Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện...

Tài liệu Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện châu thành, tỉnh tiền giang​

.DOC
180
10
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Thùy BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Thùy BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số :60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào . Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Thùy LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học GDMN Khóa 26, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức khoa học hữu ích. Đó là những nền tảng quan trọng để tôi có thể làm tốt luận văn và cũng là cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn làm việc. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên của 7 trường Mầm non trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết để tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Anh đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh bản Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Giáo dục Mầm non). Sự động viên của Cô là nguồn lực để tôi thực hiện luận văn trong thời gian và khả năng cho phép. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Quý hội đồng đánh giá đề cương và luận văn đã dành thời gian đọc và đưa ra ý kiến nhận xét giúp tác giả hiểu rõ và điều chỉnh luận văn hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày Học viên Nguyễn Thị Bích Thùy tháng năm 2018 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới............................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................. 10 1.2. Các khái niệm công cụ............................................................................. 13 1.2.3. Giáo dục kĩ năng sống.......................................................................19 1.2.4. Biện pháp giáo dục kĩ năng sống...................................................... 21 1.3. Đặc điểm kĩ năng sống của trẻ 5 -6 tuổi...................................................22 1.3.1. Đặc điểm chung của kĩ năng sống.....................................................22 1.3.2. Đặc điểm kĩ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi..........................................23 1.4. Phân loại kĩ năng sống............................................................................. 24 1.4.1. Phân loại kĩ năng sống...................................................................... 24 1.4.2. Phân loại kĩ năng sống của trẻ 5 - 6 tuổi........................................... 28 1.5. Tầm quan trọng của GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi.......................................29 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi..........................................................................................30 1.7. Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.....................................32 1.7.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi...............................32 1.7.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.............................. 32 1.7.3. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi........................37 1.7.4. Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi........................... 40 1.7.5. Phương tiện giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi......................................43 1.8. Quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo............................... 47 1.9. Nguyên tắc GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi....................................................... 48 Tiểu kết chương 1..............................................................................................52 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG 54 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng về biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.............54 2.1.1.Mục đích khảo sát thực trạng............................................................. 54 2.1.2. Nội dung khảo sát..............................................................................54 2.1.3. Khách thể, đối tượng khảo sát thực trạng..........................................54 2.1.4. Phương pháp khảo sát thực trạng......................................................56 2.2. Thực trạng về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang................................59 2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GVMN về tầm quan trọng của việc GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi..................................................... 59 2.2.2. Thực trạng về mục tiêu GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi............................. 62 2.2.3.Thực trạng về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.........64 2.2.4. Thực trạng giáo viên sử dụng các phương pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi..............................................................................................70 2.2.5. Thực trạng về hình thức GDKNS cho trẻ MG 5-6 tuổi.....................81 2.2.6. Thực trạng về phương tiện GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi........................87 2.2.7. Thực trạng về kĩ năng sống của trẻ tại lớp lá 1 và lá 2 trường mầm non Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang...............88 2.2.8. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi chưa đạt hiệu quả.......................................................................................93 Tiểu kết chương 2..............................................................................................96 Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG 98 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi............................ 98 3.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.................................................98 3.1.2. Cơ sở thực tiễn được dựa vào kết quả khảo sát thực trạng về biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang;...........................................98 3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi.........98 3.2.1. Đảm bảo tính mục đích..................................................................... 98 3.2.2. Đảm bảo nguyên tắc ”Lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếp hoạt động trải nghiệm, khám phá, giao tiếp..............99 3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................... 99 3.2.4. Đảm bảo tính khả thi......................................................................... 99 3.2.5. Đảm bảo tính phát triển...................................................................100 3.2.6. Nguyên tắc tôn trọng trẻ..................................................................100 3.2.7. Tính phù hợp................................................................................... 100 3.3. Đề xuất một số biện pháp GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi............................100 3.4. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi...........109 3.4.1. Mục đích thử nghiệm...................................................................... 109 3.4.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thử nghiệm....................................110 3.4.3. Nội dung thử nghiệm.......................................................................110 3.4.4. Quy trình thử nghiệm......................................................................110 3.5. Kết quả thử nghiệm................................................................................ 112 3.6. Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp......................114 3.6.1. Đánh giá tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN..............................................114 3.6.2. Đánh giá tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi của CBQL............................................... 116 Tiểu kết chương 3............................................................................................119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 124 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu BGD&ĐT Bộ Giáo Dục và Đào tạo BP Biện pháp CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên GVMN Giáo viên Mầm non GDMN Giáo dục Mầm non MG Mẫu giáo KNS Kĩ năng sống GDKNS Giáo dục kĩ năng sống DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân chia các mức độ kĩ năng theo quan điểm của K.K. Platonov và G.G. Golubev 16 Bảng 2.1. Thang đánh giá các mức độ khảo sát theo điểm trung bình............58 Bảng 2.2. Cơ cấu và trình độ chuyên môn của đối tượng khảo sát.................59 Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL và GVMN về kĩ năng sống của trẻ 5 - 6 tuổi Bảng 2.4. 60 Nhận thức của CBQL, GVMN về tầm quan trọng của việc GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 61 Bảng 2.5. Nội dung GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non...................64 Bảng 2.6. Mức độ thực hiện nội dung GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 65 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát kế hoạch giáo dục của giáo viên..........................68 Bảng 2.8. Tỷ lệ GVMN được tập huấn các phương pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi Bảng 2.9. 70 Mức độ sử dụng các phương pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi..........71 Bảng 2.10. Thực trạng về tính hiệu quả của các phương pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi 76 Bảng 2.11. Mức độ khó khăn khi sử dụng các phương pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi 79 Bảng 2.12. Mức độ sử dụng các hình thức GDKNS cho trẻ MG 5-6 tuổi........81 Bảng 2.13. Mức độ hiệu quả của các hình thức GDKNS cho trẻ MG 5-6 tuổi 83 Bảng 2.14. Mức độ khó khăn của GVMN trong việc sử dụng các hình thức GDKNS cho trẻ MG 5-6 tuổi 85 Bảng 2.15. Mức độ GVMN sử dụng các phương tiện GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi 87 Bảng 2.16. Nhận thức của GVMN về thực trạng kĩ năng sống của trẻ 5-6 tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 88 Bảng 2.17. Thực trạng kĩ năng sống của trẻ tại lớp lá 1 và lá 2 trường mầm non Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 89 Bảng 2.18. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi..........93 Bảng 3.1. So sánh mức độ KNS của trẻ lớp Lá 1 và Lá 2 sau thực nghiệm . 112 Bảng 3.2. Đánh giá của GVMN về một số biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi Bảng 3.3. 114 Đánh giá của CBQL về các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi . 116 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình kĩ năng sống 4-H (Steve McKinley).............................. 27 Sơ đồ 1.2. Quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ....................................48 Biểu đồ 3.1. Đánh giá của GVMN về tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi......................................116 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ CBQL đánh giá tính hợp lí và áp dụng được của các biện pháp.....................................................................................118 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa khoa học cùng các nhà tâm lý học, giáo dục học trên thế giới và ở Việt Nam đã nghiên cứu phương thức giáo dục cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ trong xã hội hiện nay bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực đã khiến trẻ dễ bị lôi kéo, kích động, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống, dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, phát triển lệch lạc về nhân cách. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng là việc làm quan trọng, hết sức có ý nghĩa hiện nay. Chương trình giáo dục mầm non hiện hành quan tâm đến mục đích hình thành và giáo dục trẻ mầm non những năng lực và phẩm chất nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những tiềm năng, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở tiểu học và sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn sau. Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ mầm non được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị sống thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng với mọi biến động của xã hội, biết tự khẳng định bản thân trong cuộc sống. Đặc biệt vấn đề dạy kĩ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những định hướng đổi mới trong giáo dục mầm non trên thế giới và ở Việt Nam thế kỷ XXI. Thực tế cho thấy, kĩ năng sống không chỉ cần thiết cho người lớn mà cần cho trẻ mầm non để tồn tại và phát triển. Vì vậy, cần giáo dục sớm kĩ năng sống cho trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, 2 tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”[3]. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi sẽ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân, hòa nhập nhanh vào cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ xã hội, với tự nhiên và từ đó học hỏi, làm giàu vốn kinh nghiệm và kĩ năng sống của bản thân. Đối với trẻ mầm non trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Gần đây, một cuộc khảo sát được tiến hành ở Anh và Mỹ cho kết quả 90% những trẻ em được học và bồi dưỡng kĩ năng sống từ độ tuổi trước khi đến trường sẽ có cơ hội thành công hơn so với những trẻ cùng trang lứa trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn luyện, hình thành và phát triển kĩ năng sống cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. Trong giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ rất cần được trang bị các kĩ năng sống cần thiết để chuẩn bị học tập ở trường tiểu học, trẻ có thể độc lập giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ có khả năng ứng phó tích cực trong các tình huống nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều trẻ em, đặc biệt trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị học lớp một còn thiếu kĩ năng sống, lung túng, chưa độc lập, chưa tự tin giải quyết những tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc giáo dục kĩ năng sống 3 cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vào các hoạt động trong ngày còn rất mờ nhạt, thậm chí một số giáo viên chưa quan tâm đến nội dung này. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng, từ đó nhiều gia đình có kinh tế khá giả cho con đi học kĩ năng sống ở các trung tâm bên ngoài hoặc sử dụng các biện pháp bạo hành trẻ khi trẻ gặp sai lầm trong giao tiếp, hành vi ứng xử hoặc bất lực buông xuôi. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Tiền Giang nói riêng thì việc giáo dục kĩ năng sống còn gặp nhiều khó khăn nên chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi chưa cao, dẫn đến trẻ vào học tiểu học chưa được chuẩn bị kĩ năng sống, chưa độc lập, tự tin trong giao tiếp, tương tác xã hội và gặp khó khăn trong kết bạn trong lớp. Thực tế này đã làm cho các nhà tâm lý học, giáo dục học không khỏi lo lắng, suy nghĩ: giáo dục kĩ năng sống trong trường mầm non đang diễn ra như thế nào và biện pháp nào đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả. Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu: “Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: một số khái niệm công cụ như: kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi; biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi; biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi; đặc điểm kĩ năng sống của trẻ 5- 6 tuổi; Phân lọại kĩ năng sống; tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi; các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi; quá trình giáo dục kĩ 4 năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi; quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo; nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi. 3.2. Nghiên cứu thực trạng về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 3.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5 -6 tuổi. 5. Giả thuyết khoa học Kĩ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đạt ở mức độ trung bình và thấp. Nếu GVMN nắm vững các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, tạo cơ hội cho trẻ thực hành trải nghiệm trong các tình huống thực tiễn thì KNS của trẻ 5-6 tuổi sẽ được nâng cao. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Cơ sở lý luận: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung như: biện pháp giáo dục kĩ năng sống, quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện. Cơ sở thực tiễn (khảo sát thực trạng): Đề tài tập trung khảo sát nhận thức của GVMN, CBQL về GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi; mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 5 Thử nghiệm: Đề tài chỉ tập trung thử nghiệm 4/7 biện pháp đề xuất trên 33 trẻ 5-6 tuổi đang học tại lớp Lá 2, trường mầm non Tam Hiệp thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. - Địa bàn nghiên cứu: + Khảo sát thực trạng: 7 trường mầm non trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang: Trường Mầm non Thạnh Phú, Trường Mầm non Tân Hiệp, Trường Mầm non Tam Hiệp, Trường Mầm non Đông Hòa, Trường Mầm non Vĩnh Kim, Trường Mầm non Kim Sơn, Trường Mầm non Bàn Long. + Thực nghiệm sư phạm: Lớp Lá 1( đối chứng), lớp lá 2 (thực nghiệm) thuộc trường mầm non Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. - Đối tượng khảo sát thực trạng: 20 CBQL và 54 GVMN, 20 phụ huynh 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi tổng hợp các tài liệu lý luận, phân loại, hệ thống hóa lý luận của đề tài như: Các khái niệm công cụ: kĩ năng sống; giáo dục kĩ năng sống; biện pháp giáo dục kĩ năng sống; Đặc điểm kĩ năng sống của trẻ 5-6 tuổi; Tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau: 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp này được sử dụng để khảo sát thực trạng về biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi, đồng thời ghi nhận biểu hiện của trẻ trong các hoạt động ở 7 trường mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang . Quan sát biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non như: hoạt động ăn uống, sinh hoạt 6 cá nhân (rửa mặt, lau mặt, đánh răng,…), hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động trực nhật. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ Nghiên cứu kế hoạch giáo dục năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày của giáo viên và sản phẩm của trẻ 5-6 tuổi có liên quan đến GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Sử dụng phiếu điều tra trên CBQL và GVMN ở 7 trường mầm non của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm: Tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi; Tìm hiểu về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi; Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi và những khó khăn trong quá trình GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn Bên cạnh việc điều tra bằng phiếu hỏi, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 14 GVMN, 7 CBQL và 20 phụ huynh của 7 trường mầm non ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm tìm hiểu sâu về biện pháp GDKNS, những thuận lợi/ khó khăn và những đề xuất biện pháp GDKNS cho trẻ 5 -6 tuổi. 7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. Thực nghiệm sư phạm được tổ chức tại 2 lớp của trường mầm non Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chúng tôi chọn 1 nhóm trẻ đối chứng và 1 nhóm thử nghiệm ở lớp Lá 1 và lớp Lá 2 của trường mầm non Tam Hiệp trên cơ sở cùng lứa tuổi, cùng mức độ phát triển. Nhóm thử nghiệm là nhóm sẽ được tác động bởi các biện pháp thử nghiệm. Nhóm đối chứng là nhóm trẻ không chịu sự tác động bởi các biện pháp 7 thử nghiệm Từ đó, so sánh, đối chiếu mức độ biểu hiện KNS giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước và sau khi thử nghiệm. 7.2.6. Phương pháp thống kê Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý kết quả khảo sát thống kê tỷ lệ phần trăm (%) và giá trị điểm trung bình (ĐTB) cho các mức độ đánh giá theo nội dung khảo sát. 8. Những đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu lí luận về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non cùng với những tư liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm vào tài liệu hướng dẫn GDKNS cho trẻ 56 tuổi dành cho giáo viên mầm non ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Việc khảo sát thực trạng, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp GDKNS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 9. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi. Phần kết luận và kiến nghị sư phạm. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu kĩ năng sống (KNS) đã được quan tâm tìm hiểu, vì đây là trọng điểm trong việc phát triển con người. Ở nhiều nước trên thế giới, trong hai thập kỷ qua, giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) đã được xem như một phần quan trọng không tách rời trong quá trình chuẩn bị thanh thiếu niên và người lớn đối phó với các thách thức và rủi ro hàng ngày để tham gia vào quá trình sản xuất trong xã hội. Ở các nước phương tây, việc giáo dục kĩ năng sống đã vận dụng tổng hợp quan điểm của các tài liệu toàn cầu, chẳng hạn như khuôn khổ Dakar cho Hành động Giáo dục cho mọi người (EFA) và Tuyên bố UNGASS về Cam kết về HIV và AIDS, các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF. Giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) được thực hiện bằng sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội. Trong nhà trường, GDKNS được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. UNICEF đã có một vai trò quan trọng trong phát triển kĩ năng sống (KNS), GDKNS ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Trong những năm 2006, 2007 GDKNS đã được triển khai thực hiện ở 156 quốc gia với sự hỗ trợ của UNICEF. GDKNS được tích hợp qua 67 đến 70 chủ đề vào chương trình dạy ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở 68 quốc gia trên thế giới [26]. Ở Nga, GDKNS cho trẻ mầm non được thực hiện thông qua: các trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo, lời nói, … nhằm hình thành cho trẻ những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ…Vấn đề GDKNS là vấn đề mới trong đào tạo giáo viên mầm non ở Nga, cho nên việc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan