Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt ...

Tài liệu Biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

.PDF
108
331
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Người thực hiện Lớp GVHD : Huỳnh Thị Thanh Thuyên : 14SMN1 : ThS.Nguyễn Thị Diệu Hà Đà Nẵng 2018 LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận, bản thân em cũng đã gặp không ít khó khăn, đến nay đề tài cơ bản đã hoàn thành. Để có được kết quả trên, ngoài sự nổ lực tích cực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ từ phía các cô, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TH.S Nguyễn Thị Diệu Hà, giảng viên khoa Giáo Dục Mầm Non đã luôn luôn hỗ trợ, giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các quý thầy cô của khoa mầm non đã hỗ trợ và tạo điều kiện để em có cơ hội hoàn thành khóa luận của mình một cách thành công nhất. Thực tế thì trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận của em trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi sai sót, mong các thầy cô bỏ qua đồng thời em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn! Đà nẵng, tháng 4 năm 2018 Sinh viên Huỳnh Thị Thanh Thuyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................3 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 4.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................3 Quá trình phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 5.Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................3 6.Giả thuyết khoa học ...............................................................................................3 7.Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................3 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ..................................................................4 7.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................4 7.2.1. Phƣơng Pháp quan sát ............................................................................4 7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại ..........................................................................4 7.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng anket ..........................................................4 7.2.4.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .......................................................4 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................................5 8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ...............................................................5 8.1. Về mặt lý luận .................................................................................................5 8.2. Về mặt thực tiễn..............................................................................................5 9. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................5 NỘI DUNG ................................................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN ..................................................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................6 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài.........................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc.........................................................................6 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .........................................7 1.2.1 Khái niệm phát triển ....................................................................................7 1.2.2 Khái niệm kỹ năng........................................................................................8 1.2.3. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm ........................................................8 1.2.3.1. Khái niệm đọc diễn cảm .......................................................................8 1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm .................................................9 1.3. Kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi .................................................13 1.3.1. Biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi. .........................13 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi ...............................................................................................................................16 1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý ..................................................................................16 1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý ..................................................................................19 1.2.3. Vai trò của kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ mẫu giáo. .................20 1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động làm quen tác phẩm văn học ..............................23 1.3.1. Khái niệm hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ...........................23 1.3.2. Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ ở trƣờng mầm non. ........................................................................................................................24 1.3.2.1. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ..............................................................................................................24 1.4. Ảnh hƣởng của hoạt động làm quen với TPVH đối với kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. .....................................................................................................29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................31 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN HOA BAN ..................................32 2.1. Khái quát về quá trình điều tra ......................................................................32 2.1.1. Mục đích điều tra.......................................................................................32 2.1.2. Đối tƣợng điều tra .....................................................................................32 2.1.3. Phƣơng pháp điều tra ...............................................................................32 2.3. Kết quả điều tra ................................................................................................33 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm .........................................................................................................33 2.3.2 Thực trạng việc sử dụng biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của giáo viên trƣờng MN Hoa Ban. .....................35 2.3.3. Thực trạng mức độ biểu hiện của kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ..............................................................................................37 2.3.3.1. Tiêu chí và thang đánh giá biểu hiện kỹ năng đọc kể diễn cảm. ....37 2.3.3.2. Kết quả điều tra. .................................................................................39 2.4. Nguyên nhân thực trạng ..................................................................................41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................43 3.1. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ, kế chuyện diễn cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................44 3.1.1. Đảm bảo tính giáo dục ..............................................................................44 3.1.2. Đảm bảo tính vừa sức................................................................................44 3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực tự giác của trẻ .....................................44 3.1.4. Đảm bảo tính cá biệt .................................................................................45 3.1.5. Đảm bảo theo quan điểm tích hợp ...........................................................45 3.2.Đề xuất các biện pháp .......................................................................................46 3.2.1 Biện pháp 1: Cho trẻ luyện tập đọc thơ diễn cảm trên nền nhạc ..........46 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức hội thi đọc thơ diễn cảm. .................................50 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ đóng kịch các tác phẩm thơ ................52 3.2.4. Biện pháp 4: Cho trẻ nghe ngâm thơ ...................................................55 3.3. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp ...............................................................56 3.3.1. Tiến hành thực nghiệm .........................................................................56 3.3.2. Kết quả thực nghiệm. ................................................................................57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM .............................................................66 1.Kết luận chung ..................................................................................................66 2. Kiến nghị sƣ phạm...........................................................................................67 2.1. Đối với giáo viên............................................................................................67 2.2. Đối với nhà trƣờng .......................................................................................67 2.3. Đối với cấp quản lí ........................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................69 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1 KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TPVH: Tác phẩm văn học TNN: Trước thực nghiệm STN: Sau thực nghiệm TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng MG: Mẫu giáo MN : Mầm non YPNN: Yếu tố phi ngôn ngữ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ. Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về những tiêu chí cần đạt để phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm. Bảng 4: Thực trạng biểu hiện kĩ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi. Bảng 5: Khảo sát biểu hiện kĩ năng đọc diễn cảm thơ của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với mẫu giáo lớn ( Trước TN) Bảng 6: So sánh mức độ về biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm thơ của trẻ ở nhóm đối chứng (trước TN và sau TN) Bảng 7: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm TN (trước TN và sau TN) Bảng 8: : So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN (trước TN và sau TN). DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thực trạng biểu hiện kĩ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm thơ của trẻ ở nhóm đối chứng (trước TN và sau TN) Biểu đồ 3: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ ở nhóm thực nghiệm (trước TN và sau TN) Biểu đồ 4: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN (trước TN và sau TN) 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Văn học là nhân học, văn học có tác dụng vô cùng to lớn đối với sự hình thành nhân cách cho trẻ. Bằng nhiều chức năng, chủ yếu là chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ, văn học mang đến cho con người những bài học cần thiết, bổ ích, cách nhìn nhận, đánh giá con người, sự vật, sự việc và cảm xúc thẩm mỹ. Văn học luôn song hành cùng với sự lớn lên của con người và là một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ, văn học đã phát huy rất hữu hiệu vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non trên tất cả các lĩnh vực, là một trong những hình thức nhận thức thế giới vô cùng hấp dẫn của trẻ vì văn học luôn phản ánh hiện thực cuộc sống . Văn học có thể phát huy hết được vai trò cũng như tác dụng của mình chủ yếu thông qua các thể loại như truyện, ca dao, tục ngữ,… và đặc biệt là các tác phẩm thơ ca. Thơ ca tạo động lực cho trẻ tập đọc, hình thành nhận thức về âm thanh, vần điệu, xây dựng các kỹ năng quan trọng như từ vựng, diễn đạt lưu loát, diễn cảm, sáng tạo. Trẻ đến với thơ ca là đến với sự mới mẻ, sáng tạo trên cái nền của hiện thực cuộc sống, giúp con người khám phá ra những vẻ đẹp thuần túy, giúp trẻ hiểu mình và mọi người hơn, nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp ở trẻ như lòng trắc ẩn, khả năng thấu hiểu và chia sẻ. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng kỹ năng đọc diễn cảm thơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì trước hết, đọc thơ diễn cảm là một thủ thuật quan trọng, có tính chất tích cực, một mặt có khả năng nâng cao được tính linh hoạt và biểu cảm của ngôn ngữ, mặt khác nó có thể làm cho người nghe thêm tập trung và dễ ghi nhớ. Thứ hai, cơ bản hơn vì đó là đọc diễn cảm bắt buột chú ý không chỉ đến toàn thể mà còn đến mỗi từ riêng biệt, mỗi câu cụ thể, tìm thấy trong chúng những sắc thái ý nghĩa và mối quan hệ rõ rệt và như thế cho chúng ta sức mạnh phân tích, một sức mạnh không bao giờ có được đối với những ai chỉ đọc thầm cho mình. Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm tức là thổi sinh khí vào những kí hiệu thẩm mĩ, những âm thanh im lặng, làm cho chúng sống lại, cất tiếng nói, là phối kết âm vang của từ vựng, cú pháp với âm thanh của âm thanh ngôn ngữ để tạo 2 nên những ngân hưởng xâu xa làm rung động trái tim người nghe. Rung động ấy có tác động sâu sắc và đúng đắn với tâm hồn trẻ thơ hơn bất kì một sự thảo luận về văn học nào. Không cần phân tích, không cần bình giá, chỉ cần đọc một cách thật biểu cảm, những xúc cảm chân thành sẽ tự nó lan tỏa, đi vào trong trẻ nhẹ nhàng, tự nhiên mà vô cùng bền vững, tràn ngập tâm hồn các em. Để rồi một cách âm thầm mạnh mẽ, các bài thơ sẽ trở thành những nhân tố ảnh hưởng đến sựu hình thành nhân cách toàn diện của trẻ em. Riêng với trẻ 5 – 6 tuổi đã có khả năng tư duy và phân tích vấn đề, ngoài những vai trò quan trọng trên kỹ năng đọc thơ diễn cảm còn đặc biệt giúp trẻ em ở lứa tuổi này nâng cao vốn từ, trình độ ngôn ngữ, hình thành những vốn kinh nghiệm sống, tình cảm xã hội đúng đắn, phong phú, sâu sắc, kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ. Nó có ý nghĩa to lớn nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách trọn ven và đầy đủ hơn, trẻ sẽ lĩnh hội bài học đaọ đức và bài học thẩm mỹ một cách sâu sắc và bền vững nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, qua qua trình khảo sát tại trường mầm non Hoa Ban, các cô giáo còn hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ cho trẻ, thậm chí việc đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe vẫn chưa được các cô đầu tư, một số cô kỹ năng đọc còn yếu chưa thật sự khơi gợi sự rung động, yêu thích văn học, hào hứng cho trẻ khi bản thân được tham gia các hoạt động. Đồng thời chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch khá lớn ở trẻ, chỉ có một số ít trẻ biết đọc thơ diễn cảm, đa số trẻ khi đọc diễn cảm mới chỉ ở mức độ đọc thuộc lòng chứ chưa thể hiện một cách diễn cảm, thậm chí có trẻ còn đọc chưa đúng, một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp ,gây ảnh huởng đến chất lượng tiếp nhận tác phẩm và phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ đó dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao. Xuất phát từ những vấn đề mà lí luận và thực tiễn đặt ra chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số 3 biện pháp nhằm phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến việc phát triễn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Nghiên cứu thực tiễn việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm tại trường mầm non Hoa Ban ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -Tiến hành thực nghiệm sư phạm để nêu kết luận về tính khả thi của đề tài. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Trong đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng 5.Đối tƣợng nghiên cứu - Nghiên cứu một số biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Hoa Ban. 6.Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học kết hợp với việc ứng dụng các biện pháp phát triển như: Cho trẻ luyện tập đọc thơ diễn cảm trên nền nhạc, tổ chức hội thi đọc thơ diễn cảm, cho trẻ nghe ngâm thơ, tổ chức cho trẻ đóng kịch các tác phẩm thơ thì sẽ góp phần cho sự sáng tạo và mới lạ trong hoạt động học và đồng thời giúp trẻ phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm tốt hơn. 7.Phƣơng pháp nghiên cứu 4 Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết đề tài. 7.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phƣơng Pháp quan sát - Quan sát để thấy được mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm văn học của trẻ ở trường mầm non. - Dự giờ, đánh giá các kết quả mà các giáo viên mầm non thực hiện tiết dạy của mình. 7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại - Trao đổi, trò chuyện với giáo viên về việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ và các biện pháp khác nhau mà họ đã sử dụng trong hoạt động này. - Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua các hoạt động trong ngày cũng như trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học để tìm hiểu về mức độ nhận thức và khả năng đọc thơ diễn cảm của trẻ. 7.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng anket - Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về việc giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm. - Trao đổi với giáo viên nhằm thu nhập những kinh nghiệm qúy báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi và đề ra các kết luận chính xác, khoa học, rút ra bài học cho bản thân. 7.2.4.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm - Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp đó đối với việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 5 -Đối tượng thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Ban. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Trên cơ sở quan sát điều tra bằng phiếu để thống kê lại mức độ nhận thức của giáo viên về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 8.1. Về mặt lý luận Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. 8.2. Về mặt thực tiễn Xây dựng và ứng dụng các biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. 9. Cấu trúc đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH tại trường mầm non. Chƣơng 2 : Thực trạng việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH tại trường mầm non Hoa Ban. Chƣơng 3:Biện Pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH và thực nghiệm sư phạm. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đọc diễn cảm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực văn học của trẻ, phát triển cho các em khả năng thể hiện tác phẩm văn học trong việc đọc phù hợp với sự hiểu biết của mình. Đọc diễn cảm đã trở thành một nội dung cần đạt tới tại các trường mầm non. Bước đầu nghiên cứu về việc “phát triễn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 -6 tuổi” chúng tôi đã nhận thấy có rất nhiều tài liệu và giáo trình nghiên cứu về việc đọc diễn cảm , nhưng đi sâu nghiên cứu về việc phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ còn ít. 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của hai tác giả người Nga MK. Bogoliupxkaia và V.V.Septsenko “ Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” do Lê Đức Mẫn dịch, xuất bản năm 1987. Nội dung chính của công trình là đề cập tới nghệ thuật đọc diễn cảm của văn bản, vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong việc giáo dục trẻ. Ngoài ra, tác giả còn đề cập tới những thủ thuật cơ bản khi đọc và kể chuyện văn học ở trường mầm non. Đây là tài liệu bồi dưỡng giáo viên giúp giáo viên có những cơ sở lý luận trong việc đọc các thể loại tác phẩm văn học của trẻ. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam những năm gần đây, việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ cũng được nhiều nhà khao học, nhà giáo dục quan tâm. Điều đó thể hiện ở việc nhiều tài liệu nghiên cứu được ra đời. Tiêu biểu là công trình “ Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Trong công trình hai tác giả Lã Thị Bắc Lý và Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã đề cập khá tỉ mỉ nghệ thuật đọc và kể chuyện diễn cảm, các thủ thuật cơ bản của việc đọc diễn cảm các tác phẩm văn học. Công trình “ Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Phạm Thị Việt, hai tác giả cũng đã đề cập tới phương pháp 7 đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học, các yêu cầu và thủ thuật cơ bản khi đọc và kể chuyện văn học. Công trình “ Giáo trình văn học thiếu nhi và đọc, kể diễn cảm” của Lã Thị Bắc Lý – NXB Giáo Dục Việt Nam nhằm cung cấp cho người đọc vốn kiến thức cơ bản về bức tranh tổng quát của văn học thiếu nhi Việt Nam đồng thời cung cấp những hiểu biết về nghệ thuật đọc, kể diễn cảm với những đổi mới về hình thức tổ chức và nội dung mang tính tích hợp, là mục đích và xu thế chung của giáo dục mầm non trên thế giới và trong khu vực. Công trình “ Phương pháp đọc diễn cảm” của Hà Nguyễn Kim Giang – NXB Đại học sư phạm, nội dung xuyên suốt của công trình là đề cập tới những quan điểm về cơ sở lý luận của việc đọc diễn cảm, một số phương pháp và biện pháp đọc diễn cảm, cách đọc một số tác phẩm theo thể loại khác nhau. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của đọc kể diễn cảm đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Tác giả coi việc đọc kể diễn cảm là hoạt động quan trọng ở các trường mầm non. Không dừng lại ở đó, PGS.TS. Hà Thị Kim Giang lại cho ra đời công trình tiếp theo “ Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”, công trình cũng đã đề cập khá chi tiết vai trò của việc dạy trẻ đọc diễn cảm, việc tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm và một số vấn đề lưu ý khi giáo viên dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của việc dạy trẻ đọc, kể diễn cảm nhằm đưa ra những lý luận và thực tiễn cung cấp kiến thức cần thiết cho việc đào tạo giáo viên mầm non. Các nghiên cứu tuy có những nét riêng biệt nhưng đều đi chung một xu hướng nghiên cứu về kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ mầm non để quá trình giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.2.1 Khái niệm phát triển Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Quá 8 trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc..., quá trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn... Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về khái niệm phát triển nhưng sau cùng ta có thể đúc kết lại phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. 1.2.2 Khái niệm kỹ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng, kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết ( kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi . Bất cứ kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khao khát, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phúc tạp của chính kĩ năng đó. 1.2.3. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm 1.2.3.1. Khái niệm đọc diễn cảm 9 Đọc diễn cảm là hình thức đọc mang tính đặc thù và chất lượng đọc cao nhất trong các dạng đọc thành tiếng văn bản nghệ thuật. Theo Lê Phương Nga, đọc diễn cảm được đọc ra khi đọc những bản văn bản văn chương hoặc văn bản có chứa các yếu tố của ngôn từ nghệ thuật. Đó là vệc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ các thông số âm như giọng điệu, trọng âm, ngữ điệu,… nhằm biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ, đồng cảm đối với người đọc đối với tác phẩm. Nói như In.OOdaropxki: “ nghệ thuật đọc diễn cảm là nghệ thuật biến ngôn ngữ câm lặng thành ngôn ngữ sống động có hình ảnh, tức là ngôn ngữ có âm thanh chứa đựng đầy tư tưởng và tình cảm”. Đó là nghệ thuật đọc “ vượt qua cấp độ lĩnh hội nội dung ý nghĩa từng câu để tái tạo hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh, trọn vẹn và đạt tới sự biểu đạt ý nghĩa, có màu sắc cảm xúc cá nhân”. Nó hoàn toàn “ không phải là sự uốn éo đầu lưỡi” mà phải “thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc” của người đọc về tác phẩm, làm sao “ để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Như vậy, đọc diễn cảm chỉ có thể thực hiện trên cở sở hiểu thấu đáo bài đọc, khi mà thế giới trong sáng của các nhà văn, nhà thơ chạm được vào tâm hồn người đọc, ngân lên những rung động thẩm mĩ, những xúc cảm đồng điệu. Việc đọc diễn cảm khi đạt đến những phẩm chất mang tính nghệ thuật đó sẽ trở thành con thuyền chuyện chở các tín hiệu thẩm mĩ từ tác phẩm đến với người nghe. 1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm Kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm thơ ca là khả năng con người sử dụng có kết quả mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe giúp người nghe khơi gợi lên những rung động, cảm xúc của họ dựa trên những tri thức kinh nghiệm của cá nhân đã được thích lũy. 10 Kỹ năng đọc thơ diễn cảm là một trong những nội dung đang được các trường mầm non chú trọng và hình thành cho trẻ. Nó đòi hỏi con người phải được rèn luyện và thường xuyên củng cố trong các hoạt động hàng ngày . Vì thế người giáo viên không chỉ nhằm giúp trẻ đọc các tác phẩm văn học theo một cách đơn thuần như học thuộc lòng mà còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng đọc diễn cảm tốt làm nền tảng cho việc tập đọc của trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Kỹ năng cơ bản của việc đọc thơ diễn cảm bao gồm có phát âm, ngữ điệu, giọng điệu, các yếu tố phi ngôn ngữ. * Phát âm Một trong những kĩ năng không thể thiếu trong đọc thơ diễn cảm là phát âm. Phát âm là cách sử dụng hơi của người đọc làm cho âm thanh phát ra tròn trịa, rõ ràng, đầy đặn để có độ vang to và ấm có sức biểu hiện cao, tạo nên những hình tượng âm thanh qua từ. Phát âm rõ lời thơ, rõ vần bằng hay vần trắc. Người đọc phát âm rõ ràng, trong sáng là điều kiện để người nghe hiểu được ý nghĩa của bài thơ. Ngược lại, nếu không phát âm một cách chính xác thì sẽ không mang lại cảm thụ nghệ thuật một cách đây đủ và gây khó khăn trong việc hiểu bài dẫn tới bài đọc không thâm nhập vào tác phẩm của người nghe.Phát âm chính xác từ ngữ góp phát triển các kĩ năng đọc sau này cho trẻ. Chính vì vậy trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thì cần phải dạy trẻ đọc diễn cảm cố gắng đọc rõ từng âm, phát âm rõ ràng, trong sáng, tự nhiên. *Ngữ điệu Ngữ điệu là tổng hợp phức tạp các phương tiện biểu cảm ngữ âm gồm: nhịp điệu, cường độ, cao độ,…ngữ điệu là biến đổi về cao độ của giọng nói, sắc thái khi đọc thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của người nói. Ngữ điệu giúp cho người đọc bày ra trước mắt người nghe nghĩa của tác phẩm, minh họa những hình tượng trong thơ, những cảnh đẹp thiên nhiên, những bối cảnh xuất hiện các sự kiện. Nếu không có ngữ điệu sẽ không thể truyền đạt một cách đày đủ, chính xác tư tưởng tình cảm của tác giả gửi gắm trong thơ. - Nhịp điệu 11 Nhịp điệu là tốc độ của việc đọc thơ. Sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu sẽ đem đến cho lời thơ một sức mạnh đặc biệt, tạo nên sự sinh động cho giọng đọc diễn cảm. Nếu như khi đọc thơ chỉ sử dụng độc một nhịp điệu đều đều thì nó sẽ héo hon và hết sức sống. Cũng giống như các kĩ năng khác nhịp điệu khi đọc thơ phụ thuộc vào tính chất nội dung bài thơ. Vì vậy, có khi nhịp điệu chậm rãi có khi lại khẩn trương. Nhịp điệu giúp ngữ điệu nổi bật lên, tạo cho ngữ điệu thêm rõ ràng. Sử dụng các sắc thái nhịp điệu khác nhau sẽ làm cho việc trình bày tác phẩm thơ hết sức sinh động và biểu cảm đặc biệt. - Cường độ Trong số những kỉ năng đọc diễn cảm phải kể đến cường độ của giọng, cường độ của giọng là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng làm cho nó có thể nhỏ hoặc to, có thể tạo được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngược lại. Cường độ của giọng là một trong những yếu tố của ngữ điệu giúp cho người đọc minh họa được rõ nét và sinh động các hình tượng, hình ảnh trong thơ. Vì vậy, trong quá trình rèn kĩ năng đọc diễn cảm cô giáo cần chú ý phân tích tác phẩm thật kĩ, lựa chọn tác phẩm không quá khó để trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm, xác định ngữ điệu phù hợp với nội dung tác phẩm và ý nghĩa văn bản qua đó giúp trẻ thể hiện giọng tác phẩm chính xác. Và kĩ năng thể hiện đúng ngữ điệu góp phần quan trọng vào việc đọc diễn cảm bài thơ. Đây cũng là vấn đề mà giáo viên mầm non cần chú ý khi dạy trẻ đọc diễn cảm nó sẽ giúp trẻ thể hiện tác phẩm một cách rõ ràng, sinh động hơn. * Giọng điệu Thơ viết cho trẻ em rất hồn nhiên và ngây thơ nhưng vẫn mang tính giáo dục và tính giáo dục ấy một phần được thể hiện trong giọng điệu của bài thơ. Giọng điệu trong thơ viết cho trẻ khi thì hài hước, hóm hỉnh, khi thì triều mến, khi thì mỉa mai, châm biếm…giọng điệu là sự thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng vào trong khi đọc thơ diễn cảm thì cần xác định được giọng điệu cơ bản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan