Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần n...

Tài liệu Biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mần non huyện châu thành tiền giang​

.DOC
153
11
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bằng Giao BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHÂU THÀNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bằng Giao BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHÂU THÀNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ VIỆT Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bằng Giao LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến: TS. Bùi Thị Việt, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Quý Thầy Cô, các đồng nghiệp, bạn bè thân hữu và Gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bằng Giao DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCH TƯ Ban chấp hành trung ương CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GVMN Giáo viên mầm non HĐGD Hoạt động giáo dục HĐNT Hoạt động ngoài trời KNVĐ Kỹ năng vận động NXB Nhà xuất bản TB Trung bình XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI...................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới.................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam............................................................... 13 1.2. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 15 1.2.1. Giáo dục thể chất................................................................................15 1.2.2. Hoạt động giáo dục thể chất............................................................... 16 1.2.3. Kỹ năng vận động...............................................................................17 1.2.4. Trò chơi vận động...............................................................................21 1.2.5. Hoạt động ngoài trời...........................................................................26 1.3. Ý nghĩa của trò chơi vận động ngoài trời đối với trẻ 5-6 tuổi..................27 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi..............................................................................................27 1.3.2. Đặc điểm phát triển thể chất và khả năng vận động của trẻ 5-6 tuổi.................................................................................................... 28 1.4. Tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi............................. 31 1.4.1. Mục đích tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi.........31 1.4.2. Nhiệm vụ của tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................................................................32 1.4.3. Nội dung trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mầm non...................35 1.4.4. Phương pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi.................................................................................................... 42 1.4.4. Những yêu cầu tổ chức và hướng dẫn TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi..............................................................................................44 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................................46 1.5.1. Yếu tố khách quan..............................................................................46 1.5.2. Các yếu tố chủ quan........................................................................... 47 Tiểu kết chương 1................................................................................................49 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG...........................................................................................51 2.1. Tổ chức khảo sát.......................................................................................51 2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát.............................................................51 2.1.2. Khái quát các trường mầm non trong huyện...................................... 52 2.1.3. Khái quát về quá trình khảo sát.......................................................... 57 2.2. Thực trạng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang...........................59 2.2.1. Đánh giá về tầm quan trọng việc tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non.................................. 59 2.2.2. Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động cho trẻ chơi ngoài trời.....................................................................................................61 2.2.3. Thực trạng các khu vực vui chơi được trẻ ưa thích khi tham gia hoạt động ngoài trời..........................................................................64 2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành...........................................65 2.3.2. Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi.................................................................................................... 70 2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay...................................................74 2.3.4. Thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.............77 2.3.5. Thực trạng hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động ngoài trời..................................................................................80 2.3.6. Yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi.........................................................................................81 2.3.7. Những khó khăn khi tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi.........................................................................................83 2.4. Đánh giá chung.........................................................................................85 2.4.1. Ưu điểm..............................................................................................85 2.4.2. Hạn chế...............................................................................................86 Tiểu kết chương 2................................................................................................88 Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHÂU THÀNH, TIỀN GIANG................................... 89 3.1. Cơ sở định hướng của việc đề xuất biện pháp..........................................89 3.1.1. Dựa vào nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non....................89 3.1.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động............................................................90 3.1.3. Quan điểm tiếp cận tích hợp trong quá trình rèn luyện KNVĐ trong hoạt động ngoài trời.................................................................91 3.1.4. Quan điểm tiếp cận thực tiễn..............................................................93 3.1.5. Quan điểm phát triển.......................................................................... 94 3.2. Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang.......................95 3.2.1. Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, di chuyển được...................................................................................................95 3.2.2. Tổ chức Hội thi “Thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ chơi trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ” hàng năm nhằm thiết kế Trò chơi vận động và Thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời phù hợp với trẻ..............................................................................................100 3.2.3. Dạy trẻ biết thích ứng với điều kiện, khu vực chơi, chơi độc lập hoặc hợp tác nhóm để trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau.....103 3.2.4. Phân bố hài hòa góc chơi, một số khu vực chơi chú ý đến cả trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, nhút nhát, tăng động hoặc khuyết tật.....106 3.2.5. Sử dụng trò chơi vận động dân gian là một nội dung trọng tâm của hoạt động vận động ngoài trời..................................................110 3.2.6. Vận động mạnh thường quân để hỗ trợ trang thiết bị cho TCVĐ ngoài trời.........................................................................................112 3.3. Mối quan hệ của các nhóm biện pháp....................................................117 3.4. Tổ chức khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi..................................118 3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát..................................... 118 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm........................................................................118 Tiểu kết chương 3..............................................................................................122 KẾT LUẬN......................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 126 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện huyện Châu Thành 53 Bảng 2.2. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường MN năm học 2015-2016 54 Bảng 2.3. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên MN đã tuyển dụng từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 55 Bảng 2.4. Thống kê CSCV, thiết bị dạy học, ĐDĐC tại các trường mầm non huyện Châu Thành 56 Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động cho trẻ chơi ngoài trời.....61 Bảng 2.6. Thực trạng các khu vực vui chơi được trẻ ưu thích khi tham gia hoạt động ngoài trời 64 Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của GVMN về sự cần thiết tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay 66 Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi 70 Bảng 2.8. Thực trạng hiệu quả sử dụng phương pháp hướng dẫn trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay 74 Bảng 2.9. Thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 56 tuổi của giáo viên huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 77 Bảng 2.10. Thực trạng hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động ngoài trời 81 Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi 82 Bảng 2.11. Những khó khăn khi tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi 83 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp.....................118 Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp....................................120 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1. Đánh giá về vai trò tổ chức trò chơi vận động ngoài trời đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động vui chơi ngoài trời, chơi các trò chơi vận động có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của trẻ thông qua sự tương tác tích cực với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ. Các hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách. Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện vì mỗi chúng ta ai cũng muốn “dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể”. Một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Việc giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay hoạt động phát triển thể chất thông qua tổ chức các trò chơi vận động, nhất là trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ còn nhiều hạn chế: nhà trường đa phần chú trọng đến khâu tổ chức đảm bảo trẻ ăn hết suất ngủ đúng giờ, các kế hoạch kiểm tra dự giờ nằm trên hoạt động học 2 trong lớp, đặc biệt trẻ 5-6 tuổi đa phần chú trọng đến lĩnh vực phát triển nhận thức và kỹ năng tinh của bàn tay nhất là kỹ năng sao chép hay đọc chữ để chuẩn bị tâm thế vào lớp Một. Một số hoạt động vận động ngoài trời gặp nhiều khó khăn: nhà trường không có nhiều “tập huấn chuyên môn” và không xem trọng hoạt động ngoài trời: sợ trẻ bẩn, vấp ngã, ồn ào đến lớp học khác, luật chơi và kỹ năng tổ chức trò chơi vận động của cô giáo chưa được đầu tư sâu và thường mang tâm lý ra sân chơi cho có, hư hao đồ chơi ngoài trời (lãnh đạo phê bình), mất nhiều thời gian, công sức để làm lại (vì trẻ chơi dễ bị hư). Bên cạnh đó, đa số giáo viên không muốn tổ chức cho trẻ ra ngoài sân chơi vì phải chuẩn bị nhiều đồ chơi để trẻ không tranh giành, sân chơi phải rộng, phải thoáng, phải có nhiều khu chơi riêng thì tổ chức vận động ngoài trời mới có hiệu quả, mới vui, cô giáo đỡ vất vả hơn sau các hoạt động trong lớp…nên dần dần hình thành lối suy nghĩ “ngán ngại” khi cho trẻ ra sân hoạt động hoặc “ra cho có” mà lại không hướng trẻ kỹ năng chơi cùng nhau hay “khai thác” triệt để loại đồ chơi mà trẻ đang có, hoặc không cần đồ chơi mà trẻ vẫn thích thú chơi cùng nhau… Điều đó làm cho hoạt động vui chơi, học tập, thỏa sức khám phá của trẻ trở nên đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng tích cực của mình… Trong khi đó lại quên rằng phát triển thể lực cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non, không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà còn là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đó là lý do tôi chọn “Biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang” 2. Mục đích nghiên cứu. Khảo sát thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Huyện Châu Thành, Tiền Giang. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kỹ năng vận động, hình thành ở trẻ thói quen mạnh dạn, tự hợp tác nhóm, có khả năng tự tổ chức một số trò chơi vận động ngoài trời với 3 nhau, hứng thú khi cùng tham gia vận động ngoài trời… 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu. Quá trình tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non của huyện Châu Thành, Tiền Giang. 4. Giả thuyết khoa học Việc tổ chức hoạt động ngoài trời đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên việc tổ chức trò chơi vận động ngoài trời hiện nay vẫn còn một số hạn chế như: giáo viên chưa thực sự tạo mọi điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động ngoài trời; việc tổ chức một số trò chơi vận động ngoài trời đôi khi còn mang tính hình thức; giáo viên chưa có khả năng thiết kế các hoạt động phong phú kích thích hứng thú của trẻ nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nếu khảo sát và phân tích đúng thực trạng cũng như nguyên nhân của tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi thì người nghiên cứu sẽ có cơ sở đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu một số lý luận về tổ chức trò chơi vận động, vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi để làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu biện pháp tổ chức 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng về biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức một số trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên các giáo viên dạy cho trẻ 5-6 tuổi (lớp lá) và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tại 8 trường mầm non huyện Châu Thành, bao gồm: MN Thạnh Phú; Mầm non Tam Hiệp; Mầm non Thân Cữu Nghĩa ; Mầm Non Tân Lý Tây; Mầm Non Dưỡng Điềm; Mầm Non Bình Trưng; Mầm Non tân Hội Đông; Mầm non Bình Đức. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài như: các khái niệm công cụ, những quan điểm khoa học về vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ,… 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát thời gian tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ trong ngày, trong tuần Quan sát hình thức tổ chức trò chơi vận động ngoài trời Quan sát nghiên cứu nội dung trò chơi vận động ngoài trời Quan sát có ghi lại biên bản thời gian, phương pháp và hình thức tổ chức, kết quả thực hiện trò chơi vận động ngoài trời của trẻ 7.2.2. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến khảo sát một cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở 4 trường Mầm non huyện Châu Thành, Tiền giang nhằm tìm hiểu rõ thực trạng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5- 5 6 tuổi 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 8. Đóng góp của luận văn Bổ sung thêm tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ dành cho giáo viên mầm non sau khi kiểm chứng kết quả nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Đề xuất cách tạo, tận dụng một số trang thiết bị, đồ chơi khi trẻ tham gia vận động ngoài trời Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong việc tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang 9. Bố cục của luận văn. Ngoài phần tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các bảng biểu, chữ viết tắt, cấu trúc luận văn gồm có 3 phần:  Phần mở đầu  Phần nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức trò chơi vận động, vận động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chương 2: Thực trạng tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang Chương 3: Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ 5-6 ở trường mầm non huyện Châu Thành, Tiền Giang.  Phần kết luận và kiến nghị sư phạm 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trò chơi được ra đời từ thời nguyên thủy, họ đã sử dụng trò chơi đề truyền thụ kinh nghiệm cho các thế hệ bằng cách bắt chước các động tác lao động. Trò chơi được ra đời từ đó và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Ngày nay trò chơi xuất hiện trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa văn nghệ nhằm rèn luyện và nâng cao sức khỏe con người. Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất mà trong hoạt động của nó có quy tắc và diển ra trong một giới hạn không gian, thời gian được xác lập. Trò chơi vận động có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Một số tác giả nước ngoài nghiên cứu xây dựng loại trò chơi này theo nhiều xu hướng khác nhau. 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Những năm 30 của thế kỉ XX các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết đã đưa ra một cái nhìn mới về bản chất tâm lí người nói chung và hoạt động chơi nói riêng. Bằng những lập luận khoa học, họ đã chứng minh sự xuất hiện của trò chơi như hình thức cụ thể của hoạt động chơi, gắn liền với lao động ở giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người. Các nhà khoa học giai đoạn này đã làm sáng tỏ nguồn gốc xã hội của trò chơi, hoạt động chơi của con người gắn liền với lao động ở những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người. Nội dung trò chơi phản ánh cuộc sống xã hội của con người, trên cơ sở đó làm rõ bản chất xã hội của trò chơi nói chung và hoạt động chơi nói riêng Vào những năm bốn mươi, các cộng sự và học trò của L.X.Vưgôtxki, Đ.B.Elcônhin, A.V.Zaparogiet, A.N.Leonchiep,…đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu của mình, L.X Vưgôtxki đã lí giải và phân tích vai trò của hoạt động chơi 7 nhất là dưới dạng các trò chơi mô phỏng, ông đã chỉ ra: chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng cận phát triển, là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoàn cảnh chơi mang tính tưởng tưởng là con đường dẫn tới trừu tượng hóa; thực hiện các quy tắc chơi, là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, đạo đức…[35]. Công trình nghiên cứu của P.G. Xamarucova, L.A.Gersezon;.. tiến hành dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bắt đầu từ những hoạt động có thực của trẻ từ đó để hiểu những biến đổi tương ứng trong ý thức của trẻ và sau đó tìm hiểu những ảnh hưởng trở lại của sự thay đổi ý thức đối với sự phát triển tiếp theo của hoạt động. Từ đó các nhà khoa học kết luận: hoạt động chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do những ảnh hưởng có ý thức hoặc không ý thức từ phía người lớn, bạn bè xung quanh trong đó giao tiếp xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động vui chơi của trẻ [36]. Tác giả P.G. Xamarucova cho rằng, GDTC cho trẻ có ý nghĩa lớn, coi luyện tập thể dục thể thao là nhiệm vụ quan trọng để làm vững mạnh thế hệ mai sau. Ghi nhận sự tác động có ích của bài tập thể chất lên cơ thể trẻ, bà đề cao vai trò của trò chơi. Trò chơi không chỉ củng cố sức khỏe của cơ thể, mà nó còn sử dụng với mục đích giáo dục, góp phần hình thành, củng cố kỹ năng bài tập thể chất, giáo dục cách biết khiển bản thân, có tổ chức và có tính cách [56]. A.X.Ma-ca-ren-cô đã chứng minh rằng một trò chơi tốt là một trò chơi mà ở trong đó đứa trẻ hoạt động tích cực, độc lập suy nghĩ, xây dựng và khắc phục khó khăn dưới hình thức khó khăn đối với trẻ. Tất cả những cái đó làm cho trò chơi giống như lao động. A.X.Ma-ca-ren-cô giải thích nguyên nhân làm cho trẻ thích thú trò chơi là ở chổ trò chơi xuất phát từ nội dung của nó, là một hoạt động con người đòi hỏi con người phải suy nghĩ, sáng tạo, khôn ngoan, lanh lợi. Niềm vui ở đây cũng giống như niềm vui trong lao động. Đó là niềm vui sáng tạo, niềm vui chiến thắng [52]. Các nghiên cứu của P.A Ruđich, P.G. Xamarukôva, E.A.Arôkin đều thống 8 nhất quan điểm: trò chơi là hoạt động cơ bản của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Chơi là nhu cầu để phát triển cơ thể của trẻ. Khi chơi, sức mạnh của trẻ được phát triển làm cho đôi tay cứng cáp, đôi chân dẻo dai, thân thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa. Theo ý kiến của E.A.Arôkin “Không thể phát triển sức khỏe nếu thiếu hoạt động, thiếu hứng thú đối với cuộc sống”. Các trò chơi tự do hoặc trò chơi có luật lệ đều là những hoạt động hấp dẫn cuộc sống của trẻ. E.A.Arôkin ca ngợi trò chơi không chỉ vì trong đó trẻ thể hiện sự sáng tạo, thể hiện bản thân trẻ đầy đủ nhất mà còn ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của trẻ [56]. Tác giả M.A. Runôva trong bài viết về “Hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non”, cho rằng một trong những hình thức quan trọng của việc dạy kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mầm non là tiết thể dục. Trong trường mầm non hoạt động này được tổ chức hai đến ba lần trong trong một tuần. Trong mỗi hoạt động phát triển vận động đều giải quyết các nhiệm vụ chăm sóc, rèn luyện sức khỏe, củng cố, hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực và giáo dục các phẩm chất ý chí cho trẻ [36]. P.Ph.Lexgáp trong “Nghiên cứu lý luận và phương pháp tiến hành trò chơi vận động”, xem trò chơi vận động như là bài tập mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Trò chơi như phương tiện giáo dục nhân cách, khi tham gia chơi trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói quen, hình thành tích cách của nó. Quy tắc chơi có ý nghĩa như luật chơi, thái độ của trẻ cần phải có ý thức tự giác và có trách nhiệm. Việc thực hiện những quy tắc này yêu cầu đối với tất cả trẻ, vì thế chúng có ý nghĩa giáo dục lớn. Vì trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật, trung thực, công bằng giúp đỡ lẫn nhau. Nhà giáo dục Maria Montessory quan niệm rằng: sự phát triển của trẻ không chỉ dựa vào sự phát triển của tâm lý mà còn dựa vào vận động của cơ thể. Vận động đem lại sức khỏe cho cơ thể, đem lại lòng dũng cảm và sự tự tin, cũng như những ảnh hưởng không thể coi thường cho tâm lý. Trong khoa học giáo dục, trò chơi vận động được coi là phương tiện phát 9 triển toàn diện có vị trí quan trọng nhất, thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất, trí tuệ và thể lực cũng như sự lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc hành vi và các giá trị đạo đức của xã hội. A.N Leonchev cho rằng, phát triển cân đối mọi khả năng chỉ trở thành hiện thực khi trẻ được vận động hoàn toàn tự do, không chịu sự ép buộc của bản thân và của người khác mà sự tự do vận động của trẻ được thực hiện trong trò chơi vận động [47]. Nhà giáo dục (giáo dục) học, giải phẫu học, thầy thuốc Piốt Lesghapht (1837 – 1909) có vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học và thực tiễn GD thể chất. Ông xuất bản một loạt tác phẩm về sinh học, giải phẩu, GD thể chất… Trong đó, quan trọng nhất là tác phẩm: “Giáo dục gia đình và hướng dẫn giáo dưỡng thể chất cho trẻ ở lứa tuổi đến trường”. Ông cho rằng giáo dục thể chất là chuẩn bị con người cho lao động sáng tạo, sao cho có thể sử dụng sức lực, KNVĐCB… của mình với sự tiêu hao năng lượng ít nhất mà giành được kết quả tốt nhất. Trẻ em nên rèn luyện kĩ năng tự lĩnh hội các bài tập vận động và các vận động này được áp dụng trong các điều kiện khác nhau dưới các hình thức khác nhau [27]. Trong cuốn “Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học” của tác giả Lưu Tân – người Trung Quốc đã chỉ ra 4 mặt của bài tập động tác: bài tập động tác cơ bản, bài tập thể dục cơ bản, trò chơi vận động và các hoạt động vận động với dụng cụ. Trong đó rèn luyện các bài tập động tác cơ bản là mục tiêu, nội dung quan trọng và là biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ hoạt động thể dục thể thao. Theo ông hoạt động này có thể rèn luyện toàn bộ cơ thể một cách có hiệu quả, nâng cao và phát triển các tố chất thể lực, tăng cường thể chất; phát triển các năng lực hoạt động cơ bản và tạo điều kiện để các em thích ứng tốt hơn đối với xã hội [39]. Hệ thống giáo dục thể chất ở Thụy Điển đại biểu ưu tú chính là 2 cha con P.Lingơ (1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886). Qua việc nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý của trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu giáo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan