yêu, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi: bố mẹ, bạn bè, giáo viên, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên”. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiên nay thì một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non nước ta là hình thành cho trẻ hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi thì việc giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ càng trở nên quan trọng. Hành vi ứng xử xã hội không phải bẩm sinh đã có mà phải trải qua một quá trình giáo dục và rèn luyện lâu dài. Qúa trình hình thành hành vi đạo đức cho mỗi đứa trẻ luôn phải gắn liền 2 với việc giáo dục hành vi ứng xử xã hội phù hợp, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chính là giáo dục cho trẻ những hành vi ứng xử, cử chỉ, lời nói đúng đắn ban đầu từ trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày. Qúa trình giáo dục hành vi ứng xử xã hội được kéo dài xuyên suốt bậc học mầm non đến khi đứa trẻ trưởng thành và chính thức trở thành một thành viên của xã hội chứ không đơn thuần chỉ nằm trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Chính vì thế, giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ mẫu giáo lớn là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời trong quá trình hình thành hành vi đạo đức cho trẻ mầm non. Có rất nhiều phương tiện, cách thức khác nhau để giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ tại trường mầm non. Tuy nhiên, việc sử dụng hoạt động chủ đạo của lứa tuổi là hoạt động vui chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nới riêng chính là phương tiện phù hợp và đạt được hiệu quả so với các hoạt động còn lại. Các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học Xô Viết như A.P.Uxova, Đ.B.Enconhin, Đ.V.Mendgierinxkaia, R.M.Rimburg, R.I.Giucopxkaia … đã chỉ rõ ra rằng thông qua trò chơi đóng vai thì trẻ em được tái hiện lại mối quan hệ xã hội của chính người lớn. Khi trẻ mô phỏng lại các hành động của nhân vật mình đóng vai thì đồng thời trẻ cũng phải tuân theo những chuẩn mực đời sống của nhân vật, những chuẩn mực đó dần chuyển vào đời sống tâm lý bên trong của trẻ và hình thành nên những hành vi ứng xử xã hội , những phẩm chất của cá nhân từng trẻ. Có thể thấy rằng, hiện nay việc giáo dục hành vi ứng xử xã hội nói chung và giáo dục hành vi ứng xử xã hội qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được chú ý một cách đúng mức. Đặc biệt hầu hết trường mầm non hiện nay nhìn chung vẫn chưa sử dụng có hiệu quả vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Lý do cho hạn chế nêu trên là giáo viên chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi ứng xử xã hội cũng 3 như xây dựng được các biện pháp để giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của mỗi lứa tuổi. Vì vậy với vai trò là một người giáo viên, tôi muốn sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề như một phương tiện để giúp trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành và phát triển nhân cách nói chung và hành vi ứng xử xã hội nói riêng với tư cách chính trẻ là một thành viên của xã hội. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp giáo dục hành vi ứng xử xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng BP GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. Đề xuất và thực nghiệm BP GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Qúa trình GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. 4. Giả thuyết nghiên cứu Đề tài đã làm rõ thực trạng sử dụng BP GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ của GVMN và lý giải được nguyên nhân gây ra hạn chế để làm cơ sở đề xuất BP GD HVUXXH cho trẻ 5-6 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về HVUXXH, TC ĐVTCĐ và BP GD HVUXXH qua TC ĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi. 4 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn Khảo sát thực trạng BP GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. Đề xuất và thực nghiệm BP GD HVUXXH qua TC ĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu BP GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ theo chương trình giáo dục Mầm non 2016, Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 6.2. Địa bàn nghiên cứu 6.2.1. Khảo sát thực trạng Khảo sát 10 trường Mầm non công lập và ngoài công lập tại huyện Nhà Bè. Mẫu khảo sát: - Giáo viên lớp MG 5-6 tuổi: 60 GV - Trẻ MG 5-6 tuổi: 50 trẻ 6.2.2. Thực nghiệm biện pháp Thực nghiệm một số BP GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ ở trường Mầm non huyện Nhà Bè Đối tượng khảo sát: Nhóm thực nghiệm: 25 trẻ Nhóm đối chứng: 25 trẻ 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và phân loại các văn bản, các tài liệu khoa học có liên quan nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài. 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động GD HVUXXH qua TC ĐVTCĐ và những biểu hiện về HVUXXH của trẻ MG 5-6 tuổi trong TC ĐVTCĐ nhằm mục đích thu thập các biểu hiện HVUX của trẻ MG 5-6 tuổi. 7.2.2. . Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn nhằm mục đích thu thập những thông tin về biểu hiện HVUXXH của trẻ MG 5-6 tuổi, nhận thức của GV lớp Lá về nội dung cần GD HVUXXH và BP GV sử dụng trong GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. 7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan đến HVUXXH, GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi, nội dung, hình thức, khó khăn trong GD HVUXXH và những BP GV lớp Lá sử dụng để GD HVUXXH qua TC ĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi. 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ Thu thập và phân tích kế hoạch giáo dục, kế hoạch tổ chức hoạch động vui chơi và các tài liệu có liên quan đến BP GD HVUXXH cho trẻ qua TC ĐVTCĐ của GVMN. 7.2.5. Phương pháp toán thống kê Phương pháp xử lý số liệu (định tính) - Xác định chủ đề phân tích - Đọc dữ liệu và lập cơ sở mã hóa - Thiết lập tiêu chuẩn để chọn lọc dữ liệu - Sắp xếp dữ liệu theo chủ đề - Đếm dữ liệu ở mỗi chủ đề, chọn lọc dữ liệu - Liên hệ kết quả với lý thuyết, phân tích và lý giải kết quả Phương pháp xử lý số liệu (định lượng) 6 - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu kết quả khảo sát thực trạng - Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu thu thập và hệ số T-test để kiểm nghiệm hiệu quả khác biệt giữa NĐC và NTN 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm BP GD HVUXXH qua TC ĐVTCĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm đánh giá tính hiệu quả của BP đã đề xuất và kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu của đề tài đã đưa ra. 8. Đóng góp của đề tài Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về GD HVUXXH cho trẻ 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ Làm rõ thực trạng và nguyên nhân hạn chế trong sử dụng BP GD HVUXXH cho trẻ 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ tại trường MN huyện Nhà Bè Đề xuất và thực nghiệm BP GD HVUXXH cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. 7 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ Xà HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Trong lý thuyết Tương tác biểu trưng được phát triển vào những năm 19101920 ở Châu Âu và Mỹ do Mead, James, Deway đề xướng đã đề cập “Xã hội được tạo ra từ tương tác của vô số cá nhân và bất kì hành vi nào của con người cũng có vô số ý nghĩa khác nhau.” (Nguyễn Thị Hồng Nga, 2011, p. 121). Có thể thấy từ trong thuyết Tương tác biểu trưng HV con người và môi trường XH luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Nhà sư phạm dân chủ nổi tiếng người Tiệp Khắc I.A. Cômenxki (1592- 1670) cho rằng: TC là một hình thức hoạt động cần thiết phù hợp với bản chất và khuynh hướng của một đứa trẻ. Trò chơi là hoạt động trí tuệ mà trong đó mọi khả năng của mọi đứa trẻ được phát triển, các biểu tượng về thế giới xung quanh cũng được mở rộng và phong phú thêm. Trong quá trình tham gia vào TC cùng nhau thì đứa trẻ được tiếp xúc gần gũi với bạn bè cùng lứa tuổi. Với quan điểm TC là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện I.A. Cômenxki đã khuyên người lớn cần chú ý đến TC của trẻ để từ đó xây dựng được các hướng dẫn phù hợp và đúng đắn. Quan điểm TC là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ không chỉ được I.A. Cômenxki nghiên cứu mà còn được các tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVIII – XIX như Đ.Lokk, J.J.Rutxo, Saclo.Phure… đề cập đến trong các tác phẩm của mình. Từ các nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng đây là những quan điểm đầu tiên rõ ràng nhất về việc sử dụng TC như một phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ em lứa tuổi MG. Trong cuốn “Đồ chơi- trò chơi và kỷ luật” Bearrit Tudor Gard đã chứng minh được TC có khả năng GD cho trẻ em tính sạch sẽ, ngăn nắp, tình bạn bè, tính công bằng và tính kỷ luật. Hay một số nhà xã hội học của Mỹ cũng có các nghiên cứu TC trẻ sẽ tích lũy được những kinh nghiệm về đạo đức, về các mối quan hệ của người 8 lớn nhằm hình thành các HV của cá nhân trong UXXH để dễ dàng bước vào cuộc sống con người. Quan điểm của K.Đ. Usinxki về TC có ý nghĩa đặc biệt, ông đã chỉ rõ TC của trẻ em phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh đứa trẻ. Ông cũng cho rằng: “Các TC mang tính chất xã hội và chúng có ý nghĩa to lớn vì trong các TC đó trẻ sẽ hình thành được những mối quan hệ xã hội đầu tiên” (P.G.Xamarukova, 1986). Những tư tưởng tiến bộ của các nhà giáo dục học kinh điển ở Nga về việc GD các HV cho trẻ thông qua TC được kế thừa và phát triển sâu sắc hơn trong những công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý – Giáo dục học như N.K.Krupxkaia: thông qua TC thì trẻ có thể dễ dàng hiểu được các quy định và hiểu được sự cần thiết khi thực hiện các quy định ấy. Tác giả rất quan tâm đến vấn đề sử dụng TC để GD trẻ MG phát triển toàn diện và chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai. Sau N.K.Krupxkaia thì A.X.Makarenco đã có những quan điểm tiến bộ hơn như trong cuộc sống của đứa trẻ thì TC có ý nghĩa như ý nghĩa của việc làm ở người lớn. Trong TC sẽ giúp GD ở trẻ những phẩm chất của người lao động trong tương lai. Vì vậy khi tiến hành tổ chức TC cho trẻ người lớn cần phải có mục đích cụ thể, phải luôn quan sát, theo dõi quá trình trẻ chơi để kịp thời gợi ý, giúp đỡ trẻ khắc phục khó khăn và điều chỉnh HV phù hợp với yêu cầu chơi chung. Trong một loạt công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học- Giáo dục học Nga như Đ.B.Enkonhin, A.N.Leonchev, A.Đ.Liublinxkaia, A.V.Petrovxki, A.I.Xorokina, A.V.Zaporozet… đều đã khẳng định TC, đặc biệt là TC ĐVTCĐ có vai trò quan trọng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất, những HVUXXH cho trẻ MG. Họ nhận định TC của trẻ MG phản ánh bản chất của mối quan hệ XH, của việc thực hiện các quy tắc XH từ vốn kinh nghiệm của trẻ. Thông qua chơi trẻ thiết lập được mối quan hệ bạn bè và cả mối quan hệ giữa người lớn với nhau bằng việc mô phỏng, bắt chước hành động của họ. Vì thế họ cho TC là một loại trường học, trong loại trường học thì trẻ em tích cực, sáng tạo, nắm vững các quy tắc, chuẩn mực HV của XH con người. TC giúp hình thành ở trẻ các HVUXXH, hình thành thái độ của trẻ đối với cuộc sống xung quanh. Trong cuốn “Trò chơi và sự phát triển đạo đức của trẻ Mẫu giáo” của 9 C.N.Karpova và L.G.Luxioc đã chỉ ra được sự tương quan giữa mối quan hệ thực và mối quan hệ vai chơi của trẻ trong TC ĐVTCĐ tạo điều kiện để trẻ nắm bắt được các phương diện khác nhau trong các mối quan hệ XH. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Nhiều nhà Tâm lý học trên thế giới và cả Việt Nam nhận định Tâm lý học là khoa học nghiên cứu HV người vì vậy phải lấy HV người làm đối tượng nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong quyển Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ dưới 6 tuổi năm 2006 cũng đồng ý với quan điểm của các nhà tâm lý học trên thế giới khi nhận định rằng “Đây là một quan điểm đúng đắn, vì vậy giáo dục con người thì trước hết là cần phải giáo dục về hành vi”. (Nguyễn Ánh Tuyết, 2006). Theo tác giả, đối với trẻ nhỏ cũng thế, việc GD trẻ thì cần phải bắt đầu từ việc GD các HVUXXH cho trẻ với mọi người xung quanh. Trong quá trình hình thành nhân cách của một đứa trẻ thì ở lứa tuổi từ 3 đến 6 HV sẽ có sự thay đổi đáng kể, có sự phát triển rõ rệt qua từng giai đoạn MG bé, MG nhỡ, và cuối cùng là ở MG lớn. Ban đầu chỉ là HV mang tính bộc phát sau đó dần được thay đổi thành HV có ý thức. HV có ý thức ở đây chính là những HV mang tính nhân cách, sau này sẽ dần phát triển thành HV văn hóa ở con người nói chung và HVUXXH nói riêng được diễn ra xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Ở Việt Nam, vấn đề GD đạo đức nói chung và GD HV cho trẻ MG luôn được chú ý và coi trọng. Ông cha ta đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Học ăn học nói, học gói học mở”… vì vậy việc GD cho trẻ dưới 6 tuổi lại càng được quan tâm chú trọng hơn. Các nhà Tâm lý, Giáo dục học Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về TC trẻ em có tầm quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách, phát triển HV đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non. Tác giả Ngô Công Hoàn trong quyển “Tâm lý học trẻ em” đã nêu đặc điểm nhân cách trẻ 5-6 tuổi và trong đó vấn đề về GD HVUX cho trẻ MG 5-6 tuổi cũng được đề cập. Tác giả đã khẳng định: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ trong độ tuổi MG, trong các loại TC, TC phản ánh sinh hoạt XH có ý nghĩa lớn lao trong việc giúp trẻ chuẩn bị vào lớp một và hòa nhập vào cuộc sống XH. TC phản ánh sinh hoạt XH hay còn gọi là TC ĐVTCĐ giúp trẻ nhận thức được các mối quan hệ XH. Sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan