Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các quy ước liên quan đến chất thải nguy hại...

Tài liệu Các quy ước liên quan đến chất thải nguy hại

.PDF
88
290
146

Mô tả:

Các quy ước liên quan đến chất thải nguy hại
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH Tiểu luận môn học Đề tài Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011 1 MỤC LỤC MỤC LỤC...........................................................................2 ............................................................................................2 CÁC QUY ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT THẢI NGUY HẠI......................................................................................3 1. Hệ thống phân loại chính đối với chất thải nguy hại................3 1.11 Phân loại dựa vào nguy cơ gây ung thư ở người:.............................................11 2.Dấu hiệu nhận dạng chất thải nguy hại....................................13 2.2.3. Độc hại:......................................................................................................15 2.2.4. Ăn mòn:........................................................................................................15 3. Quy định mã chất thải nguy hại trong nước và quốc tế..........16 Bước 1: Lập danh mục chất thải...........................................................................16 Bước 2 : Xác định chất thải nguy hại......................................................................16 Bước 3 : Tiến hành thí nghiệm để xác định đặc tính nguy hại................................16 3.3 Danh mục chất thải nguy hại của Việt Nam:..................................................21 4. Các công ước, quy định về chất thải nguy hại........................22 5. Hệ thống các văn bản pháp quy trong nước về chất thải nguy hại...............................................................................................27 PHỤ LỤC..........................................................................43 1. DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI................................43 1. QUY ĐỊNH CHUNG.............................................................78 2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT...................................................78 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH................................................81 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................81 Số CAS..............................................................................82 1. Giáo trình:......................................................................88 2 CÁC QUY ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT THẢI NGUY HẠI 1. Hệ thống phân loại chính đối với chất thải nguy hại Có nhiều cách phân loại chất thải rắn nguy hại dựa trên cơ sở về nguồn gốc, độ độc, cách bảo quản và sử dụng chất thải. Cách phân loại CTNH còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, kinh tế, MT … của đất nước đó. Có rấ nhiều cách phân loại CTNH nhìn chung theo các cách sau: - Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật. - Theo dịnh nghĩa (dựa trên 5 đặc tính: dễ phản ứng, dễ bốc cháy, ăn mòn, độc hại và phóng xạ). - Hóa chất nguy hại: bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất dược liệu… - Hóa chất nguy hại sinh học. Sau đây là một số cách phân loại: 1.1 Phân loại tổng quát chất thải nguy hại  Chất thải do xử lý chất thải mạ và gia công kim loại (nước thải có hòa tan crom, niken … pH thấp)  Chất thải có tính axit (pH thấp H2S, HF, H2CO3 …)  Chất thải có tính kiềm (KOH, NaOH…)  Chất thải có tính phản ứng (có khả năng biến đổi hóa học khi tiếp xúc với các chất khác)  Chất thải chứa sơn và nhựa (PVC, benzen…)  Chất thải là các dung môi hữu cơ (Ni-tơ, Photpho …)  …) Chất thải gây mùi thối (từ hoạt động thu gom rác sinh hoạt, công nghiệp  Chất thải chứa dầu mỡ (trong nhà xưởng, gara xe …)  Chất thải của nghành dệt  Các loại bao bì loại bỏ  Các loại chất thải trơ  Chất thải là hóa chất hữu cơ 3  Chất thải là thuốc bảo vệ thực vật 1.2 Phân loại chất thải nguy hai theo các nhóm nguồn và dòng thải chính (Theo quyết đinh Số:23/2006/QĐ-BTNM của Bộ tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại ngày 26/12/2006 ). 1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than (dầu mở, tro bụi…) 2. khí thải…) Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ (có tính axit hoặc kiềm, 3. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ (dầu mỡ, mùi hôi …) 4. …) Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác (tro, than 5. Chất thải từ ngành luyện kim (tro bụi, khí thải, kim loại nặng…) 6. thải …) Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh (bụi, khí 7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác (nước tẩy rữa, bụi phát tán …) 8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in (mùi hôi, khí thải, nước tẩy rữa chứa dung môi hữu cơ …) 9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy (bụi gỗ …) 10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm (dung môi hữu cơ, mùi hôi…) 11. nhiễm) Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô 12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp (nước chứa hợp chất hóa học hòa tan Cl- Al+ …) 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) 14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant) 4 18. vệ Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo 19. Các loại chất thải khác 1.3 Phân loại theo tính chất chất nguy hại  Hóa chất phóng xạ  Các chất nguy hại thuộc nhóm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, chác chất dược liệu…thuộc 2 nhóm: + Các chất tổng hợp hữu cơ + Muối kim loại, axit, kiềm vô cơ  Chất thải bệnh viện, các phòng thí nghiệm sinh học  Chất gây cháy  Chất gây nổ 1.4 Phân loại theo độ bền vững Dựa vào tính bền vững của chất nguy hại có thể phân ra 4 nhóm sau: • Không bền vững: độ bền vững 1-12 tuần (P-hữu cơ, carbonate…) • Bền vững trung bình: độ bền vững từ 3 tháng đến 18 tháng • Bền vững: thời gian bền vững kéo dài 2-5 năm (DDT, aldrin, chlordane…) • nặng…) Rất bền vững: Lưu tồn rất lâu trong cơ thể sinh vật (kim loại 1.5 Phân loại dựa trên cơ quan tác động  kim loại nặng…. Các chất gây ảnh hưởng tập trung, điểm như Cl 2, O3, muối  formol,… Các chất gây ảnh hưởng hệ thần kinh như: CO 2, phenol, F,  Các chât gây độc hại máu như: Zn, P,…  Các chất gây độc hại nguyên sinh chất như: F…  Các chất gây độc hại hệ enzyme như: Phc, Na2SO4, F,…  Các chất gây mê như: Chloroform, CCl4, ete…  Các chất gây tác động tổng hợp như: Formol, F, ..  nhau Một số chất có hàm lượng khác nhau gây ảnh hưởng khác 5 Ví dụ: Phenol hàm lượng thấp ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Phenol hàm lượng cao xâm nhập vào máu 1.6 Phân loại theo mức tác dụng sinh học Tại hội nghị quốc tế năm 1969 về độc học sinh thái, các chuyên gia đã đề nghị phân loại sinh học các chất công nghiệp. Việc phân loại này dựa vào 4 mức độ tác dụng của chất thải nguy hại • Loại A: (Tiếp xúc không nguy hiểm): tiếp xúc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. • phục được. Loại B: Tiếp xúc có thể gây tác hại đến sức khỏe nhưng có thể hồi • Loại C: Tiếp xúc có thể gây bệnh nhưng phục hồi được. • Loại D: Tiếp xúc có thể gây bệnh không phục hồi được hoặc chết. Sự phân loại này phù hợp với thời gian tiếp xúc 8h/ngày và 5 ngày/năm. Tuy nhiên, phân loại này khó đối với những chất gây ung thư hoặc đột biến gen. 1.7 Phân loại dựa trên mức gây độc cho cơ thể thủy sinh vật Cách phân loại này dựa trên nồng độ độc chất và mức gây độc cho cơ thể động vật thủy sinh (dựa trên chỉ số TLm: mức độ chất gây tử vong 50% số lượng cơ thể sinh vật thí nghiệm trong khoảng thời gian nhất định). Nhóm độc chất cực mạnh: TLm ≤ 1mg/l (DDT C14H9Cl5, phentachlophenolate natri...)   Nhóm độc chất mạnh: 1≤ TLm ≤ 10mg/l  Nhóm độc chất trung bình: 10 ≤TLm ≤ 100mg/l  Nhóm độc chất yếu: TLm ≤ 100 mg/l  Nhóm độc chất cực yếu: TLm ≤ 1000mg/l (HBr, CaCl2…) 6 Danh sách các chất gây ung thư, đã được xác nhận và đề nghị con người cần tránh tiếp xúc Bảng 01: các chất gây ung thư cần tránh tiếp xúc Hợp chất Sử dụng Mức độ nguy hiểm 4-Nitrophenyl Phân tích hóa học Gây ung thư bàng quang α- naphtylamins Chất chống oxi hóa. Sản xuất phẩm Gây ung thư bàng quang màu, phim màu 4,4-metylenebis Tác nhân lưu hóa chất dẻo Gây ung thư bàng quang Metyl-cloanilin ete Sản xuất nhựa trao đổi ion Thường bị nhiễm chất ung thư biclometyl ete 3,3- Điclobenziđin Sản xuất phẩm màu Chất gây ung thư nổi tiếng Bis (clomety) ete Sản xuất nhựa trao đổi ion Gây ung thư phổi β- naphthylamin Sản xuất thuốc nhuộm, thuốc thử Gây ung thư bàng quang Benzidin Sản xuất phẩm màu cao su, chất dẻo, Gây ung thư bàng quang mực in Etylênimin Chế hóa giấy, vải Chất gây ung thư nổi tiếng β- propiolacton Sản xuất chất dẻo Nghi ngờ gây ung thư cho người Vinyl clorua Nhựa PVC Chất gây ung thư gan Etylen diclorua Dung môi công nghiệp. chất sát trùng Chất gây ung thư dạ dày, lá hạt lương thực vật và chất phụ gia lách, phổi. cho xăng để thu gom chì, mỗi năm thải ra ngoài môi trường 7,4.106 kg 7 1.8 Phân loại theo phương pháp xử lý Cách phân loại này chủ yếu dựa vào mục đích bảo quản, kiểm tra và thanh soát khi vận chuyển thể hiện qua bảng sau: Phân loại chất thải nguy hại dựa theo cách xử lý Đối tượng Mức cần xử lý Thu hồi Đối tượng Loại chất thải quản lý A Dầu B C Đốt D Lý hóa học E F 2 3,4,5 Chất vô cơ 6,7,8,9,10,11,18 1,2,3,4,5,12,23,24,29,34,35 Ngậm nước 18,36,39 Dạng quánh đặc 6,7,8,9,10,11,14,17,38,39, 19,20,21,22,12 G 12,15,19 H 12,13,14,16,26,27,28,30,31,32,33 I 35,37,38,40 Điểm thải an toàn J Hố sâu L Xử lý đất M Bãi đất K Lọc qua các tâng N lớp đất Mặt đất Dạng trung hòa O 6,7,8,9,10,11,37,40 1,12 Bãi đất để thu hồi 19,20,21,22 lưu giữ mãi 2,15 6,7,8,9,10,11,16,17,18,19,20,21,22, 25 21 8 Bảng 02: 10 tính chất chính của chất thải nguy hại STT Tính chất STT Tính chất 1 Ăn mòn (tính kiềm hoặc axít (A) 6 Bền vững trong MT (trơ) (G) 2 Cháy (B) 7 Gây ung thư (H) 3 Hoạt động(gây phản ứng, nổ) (C) 8 Gây viêm nhiễm (J) 4 Độc hại (D) 9 Gây quái thai (K) 5 Tích đọng sinh học (F) 10 Gây bệnh thần kinh (L) Bảng 03:Các loại chất thải nguy hại theo danh mục xử lý Ký hiệu Loại chất thải Ký hiệu Loại chất thải 1 PCB 21 Kiềm và kim loại nặng 2 Xăng dầu 22 Kiềm 3 Halogen 23 Chất dẻo 4 Khong Halogen 24 Phenol 5 Dung môi và kim loại 25 Sianua 6 Kim loại 26 Phophat 7 Chì 27 Chất nổ 8 Crom 28 Các thùng đựng và đồ chứa độc 9 Đồng 29 Đất cát lẫn chất độc 10 Nhôm 30 Tro bụi 11 Mangan 31 Ammonia 12 Thuốc trừ sâu, diệt cỏ 32 Pin thải 13 Chất thải nhà máy dệt 33 Chất thải chứa cácbon 14 Mực 34 Các chất thải nhiễm trùng 9 15 Các chất hữu cơ 35 Các thùng đựng 16 Bụi và cao su 36 Các chất hóa học 17 Sơn 37 Sunfua 18 Các kim loại ngậm nước 38 Tro đốt 19 Axit và các kim loại nặng 39 Chât thải chụp ảnh 20 Dung dich axit 40 Chất pha trộn dùng thừa 1.9 Phân loại chất thải nguy hại theo chuyên ngành A. Phân loại chất thải nguy hại trong ngành sản xuất hóa chất: 1. Ngành sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản: • Sản xuất axit sulphuric: các chất SO 2 , SO3 , H2S … trong dây chuyền là những chất độc có khả năng kích ứng tối đa niêm mạc và hệ thống hô hấp cũng như tiêu hóa. • Sản xuất xút và clo điện phân: Khí clo và hơi axit HCl là sản phẩm của công nghệ điện phân cực kỳ độc. 2. đạm Ngành sản xuất phân hóa học: chủ yếu là sản xuất phân lân và phân • Phân lân: sản xuất phân lân là nguồn tạo ra các chất độc là F 2, HF, SiF4 và H2SiF6 … • cao. Phân đạm: các hợp chất H 2S , CN, phenol … tồn tại ở mức độ 3. Ngành sản xuất sơn, vecni và dầu bóng: hơi dung môi ngay ở nhiệt độ thường (dung môi hữu cơ), các hạt phân tán có kích thước cực kì nhỏ phân tán trong môi trường lao động, các hơi đâu thực vật có tính kích thích hay gây dị ứng cao, … 4. Ngành sản xuất các sản phẩm cao su: hóa chất dạng amin hay carbamat hữu cơ mạch vòng, các chất độn (muội than đen), dầu hóa dẻo, làm mền, axit stearic, xăng công nghệ, …. 5. Ngành sản xuất sản phẩm chất dẻo: PP, PE, PVC, TDI, DOP, bột mầu nhựa… B. Phân loại chất thải nguy hại trong hóa chất bảo vệ thực vật: 10 Các hóa chất bảo vệ thực vật rất đa dạng về thành phần, về tác dụng đối với cây trồng và cách sử dụng…Vì vậy có nhiều cách phân loại chúng. Thường phân thành:  Các chất trừ sâu  Các chất diệt cỏ  Các chất diệt côn trùng  Các chất diệt chuột 1.10 Phân loại chất thải nguy hại theo môi trường chất độc tồn tại • Chất thẩi nguy hại trong nước (nước tự nhiên và nước thải): As, Cd, Be, B, Cr, Cu, F, Pb, Mn, Hg, Mo, SE, Zn… gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. • Chất độc nguy hại trong đất: hóa chất và kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cd), các chất phóng xạ …làm thay đổi tính chất thành phần của đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa cây trồng và đất. • Chất thải nguy hại trong không khí: các khí thải như H2S , CO2 , CO , NOx , ….trong không khí gây ra hiện tượng mưa axit, làm chua đất, sương mù, phá hoại vật chất 1.11 Phân loại dựa vào nguy cơ gây ung thư ở người: Dựa trên những chứng cứ rõ ràng, IARC (cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) đã phân các chất hóa học theo 4 nhóm có khả năng gây ung thư: Nhóm 1: Tác nhân là chất ung thư ở người. Nhóm 2A: Tác nhân có thể gây ung thư ở người. Nhóm 2B: Tác nhân có lẽ gây ung thư ở người. Nhóm 3: Tác nhân không thể phân loại dựa trên tính gây ung thư ở người. Nhóm 4: Tác nhân có lẽ gây ung thư ở người. IARC xem xét toàn thể các chứng cứ để đánh giá toàn diện về khả năng gây ung thư ở người của các tác nhân, hỗn hợp và tình huống gây nhiễm. Việc phân nhóm các yếu tố này mang tính khoa học dựa trên thông tin số liệu tin cậy, chứng cứ thu được từ những nghiên cứu ở người, động vật thí nghiệm. Trong đó: Nhóm 1: Tác nhân (hoặc hỗn hợp) chắc chắn gây ung thư cho người. Đây là những chất mà khả năng gây ung thư ở người của chúng đã có những chứng cớ chắc chắn. Ngoài ra tác nhân(hỗn hợp) có thể xếp vào nhóm này khi bằng chứng gây ung thư cho người chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng chắc chắn gây ung thư trên động vật thí nghiệm và có luận cứ cho thấy khi vào cơ thể người có thể nó sẽ có tác động theo cơ chế dẫn đến ung thư. Nhóm 2: Nhóm này bao gồm các tác nhân, hỗn hợp, tình huống nhiễm mà trong một số trường hợp thì có đầy đủ bằng chứng về tính gây ung thư ở người, 11 trong những trường hợp khác không có đủ dữ liệu về tính gây ung thư ở người nhưng có đủ bằng chứng trên động vật thí nghiệm. Các tác nhân hỗn hợp trong những trường hợp này phân thành 2 nhóm: nhóm A và B dựa trên cơ sở chứng cớ thí nghiệm và dịch tễ học về khả năng gây ra ung thư hoặc những dữ liệu thích hợp khác. Nhóm 3: Tác nhân (hỗn hợp) chưa thể xếp vào nhóm gây ung thư cho người. Đó là tác nhân (hỗn hợp) không có bằng chứng rõ ràng gây ung thư ở người nhưng lại có bằng chứng gây ung thư ở động vật thí nghiệm, song cơ chế gây ung thư ở đây không giống như đối với người. Nhóm 4: Tác nhân (hỗn hợp) có thể không gây ung thư cho người. Đó là những tác nhân (hỗn hợp) mà bằng chứng cho thấy không có tình gây ung thư cho người và động vật thí nghiệm. Trong một số trường hợp, những tác nhân (hỗn hợp) có bằng chứng không chắc chắn là gây ung thư cho người, nhưng từ nhiều thông tin, số liệu rõ rang chứng minh là không gây ung thư cho động vật thí nghiệm cũng được xếp vào nhóm này. Danh sách các chất gây ung thư, đã được xác nhận và đề nghị con người cần tránh tiếp xúc: Bảng 01: các chất gây ung thư cần tránh tiếp xúc Hợp chất Sử dụng Mức độ nguy hiểm 4-Nitrophenyl Phân tích hóa học Gây ung thư bàng quang α- naphtylamins Chất chống oxi hóa. Sản xuất phẩm Gây ung thư bàng quang màu, phim màu 4,4-metylenebis Tác nhân lưu hóa chất dẻo Gây ung thư bàng quang Metyl-cloanilin ete Sản xuất nhựa trao đổi ion Thường bị nhiễm chất ung thư biclometyl ete 3,3- Điclobenziđin Sản xuất phẩm màu Chất gây ung thư nổi tiếng Bis (clomety) ete Sản xuất nhựa trao đổi ion Gây ung thư phổi β- naphthylamin Sản xuất thuốc nhuộm, thuốc thử Gây ung thư bàng quang Benzidin Sản xuất phẩm màu cao su, chấtGây ung thư bàng quang dẻo, mực in Etylênimin Chế hóa giấy, vải Chất gây ung thư nổi tiếng β- propiolacton Sản xuất chất dẻo Nghi ngờ gây ung thư cho người Vinyl clorua Nhựa PVC Chất gây ung thư gan Etylen diclorua Dung môi công nghiệp. chất sátChất gây ung thư dạ dày, lá trùng hạt lương thực vật và chấtlách, phổi. phụ gia cho xăng để thu gom chì, mỗi năm thải ra ngoài môi trường 7,4.106 kg 12 2. Dấu hiệu nhận dạng chất thải nguy hại Dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại cho biết cần phải chú ý và đề phòng đối với các nguy hiểm hoặc bất lợi có thể xảy ra đối với con người và môi trường do chất thải nguy hại gây ra Các dấu hiệu bao gồm sự kết hợp giữa biểu tượng, hình dạng, màu sắc và lời viết cho từng dấu hiệu. Dấu hiệu cảnh báo được sử dụng để cảnh báo cho người làm việc với chất thải nguy hại và cho cộng đồng chú ý tới mối nguy hại, nhắc nhở phải thực hiện những yêu cầu an toàn khi tiếp cận với chất thải nguy hại; hoặc chỉ dẫn những thông tin cần thiết khác đã được quy định để phòng tránh các rủi ro, tai nạn cho con người và môi trường. Dấu hiệu cảnh báo được áp dụng tại các khu vực và trên các phương tiện làm việc liên quan đến chất thải nguy hại hoặc nơi mà cơ quan quản lý chất thải nguy hại có yêu càu sử dụng. Dấu hiệu cảnh báo phải được bố trí trong phạm vi nhìn thấy của người cần được báo hiệu, tại vị trí dễ nhận thấy và bản thân chúng không được trở thành nguồn gây nguy hại mới. 2.1. Biểu tượng, tên viết tắt / mô tả nguy hiểm quốc tế và Việt Nam: 13 Biểu tượng Quốc tế Tên Gây viết hiểm tắt nguy Mô tả mối nguy Chất thải nguy hại Việt Nam Tên Gây nguy viết hiểm tắt Chất thải nguy hại (Hóa lý) E O F+ F Thuốc nổ Hóa chất nổ. N Hóa chất có phản ứng Oxy hóa exothermically với hóa chất OH khác. Hóa chất có một điểm sáng Cực kỳ dễ rất thấp và điểm sôi, và các C cháy loại khí mà có thể cháy tiếp xúc với không khí. Hóa chất có thể bắt lửa tiếp xúc với không khí, chỉ cần liên hệ ngắn ngủi với một nguồn lửa, có một điểm Rất dễ cháy sáng rất thấp hoặc phát triển các loại khí rất dễ cháy trong tiếp xúc với nước. Dễ nổ Oxy hóa Dễ cháy (Y tế) Hóa chất đó ở mức rất thấp, Đ gây thiệt hại cho sức khỏe. Hóa chất đó ở mức thấp gây thiệt hại cho sức khỏe. T+ Rất độc hại T Độc hại Carc Cat 1 Carc Cat 2 Carc Cat 3 Chất gây ung thư loại 1 Hóa chất có thể gây ung Chất gây ung thư hoặc tăng tỷ lệ của nó. thư loại 2 Chất gây ung thư loại 3 Hóa chất gây ra các khuyết Chất gây đột tật di truyền di truyền hoặc biến loại 1 tăng tỷ lệ của họ. Chất gây đột biến loại 2 Chất gây đột biến loại 3 Hóa chất sản xuất hoặc tăng tỷ lệ mắc các hiệu ứng Sinh sản độc tố không di truyền ở thế hệ loại 1 con cháu và / hoặc làm suy giảm một trong các chức năng sinh sản hay năng lực. Sinh sản độc tố loại 2 Muta Cat 1 Muta Cat 2 Muta Cat 3 Repr Cat 1 Repr Cat 2 Có tính độc 14 2.2 Ký hiệu chất thải nguy hại trong hộ gia đình: 2.2.1. Dễ nổ: • • • • Thùng chứa có gắn nhãn với những biểu tượng này có thể phát nổ. Chúng cũng có thể tạo khói gây chết người hoặc hơi khi tiếp xúc với không khí hoặc hỗn hợp với vật liệu khác. Một số sản phẩm chất nổ xung quanh nhà bao gồm: Bình phun lon (toàn bộ hoặc một phần đầy đủ) Két quay propan. Thiết bị báo khói. Bếp ga, hột quẹt. 2.2.2. Dễ cháy Những sản phẩm này có thể gây cháy. Bất kỳ sản phẩm có biểu tượng này trên nhãn của nó phải được giữ cách xa tất cả các nguồn của tia lửa và lửa. Một số sản phẩm dễ cháy xung quanh nhà bao gồm: • Xăng • Động cơ dầu • Vẹt ni và các dung môi đánh bóng (kim loại, gỗ, móng tay) 2.2.3. Độc hại: Sản phẩm được đánh dấu bằng biểu tượng này là các chất độc hoặc gây chết người nếu nuốt hoặc hít vào, thậm chí với số lượng nhỏ. Một số sản phẩm độc hại xung quanh nhà bao gồm: • • Nước sơn (toàn bộ hoặc một phần đầy đủ hộp) • Thuốc trừ sâu • Các loại chất lỏng có chứa vật liệu dễ cháy: chất làm sạch quần áo tại chỗ, chất lỏng tẩy rửa máy,…) • 2.2.4. Ăn mòn: Một sản phẩm có gắn nhãn với những biểu tượng này có thể gây bỏng cho da và mắt của bạn và có thể ăn mòn các vật liệu khác. Một số sản phẩm ăn mòn xung quanh nhà bao gồm: • • • Pin (hộ gia đình và ô tô) Chất giặt rửa, chất tẩy Dung dịch rửa ảnh 15 3. Quy định mã chất thải nguy hại trong nước và quốc tế. 3.1. Các bước nhận dạng: Bước 1: Lập danh mục chất thải Đối với doanh nghiệp cần : liệt kê tất cả các loại chất thải phát sinh tại cơ sở từ hoạt động sản xuất, hoạt động văn phòng, sinh hoạt, các kho nguyên vật liệu, hoá chất, khu vực xử lý chất thải...để từ đó xây dựng thành danh mục chất thải trong quá trình hoạt động của đơn vị. Đối với người dân cần : liệt kê tất cả các chất thải có trong chất thải sinh hoạt của gia đình, chất thải trong quá trình làm việc để xây dựng danh mục chất thải theo yêu cầu đăng ký chủ nguồn thải của thông tư 12/2006/TT-BTNMT và nộp lại cho Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Danh mục chất thải gồm các nội dung sau (áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và người sử dụng): tên chất thải ; số lượng ước tính phát sinh (kg/tháng) ; trạng thái tồn tại ; nguồn phát sinh (theo phụ lục 1 thông tư 12/2006/TT-BTNMT) Bước 2 : Xác định chất thải nguy hại Đối với doanh nghiệp tiến hành xác định loại hình ngành nghề sản xuất của đơn vị thuộc nhóm mục nào trong 19 mục của danh mục chất thải nguy hại được quy định trong quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. Đối với người dân cần tiến hành xác định chất thải trong chất thải sinh hoạt thuộc loại nào trong các loại chất thải nêu ra trong mục 16 của danh mục CTNH được quy định trong quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục CTNH. Bước 3 : Tiến hành thí nghiệm để xác định đặc tính nguy hại Nếu chất thải thuộc danh mục CTNH được nêu trong quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT thì không cần kiểm tra đặc tính nguy hại mà cần kiểm tra nồng độ để xác định chất đó có đạt tiêu chuẩn môi trường hay không. Nếu chất thải không nằm trong danh mục chất thải nguy hại mà có thành phần hoá chất nguy hại thì cần phải kiểm tra đặc tính nguy hại theo quy trình sau : Chất hoặc hỗn hợp chất thải ban đầu sẽ được tiến hành thí nghiệm ( có thể thí nghiệm tại phòng thí nghiệm của doanh nghiệp hoặc gửi mẫu thí nghiệm tới các cơ quan chức năng). Sau khi thí nghiệm cần phân tích kết quả thu được và sau đó đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn hiện hành quy định về ngưỡng nguy hại của các chất. Cụ thể : Kiểm tra đặc tính độc : kết quả thu được sau quá trình thí nghiệm cần tra cứu theo bảng được quy định tại khoản 1 điều 17 quy định về ngưỡng hàm lượng chất nguy hiểm trong nghị định 108/2008/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật hoá chất. Kiểm tra đặc tính cháy : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng chất thải nguy hại để xác định chất thải có đăc tính nguy hại là cháy hay không. 16 Kiểm tra đặc tính oxy hoá: kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng chất thải nguy hại để xác định chất thải có tính chất oxy hoá hay không. Kiểm tra đặc tính ăn mòn : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích. Nếu như chất thải có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hoặc lớn hơn hoặc bằng 12 thì kết luận chất thải có tính ăn mòn. Kiểm tra đặc tính độc sinh thái : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn quy định. Nếu như chất thải có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng 1.0% thì kết luận chất thải đó có tính nguy hại là gây độc đối với môi trường sinh thái (theo ngưỡng hàm lượng chất nguy hiểm quy định trong khoản 1 điều 17 nghị định số 108/2008/NĐ-CP). Kiểm tra đặc tính nổ : kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng CTNH. Kiểm tra đặc tính dễ lây nhiễm kết quả thu được sau khi thí nghiệm và phân tích chúng ta so sánh với tiêu chuẩn hiện hành TCVN 7629 :2007 về ngưỡng CTNH. 3.2 Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại của Việt Nam: 3.1.1 Mã CTNH (mã chất thải nguy hại): là cột thể hiện mã số của các chất thải trong Danh mục khi được xác định là chất thải nguy hại. Mã CTNH được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau: a) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính; b) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ hai thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính; c) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải. 3.1.2 Tên chất thải: là cột thể hiện tên gọi của các chất thải trong Danh mục, được phân loại theo 3 cấp như sau: a) Cấp 1 (tương ứng với mã có 1 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;b) Cấp 2 (tương ứng mã có 2 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính; c) Cấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải. 3.1.3 Mã EC: là cột thể hiện mã đối chiếu theo Danh mục chất thải của Cộng đồng Châu Âu (EC). 3.1.4 Mã Basel (A/B): là cột thể hiện mã đối chiếu A/B theo Phụ lục VIII hoặc IX (Danh mục A hoặc B) của Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và tiêu huỷ chúng năm 1989 (www.basel.int). Đối với 17 những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu A/B thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nội dung các Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn phương án phù hợp. 3.1.5 Mã Basel (Y): là cột thể hiện mã đối chiếu Y theo Phụ lục I của Công ước Basel. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu Y thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nội dung các Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn phương án phù hợp. 3.1.6 Tính chất nguy hại chính: là cột thể hiện các tính chất nguy hại chính mà một chất thải nguy hại trong Danh mục có thể có, đối chiếu theo Phụ lục III của Công ước Basel. Tuỳ vào từng trường hợp, một chất thải nguy hại có thể có một, một số hoặc toàn bộ các tính chất được ghi tại cột này. 18 Các tính chất nguy hại được trình bày chi tiết ở bảng sau: Số TT 1 2 Tính chất nguy hại Dễ nổ Dễ cháy Ký hiệu N C 3 Oxy hoá OH 4 Ăn mòn AM Mô tả Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của H1 phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành. Chất thải rắn dễ cháy: là các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. Chất thải tạo ra khí dễ cháy: là các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm. Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có Mã H (Theo Phụ lục III Công ước Basel) H1 H3 H4.1 H4.2 H4.3 H5.1 H8 19 5 Có độc tính Đ 6 Có độc tính sinh thái ĐS 7 Dễ lây nhiễm LN tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật. H6.1 H11 H10 H12 H6.2 20 3.1.7 Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: là cột thể hiện các trạng thái hay thể tồn tại thông thường (rắn, lỏng hoặc bùn) của chất thải trong Danh mục. 3.1.8 Ngưỡng nguy hại: là cột ghi chú về tiêu chí xác định một chất thải trong Danh mục là chất thải nguy hại hay không nguy hại, bao gồm hai loại như sau: a) Loại 1 (ký hiệu là *): chỉ là chất thải nguy hại khi có ít nhất một tính chất hoặc ít nhất một thành phần nguy hại ở mức độ hay hàm lượng bằng hoặc vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại các tiêu chuẩn hiện hành. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì áp dụng theo các tiêu chuẩn đã có của quốc tế sau khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về môi trường b) Loại 2 (ký hiệu là **): luôn là chất thải nguy hại trong mọi trường hợp. 3.1.9 Hướng dẫn quy trình tra cứu, sử dụng Danh mục: 3.1.9.1 Xác định một chất thải nguy hại bất kỳ căn cứ vào mã chất thải nguy hại: nếu đã biết mã của một chất thải nguy hại, căn cứ vào cột thứ nhất (cột “Mã CTNH”) trong Danh mục chất thải nguy hại tại Phần III để tìm ra loại chất thải nguy hại tương ứng. 3.1.9.2 Xác định các chất thải nguy hại căn cứ vào nguồn hoặc dòng thải: a) Bước 1: căn cứ danh sách chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Phần II để sơ bộ xác định một nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những Mục nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một nguồn thải bất kỳ có thể phát sinh những chất thải nằm trong nhiều Mục khác nhau thuộc hai nhóm Mục như sau: - Các Mục từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn hoặc dòng thải khác nhau; - Các Mục 17, 18 và 19 bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh; b) Bước 2: căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chất thải nguy hại ở Phần III c) Bước 3: rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan; d) Bước 4: rà soát trong nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại chất thải nguy hại trong đó. 3.3 Danh mục chất thải nguy hại của Việt Nam: Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ( phụ lục) 21 4. Các công ước, quy định về chất thải nguy hại 4.1 Công ước Basel về kiểm soát, loại bỏ việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại 1992 Gồm 29 điều, VN tham gia công ước vào ngày 13/5/1995. Công ước Basel là một hiệp ước toàn cầu để ngăn chặn việc bán lại chất thải độc hại ở các nước phát triển cho nước đang phát triển đã được chuẩn bị tốt để đối phó với tác động của nó. Mục tiêu chính của Công ước là giảm thiểu, loại trừ, các hoạt động vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại. Công ước này cũng nhằm mục đích ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp trong chất thải. Bằng cách cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật về việc hướng dẫn thực hành tốt nhất và thủ tục xử lý chất thải, lưu trữ và tiêu hủy, Công ước khuyến khích việc quản lý môi trường và xử lý chất thải nguy hại. Công ước Basel không bao gồm các chất thải phóng xạ, chất thải được thải ra từ tàu thuyền. Công ước đã có hiệu lực vào năm 1992. Mục đích của Công ước Basel là: • Ngăn chặn vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại • Giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và chất độc hại • Đảm bảo xử lý chất thải được thực hiện theo cách thân thiện môi trường và càng gần với vị trí các nguồn thải càng tốt • Hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc quản lý môi trường các chất thải nguy hại mà họ tạo ra Công ước này bao gồm các chất độc hại, dễ nổ, ăn mòn, dễ cháy, ecotoxic và chất thải lây nhiễm đang được chuyển từ nước này sang nước khác (vận chuyển xuyên biên giới). Các nước nên cấm nhập khẩu chất thải nguy hại, cần giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và hợp tác để đảm bảo rằng chất thải được xử lý và xử lý một cách tốt nhất và thân thiện với môi trường. Công ước Basel quy định việc vận chuyển các hóa chất nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường sẽ bị hạn chế hoặc cấm. Điều này sẽ có lợi ích đáng kể. 22 Hơn nữa, các nước đang phát triển có khả năng thu hút hỗ trợ tài chính để giúp họ quản lý chất thải nguy hại. Các nước đang phát triển có thể có thể sử dụng Công ước cho các mục đích sau đây: • Để nhận được hỗ trợ trong việc xử lý chất thải nguy hại tại quốc gia của họ. • Được cấp giấy phép để xuất khẩu chất thải nguy hại để tiêu hủy ở một nước khác • Cấm việc trung chuyển chất thải nguy hại qua lãnh hải của họ. • Được cấp giấy phép để xuất khẩu các yếu tố của chất thải gia đình đến một nước khác để tái chế (ví dụ lon nhôm). Tùy thuộc vào mức độ của chất thải nguy hại sẽ có một số chi phí trong hoạt động xử lý. Các cơ quan có thẩm quyền (công an, hải quan, cảng hoặc sân bay chính quyền, bảo vệ bờ biển) có thể cần phải thực hiện các chức năng sau: • Xác định loại chất thải nguy hại • Tìm hiểu về hoạt động của công ty đó • Áp dụng quy định của Liên hợp quốc khuyến nghị về vận tải hàng nguy hiểm (tất cả các phương thức vận tải) • Tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm loại chất thải • Thống kê thông tin và xử lý dữ liệu được cung cấp bởi Tổ chức Hải quan thế giới • Xác định các trường hợp nhập khẩu lưu lượng chất thải bất hợp pháp. • Hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi Quỹ Uỷ thác để hỗ trợ các nước đang phát triển đáp ứng các chi phí thực hiện các nghĩa vụ của Công ước. 4.2 Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Công ước POP) Được kí kết năm 2001 và chính thức có hiệu lực năm 2004. Việt Nam phê chuẩn công ước stockholm năm 2002 là thành viên thứ 14 trong 173 nước, gồm 30 điều. Mục tiêu của Công ước Stockholm là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường từ chất ô nhiễm hữu cơ hoặc các chất POPs. POPs bao gồm các thuốc trừ sâu clo hữu cơ, DDT, endrin, dieldrin, aldrin, chlordane, toxaphene, heptachlor, mirex, hexachlorobenzene và các hóa chất công nghiệp PCBs, dioxin và furan. 23 Công ước này nhằm loại bỏ việc sản xuất, sử dụng và phát thải các chất POPs trong khi ngăn chặn sự xuất hiện của các hóa chất mới với các đặc tính giống như POP và đảm bảo các tiêu hủy các kho dự trữ chất thải POPs. Công ước đưa ra các hành động được thực hiện bởi các bên để giảm bớt và có thể loại bỏ các sản phẩm phụ của hóa chất POPs. Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2004. Hầu hết các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi đã phân tán một lượng POPs trên khắp đất nước. Công ước Stockholm đã tạo cơ hội cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi nhận được hỗ trợ để giải quyết bằng cách bảo đảm loại bỏ an toàn và xử lý POPs trong tương lai, cũng như khí thải dioxin và furan. Chất hóa học POPs được đánh giá là chất độc hại được tìm thấy trên khắp thế giới. Cấm sử dụng và buôn bán các hóa chất này để sẽ có lợi ích đáng kể sức khỏe con người. Tùy thuộc vào lượng POPs được sản xuất hoặc dự trữ ở các nước sẽ có một số chi phí hoạt động. Các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: bộ phận môi trường, cảnh sát, hải quan, cảng hoặc sân bay chính quyền) có thể cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Xác định các chất POPs; Tìm hiểu về hoạt động của các công ty có thể sản xuất POPs; Thí nghiệm về lấy mẫu và thử nghiệm các chất hóa học Tìm hiểu các phương pháp để giảm thiểu hoặc hủy POPs một cách thân thiện môi trường 4.3 Công ước Waigani ngăn chặn việc nhập khẩu chất thải nguy hại, chất phóng xạ vào khu vực Nam Thái Bình Dương. Công ước Waigani được mở ra dành cho các thành viên của các nước ở Nam Thái Bình Dương tại Waigani, Papua New Guinea vào tháng 9/1995. Công ước Waigani cung cấp một chương trình để ngăn chặn buôn bán chất thải vào Nam Thái Bình Dương như là một kho chứa chất thải độc hại. Trong Công ước Waigani, đất nước có đủ điều kiện để được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để giúp đỡ trong việc quản lý chất thải nguy hại hoặc hạt nhân, từ đó tạo ra một cơ chế hiệu quả trong khu vực để tạo thuận lợi cho việc xử lý chất thải nguy hại, chất phóng xạ. Mục đích của Công ước là: 24 • Giảm hoặc loại bỏ các hoạt động vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại, chất phóng xạ vào và trong khu vực Thái Bình Dương • Giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và chất độc hại trong khu vực Thái Bình Dương • Đảm bảo xử lý chất thải được thực hiện một cách thân thiện môi trường và càng gần với nguồn thải càng tốt • Hỗ trợ các nước đang phát triển NamThái Bình Dương trong việc quản lý môi trường các chất thải nguy hại Công ước này bao gồm độc hại, độc hại, dễ nổ, ăn mòn, dễ cháy, ecotoxic, truyền nhiễm và chất thải phóng xạ. Các nước nên cấm nhập khẩu chất thải nguy hại, chất phóng xạ. Trên hết cần giảm thiểu việc sản xuất các chất thải nguy hại và hợp tác để đảm bảo rằng chất thải được xử lý và xử lý một cách thân thiện với môi trường. Có nhiều lý do tại sao Công ước Waigani là quan trọng đối với khu vực: • Nó cung cấp một nội dung hiệu quả bảo vệ để ngăn chặn buôn bán chất thải vào Nam Thái Bình Dương như một bãi chứa chất thải quốc tế. • Nó sẽ ngăn chặn tàu vận chuyển chất thải vào Nam Thái Bình Dương • Nó sẽ tạo ra một cơ chế khu vực để tạo điều kiện làm sạch chất thải nguy hại, chất phóng xạ trong khu vực. 4.4 Công ước Rotterdam về Thủ tục Thông báo được sự đồng ý trước cho một số hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế (1998) Công ước Rotterdam là một đa phương hiệp ước để thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm liên quan đến nhập khẩu hoá chất độc hại. Công ước khuyến khích trao đổi cởi mở thông tin và kêu gọi các nhà xuất khẩu hóa chất nguy hiểm để sử dụng đúng nhãn mác, bao gồm hướng dẫn về xử lý an toàn. Các bên có thể quyết định cho phép hoặc cấm việc nhập khẩu các hoá chất được liệt kê trong hiệp ước, và các nước xuất khẩu có nghĩa vụ đảm bảo rằng các nhà sản xuất thuộc thẩm quyền của họ thực hiện. Công ước Rotterdam chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2004 với hơn 50 quốc gia tham gia, đến nay đã có 105 quốc gia tham gia. Công ước này bao gồm 27 loại thuốc trừ và năm hóa chất công nghiệp. Nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế trong chuyển đổi có thể sử dụng Công ước Rotterdam để thiết lập một cơ chế để cấm nhập khẩu một số thuốc trừ sâu và hoá chất công nghiệp từ các nước khác. Các thuốc trừ sâu và hoá chất 25 công nghiệp đã bị cấm hoặc bị hạn chế đối với sức khỏe hoặc các lý do môi trường ở các nước khác. Các quốc gia khuyến khích để điều tra và thông báo cho nhân dân thuốc trừ sâu đang gây sức khỏe hoặc các vấn đề môi trường theo các điều kiện sử dụng trong nước của họ, mặc dù các thuốc trừ sâu có thể không bị cấm ở nơi khác. Công ước cải thiện luồng thông tin cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong chuyển đổi, cảnh báo họ về sức khỏe và các vấn đề môi trường liên kết với một số hoá chất độc hại. Hiệu quả là ngăn chặn hàng nhập khẩu các hóa chất độc hại vào các nước, tránh việc tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm. Công ước có thể đóng một vai trò trung tâm trong việc phát triển các sáng kiến xây dựng năng lực để giúp chính phủ cải thiện quy định về hóa chất. Các bên tham gia Công ước nhận được sáu cập nhật hàng tháng thông báo các hành động pháp lý được thực hiện bởi các nước khác cấm hoặc bị hạn chế một loại thuốc trừ sâu hay hóa chất công nghiệp. 4.5 Công ước Bamako kiểm soát việc nhập khẩu chất thải nguy hại vào các nước ở Châu Phi Công ước này đã được đàm phán bởi mười hai quốc gia của Tổ chức Thống nhất châu Phi ở Bamako, Mali vào tháng Giêng, 1991. Công ước đã có hiệu lực vào ngày 22 tháng 4 năm 1998 và đã được phê chuẩn bởi 23 quốc gia. Công ước Bamako ngăn chặn việc nhập khẩu chất thải nguy hại bao gồm chất thải phóng xạ vào nước châu Phi được tham gia Công ước này. Mục đích của Công ước là: • Cấm nhập khẩu tất cả các chất thải nguy hại, chất phóng xạ vào trong lục địa châu Phi vì bất kì lý do nào • Giảm thiểu và kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại trong lục địa châu Phi. • Cấm tất cả các đảo quốc và nội địa bán phá giá hoặc thiêu đốt chất thải nguy hại. • Đảm bảo xử lý chất thải được thực hiện một cách thân thiện môi trường • Thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong việc xử lý chất thải nguy hại • Thiết lập các nguyên tắc phòng ngừa 26 Công ước này quy định bao gồm nhiều chất thải hơn trong Công ước Basel quy định vì nó không chỉ bao gồm chất thải phóng xạ mà còn xem xét chất thải với đặc tính độc hại bất kì. Công ước Bamako là quan trọng đối với khu vực: • Nó cung cấp một cơ chế hiệu quả bảo vệ để ngăn chặn buôn bán chất thải vào châu Phi • Nó sẽ ngăn chặn bán phá giá của các chất thải nguy hại trên biển và trong đất liền. • Nó đảm bảo việc buôn bán chất thải trong phạm vi châu Phi được kiểm soát và ngăn chặn 5. Hệ thống các văn bản pháp quy trong nước về chất thải nguy hại 5.1. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chương I: Những quy định chung Điều 3: giải thích từ ngữ 10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. 11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. 12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Chương II: Tiêu chuẩn môi trường: Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia 1. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải. 2. d) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại Điều 12. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải 1. Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật. 2. Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải. 3. Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định thông số đó. 27 Chương III: Đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và cam kêt bảo vệ môi trường. Mục 3: Cam kêt bảo vệ môi trường Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác Chương VIII: Quản lý chất thải Mục 2: Quản lý chất thải nguy hại Điều 70. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại 1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Điều 71. Phân loại, thu gom, l ưu giữ tạm thời chất thải nguy hại 1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại. 2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường. 3. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường. Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại 1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định. 2. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển. 3. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra. 4. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ. 28 Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại 1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý. 2. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại. 3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường. 4. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 5. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý. Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại 1. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt b) Đã đăng ký danh mục chất thải nguy hại được xử lý c) Đã đăng ký và được thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại d) Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất đ) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường e) Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường g) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kiểm tra xác nhận h) Chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại i) Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động. 29 2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại 1. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo b) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường c) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh d) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại. 2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp chất thải nguy hại. Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 1. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm: a) Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại b) Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại c) Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại d) Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để. 3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. 30 5.2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2006/ NĐ – CP VÀ SỐ 21/2008/NĐ – CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Nghị định 80 ban hành ngày 9 tháng 8 năm 2006 Mục 4: Quản lý chất thải Điều 20. Trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại của các cơ quan nhà nước 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây: a) Hướng dẫn quy trình giảm thiểu, thống kê, khai báo và quản lý chất thải nguy hại; b) Ban hành danh mục chất thải nguy hại; c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản lý chất thải có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; d) Hướng dẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại ra nước ngoài xử lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây: a) Tổ chức thống kê, đánh giá về chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn và có các biện pháp quản lý phù hợp; b) Bố trí mặt bằng, các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn phù hợp với quy hoạch thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt; c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản lý chất thải nguy hại có phạm vi hoạt động trên địa bàn trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Nghị định 21, ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2008: điều 1: 12. Bổ sung Điều 21a như sau: “Điều 21a. Quy định về đổ chất thải xuống biển 1. Nghiêm cấm việc đổ chất thải nguy hại xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Cấm đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản. 31 3. Chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được đổ xuống biển, trừ các vùng biển quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Việc đổ chất thải rắn từ đất liền đã được xử lý theo quy định của pháp luật, chất thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển phải được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh”. 5.3. NGHỊ ĐỊNH 59/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ban hành ngày 9 tháng 4 năm 2007 Chương 2: Quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư quản lý chất thải rắn Chương 3: Phân loại chất thải rắn Điều 21. Phân loại chất thải rắn nguy hại 1. Các Bộ, ngành hướng dẫn việc phân loại, bảo quản chất thải rắn nguy hại từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu thử nghiệm thuộc các ngành do mình quản lý để phục vụ cho công tác thu gom, phân loại chất thải rắn. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các chất thải rắn nguy hại. Điều 23. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại 1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại: a) Thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương; b) Phân loại, đóng gói, bảo quản và lưu giữ theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại tại cơ sở cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các chất thải rắn nguy hại phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiết theo quy định. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại. Chương 4:Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn Điều 25. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại 1. Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải rắn nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. 2. Chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại có thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Nếu không có đủ năng lực, chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại. 32 3. Các Bộ, ngành hướng dẫn việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại tại chỗ trong các cơ sở sản xuất, làng nghề, y tế, nghiên cứu thử nghiệm thuộc ngành do mình quản lý. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện năng lực và hướng dẫn việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Điều 27. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại 1. Bảo đảm số lượng trang thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị an toàn khác nhằm chuyển toàn bộ chất thải rắn nguy hại đến nơi quy định theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết với các chủ nguồn thải. 2. Các trang thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật khi vận hành, được đăng ký và cấp phép lưu thông trên các tuyến đường bộ hoặc đường thuỷ theo quy định của pháp luật về giao thông. 3. Sửa chữa, bảo trì và vệ sinh các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn. 4. Nhân lực quản lý và hoạt động trực tiếp trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn phải đáp ứng yêu cầu năng lực, được đào tạo về quản lý và vận hành nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động. 5. Lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại phải được trang bị bảo hộ lao động, được khám bệnh định kỳ. 6. Chịu trách nhiệm về việc làm rơi vãi, rò rỉ, phát tán chất thải nguy hại ra môi trường. 5.4. QUYẾT ĐỊNH SỐ 155/1999/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1999 Chương I: Những quy định chung Chương ll: Trách nhiệm của chủ nguồn thải nguy hại Điều 9: Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH tại cơ sở sản xuất, kinh doanh: 1 . Giảm thiểu và phân loại CTNH ngay từ nguồn thải 2. Đóng gói CTNH theo chủng loại trong các bao bì thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ký hiệu phải rõ ràng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Lưu giữ an toàn các CTNH trong khu vực sản xuất, kinh doanh trước khi chuyển giao CTNH cho các chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy việc lưu giữ CTNH phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: 33 a. Đáp ứng các yêu cầu về quản lý CTN H do CQQLNNMT quy định (rào ngăn, biển báo và các biện pháp bảo đảm khác) tại các khu vực lưu giữ b. Không để lẫn với chất thải không nguy hại (kể cả chất thải rắn, lỏng) và cách ly với các CTNH khác c. Có phương án phòng chống sự cố, bảo đảm an toàn trong khu vực lưu giữ. Điều 10: Chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ các điểm sau đây: 1 . Khi không có đủ năng lực tự thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH phát sinh tại cơ sở của mình thì phải ký hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH 2. Chỉ chuyển giao CTN H cho các chủ thu gom, vận chuyển: lưu giữ, xử lý, tiêu hủy được cấp giấy phép hoạt động 3. Điền và ký tên vào phần l chứng từ CTNH và yêu cầu các chủ thu gom, vận chuyển điền và ký tên vào phần II của chứng từ CTNH (Phụ lục 3 kèm theo Quy chế này). Chứng từ CTNH được làm thành 05 bản. Chủ nguồn thải CTNH lưu giữ 01 bản, 04 bản còn lại giao cho các chủ thu gom, vận chuyển 4. Kiểm tra, xác nhận CTNH trong quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy đến đúng địa điểm, cơ sở theo quy định của hợp đồng 5. Giải trình và cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được kiểm tra 6. Trường hợp chủ nguồn thải CTNH tự thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH cũng phải xin phép và tuân thủ đầy đủ các quy định tại chương III và chương IV của Quy chế này. Chương III: Trách nhiệm của chủ thu gom vận chuyển chất thải nguy hại Điều 11. Các chủ thu gom, vận chuyển CTNH phải có các phương tiện chuyên dụng bảo đảm các yêu cầu an toàn kỹ thuật sau đây: 1. Bền vững cơ học và hoá học khi vận hành 2. Không gây rò rỉ, phát tán, thất thoát CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau, không chế tạo từ các vật liệu có khả năng tương tác với CTNH 3. Có thiết bị báo động và các phương tiện xử lý sự cố khi vận hành 4. Có biển báo theo quy định. Điều 12. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển CTNH: 1. Thu gom, vận chuyển đúng số lượng và chủng loại CTN H ghi trong chứng từ CTNH kèm theo 2. Hoàn tất các thủ tục liên quan về chứng từ CTNH: điền và ký tên vào phần II chứng từ CTNH, yêu cầu các chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy ký tên vào phần III của 34 chứng từ CTNH chủ thu gom, vận chuyển CTNH giữ 01 bản và gửi 03 bản cho chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy 3. Chuyển giao CTNH cho các chủ lưu giữ và chủ xử lý, tiêu hủy ghi trong chứng từ CTNH 4. Báo cáo cho CQQLNNMT theo đúng thời hạn và mẫu quy định (Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này). Điều 13. Trong trường hợp xảy ra sự cố, các chủ thu gom, vận chuyển có nghĩa vụ: 1. Tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại đối với môi trường và sức khoẻ con người 2. Thông báo ngay cho CQQLNNMT và Ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố để chỉ đạo và phối hợp xử lý đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết về sự cố cho CQQLNNMT và Ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố và thực hiện các hướng dẫn của họ để khắc phục sự cố 3. Khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố do CTNH gây ra, nếu gây thiệt hại về sức khoẻ con người, tài sản và môi trường thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật 4. Trường hợp phải vận chuyển CTNH ra khỏi khu vực sự cố thì phải được CQQLNNMT tại địa phương cho phép. Điều 14. Việc vận chuyển CTNH qua biên giới phải tuân thủ các quy định của Công ước về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Công ước Basel 1989) cụ thể sau đây: 1. Việc vận chuyển quá cảnh CTNH qua lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả nội thủy và lãnh hải phải có sự đồng ý bằng văn bản của CQQLNNMT trung ương và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo đúng pháp luật Việt Nam về hàng hoá quá cảnh. Việc vận chuyển CTNH qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam phải được thông báo trước cho CQQLNNMT trung ương Việt Nam 2. Tổ chức, cá nhân muốn vận chuyển quá cảnh CTNH qua lãnh thổ Việt Nam phải nộp đơn xin phép CQQLNNMT trung ương. Chương IV: Trách nhiệm của các chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại Điều 15. Trách nhiệm của chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH: 1 . Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình CQQLNNMT có thẩm quyền. Sử dụng các phương tiện, thiết bị lưu giữ, công nghệ xử lý, tiêu hủy CTNH theo đúng quy định trong giấy phép hoạt động do CQOLNNMT cấp 2. Tiếp nhận CTNH từ các chủ nguồn thải, thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký giữa hai bên, kèm theo đầy đủ chứng từ CTNH 35 3. Có phương án và thiết bị phù hợp, đáp ứng các yêu cầu phòng ngừa và ứng cứu sự cố 4. Hoàn thiện chứng TỪ CTNH: lưu 0 1 bản và gửi 01 bản cho chủ nguồn thải, 01 bản cho chủ thu gom, vận chuyển CTNH 5. Báo cáo COOLNN MT có thẩm quyền các thông tin có liên quan đến quản lý CTNH (Phụ lục kèm theo Quy chế này). 6. Đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu lưu giữ, XỬ lý, tiêu hủy CTNH. Điều 16. Chủ xử lý, tiêu hủy CTNH phải tuân thủ các quy định sau đây: 1 . Không được chôn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại 2. Chỉ được phép chôn CTNH tại các khu vực đã được quy định 3. Bãi chôn lấp CTNH phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do CQQLNNMT hướng dẫn và thẩm định 4. Không được chôn CTNH quá công suất của bãi chôn lấp CTNH đã được quy định trong giấy phép 5. Cấm thải CTN H vào các thành phần của môi trường như: không khí, đất, nước. Điều 17. Trong quá trình xử lý, tiêu hủy CTNH, các chủ xử lý, tiêu hùy.phải tuân thu đầy đủ các quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các loại khí thải, nước thải, bùn, tro, xỉ phải được quan trắc, phân tích thành phần và có sổ nhật ký ghi chép, theo dõi và xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (sau đây viết tăt là TCVN). Trường hợp không đạt TCVN, chủ xử lý phải: 1 . Có biện pháp nâng cấp hệ thống xử lý khí, nước thải, bùn, tro và xỉ trong thời hạn CQQLNNMT cho phép 2. Chôn lấp các chất thải không xử lý đạt TCVN theo đúng quy trình chôn lấp CTNH tại bãi chôn lấp được quy định 3. Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH. không được pha loãng CTNH hoặc trộn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại. Điều 18 Trường hợp xảy ra sự cố, chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy có nghĩa vụ: 1 . Tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại đối với môi trường và sức khoẻ con người 2. Thông báo ngay cho CQQLNNMT và ỦY ban nhân dân địa phương để chỉ đạo và phối hợp xử lý đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời nhữn9 thông tin cần thiết về sự cố cho CQQLNNMT và ỦY ban nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố và thực hiện các hướng dẫn của họ để khăc phục sự cố 36 3. Khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố do CTNH gây ra, nếu gây thiệt hại về sức khoẻ con người, tài sản và môi trường thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật 4. Trường hợp phải vận chuyển CTNH ra khỏi khu vực sự cố thì phải được CQQLNNMT tại địa phương cho phép. Điều 19. Trong trường hợp ngừng hoạt động, chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH có nghĩa vụ: 1 . Thông báo ngay cho CQQLNNMT trung ương, địa phương và Uy ban nhân dân các cấp về lý do và thời gian ngừng hoạt động 2. Nộp đề án bảo vệ môi trường sau khí cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy nclứng hoạt động cho CQQLNNMT và Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đề án bảo vệ môi trường gồm các nội dung sau đây: a. Càc giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường b. Các giải pháp cải tạo và sử dụng đất sau khi ngừng hoạt động c Các yêu cầu và giải pháp quan trắc sau khi ngừng hoạt động, 3. Giải quyết các hậu quả phát sinh khác 4. CQQLNNMT ở trung ương hoặc địa phương trọng phạm vi thẩm quyền được giao phai thẩm định và tư vấn cho ỦY ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quyết định ngừng hoạt động của các cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH. Điều 20. Các vị trí ô nhiễm tồn lưu được phát hiện tại địa phương nào thì địa phương đó có trách nhiệm xử lý tiêu huỷ theo thẩm quyền của mình nếu vượt quá khả năng giài quyết của địa phương thì báo cáo với CQQLNNMT Trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp giải quyết. Các vị trí ô nhiễm tồn lưu có liên quan đên an ninh, quôc phòng do Bộ Công an, Bộ Ouốc phòng chịu trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền nếu vượt quá khả năng giải quyết của Bộ thì báo cáo với CQQLNNMT trung ương va các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp giải quyết. Chương V .Quản lý nhà nước về chất thải nguy hại Điều 21 . Trách nhiệm của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Phụ lục 1a, 1b: Danh sách các chất thải nguy hại 37 5.5. QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/2006/QĐ-BTNMT CỦA BỘ TNMT VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC CÁC CHẤT THẢI NGUY HẠI Hướng dẫn sử dụng danh mục Số TT Tính chất Ký hiệu nguy hại Mô tả Mã H (Theo Phụ lục III Công ước Basel) 1 Dễ nổ N Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết H1 quả của H1 phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. 2 Dễ cháy C Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp chất lỏng H3 hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành. Chất thải rắn dễ cháy: là các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc H4.1 phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự H4.2 nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. Chất thải tạo ra khí dễ cháy: là các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm. H4.3 38 3 Oxy hoá OH Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả H5.1 nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. 4 Ăn mòn AM Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm H8 trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). 5 Có độc tínhĐ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. H6.1 Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh H11 hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với H10 không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. 6 Có độc tínhĐS sinh thái Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với H12 môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật 7 Dễ lây Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và LN H6.2 39 nhiễm động vật. 40 5.6. THÔNG TƯ SỐ 12/2006/TT-BTNMT CỦA BỘ TNMT HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ VÀ THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, ĐĂNG KÝ, CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ, MÃ SỐ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI I. Những quy định chung II. Điều kiện hành nghề quản lý chất thải nguy hại 1. Điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH 2. Điều kiện hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH III. Thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép hành nghề QLCTNH, mã số QLCTNH 1. Thủ tục lập hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH 2. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ vận chuyển CTNH 3. Thủ tục lập hồ sơ và cấp phép hành nghề QLCTNH cho chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH IV. Nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tieue hủy CTNH 1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH: 2. Trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH: 3. Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH: 5.7. QUYẾT ĐỊNH SỐ 43/2007/QĐ-BYT- CỦA BỘ TRƯỞNG Y TẾ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Chương II Xác định chất thải y tế Điều 5. Các nhóm chất thải y tế Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau: 1. Chất thải lây nhiễm 2. Chất thải hóa học nguy hại 3. Chất thải phóng xạ 4. Bình chứa áp suất 5. Chất thải thông thường Điều 6. Các loại chất thải y tế 1. Chất thải lây nhiễm: 2. Chất thải hóa học nguy hại: 3. Chất thải phóng xạ 4. Bình chứa áp suất: 5. Chất thải thông thường: Chương III: Tiêu chuẩn các dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển chất thải rắn trong các cơ sở y tế Chương IV: Phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn tại các cơ sở y tế Chương V: Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế Chương VI: Mô hình, công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế Điều 19. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại và áp dụng mô hình. Điều 20. Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại Điều 21. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao Điều 22. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải lây nhiễm Điều 23. Phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học Điều 24. Xử lý và tiêu hủy chất thải phóng xạ Điều 25. Xử lý và tiêu hủy các bình áp suất Điều 26. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn thông thường Chương IX: Xử lý nước thải và chất thải khí Phụ lục 1 .CHẤT HÓA HỌC NGUY HẠI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG Y TẾ Phụ lục 2 .MỘT SỐ THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG Y TẾ VÀ NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU ĐỂ TIÊU HỦY THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO 5.8. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 1. QCVN 06 : 2009/BTNMT về một số chất độc hại trong không khí xung quanh 2. QCVN 20:2009/BTNMT – Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ 3. TCVN 6560:2005: Lò đốt chất thải rắn y tế - khí thải lò đốt chất thải rắn y tế giới hạn cho phép 4. TCVN 6705 : 2009: Chất thải không nguy hại. Phân loại 5. TCVN 5507-2002: hoá chất nguy hiểm- quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển. PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Mã CTNH 01 01 01 01 01 01 01 01 02 01 01 03 01 02 01 02 01 01 03 01 03 01 01 03 02 Tên chất thải Tính Trạng Mã Mã chất thái(thể) Basel Ngưỡng Mã EC Basell nguy tồn tại l nguy hại (Y) hại thông (A/B) chính thường CHẤT THẢI TỪ NGÀNH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, DẦU KHÍ VÀ THAN Chất thải từ quá trình chế biến quặng sắt bằng 01 03 phương pháp hoá-lý Cặn thải có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến 01 03 04 quặng sunfua Các loại cặn thải khác có chứa các thành phần nguy 01 03 05 hại Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 01 03 07 chế biến quặng sắt Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại màu 01 04 bằng phương pháp hoá-lý Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng kim loại 01 04 07 màu bằng phương pháp hoá-lý Bùn thải và các chất thải 01 05 khác từ quá trình khoan A1010 Từ Y22 A1020 Đ, ĐS Rắn/Bùn đến Y31 A1030 A1010 Từ Y22 Rắn/Lỏng/Bù A1020 Đ, ĐS đến Y31 n A1030 A1010 Từ Y22 Rắn/Lỏng/Bù A1020 Đ, ĐS đến Y31 n A1030 A1010 Từ Y22 AM,Đ,Đ Rắn/Lỏng/Bù A1020 đến Y31 S n A1030 A1010 Bùn thải và chất thải có 01 05 05 A1020 chứa dầu từ quá trình khoan A1030 Bùn thải và chất thải có A1010 chứa các thành phần nguy 01 05 06 A1020 hại từ quá trình khoan A1030 Y9 Y9 ** * * * Đ, ĐS Bùn/Rắn/Lỏn g * Đ, ĐS Bùn/Rắn/Lỏn g * 01 04 02 Chất thải từ quá trình lọc dầu Bùn thải từ thiết bị khử muối Bùn đáy bể 01 04 03 Bùn thải chứa axit 01 04 04 Dầu tràn 01 04 01 04 01 01 04 05 01 04 06 01 04 07 01 04 08 01 04 09 01 04 10 01 05 01 05 01 01 06 01 06 01 02 05 01 05 01 02 A3010 Đ, ĐS Bùn ** 05 01 03 A4060 Y9 A3010 05 01 04 Y9 A4060 A3010 05 01 05 A3020 Y8 A4060 Y9 Đ, ĐS AM, Đ, ĐS Bùn ** Bùn ** Đ, ĐS Lỏng ** Bùn thải có chứa dầu từ A3020 hoạt động bảo dưỡng cơ sở, 05 01 06 Y9 Đ, ĐS Bùn A4060 máy móc, trang thiết bị Các loại hắc ín thải 05 01 08 A3190 Y11 Đ, ĐS, C Rắn/bùn A3010 Bùn thải có chứa các thành A3020 phần nguy hại từ quá trình 05 01 09 Y18 Đ, ĐS Bùn A3190 xử lý nước thải A4060 Chất thải từ quá trình làm A4090 AM, Đ, 05 01 11 Y35 Lỏng sạch nhiên liệu bằng bazơ B2120 ĐS A4090 AM, Đ, Dầu thải chứa axit 05 01 12 Y34 Lỏng B2120 ĐS Vật liệu lọc bằng đất sét đã 05 01 15 Y18 Đ, ĐS Rắn qua sử dụng Chất thải từ quá trình chế biến than bằng phương 05 06 pháp nhiệt phân Các loại hắc ín thải 05 06 03 A3190 Y11 Đ, ĐS, C Rắn Chất thải từ quá trình tinh chế và vận chuyển 05 07 khí thiên nhiên Chất thải có chứa thuỷ ngân05 07 01 A1030 Y29 Đ, ĐS Lỏng CHẤT THẢI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT HOÁ CHẤT VÔ CƠ 02 01 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng 06 01 và sử dụng axit 02 01 01 Axit sunfuric và axit sunfurơ thải 06 01 01 A4090 Y34 02 01 02 Axit clohydric thải 06 01 02 A4090 Y34 AM, OH, Đ, ĐS AM, Đ, ĐS ** ** * ** ** ** ** * Lỏng ** Lỏng ** 02 01 03 Axit flohydric thải 06 01 03 A4090 Y34 02 01 04 Axit photphoric và axit photphorơ thải 06 01 04 A4090 Y34 B2120 02 01 05 Axit nitric và axit nitrơ thải 06 01 05 A4090 Y34 B2120 AM, Đ, ĐS AM, Đ, ĐS AM, N, OH, Đ, ĐS 02 01 06 Các loại axit thải khác A4090 Y34 B2120 AM, Đ, ĐS 02 02 02 02 01 02 02 02 02 03 02 03 01 02 03 02 02 03 03 06 01 06 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng 06 02 và sử dụng bazơ Natri hydroxit và kali A4090 06 02 04 Y35 hydroxit thải B2120 A4090 Các loại bazơ thải khác 06 02 05 Y35 B2120 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, 06 03 sử dụng muối, dung dịch muối và oxit kim loại Muối và dung dịch muối 06 03 11 A4050 Y33 thải có chứa xyanua A1020 Muối và dung dịch muối A1030 Từ Y21 06 03 13 thải có chứa kim loại nặng đến Y31 A1040 A1010 A1020 Từ Y21 Oxit kim loại thải có chứa 06 03 15 đến Y31 kim loại nặng A1030 Lỏng ** Lỏng ** Lỏng ** Lỏng * Rắn/Lỏng ** Rắn/Lỏng * Đ, ĐS Rắn/Lỏng * Đ, ĐS Rắn/Lỏng * Đ, ĐS Rắn * Rắn/Lỏng Rắn/Lỏng * * Rắn/Lỏng * AM, Đ, ĐS AM, Đ, ĐS A1040 02 04 02 04 01 02 04 02 02 04 03 Chất thải có chứa kim loại Chất thải chứa asen Chất thải chứa thuỷ ngân 06 04 06 04 03 A1030 Y24 Đ, ĐS 06 04 04 A1030 Y29 Đ, ĐS A1010 A1020 Chất thải chứa các kim loại Từ Y21 06 04 05 Đ, ĐS nặng khác A1030 đến Y31 A1040 02 05 02 05 01 02 06 02 06 01 02 07 02 07 01 02 07 02 02 07 03 02 08 02 08 01 02 09 02 09 01 02 10 Bùn thải từ quá trình xử 06 05 lý nước thải Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 06 05 02 xử lý nước thải Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hoá chất chứa 06 06 lưu huỳnh, chế biến hoá chất chứa lưu huỳnh và quá trình khử lưu huỳnh Chất thải chứa hợp chất 06 06 02 sunfua nguy hại Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng halogen và 06 07 chuyển hoá hợp chất chứa halogen Chất thải có chứa amiăng 06 07 01 từ quá trình điện phân Than hoạt tính thải từ quá 06 07 02 trình sản xuất clo Bùn thải bari sunphat có 06 07 03 chứa thuỷ ngân Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, 06 08 sử dụng silicon và các dẫn xuất của silicon Chất thải có chứa silicon 06 08 02 nguy hại Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hoá chất chứa 06 09 photpho và chế biến hoá chất chứa photpho Chất thải có chứa hay nhiễm các thành phần nguy hại từ phản ứng các hợp 06 09 03 chất của canxi chứa photpho Chất thải từ quá trình sản 06 10 xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hoá chất chứa Y18 A2050 Y36 A4160 A1030 Y29 Đ, ĐS Bùn * Đ, ĐS, AM Rắn/lỏng * Đ, ĐS Rắn/lỏng * Đ Rắn ** Đ, ĐS Bùn * Đ, C Rắn/lỏng * Rắn/lỏng * A4090 Y34 Đ, ĐS, C 02 10 01 02 11 02 11 01 02 11 02 02 11 03 02 11 04 03 03 01 03 01 01 03 01 02 03 01 03 03 01 04 03 01 05 nitơ, chế biến hoá chất chứa nitơ và sản xuất phân bón Chất thải có chứa các thành Đ, ĐS, 06 10 02 A4090 Y34 Rắn/lỏng phần nguy hại C, AM Chất thải từ các quá trình chế biến hoá chất vô cơ 06 13 khác Hoá chất bảo vệ thực vật vô A3070 cơ, chất bảo quản gỗ và các A4030 Y4 06 13 01 Đ, ĐS Rắn/lỏng loại bioxit khác được thải Y5 bỏ A4040 Than hoạt tính đã qua sử 06 13 02 A4160 Y18 Đ, C Rắn dụng Chất thải từ quá trình chế 06 13 04 A2050 Y36 Đ, ĐS Rắn biến amiăng Bồ hóng 06 13 05 Đ, ĐS Rắn CHẤT THẢI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT HOÁ CHẤT HỮU CƠ Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng 07 01 và sử dụng hoá chất hữu cơ cơ bản Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) A3080 07 01 01 Y40 Đ, C Lỏng và dung dịch tẩy rửa thải có A3170 gốc nước Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), Y40 07 01 03 A3150 Đ, ĐS, C Lỏng dung dịch tẩy rửa và dung Y41 môi có gốc halogen hữu cơ Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết, tách (mother Y40 liquor), dung dịch tẩy rửa 07 01 04 A3140 Đ, C Lỏng Y42 và dung môi hữu cơ thải khác A3160 Cặn phản ứng và cặn đáy A3170 tháp chưng cất có chứa các 07 01 07 Y45 Đ, ĐS Rắn/lỏng hợp chất halogen A3190 A3070 Các loại cặn phản ứng và A3130 cặn đáy tháp chưng cất 07 01 08 Y6 Đ Rắn/lỏng khác A3190 * ** ** ** ** ** ** ** ** ** 03 01 06 03 01 07 03 01 08 03 02 03 02 01 03 02 02 03 02 03 03 02 04 03 02 05 03 02 06 03 02 07 03 02 08 03 02 09 Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có chứa các 07 01 09 hợp chất halogen Các loại chất hấp thụ đã 07 01 10 qua sử dụng và bã lọc khác Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 07 01 11 xử lý nước thải Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, 07 02 sử dụng nhựa, cao su tổng hợp và sợi nhân tạo Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) 07 02 01 và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), 07 02 03 dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa 07 02 04 và dung môi hữu cơ thải khác A3160 Y45 A3170 Đ, ĐS Rắn ** A3070 A3130 Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Bùn * Đ, C Lỏng ** A3070 Y39 A3080 Y40 Đ, ĐS, C Y41 A3150 Lỏng ** A3070 Y39 A3080 Y40 Đ, ĐS, C Y42 A3140 Lỏng ** Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Đ Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Bùn * Đ, ĐS Rắn/lỏng * Y18 A3070 Y39 A3080 Y40 A3160 Cặn phản ứng và cặn đáy A3170 Y41 tháp chưng cất có chứa các 07 02 07 Y45 hợp chất halogen A3190 A3070 Các loại cặn phản ứng và A3160 Y39 cặn đáy tháp chưng cất 07 02 08 Y42 khác A3190 Chất hấp thụ đã qua sử A3160 dụng và bã lọc có chứa các 07 02 09 Y45 A3170 hợp chất halogen Các loại chất hấp thụ đã A3070 Y39 07 02 10 qua sử dụng và bã lọc khác A3160 Y42 Bùn thải có chứa các thành A3070 phần nguy hại từ quá trình 07 02 11 Y18 A3080 xử lý nước thải Chất phụ gia thải có chứa 07 02 14 Y38 các thành phần nguy hại 03 02 10 03 03 03 03 01 03 03 02 03 03 03 03 03 04 03 03 05 03 03 06 03 03 07 03 03 08 03 04 03 04 01 Chất thải có chứa silicon 07 02 16 nguy hại Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, 07 03 sử dụng phẩm màu hữu cơ và vô cơ Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) 07 03 01 và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), 07 03 03 dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa 07 03 04 và dung môi hữu cơ thải khác Đ, ĐS, C Rắn/lỏng * A3080 Y40 Đ, C Lỏng ** A3080 Y40 A3150 Y41 Đ, ĐS Lỏng ** A3080 Y40 A3140 Y42 Đ, ĐS Lỏng ** Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Bùn * Đ, C Lỏng ** A3160 Cặn phản ứng và cặn đáy A3170 tháp chưng cất có chứa các 07 03 07 Y45 hợp chất halogen A3190 A3070 Các loại cặn phản ứng và A3160 Y39 cặn đáy tháp chưng cất 07 03 08 Y42 khác A3190 Chất hấp thụ đã qua sử A3160 dụng và bã lọc có chứa các 07 03 09 Y45 A3170 hợp chất halogen Các loại chất hấp thụ đã A3070 Y39 07 03 10 qua sử dụng và bã lọc khác A3160 Y42 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 07 03 11 Y18 xử lý nước thải Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm 07 04 thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản gỗ và các loại bioxit hữu cơ khác Dịch cái thải từ quá trình 07 04 01 A4030 Y4 chiết tách (mother liquor) A4040 Y5 03 04 02 03 04 03 03 04 04 03 04 05 03 04 06 03 04 07 03 04 08 03 04 09 03 05 03 05 01 03 05 02 03 05 03 và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), 07 04 03 dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa 07 04 04 và dung môi hữu cơ thải khác A3150 A4030 Y4 Y5 Đ, ĐS, C Y41 Lỏng ** Y4 Y5 Đ, ĐS, C Y39 A4040 Y42 Lỏng ** Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Bùn * Đ, ĐS Rắn * Đ, C Lỏng ** Lỏng ** Lỏng ** A4040 A3140 A4030 A3160 Cặn phản ứng và cặn đáy Y4 A3170 tháp chưng cất có chứa các 07 04 07 Y5 hợp chất halogen Y45 A3190 A3070 Các loại cặn phản ứng và A3160 Y4 cặn đáy tháp chưng cất 07 04 08 Y5 khác A3190 Chất hấp thụ đã qua sử Y4 A3160 dụng và bã lọc có chứa các 07 04 09 Y5 A3170 hợp chất halogen Y45 Các loại chất hấp thụ đã A3070 Y4 07 04 10 qua sử dụng và bã lọc khác A3160 Y5 Bùn thải có chứa các thành A4030 phần nguy hại từ quá trình 07 04 11 Y18 A4040 xử lý nước thải A4030 Chất thải rắn có chứa các Y4 07 04 13 A4040 thành phần nguy hại Y5 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng 07 05 và sử dụng dược phẩm Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) 07 05 01 và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), 07 05 03 dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Các loại dịch cái thải từ quá07 05 04 trình chiết tách (mother A4010 Y3 A3150 Y3 Đ, ĐS, C A4010 Y41 A3140 Y3 Đ, ĐS, C A4010 Y42 liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác 03 05 04 03 05 05 03 05 06 03 05 07 03 05 08 03 05 09 03 06 03 06 01 03 06 02 03 06 03 03 06 04 03 06 05 A3160 Cặn phản ứng và cặn đáy A3190 Y3 tháp chưng cất có các hợp 07 05 07 Đ, ĐS Y45 chất chứa halogen A4010 Các loại cặn phản ứng và A3190 cặn đáy tháp chưng cất 07 05 08 Y3 Đ, ĐS A4010 khác Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có chứa các 07 05 09 A4010 Y45 Đ, ĐS hợp chất halogen Các loại chất hấp thụ đã 07 05 10 A4010 Y3 Đ, ĐS qua sử dụng và bã lọc khác Bùn thải có chứa các thành Y3 phần nguy hại từ quá trình 07 05 11 A4010 Đ, ĐS Y18 xử lý nước thải Chất thải rắn có chứa các 07 05 13 A4010 Y3 Đ, ĐS thành phần nguy hại Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất béo, xà 07 06 phòng, chất tẩy rửa, sát trùng và mỹ phẩm Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) 07 06 01 A3080 Y40 Đ, C và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), 07 06 03 A3150 Y41 Đ, ĐS, C dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa 07 06 04 A3140 Y42 Đ, ĐS, C và dung môi hữu cơ thải khác A3160 Cặn phản ứng và cặn đáy A3170 tháp chưng cất có chứa các 07 06 07 Y45 Đ, ĐS hợp chất halogen A3190 Các loại cặn phản ứng và 07 06 08 A3070 Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Rắn/lỏng ** Rắn ** Rắn ** Bùn * Rắn * Lỏng ** Lỏng ** Lỏng ** Rắn/lỏng ** Rắn/lỏng ** 03 06 06 03 06 07 03 06 08 03 07 03 07 01 03 07 02 03 07 03 03 07 04 03 07 05 03 07 06 03 07 07 03 07 08 cặn đáy tháp chưng cất khác Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có chứa các 07 06 09 hợp chất halogen Các loại chất hấp thụ đã 07 06 10 qua sử dụng và bã lọc khác Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 07 06 11 xử lý nước thải Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hoá chất tinh 07 07 khiết và các hoá phẩm khác Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) 07 07 01 và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), 07 07 03 dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa 07 07 04 và dung môi hữu cơ thải khác A3190 A3160 Y45 A3170 Đ, ĐS Rắn ** A3070 Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Bùn * Đ, C Lỏng ** Y18 A3080 Y40 A3170 A3150 Y40 Đ, ĐS, C Y41 Lỏng ** A3140 Y40 Đ, ĐS, C Y42 Lỏng ** Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Bùn * A3160 Cặn phản ứng và cặn đáy A3170 tháp chưng cất có chứa các 07 07 07 Y45 hợp chất halogen A3190 Các loại cặn phản ứng và A3070 cặn đáy tháp chưng cất 07 07 08 Y6 A3190 khác Chất hấp thụ đã qua sử A3160 dụng và bã lọc có chứa các 07 07 09 Y45 A3170 hợp chất halogen Các loại chất hấp thụ đã 07 07 10 A3070 qua sử dụng và bã lọc khác Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 07 07 11 Y18 xử lý nước thải 04 04 01 04 01 01 04 01 02 04 01 03 04 02 04 02 01 04 02 02 04 02 03 04 02 04 04 02 05 05 05 01 05 01 01 05 01 02 05 01 03 05 02 CHẤT THẢI TỪ NGÀNH NHIỆT ĐIỆN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT KHÁC Chất thải từ nhà máy 10 01 nhiệt điện Bụi lò hơi và tro bay có 10 01 04 A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn ** chứa dầu Axit sunfuric thải 10 01 09 A4090 Y34 AM, Đ Lỏng ** Tro bay từ quá trình sử dụng nhiên liệu Đ, ĐS, 10 01 13 A4100 Y18 Rắn ** hydrocacbon dạng nhũ AM tương Chất thải từ các cơ sở đốt 10 01 khác Tro đáy, xỉ và bụi lò hơi có chứa các thành phần nguy 10 01 14 A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * hại từ quá trình đồng thiêu huỷ Tro bay có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 10 01 16 A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * đồng thiêu huỷ Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 10 01 18 A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn, lỏng * xử lý khí thải Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 10 01 20 Y18 Đ, ĐS Bùn * xử lý nước thải Bùn thải pha loãng trong Đ, ĐS, nước có chứa các thành 10 01 22 Y18 AM Bùn * phần nguy hại từ quá trình vệ sinh lò hơi CHẤT THẢI TỪ NGÀNH LUYỆN KIM Chất thải từ ngành công 10 02 nghiệp gang thép Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá 10 02 07 A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * trình xử lý khí thải Chất thải lẫn dầu từ quá 10 02 11 A4060 Y9 Đ, ĐS Rắn/lỏng * trình xử lý nước làm mát Bùn thải và bã lọc có chứa Đ, ĐS, các thành phần nguy hại từ 10 02 13 Y18 Bùn/rắn * AM quá trình xử lý khí thải Chất thải từ quá trình 10 03 nhiệt luyện nhôm 05 02 01 05 02 02 05 02 03 05 02 04 05 02 05 05 02 06 05 02 07 05 02 08 05 02 09 05 02 10 05 02 11 05 03 05 03 01 05 03 02 05 03 03 05 03 04 05 03 05 05 03 06 Xỉ từ quá trình sản xuất sơ 10 03 04 cấp Xỉ muối từ quá trình sản 10 03 08 xuất thứ cấp Xỉ đen từ quá trình sản xuất 10 03 09 thứ cấp Váng bọt dễ cháy hoặc bốc 10 03 15 hơi khi tiếp xúc với nước Chất thải chứa hắc ín từ 10 03 17 quá trình sản xuất cực anot Bụi khí thải có chứa các 10 03 19 thành phần nguy hại Các loại bụi và hạt (kể cả bụi nghiền bi) có chứa các 10 03 21 thành phần nguy hại Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải có chứa các 10 03 23 thành phần nguy hại Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải có chứa 10 03 25 các thành phần nguy hại Chất thải lẫn dầu từ quá 10 03 27 trình xử lý nước làm mát Chất thải từ quá trình xử lý xỉ muối và xỉ đen có chứa 10 03 29 các thành phần nguy hại Chất thải từ quá trình 10 04 nhiệt luyện chì Xỉ từ quá trình sản xuất sơ 10 04 01 cấp và thứ cấp Xỉ (cứt sắt) và váng bọt từ quá trình sản xuất sơ cấp và 10 04 02 thứ cấp B2100 Đ, ĐS Rắn ** B2100 Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS,C Rắn ** B2100 B1100 Y15 C, Đ, ĐS Lỏng/bùn ** A3190 Y11 Đ, ĐT Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * B2100 Y18 Đ, ĐS Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * Y18 Đ, ĐS Bùn/rắn * Y9 Y18 Đ, ĐS Bùn/rắn * B2100 Y18 Đ, ĐS, C, AM Bùn/rắn * A1010 Y31 A1020 Đ, ĐS Rắn ** A1010 Y31 A1020 Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Y18 Y31 Đ, ĐS Rắn ** Y18 Đ, ĐS Bùn/rắn ** A4060 A1010 A1020 A1010 Các loại bụi và hạt khác 10 04 05 A1020 A1010 Chất thải rắn từ quá trình A1020 10 04 06 xử lý khí thải A4100 Bùn thải và bã lọc từ quá 10 04 07 A1010 Bụi khí thải 10 04 04 Y32 Y33 Y18 Y31 Y18 Y31 A1020 trình xử lý khí thải Y31 A4100 05 03 07 05 04 05 04 01 05 04 02 05 04 03 05 04 04 05 04 05 05 05 Chất thải lẫn dầu từ quá 10 04 09 A4060 trình xử lý nước làm mát Chất thải từ quá trình 10 05 nhiệt luyện kẽm B1010 Bụi khí thải 10 05 03 B1080 Chất thải rắn từ quá trình B1010 10 05 05 xử lý khí thải B1080 B1010 Bùn thải và bã lọc từ quá 10 05 06 B1080 trình xử lý khí thải B1220 Chất thải lẫn dầu từ quá 10 05 08 A4060 trình xử lý nước làm mát B1010 Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ B1080 cháy hoặc bốc hơi khi tiếp 10 05 10 B1100 xúc với nước B1220 Chất thải từ quá trình 10 06 nhiệt luyện đồng 05 05 01 Bụi khí thải 05 05 02 Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải 05 05 03 Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải 05 05 04 05 06 05 06 01 05 07 05 07 01 Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Chất thải từ quá trình nhiệt luyện vàng bạc và platin Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát Chất thải từ quá trình nhiệt luyện các kim loại màu khác Xỉ muối từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp Y9 Đ, ĐS Rắn/lỏng/bùn * Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Y18 Y23 Đ, ĐS, AM Bùn/rắn ** Y9 Đ, ĐS Rắn/lỏng * Rắn/lỏng ** Rắn ** Rắn ** Bùn/rắn ** Rắn/lỏng * Y9 Đ, ĐS, C Y18 Rắn/lỏng * Y32 Đ, ĐS, C Y33 Rắn ** Y18 Y23 Y18 Y23 Y15 Đ, ĐS, C Y23 Y18 Đ, ĐS Y22 A1100 Y18 10 06 06 Đ, ĐS A4100 Y22 A1100 A4100 Y18 Đ, ĐS, 10 06 07 Y22 AM B1010 Y9 10 06 09 A4060 Đ, ĐS, C Y18 10 06 03 A1100 10 07 10 07 07 A4060 10 08 10 08 08 05 07 02 05 07 03 05 07 04 05 07 05 05 07 06 05 08 05 08 01 05 08 02 05 08 03 05 08 04 05 08 05 05 09 05 09 01 05 09 02 05 09 03 05 09 04 05 09 05 05 10 Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp 10 08 10 xúc với nước Chất thải chứa hắc ín từ 10 08 12 quá trình sản xuất cực anot Bụi khí thải có chứa các 10 08 15 chất nguy hại Bùn thải và bã lọc có chứa các thành phần nguy hại từ 10 08 17 quá trình xử lý khí thải Chất thải lẫn dầu từ quá 10 08 19 trình xử lý nước làm mát Chất thải từ quá trình 10 09 đúc kim loại đen Lõi và khuôn đúc đã qua sử dụng có chứa các thành 10 09 07 phần nguy hại Bụi khí thải có chứa các 10 09 09 thành phần nguy hại Các loại bụi khác có chứa 10 09 11 các thành phần nguy hại Chất gắn kết thải có chứa 10 09 13 các thành phần nguy hại Chất tách khuôn thải có chứa các thành phần nguy 10 09 15 hại Chất thải từ quá trình 10 10 đúc kim loại màu Lõi và khuôn đúc đã qua sử dụng có chứa các thành 10 10 07 phần nguy hại Bụi khí thải có chứa các 10 10 09 thành phần nguy hại Các loại bụi khác có chứa 10 10 11 các thành phần nguy hại Chất gắn kết thải có chứa 10 10 13 các thành phần nguy hại Chất tách khuôn thải có chứa các thành phần nguy 10 10 15 hại Chất thải từ quá trình 11 02 thuỷ luyện kim loại màu Đ, ĐS, C Rắn/lỏng ** A3190 Y11 Đ, ĐS Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS, AM Bùn/rắn * Rắn/lỏng ** A4060 Y9 Đ, ĐS, C Y18 A3070 Y39 Đ Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn, lỏng * A3140 Y41 Đ, ĐS, C A3150 Y42 Lỏng * A3070 Y39 Đ Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn * Đ Rắn/lỏng * Lỏng * A3070 Y39 A3070 Y39 A3140 Y41 Đ, ĐS, C A3150 Y42 05 10 01 05 10 02 05 10 03 05 11 05 11 01 05 11 02 06 06 01 06 01 01 06 01 02 06 01 03 06 01 04 06 01 05 06 01 06 06 02 06 02 01 Bùn thải từ thuỷ luyện kẽm 11 02 02 A1070 Y23 A1080 Đ, ĐS Bùn ** Chất thải từ quá trình thuỷ A1110 luyện đồng có chứa các 11 02 05 Y22 Đ, ĐS Rắn/lỏng/bùn * A1120 thành phần nguy hại Các loại chất thải khác có Từ Y22 11 02 07 Đ, ĐS Rắn/lỏng/bùn * chứa các chất nguy hại đến Y31 Bùn thải và chất thải rắn 11 03 từ quá trình tôi luyện Y7 Chất thải có chứa xyanua 11 03 01 A4050 Đ, ĐS Bùn/rắn ** Y33 Các loại chất thải khác 11 03 02 Đ Bùn/rắn ** CHẤT THẢI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và sản 10 11 phẩm thuỷ tinh Chất thải có chứa các thành Y26 phần nguy hại từ hỗn hợp 10 11 09 A1010 Y29 Đ, ĐS Rắn/lỏng * chuẩn bị trước quá trình xử Y31 lý nhiệt Bột hoặc vụn thuỷ tinh thải Y26 A1010 có chứa kim loại nặng (ví 10 11 11 Y29 Đ, ĐS Rắn * A2010 dụ từ ống phóng catot) Y31 Bùn nghiền và đánh bóng thuỷ tinh có chứa các thành 10 11 13 A1010 Y18 Đ Bùn * phần nguy hại Chất thải rắn có chứa các A1010 thành phần nguy hại từ quá 10 11 15 Y18 Đ Rắn * A4100 trình xử lý khí thải Bùn thải và bã lọc có chứa A1010 các thành phần nguy hại từ 10 11 17 Y18 Đ, ĐS Bùn/rắn * A4100 quá trình xử lý khí thải Cặn rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 10 11 19 A1010 Y18 Đ, ĐS Rắn * xử lý nước thải Chất thải từ quá trình sản xuất hàng gốm sứ, gạch 10 12 ngói, tấm ốp lát và các sản phẩm xây dựng khác Chất thải rắn có chứa các Y18 thành phần nguy hại từ quá 10 12 09 A4100 Y22 Đ Rắn * trình xử lý khí thải Y31 06 02 02 06 03 06 03 01 06 03 02 07 07 01 Chất thải có chứa kim loại A1010 Từ Y22 nặng từ quá trình tráng 10 12 11 Đ, ĐS Rắn/lỏng * A1020 đến Y31 men, mài bóng Chất thải từ quá trình sản xuất xi măng, vôi, thạch 10 13 cao và các sản phẩm của chúng Chất thải có chứa amiăng từ quá trình sản xuất xi 10 13 09 Y36 Đ, ĐS Rắn * măng amiăng Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá 10 13 12 A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * trình xử lý khí thải CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ, CHE PHỦ BỀ MẶT, TẠO HÌNH KIM LOẠI VÀ CÁC VẬT LIỆU KHÁC Chất thải từ quá trình xử lý hoá học, che phủ bề mặt kim loại và các vật liệu khác (ví dụ quá trình mạ điện, tráng kẽm, tẩy 11 01 axit/bazơ, khắc axit, photphat hoá, tẩy mỡ nhờn bằng kiềm, anot hoá) 07 01 01 Axit tẩy thải 07 01 02 Các loại axit thải khác 07 01 03 Bazơ tẩy thải 07 01 04 07 01 05 07 01 06 07 01 07 07 01 08 Y17 Y34 Y17 11 01 06 A4090 Y34 Y17 11 01 07 A4090 Y35 11 01 05 A4090 Bùn thải của quá trình 11 01 08 A3130 Y17 photphat hoá Bùn thải và bã lọc có chứa Y17 11 01 09 các thành phần nguy hại Y18 Dung dịch nước tẩy rửa Y17 thải có chứa các thành phần 11 01 11 Y18 nguy hại Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 11 01 13 Y35 tẩy mỡ nhờn Bùn thải hoặc dung dịch 11 01 15 Y17 rửa giải/tách rửa (eluate) có Y18 AM, Đ, ĐS AM, Đ, ĐS AM, Đ, ĐS Lỏng ** Lỏng ** Lỏng ** Đ, AM ** Đ, ĐS Bùn/rắn * AM, Đ, ĐS Lỏng * AM, Đ, ĐS Lỏng * Bùn/lỏng * AM, Đ, ĐS 07 01 09 07 01 10 07 02 07 02 01 07 02 02 07 02 03 07 03 07 03 01 07 03 02 07 03 03 07 03 04 07 03 05 07 03 06 07 03 07 07 03 08 chứa các thành phần nguy hại từ hệ thống màng hoặc hệ thống trao đổi ion Nhựa trao đổi ion đã qua sử 11 01 16 dụng hoặc đã bão hoà Các chất thải khác có chứa 11 01 98 các thành phần nguy hại Chất thải từ quá trình mạ 11 05 điện Chất thải từ quá trình xử lý 11 05 03 khí thải Chất thải từ quá trình tráng 11 05 04 rửa, làm sạch bề mặt Nước thải từ quá trình mạ điện Chất thải từ quá trình tạo hình và xử lý cơ-lý bề mặt 12 01 kim loại và nhựa Dầu máy gốc khoáng có chứa hợp chất halogen đã 12 01 06 qua sử dụng Dầu máy gốc khoáng không chứa hợp chất 12 01 07 halogen đã qua sử dụng Nhũ tương và dung dịch thải có chứa hợp chất 12 01 08 halogen từ quá trình gia công cơ khí Nhũ tương và dung dịch thải không chứa hợp chất 12 01 09 halogen từ quá trình gia công cơ khí Dầu máy tổng hợp thải 12 01 10 Sáp và mỡ đã qua sử dụng 12 01 12 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 12 01 14 gia công cơ khí Các vật liệu mài mòn thải có chứa các thành phần 12 01 16 nguy hại (xỉ đồng, cát…) Y17 Y18 Y17 Y18 Đ, ĐS Rắn ** AM, Đ, ĐS Rắn/lỏng * Y18 Đ, ĐS Rắn/lỏng/bùn ** Y21 Y23 Y21 Y22 Y23 Y33 Đ, ĐS, AM Lỏng/bùn ** Đ, ĐS Lỏng * A3150 Y8 Đ, ĐS, C Y45 Lỏng ** A3140 Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** Y9 A4060 Y17 A3150 Y45 Đ, ĐS Lỏng ** A4060 Y9 A3140 Y17 Đ, ĐS Lỏng ** Y9 Đ, ĐS, C Y17 Đ, ĐS, C Lỏng Rắn ** ** Y9 Y17 Đ Bùn * Y17 Y18 Đ Rắn * A4060 07 03 09 07 03 10 07 04 07 04 01 07 04 02 08 08 01 08 01 01 08 01 02 08 01 03 08 01 04 08 01 05 Bùn thải kim loại (nghiền, Y9 12 01 18 Đ Bùn * mài) có chứa dầu Y17 Vật liệu và vật thể mài đã Y17 qua sử dụng có chứa các 12 01 20 Đ Rắn * Y18 thành phần nguy hại Chất thải từ quá trình tẩy mỡ nhờn bằng nước và 12 03 hơi Dung dịch nước tẩy rửa 12 03 01 Y9 Đ, AM Lỏng ** thải Chất thải quá trình tẩy mỡ 12 03 02 Y9 Đ, C Lỏng ** nhờn bằng hơi CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, ĐIỀU CHẾ, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHE PHỦ (SƠN, VÉC NI, MEN THUỶ TINH), CHẤT KẾT DÍNH, CHẤT BỊT KÍN VÀ MỰC IN Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, 08 01 sử dụng sơn và véc ni A3070 Sơn và véc ni thải có chứa A3080 Y12 dung môi hữu cơ hoặc các 08 01 11 A3140 Từ Y39 C, Đ, ĐS Lỏng * thành phần nguy hại khác đến Y42 A3150 A3070 Bùn thải chứa sơn hoặc véc A3080 Y12 ni có chứa dung môi hữu cơ08 01 13 Từ Y39 Đ, ĐS Bùn * hoặc các thành phần nguy 08 01 15 A3140 đến Y42 hại khác A3150 A3070 Chất thải từ quá trình cạo, A3080 bóc tách sơn hoặc véc ni có Y12 chứa dung môi hữu cơ hoặc 08 01 17 Từ Y39 Đ, ĐS, C Rắn/lỏng * A3140 các thành phần nguy hại đến Y42 khác A3150 A3070 Huyền phù nước thải lẫn A3080 Y9 sơn hoặc véc ni có chứa Y12 08 01 19 Đ, ĐS, C Lỏng * dung môi hữu cơ hoặc các A3140 Từ Y39 thành phần nguy hại khác đến Y42 A3150 Dung môi tẩy sơn hoặc véc 08 01 21 Y12 Đ, ĐS, C Lỏng ** ni thải Y41 Y42 08 02 08 02 01 08 02 02 08 02 03 08 02 04 08 02 05 08 03 08 03 01 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng 08 03 và sử dụng mực in Mực in thải có chứa các 08 03 12 A4070 Y12 Đ, ĐS thành phần nguy hại Bùn mực thải có chứa các 08 03 14 A4070 Y12 Đ, ĐS thành phần nguy hại A4090 AM, Đ, Dung dịch khắc axit thải 08 03 16 Y34 B2120 ĐS Hộp mực in thải có chứa 08 03 17 Y12 Đ, ĐS các thành phần nguy hại Dầu phân tán (disperse oil) A3140 08 03 19 Y9 Đ, ĐS thải A3150 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất kết dính và 08 04 chất bịt kín (kể cả sản phẩm chống thấm) A3050 A3070 Chất kết dính và chất bịt Y13 kín thải có chứa dung môi A3080 08 04 09 Từ Y39 Đ, ĐS, C hữu cơ hoặc các thành phần đến Y42 nguy hại khác A3140 A3150 A3070 A3080 08 03 02 08 03 03 08 03 04 09 09 01 Rắn/lỏng * Bùn * Lỏng ** Rắn * Lỏng ** Lỏng * Bùn thải chứa chất kết dính Y13 và chất bịt kín có chứa 08 04 11 Từ Y39 Đ, ĐS, C Bùn * dung môi hữu cơ hoặc các 08 04 13 A3140 đến Y42 thành phần nguy hại khác A3150 A3070 Nước thải lẫn chất kết dính A3080 Y9 và chất bịt kín có chứa Y13 08 04 15 Đ, ĐS, C Lỏng * dung môi hữu cơ hoặc các A3140 Từ Y39 thành phần nguy hại khác đến Y42 A3150 Các hợp chất isoxyanat thải08 05 01 Đ, ĐS Rắn/lỏng ** CHẤT THẢI TỪ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ, SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM GỖ, GIẤY VÀ BỘT GIẤY Chất thải từ quá trình chế 03 01 09 01 01 09 02 09 02 01 09 02 02 09 02 03 09 02 04 09 02 05 10 10 01 10 01 01 10 01 02 10 02 10 02 01 10 02 02 10 02 03 biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ 03 01 04 Y5 Đ, ĐS,C Rắn * dán vụn có chứa các thành phần nguy hại Chất thải từ quá trình 03 02 bảo quản gỗ Các chất bảo quản gỗ hữu Y5 cơ không chứa hợp chất 03 02 01 A4040 Y39 Đ, ĐS Lỏng ** halogen thải Y42 Y5 Các chất bảo quản gỗ chứa 03 02 02 A4040 Y39 Đ, ĐS Lỏng ** hợp chất cơ clo thải Y41 Các chất bảo quản gỗ chứa Y5 03 02 03 A4040 Đ, ĐS Lỏng ** hợp chất cơ kim thải Y19 Y5 Các chất bảo quản gỗ vô cơ Y21 03 02 04 A4040 Đ, ĐS Lỏng ** thải Y24 Y29 Các loại chất bảo quản gỗ thải khác có chứa các thành 03 02 05 A4040 Y39 Đ, ĐS Lỏng * phần nguy hại CHẤT THẢI TỪ NGÀNH CHẾ BIẾN DA, LÔNG VÀ DỆT NHUỘM Chất thải từ ngành chế 04 01 biến da và lông Chất thải có chứa dung môi A3140 Y41 04 01 03 Đ, C Lỏng * từ quá trình tẩy mỡ nhờn A3150 Y42 Da thú có chứa các thành A3090 phần nguy hại thải bỏ từ Y21 Đ, ĐS Rắn * A3110 quá trình thuộc da Chất thải từ ngành dệt 04 02 nhuộm Chất thải từ quá trình hồ A3140 Y41 vải có chứa dung môi hữu 04 02 14 Đ, C Lỏng * A3150 Y42 cơ Phẩm màu và chất nhuộm thải có chứa các thành phần 04 02 16 A1040 Y12 Đ, ĐS Rắn/lỏng * nguy hại Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 04 02 19 A4070 Y18 Đ, ĐS Bùn * xử lý nước thải 10 02 04 11 11 01 11 01 01 11 02 11 02 01 11 03 11 03 01 11 03 02 11 04 11 04 01 11 04 02 Nước thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá A4070 Y12 Đ, ĐS Lỏng * trình nhuộm CHẤT THẢI XÂY DỰNG VÀ PHÁ DỠ (KỂ CẢ ĐẤ ĐÀO TỪ CÁC KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM Bê tông, gạch, ngói, tấm 17 01 ốp và gốm sứ thải Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải (hỗn hợp 17 01 06 Đ, ĐS Rắn * hay phân lập) có chứa các thành phần nguy hại Gỗ, thuỷ tinh và nhựa 17 02 thải Thuỷ tinh, nhựa và gỗ thải A2010 Y5 có chứa hoặc bị nhiễm các 17 02 04 Đ, ĐS Rắn * A3180 Y10 thành phần nguy hại Hỗn hợp bitum, nhựa than đá và sản phẩm có 17 03 hắc ín thải Hỗn hợp bitum có chứa A3010 Y11 Đ, AM, 17 03 01 Rắn * nhựa than đá thải A3070 Y39 C Nhựa than đá và các sản A3070 Đ, AM, 17 03 03 Y11 Rắn ** phẩm có hắc ín thải A3190 C Kim loại (kể cả hợp kim 17 04 của chúng) thải Phế thải kim loại bị nhiễm A1010 17 04 09 Đ, ĐS Rắn * các thành phần nguy hại A1020 A1010 A1020 Cáp kim loại thải có chứa Y8 dầu, nhựa than đá và các 17 04 10 Y10 Đ, ĐS, C Rắn * A3070 thành phần nguy hại khác Y11 A3180 11 05 11 05 01 11 05 02 11 06 Đất (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm), đá 17 05 và bùn nạo vét Đất đá thải có chứa các 17 05 03 thành phần nguy hại Bùn đất nạo vét có chứa 17 05 05 các thành phần nguy hại Vật liệu cách nhiệt và vật 17 06 liệu xây dựng có chứa Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Bùn/rắn * 11 06 01 11 06 02 11 06 03 11 07 11 07 01 11 08 11 08 01 11 08 02 11 08 03 12 12 01 12 01 01 12 01 02 12 01 03 12 01 04 amiăng thải Vật liệu cách nhiệt có chứa 17 06 01 A2050 Y36 Đ, ĐS Rắn * amiăng thải Các loại vật liệu cách nhiệt thải khác có chứa hay bị 17 06 03 Đ, ĐS Rắn * nhiễm các thành phần nguy hại Vật liệu xây dựng thải có 17 06 05 A2050 Y36 Đ, ĐS Rắn * chứa amiăng Vật liệu xây dựng gốc 17 08 thạch cao thải Vật liệu xây dựng gốc thạch cao thải có chứa các 17 08 01 Đ Rắn * thành phần nguy hại Các loại chất thải xây 17 09 dựng và phá dỡ khác Các chất thải xây dựng và 17 09 01 Y29 Đ, ĐS Rắn * phá dỡ có chứa thuỷ ngân Các chất thải xây dựng và phá dỡ có chứa PCB (ví dụ chất bịt kín chứa PCB, chất 17 09 02 Y10 Đ, ĐS Rắn * rải sàn gốc nhựa có chứa PCB, tụ điện chứa PCB) Các loại chất thải xây dựng và phá dỡ khác (kể cả hỗn 17 09 03 Đ, ĐS Rắn * hợp chất thải) có chứa các thành phần nguy hại CHẤT THẢI TỪ CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ, XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CHẤT THẢI, XỬ LÝ NƯỚC CẤP SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP Chất thải từ quá trình thiêu huỷ hoặc nhiệt phân 19 01 chất thải Bã lọc từ quá trình xử lý 19 01 05 A4100 Y18 Đ Rắn ** khí thải Nước thải từ quá trình xử lý khí và các loại nước thải 19 01 06 A4100 Đ Lỏng ** khác Chất thải rắn từ quá trình 19 01 07 A4100 Y18 Đ Rắn ** xử lý khí thải Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí 19 01 10 A4160 Y18 Đ, ĐS Rắn ** thải 12 01 05 12 01 06 12 01 07 12 01 08 12 02 12 01 01 12 01 02 12 01 03 12 01 04 12 01 05 12 01 06 12 03 12 03 01 12 03 02 12 04 12 04 01 Xỉ và tro đáy có chứa các 19 01 11 thành phần nguy hại Tro bay có chứa các thành 19 01 13 phần nguy hại Bụi lò hơi có chứa các 19 01 15 thành phần nguy hại Chất thải nhiệt phân có chứa các thành phần nguy 19 01 17 hại Chất thải từ quá trình xử lý hoá-lý chất thải (kể cả 19 02 các quá trình xử lý crom, xử lý xyanua, trung hoà) Chất thải tiền trộn có chứa ít nhất một loại chất thải 19 02 04 nguy hại Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 19 02 05 xử lý hoá-lý Dầu và chất cô từ quá trình 19 02 07 phân tách Chất thải lỏng dễ cháy có chứa các thành phần nguy 19 02 08 hại Chất thải rắn dễ cháy có chứa các thành phần nguy 19 02 09 hại Các loại chất thải khác có chứa các thành phần nguy 19 02 11 hại Chất thải đã được ổn 19 03 định hóa/hoá rắn1 Chất thải nguy hại đã được 19 03 04 ổn định hoá một phần2 Chất thải nguy hại đã được 19 03 06 hoá rắn Chất thải được thuỷ tinh hoá và chất thải từ quá 19 04 trình thuỷ tinh hoá Tro bay và các loại chất thải từ quá trình xử lý khí 19 04 02 thải A4100 Y18 Đ Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * A4100 Y18 Đ, ĐS Rắn * Y18 AM, Đ, ĐS Lỏng ** AM, Đ, ĐS Bùn * Đ, ĐS, C Rắn/lỏng ** A4070 C, Đ, ĐS Lỏng * A4070 C, Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn/lỏng * Đ Lỏng/bùn ** Đ Rắn ** A4090 A4060 Y9 ** Y18 Đ, ĐS Rắn ** 12 04 02 12 05 12 05 01 12 06 12 06 01 12 06 02 12 06 03 12 06 04 12 06 05 12 06 06 12 07 12 07 01 12 07 02 12 07 03 12 07 04 12 07 05 12 07 06 12 08 Chất thải rắn chưa được 19 04 03 thuỷ tinh hoá Nước rỉ rác 19 07 Nước rỉ rác có chứa các 19 07 02 thành phần nguy hại Chất thải từ trạm xử lý 19 08 nước thải Nhựa trao đổi ion đã bão 19 08 06 hoà hay đã qua sử dụng Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh cột trao 19 08 07 đổi ion Chất thải của hệ thống màng có chứa kim loại 19 08 08 nặng Hỗn hợp dầu mỡ thải có chứa dầu và chất béo độc 19 08 10 hại từ quá trình phân tách dầu/nước Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 19 08 11 xử lý sinh học nước thải công nghiệp Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ các quá 19 08 13 trình xử lý nước thải công nghiệp khác Chất thải từ quá trình tái 19 11 chế, thu hồi dầu Đất sét lọc đã qua sử dụng 19 11 01 Y18 Y9 Y8 Y11 Hắc ín axit thải 19 11 02 A4090 Y34 Nước thải 19 11 03 A4060 Y9 Chất thải từ quá trình làm Y9 19 11 04 A4090 sạch nhiên liệu bằng bazơ Y35 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 19 11 05 xử lý nước thải Chất thải từ quá trình làm 19 11 07 A4100 Y18 sạch khí thải Chất thải từ quá trình xử 19 12 lý cơ học chất thải (ví dụ Đ, ĐS Rắn ** LN, Đ, ĐS Lỏng * Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Lỏng/bùn ** Đ, ĐS Rắn ** Đ, C Lỏng ** Đ, ĐS Bùn * Đ, ĐS Bùn * Đ, ĐS,C AM, Đ, ĐS Đ, ĐS AM, Đ, ĐS Rắn ** Rắn ** Lỏng ** Lỏng ** Đ, ĐS Bùn * Đ, ĐS Rắn/lỏng ** 12 08 01 12 08 02 12 09 12 09 01 12 09 02 12 09 03 12 09 04 13 13 01 13 01 01 13 01 02 13 01 03 13 01 04 13 01 05 13 02 quá trình phân loại, nghiền, nén ép, tạo hạt) Gỗ thải có chứa các thành 19 12 06 Y5 Đ, ĐS Rắn * phần nguy hại Chất thải (kể cả hỗn hợp vật liệu) có chứa các thành 19 12 11 Đ, ĐS Rắn * phần nguy hại từ quá trình xử lý cơ học chất thải Chất thải từ quá trình xử 19 13 lý đất và nước ngầm Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá 19 13 01 Đ, ĐS Rắn * trình xử lý đất Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 19 13 03 Đ, ĐS Bùn * xử lý đất Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình 19 13 05 Đ, ĐS Bùn * xử lý nước ngầm Nước và cặn thải có chứa các thành phần nguy hại từ 19 13 07 Đ, ĐS Rắn/lỏng * quá trình xử lý nước ngầm CHẤT THẢI TỪ NGÀNH Y TẾ VÀ THÚ Y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này) Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và 18 01 phòng ngừa bệnh ở người Chất thải có chứa các tác 18 01 03 A4020 Y1 LN, Đ Rắn/lỏng ** nhân gây lây nhiễm Hoá chất thải bao gồm hoặc có chứa các thành phần 18 01 06 A4020 Y1 Đ, ĐS Rắn/lỏng * nguy hại Các loại dược phẩm gây Y2 độc tế bào (cytotoxic và 18 01 08 A4010 Đ Rắn/lỏng ** Y3 cytostatic) thải Chất hàn răng almagam 18 01 10 Đ Rắn ** thải Các loại dược phẩm thải khác có chứa các thành A4010 Y3 Đ Rắn/lỏng * phần nguy hại Chất thải từ các hoạt 18 02 động thú y 13 02 01 13 02 02 13 02 03 13 02 04 14 14 01 14 01 01 14 01 02 14 01 03 14 01 04 14 01 05 14 01 06 14 02 14 02 01 14 02 02 14 03 14 03 01 14 03 02 Chất thải có chứa các tác 18 02 02 A4020 Y1 LN, Đ Rắn/lỏng ** nhân gây lây nhiễm Hoá chất thải bao gồm hoặc có chứa các thành phần 18 02 05 A4020 Y1 Đ, ĐS Rắn/lỏng * nguy hại Các chế phẩm gây độc tế Y2 bào (cytotoxic và 18 02 07 A4020 Đ Rắn/lỏng ** Y3 cytostatic) thải Các loại thuốc thú y thải khác có chứa các thành Y3 Đ Rắn/lỏng * phần nguy hại CHẤT THẢI TỪ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Chất thải từ việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật Chất thải có chứa dư lượng 02 01 08 A4030 Y4 Đ, ĐS Rắn/lỏng * hoá chất trừ sâu Chất thải có chứa dư lượng 02 01 08 A4030 Y4 Đ, ĐS Rắn/lỏng * hoá chất trừ cỏ Chất thải có chứa dư lượng 02 01 08 A4030 Y4 Đ, ĐS Rắn/lỏng * hoá chất diệt nấm Hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc quá hạn sử 02 01 08 A4030 Y4 Đ, ĐS Rắn/lỏng ** dụng Bao bì hoá chất bảo vệ thực A4030 02 01 08 Y4 Đ, ĐS Rắn * vật thải A4030 Các loại chất thải khác có chứa các thành phần nguy Đ, ĐS Rắn/lỏng/bùn * hại Chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm Gia súc, gia cầm chết (do LN, Đ Rắn ** dịch bệnh) Chất thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình LN, Đ Rắn/lỏng/bùn * vệ sinh chuồng trại Chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản Nước thải từ quá trình vệ sinh ao đầm nuôi thủy sản A4030 Y4 Đ, ĐS Lỏng * bằng hoá chất có chứa các thành phần nguy hại Nước và bùn thải có chứa A4030 Y4 Đ, ĐS Lỏng/bùn * các thành phần nguy hại (hoá chất trừ sâu và diệt rong tảo, các chất kháng sinh) từ ao đầm nuôi thủy sản 15 15 01 THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÃ HẾT HẠN SỬ DỤNG VÀ CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không hết hạn sử dụng (kể cả các thiết bị ven đường) và chất thải từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không A1010 A1020 A1030 15 01 01 Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, đầu 16 01 04 máy và toa xe lửa, máy bay…) hết hạn sử dụng có chứa các thành phần nguy hại Y8 Y21 Y26 A1160 Y29 Y31 A2010 Y34 Y45 A3020 A1040 Đ, ĐS Rắn * Y8 Đ, ĐS Rắn ** Y29 Đ, ĐS Rắn * Y10 Đ, ĐS Rắn * Y15 N, Đ, ĐS Rắn ** Y36 Đ, ĐS Rắn * Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** Y45 Đ, ĐS Lỏng * Đ, ĐS Rắn * A4080 15 01 02 15 01 03 15 01 04 15 01 05 15 01 06 15 01 07 15 01 08 15 01 09 A4090 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng 16 01 07 A3020 Các thiết bị, bộ phận đã qua 16 01 08 A1030 sử dụng có chứa thuỷ ngân Các thiết bị, bộ phận đã qua 16 01 09 A3180 sử dụng có chứa PCB Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có khả năng nổ (ví 16 01 10 A4080 dụ túi khí) Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có 16 01 11 A2050 chứa amiăng Dầu thải 16 01 13 A3020 Hoá chất chống đông thải có chứa các thành phần 16 01 14 nguy hại Các thiết bị, bộ phận thải 16 01 21 15 01 10 15 02 khác có chứa các thành phần nguy hại Các loại chất thải khác sinh ra từ quá trình phá dỡ, bảo Đ, ĐS Rắn/lỏng/bùn * dưỡng có chứa các thành phần nguy hại Phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ hết hạn sử dụng và chất thải từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ A1010 A1020 A1030 Y8 Phương tiện giao thông vận Y21 tải đường thuỷ (tàu thuỷ, xà Y26 A1160 lan, thuyền, ca nô…) hết 16 01 04 Y29 hạn sử dụng có chứa các Y31 A2010 thành phần nguy hại Y34 Y45 A3020 A1040 15 02 01 Đ, ĐS Rắn * Y8 Đ, ĐS Rắn ** Y29 Đ, ĐS Rắn * Y10 Đ, ĐS Rắn * Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** Y45 Đ, ĐS Lỏng * Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn * A4080 15 02 02 15 02 03 15 02 04 15 02 05 15 02 06 15 02 07 15 02 08 A4090 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng 16 01 07 A3020 Các thiết bị, bộ phận đã qua 16 01 08 A1030 sử dụng có chứa thuỷ ngân Các thiết bị, bộ phận đã qua 16 01 09 A3180 sử dụng có chứa PCB Dầu thải 16 01 13 A3020 Hoá chất chống đông thải có chứa các thành phần 16 01 14 nguy hại Các thiết bị, bộ phận thải khác có chứa các thành 16 01 21 phần nguy hại Các vật liệu mài mòn bề mặt phương tiện (xỉ đồng, A1020 cát…) đã qua sử dụng có A1030 12 01 16 chứa hoặc lẫn các thành phần nguy hại (asen, chì, A1040 crom hoá trị 6...) Y17 Y21 Y24 Y31 15 02 09 15 02 10 15 02 11 15 02 12 15 02 13 15 02 14 15 02 15 16 16 01 16 01 01 16 01 02 16 01 03 16 01 04 16 01 05 16 01 06 16 01 07 16 01 08 Vụn sơn, gỉ sắt được bóc A1020 Y17 tách từ bề mặt phương tiện A1030 Y21 có chứa các thành phần Đ, ĐS Rắn * Y24 nguy hại (asen, chì, crom A1040 Y31 hoá trị 6...) Vật liệu cách nhiệt, chống A2050 Y36 Đ, ĐS Rắn * cháy thải có chứa amiăng Nước la canh A4060 Y9 Đ, ĐS Lỏng ** Nước thải lẫn dầu hoặc chứa các thành phần nguy A4060 Y9 Đ, ĐS Lỏng * hại Bùn thải lẫn dầu hoặc chứa A4060 Đ, ĐS Bùn * các thành phần nguy hại Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải khác (có chứa A1180 Y26 tụ điện, công tắc thuỷ ngân, 20 01 35 A2010 Y29 Đ, ĐS Rắn ** thuỷ tinh từ ống phóng Y31 catot và các loại thuỷ tinh hoạt tính khác…) Các loại chất thải khác sinh ra từ quá trình phá dỡ, bảo Đ, ĐS Rắn/lỏng/bùn * dưỡng có chứa các thành phần nguy hại CHẤT THẢI HỘ GIA ĐÌNH VÀ CHẤT THẢI SINH HOẠT TỪ CÁC NGUỒN KHÁC Các thành phần thải đã 20 01 được thu gom phân loại A3140 Y41 Dung môi thải 20 01 13 Đ, ĐS, C Lỏng ** A3150 Y42 AM, Đ, Axit thải 20 01 14 A4090 Y34 Lỏng ** ĐS AM, Đ, Kiềm thải 20 01 15 A4090 Y35 Rắn/lỏng ** ĐS Chất quang hoá thải 20 01 17 Y16 Đ, ĐS Rắn/lỏng ** Thuốc diệt trừ các loài gây 20 01 19 A4030 Y4 Đ, ĐS Rắn/lỏng ** hại thải Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác 20 01 21 A1030 Y29 Đ, ĐS Rắn ** có chứa thuỷ ngân Các thiết bị thải bỏ có chứa 20 01 23 Y45 Đ, ĐS Rắn ** CFC Các loại dầu mỡ độc hại 20 01 26 A3020 Y8 Đ, ĐS, C Rắn/lỏng ** 16 01 09 16 01 10 16 01 11 16 01 12 16 01 13 16 01 14 17 17 01 17 01 01 17 01 02 17 01 03 17 01 04 17 01 05 17 01 06 17 01 07 17 02 17 02 01 17 02 02 thải Sơn, mực, chất kết dính và A3050 Y12 nhựa thải có chứa các thành 20 01 27 Đ, ĐS, C Rắn/lỏng * A4070 Y13 phần nguy hại Chất tẩy rửa thải có chứa AM, Đ, 20 01 29 Lỏng * các thành phần nguy hại ĐS Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và 20 01 31 A4010 Y3 Đ Rắn/lỏng ** cytostatic) thải Y26 A1160 Pin, ắc quy thải 20 01 33 Y29 Đ, ĐS Rắn ** A1170 Y31 Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải khác (có chứa Y26 tụ điện, công tắc thuỷ ngân, A1180 20 01 35 Y29 Đ, ĐS Rắn ** thuỷ tinh từ ống phóng A2010 Y31 catot và các loại thuỷ tinh hoạt tính khác…) Gỗ thải có chứa các thành 20 01 37 Y5 Đ, ĐS Rắn * phần nguy hại DẦU THẢI, CHẤT THẢI TỪ NHIÊN LIỆU LỎNG, CHẤT THẢI DUNG MÔI HỮU CƠ, MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT ĐẨY (propellant) Dầu thuỷ lực thải 13 01 Dầy thuỷ lực thải có chứa 13 01 01 A3180 Y10 Đ, ĐS, C Lỏng ** PCB Y9 Nhũ tương cơ clo thải 13 01 04 A4060 Đ, ĐS Lỏng ** Y45 Nhũ tương thải không chứa 13 01 05 A4060 Y9 Đ, ĐS Lỏng ** clo Dầu thuỷ lực cơ clo gốc Y8 13 01 09 A3020 Đ, ĐS, C Lỏng ** khoáng thải Y45 Dầu thuỷ lực gốc khoáng 13 01 10 A3020 Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** thải không chứa clo Dầy thuỷ lực tổng hợp thải 13 01 11 A4060 Y9 Đ, ĐS, C Lỏng ** Các loại dầu thuỷ lực thải 13 01 13 A4060 Y9 Đ, ĐS, C Lỏng ** khác Dầu động cơ, hộp số và 13 02 bôi trơn thải Dầu động cơ, hộp số và bôi Y8 13 02 04 A3020 Đ, ĐS, C Lỏng ** trơn gốc khoáng cơ clo thải Y45 Dầu động cơ, hộp số và bôi 13 02 05 A3020 Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** trơn gốc khoáng thải không 17 02 03 17 02 04 17 03 17 03 01 17 03 02 17 03 03 17 03 04 17 03 05 17 04 17 04 01 17 04 02 17 04 03 17 05 17 05 01 17 05 02 17 05 03 17 05 04 17 05 05 17 05 06 chứa clo Dầu động cơ, hộp số và bôi 13 02 06 trơn tổng hợp thải Các loại dầu động cơ, hộp 13 02 08 số và bôi trơn thải khác Dầu truyền nhiệt và cách 13 03 điện thải Dầu truyền nhiệt và cách 13 03 01 điện thải có chứa PCB Dầu truyền nhiệt và cách 13 03 06 điện gốc khoáng cơ clo thải Dầu truyền nhiệt và cách điện gốc khoáng thải không 13 03 07 chứa clo Dầu truyền nhiệt và cách 13 03 08 điện tổng hợp thải Các loại dầu truyền nhiệt 13 03 10 và cách điện thải khác Dầu đáy tàu 13 04 Dầu đáy tàu từ hoạt động 13 04 01 đường sông Dầu đáy tàu từ nước thải 13 04 02 cầu tàu Dầu đáy tàu từ các hoạt 13 04 03 động đường thuỷ khác Chất thải từ thiết bị tách 13 05 dầu/nước Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác 13 05 01 của thiết bị tách dầu/nước Bùn thải từ thiết bị tách 13 05 02 dầu/nước Bùn thải từ thiết bị chặn 13 05 03 dầu Dầu thải từ thiết bị tách 13 05 06 dầu/nước Nước lẫn dầu thải từ thiết 13 05 07 bị tách dầu/nước Hỗn hợp chất thải từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận 13 05 08 khác của thiết bị tách dầu/nước A4060 Y9 Đ, ĐS, C Lỏng ** A4060 Y9 Đ, ĐS, C Lỏng ** ** A3180 Y10 Đ, ĐS, C Lỏng ** A3020 Y8 Đ, ĐS, C A3040 Y45 Lỏng ** A3020 A3040 Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** A3040 Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** A3040 Y8 Đ, ĐS, C Lỏng ** Đ, ĐS, C Lỏng ** Đ, ĐS, C Lỏng ** Đ, ĐS, C Lỏng ** A4060 A4060 A4060 Y8 Y9 Y8 Y9 Y8 Y9 A4060 Y9 Đ, ĐS Rắn ** A4060 Y9 Đ, ĐS Bùn ** A4060 Y9 Đ, ĐS Bùn ** A4060 Y9 Đ, ĐS, C Lỏng ** A4060 Y9 Đ, ĐS Lỏng ** A4060 Y9 Đ, ĐS Rắn/lỏng ** 17 06 17 06 01 17 06 02 17 06 03 17 07 17 07 01 17 07 02 17 07 03 17 08 17 08 01 17 08 02 17 08 03 17 08 04 17 08 05 18 18 01 18 01 01 18 01 02 18 02 Chất thải từ nhiên liệu 13 07 lỏng Dầu nhiên liệu và dầu 13 07 01 A4060 Y9 C, Đ, ĐS Lỏng ** diesel thải Xăng dầu thải 13 07 02 A4060 Y9 C, Đ, ĐS Lỏng ** Các loại nhiên liệu thải 13 07 03 A4060 Y9 C, Đ, ĐS Lỏng ** khác (kể cả hỗn hợp) Các loại dầu thải khác 13 08 Bùn hoặc nhũ tương thải từ 13 08 01 A4060 Y9 Đ, ĐS, C Bùn/lỏng ** thiết bị khử muối Các loại nhũ tương thải 13 08 02 A4060 Y9 Đ, ĐS, C Lỏng ** khác Các loại dầu thải khác 13 08 99 A4060 Y9 Đ, ĐS, C Lỏng ** Chất thải là dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và 14 06 chất đẩy (propellant) dạng bọt/sol khí Các chất CFC, HCFC, HFC 14 06 01 A3150 Y45 Đ, ĐS Lỏng ** thải Các loại dung môi halogen và hỗn hợp dung môi thải 14 06 02 A3150 Y41 Đ, ĐS, C Lỏng ** khác Các loại dung môi và hỗn 14 06 03 A3140 Y42 Đ, ĐS, C Lỏng ** hợp dung môi thải khác Bùn thải hoặc chất thải rắn 14 06 04 A3150 Y41 Đ, ĐS, C Bùn/rắn ** có chứa dung môi halogen Bùn thải hoặc chất thải rắn có chứa các loại dung môi 14 06 05 A3140 Y42 Đ, ĐS, C Bùn/rắn ** khác CÁC LOẠI CHẤT THẢI BAO BÌ, CHẤT HẤP THỤ, GIẺ LAU, VẬT LIỆU LỌC VÀ VẢI BẢO VỆ Bao bì thải (kể cả chất thải bao bì phát sinh từ 15 01 * đô thị đã được phân loại) Bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy 15 01 10 A4130 Đ, ĐS Rắn * hại Bao bì kim loại thải có chứa các chất nền xốp rắn 15 01 11 A4130 Đ, ĐS Rắn * nguy hại (như amiăng) Chất hấp thụ, vật liệu lọc, 15 02 giẻ lau và vải bảo vệ thải 18 02 01 19 19 01 19 01 01 19 01 02 19 01 03 19 01 04 19 01 05 19 01 06 19 01 07 19 01 08 19 02 19 02 01 19 02 02 19 02 03 19 02 04 19 02 05 19 02 06 Chất hấp thụ, vật liệu lọc A3020 (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ Y8 A3140 lau, vải bảo vệ thải bị 15 02 02 Y41 Đ, ĐS nhiễm các thành phần nguy Y42 A3150 hại CÁC LOẠI CHẤT THẢI KHÁC Chất thải từ ngành phim 09 01 ảnh Dung dịch thải thuốc hiện Đ, 09 01 01 Y16 ảnh và tráng phim gốc nước ĐS,AM Dung dịch thải thuốc tráng Đ, 09 01 02 Y16 bản in offset gốc nước ĐS,AM Dung dịch thải thuốc hiện Đ, 09 01 03 A3140 Y16 ảnh gốc dung môi ĐS,AM Đ, Dung dịch hãm thải 09 01 04 Y16 ĐS,AM Dung dịch tẩy màu (làm Đ, 09 01 05 Y16 trắng) thải ĐS,AM Chất thải chứa bạc từ quá B1180 Đ, ĐS, trình xử lý chất thải phim 09 01 06 Y16 B1190 AM, OH ảnh Máy ảnh dùng một lần đã Y26 09 01 11 A1170 Đ, ĐS qua sử dụng còn chứa pin Y29 Nước thải từ quá trình thu Đ, ĐS, 09 01 13 Y16 hồi bạc AM, OH Chất thải từ các thiết bị 16 02 điện và điện tử Máy biến thế và tụ điện thải A3180 16 02 09 Y10 Đ, ĐS có chứa PCB B1110 Các thiết bị thải khác có 16 02 10 A3180 Y10 Đ, ĐS chứa hoặc nhiễm PCB Thiết bị thải có chứa CFC, 16 02 11 A3150 Y45 Đ, ĐS HCFC, HFC Thiết bị thải có chứa 16 02 12 A2050 Y36 Đ, ĐS amiăng A1030 Thiết bị thải có các bộ phận Y10 A2010 chứa các thành phần nguy 16 02 13 Y29 Đ, ĐS hại Y31 A3180 Các bộ phận nguy hại tháo 16 02 15 A1030 Y10 Đ, ĐS dỡ từ các thiết bị thải A2010 Y29 Y31 Rắn * Lỏng ** Lỏng ** Lỏng ** Lỏng ** Lỏng ** Lỏng * Rắn ** Lỏng ** Rắn * Rắn * Rắn * Rắn * Rắn * Rắn ** A3180 19 03 19 03 01 19 03 02 19 04 19 04 01 19 04 02 19 04 03 19 05 19 05 01 19 05 02 19 05 03 19 05 04 19 06 Các sản phẩm bị loại bỏ 16 03 Chất thải vô cơ có chứa các 16 03 03 thành phần nguy hại Chất thải hữu cơ có chứa 16 03 05 các thành phần nguy hại Chất nổ thải 16 04 Đạn dược thải 16 04 01 Pháo hoa thải 16 04 02 Các loại chất nổ thải khác 16 04 03 Các bình chứa khí nén và 16 05 hoá chất thải Bình chứa khí nén thải có 16 05 04 các thành phần nguy hại Hoá chất và hỗn hợp hoá chất phòng thí nghiệm thải, 16 05 06 bao gồm hoặc có chứa các chất nguy hại Hoá chất vô cơ thải bao gồm hoặc có chứa các 16 05 07 thành phần nguy hại Hoá chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có chứa các 16 05 08 thành phần nguy hại Pin và ắc quy thải 16 06 19 06 01 Pin/ắc quy chì thải 19 06 02 Pin Ni-Cd thải 19 06 03 19 06 04 19 07 19 07 01 19 07 02 19 08 A4140 Đ, ĐS Rắn/lỏng * A4140 Đ, ĐS Rắn/lỏng * A4080 Y15 A4080 Y15 A4080 Y15 N, Đ N, Đ N, Đ Rắn Rắn Rắn ** ** ** Đ, ĐS, C Rắn * A4150 Y14 Đ, ĐS Rắn/lỏng * A4140 Đ, ĐS Rắn/lỏng * A4140 Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn ** Đ, ĐS Rắn ** Rắn ** Rắn ** Rắn/lỏng * Rắn/lỏng * A4080 A1160 Y31 A1010 A1170 16 06 02 Y26 A1010 16 06 01 Pin/ắc quy thải có chứa 16 06 03 A1170 Y29 Đ, ĐS thuỷ ngân Chất điện phân từ pin và ắc Y31 16 06 06 A1180 Đ, ĐS quy thải Y34 Chất thải từ quá trình vệ sinh thùng, bồn chứa và 16 07 bể lưu động Chất thải có chứa dầu 19 07 08 A4060 Y9 Đ, ĐS, C Chất thải có chứa các thành 19 07 09 Đ, ĐS phần nguy hại Chất xúc tác đã qua sử 16 08 dụng 19 08 01 19 08 02 19 08 03 19 08 04 19 09 Chất xúc tác đã qua sử dụng có chứa các thành 16 08 02 phần nguy hại Chất xúc tác đã qua sử dụng có chứa axit 16 08 05 photphoric Xúc tác dạng lỏng đã qua 16 08 06 sử dụng Xúc tác đã qua sử dụng bị nhiễm các thành phần nguy 16 08 07 hại Các chất oxi hoá thải 16 09 19 09 01 Pemanganat thải 19 09 02 Cromat thải 19 09 03 19 09 04 19 10 19 10 01 19 10 02 19 11 19 11 01 19 11 02 19 11 03 A2030 Đ, ĐS Rắn * A2030 A4090 AM, Đ Rắn/lỏng * A2030 Đ, ĐS Lỏng ** A2030 Đ, ĐS Rắn/lỏng * Rắn/lỏng ** Rắn/lỏng ** Rắn/lỏng ** OH, Đ Rắn/lỏng ** Đ, ĐS Lỏng * Đ, ĐS Rắn/lỏng * A3070 B1100 Đ Rắn * A3070 B1100 Đ Rắn * A3070 B1100 Đ Rắn * 16 09 01 16 09 02 A1040 Y21 Các hợp chất peroxit thải 16 09 03 Các loại chất oxi hoá thải 16 09 04 khác Nước thải được xử lý bên 16 10 ngoài Nước thải có chứa các 16 10 01 thành phần nguy hại Cặn nước thải có chứa các 16 10 03 thành phần nguy hại Vật liệu lót và chịu lửa 16 11 thải Vật liệu lót và chịu lửa thải gốc cacbon từ quá trình 16 11 01 luyện kim có chứa các thành phần nguy hại Các loại vật liệu lót và chịu lửa thải khác từ quá trình 16 11 03 luyện kim có chứa các thành phần nguy hại Vật liệu lót và chịu lửa thải có chứa các thành phần 16 11 05 nguy hại không phải từ quá trình luyện kim A4120 OH, Đ, ĐS OH, Đ, ĐS OH, Đ 3. QCVN 06 : 2009/BTNMT về một số chất độc hại trong không khí xung quanh Do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH National technical regulation on hazardous substances in ambient air 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. 1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà. 1.2. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1. 1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục. 1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh quy định tại Bảng 1. Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3) TT Thông số Công thức hóa học Các chất vô cơ 1 Asen (hợp chất, tính theo As As) 2 Asen hydrua (Asin) AsH3 3 4 Axit clohydric Axit nitric HCl HNO3 5 Axit sunfuric H2SO4 6 Bụi có chứa ôxít silic > 50% 7 Bụi chứa amiăng Mg3Si2O3(OH) Chrysotil Cadimi (khói gồm ôxit và Cd kim loại – theo Cd) 8 9 Clo Cl2 10 Crom VI (hợp chất, tính Cr+6 theo Cr) 11 Hydroflorua 12 13 Hydrocyanua HCN Mangan và hợp chất (tính Mn/MnO2 theo MnO2) HF Thời gian trung Nồng độ cho bình phép 1 giờ Năm 1 giờ Năm 24 giờ 1 giờ 24 giờ 1 giờ 24 giờ Năm 1 giờ 24 giờ - 0,03 0,005 0,3 0,05 60 400 150 300 50 3 150 - 50 1 sợi/m3 1 giờ 8 giờ Năm 1 giờ 24 giờ 1 giờ 24 giờ Năm 1 giờ 24 giờ Năm 1 giờ 1 giờ 24 giờ Năm 0,4 0,2 0,005 100 30 0,007 0,003 0,002 20 5 1 10 10 8 0,15 14 Niken (kim loại và hợp chất, tính theo Ni) 15 Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) Các chất hữu cơ 16 Acrolein 17 Acrylonitril 18 Anilin 19 20 Axit acrylic Benzen 21 22 Benzidin Cloroform 23 Hydrocabon 24 25 Fomaldehyt Naphtalen 26 Phenol 27 Tetracloetylen 28 Vinyl clorua Các chất gây mùi khó chịu 29 Amoniac 30 Acetaldehyt Ni 24 giờ 1 Hg 24 giờ 0,3 CH2=CHCHO CH2=CHCN 1 giờ 24 giờ Năm C6H5NH2 1 giờ 24 giờ C2H3COOH Năm C 6 H6 1 giờ Năm NH2C6H4C6H4NH2 1 giờ CHCl3 24 giờ Năm C n Hm 1 giờ 24 giờ HCHO 1 giờ C10H8 8 giờ 24 giờ C6H5OH 1 giờ C2Cl4 24 giờ CICH=CH2 24 giờ 50 45 22,5 50 30 54 22 10 KPHT 16 0,04 5000 1500 20 500 120 10 100 26 NH3 CH3CHO 200 45 30 300 42 50 20 260 190 1000 31 32 33 Axit propionic Hydrosunfua Methyl mecarptan CH3CH2COOH H2 S CH3SH 34 Styren C6H5CH=CH2 35 Toluen C6H5CH3 1 giờ 1 giờ Năm 8 giờ 1 giờ 1 giờ 24 giờ 24 giờ Năm Một lần tối đa 36 Xylen C6H4(CH3)2 Chú thích: KPHT: không phát hiện thấy 1 giờ Năm 1 giờ 500 190 1000 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế: - TCVN 5969:1995 (ISO 4220:1983) Không khí xung quanh. Xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit. Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị màu hoặc đo điện thế. - TCVN 6502:1999 (ISO 10312:1995) Không khí xung quanh. Xác định sợi amiăng. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp. Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. 4. QCVN 20:2009/BTNMT – Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ vào môi trường không khí. Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng. 1.3. Giải thích thuật ngữ Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. 1.3.2. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Nồng độ tối đa cho phép của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định trong Bảng 1 dưới đây: Bảng 1 - Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí TT Tên 1 2 3 4 5 6 Axetylen tetrabromua Axetaldehyt Acrolein Amylaxetat Anilin Benzidin Số C AS 79-27-6 75-07-0 107-02-8 628-63-7 62-53-3 92-87-5 Công thức hóa học CHBr2CHBr2 CH3CHO CH2=CHCHO CH3COOC5H11 C6H5NH2 NH2C6H4C6H4NH2 Nồng độ tối đa (mg/Nm3) 14 270 2,5 525 19 KPHĐ 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 Benzen Benzyl clorua 1,3-Butadien n-Butyl axetat Butylamin Creson Clorbenzen Clorofom ß-clopren Clopicrin Cyclohexan Cyclohexanol Cyclohexanon Cyclohexen Dietylamin Diflodibrommetan o-diclobenzen 1,1-Dicloetan 1,2-Dicloetylen 1,4-Dioxan Dimetylanilin Dicloetyl ete Dimetylfomamit Dimetylsunfat Dimetylhydrazin Dinitrobenzen Etylaxetat Etylamin Etylbenzen Etylbromua Etylendiamin Etylendibromua Etylacrilat Etylen clohydrin Etylen oxyt Etyl ete Etyl clorua Etylsilicat Etanolamin Fufural Fomaldehyt 71-43-2 100-44-7 106-99-0 123-86-4 109-73-9 1319-77-3 108-90-7 67-66-3 126-99-8 76-06-2 110-82-7 108-93-0 108-94-1 110-83-8 109-89-7 75-61-6 95-50-1 75-34-3 540-59-0 123-91-1 121-69-7 111-44-4 68-12-2 77-78-1 57-14-7 25154-54-5 141-78-6 75-04-7 100-41-4 74-96-4 107-15-3 106-93-4 140-88-5 107-07-3 75-21-8 60-29-7 75-00-3 78-10-4 141-43-5 98-01-1 50-00-0 C 6 H6 C6H5CH2CI C 4 H6 CH3COOC4H9 CH3(CH2)2CH2NH2 CH3C6H4OH C6H5CI CHCI3 CH2=CCICH=CH2 CCI3NO2 C6H12 C6H11OH C6H10O C6H10 (C2H5)2NH CF2Br2 C6H4CI2 CHCI2CH3 CICH=CHCI C4H8O2 C6H5N(CH3)2 (CICH2CH2)2O (CH3)2NOCH (CH3)2SO4 (CH3)2NNH2 C6H4(NO2)2 CH3COOC2H5 CH3CH2NH2 CH3CH2C6H5 C2H5Br NH2CH2CH2NH2 CHBr=CHBr CH2=CHCOOC2H5 CH2CICH2OH CH2OCH2 C2H5OC2H5 CH3CH2CI (C2H5)4SiO4 NH2CH2CH2OH C4H3OCHO HCHO 5 5 2200 950 15 22 350 240 90 0,7 1300 410 400 1350 75 860 300 400 790 360 25 90 60 0,5 1 1 1400 45 870 890 30 190 100 16 20 1200 2600 850 45 20 20 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 Fufuryl (2Furylmethanol) Flotriclometan n-Heptan n-Hexan Isopropylamin n-butanol Metyl mercaptan Metylaxetat Metylacrylat Metanol Metylaxetylen Metylbromua Metylcyclohecxan Metylcyclohecxanol Metylcyclohecxanon Metylclorua Metylen clorua Metyl clorofom Monometylanilin Metanolamin Naphtalen Nitrobenzen Nitroetan Nitroglycerin Nitrometan 2-Nitropropan Nitrotoluen 2-Pentanon Phenol Phenylhydrazin n-Propanol n-Propylaxetat Propylendiclorua Propylenoxyt Pyridin Pyren p-Quinon Styren Tetrahydrofural 1,1,2,2-Tetracloetan 98-00-0 C4H3OCH2OH 120 75-69-4 142-82-5 110-54-3 75-31-0 71-36-3 74-93-1 79-20-9 96-33-3 67-56-1 74-99-7 74-83-9 108-87-2 25639-42-3 1331-22-2 74-87-3 75-09-2 71-55-6 100-61-8 3088-27-5 91-20-3 98-95-3 79-24-3 55-63-0 75-52-5 79-46-9 1321-12-6 107-87-9 108-95-2 100-63-0 71-23-8 109-60-4 78-87-5 75-56-9 110-86-1 129-00-o 106-51-4 100-42-5 109-99-9 79-34-5 CCI3F C7H16 C6H14 (CH3)2CHNH2 CH3(CH2)3OH CH3SH CH3COOCH3 CH2=CHCOOCH3 CH3OH CH3C=CH CH3Br CH3C6H11 CH3C6H10OH CH3C6H9O CH3CI CH2CI2 CH3CCI3 C6H5NHCH3 HOCH2NH2 C10H8 C6H5NO2 CH3CH2NO2 C3H5(ONO2)3 CH3NO2 CH3CH(NO2)CH3 NO2C6H4CH3 CH3CO(CH2)2CH3 C6H5OH C6H5NHNH2 CH3CH2CH2OH CH3-COO-C3H7 CH3-CHCI-CH2CI C3H6O C5H5N C16H10 C6H4O2 C6H5CH=CH2 C4H8O CI2HCCHCI2 5600 2000 450 12 360 15 610 35 260 1650 80 2000 470 460 210 1750 2700 9 31 150 5 310 5 250 1800 30 700 19 22 980 840 350 240 30 15 0,4 100 590 35 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 Tetracloetylen Tetraclometan Tetranitrometan Toluen 0-Toluidin Toluen-2,4diisocyanat Trietylamin 1,1,2-Tricloetan Tricloetylen Xylen Xylidin Vinylclorua Vinyltoluen 127-18-4 56-23-5 509-14-8 108-88-3 95-53-4 584-84-9 CCI2=CCI2 CCI4 C(NO2)4 C6H5CH3 CH3C6H4NH2 CH3C6H3(NCO)2 670 65 8 750 22 0,7 121-44-8 79-00-5 79-01-6 1330-20-7 1300-73-8 75-01-4 25013-15-4 (C2H5)3N CHCI2CH2CI CICH=CCI2 C6H4(CH3)2 (CH3)2C6H3NH2 CH2=CHCI CH2=CHC6H4CH3 100 1080 110 870 50 20 480 Chú thích: - Số CAS: Số đăng ký hóa chất quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry Number); - KPHĐ là không phát hiện được. 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. 3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5940:2005 về Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này. 5. TCVN 6560:2005: Lò đốt chất thải rắn y tế - khí thải lò đốt chất thải rắn y tế - giới hạn cho phép LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ – KHÍ THẢI LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ – GIỚI HẠN CHO PHÉP 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định danh mục, giới hạn tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải của các lò chất thải rắn y tế khi thải vào không khí xung quanh. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bảng được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng bản mới nhất. TCVN 7241 : 2003, Lò đốt chất thải rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độ bụi trong khí thải. TCVN 7242 : 2003, Lò đốt chất thả rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độ carbon monoxit (CO) trong khí thải. TCVN 7243 :2003, Lò đốt chất thải y tế – Phương pháp xác định nồng độ axit flohydric (HF) trong khí thải. TCVN 7244 : 2003, Lò đốt chất thải y tế – Phương pháp xác định axit clohydric (HCl) trong khí thải. TCVN 7245 : 2003, Lò đốt chất thải rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độ nitơ ôxit (NOx) trong khí thải. TCVN 7246 : 2003, Lò đốt chất thải rắn y tế – Phương pháp xác định nồng độ lưu huỳnh dioxit (SO2) trong khí thải. TCVN 7566 - 1 : 2005, Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF – Phần 1: Lấy mẫu. TCVN 7566 - 2 : 2005, Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF – Phần 2: Chiết và làm sạch. TCVN 7566 - 3 : 2005, Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF – Phần 3: Định tính và định lượng. TCVN 7557 - 1 : 2005, Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 1 : Quy định chung. TCVN 7557 – 2 : 2005, Lò đốt y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 2: Phương pháp xác định nồng độ thủy ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh. TCVN 7557 – 3 : 2005, Lò đốt chất thải rắn y tế – Xác định kim loại nặng trong khí thải – Phần 3: Phương pháp xác định nồng độ cadmi và chì bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngon lửa và không ngọn lửa. 3. Giá trị giới hạn 3.1 Danh mục và giới hạn tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm đặc trưng trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế được qui định trong bảng 1. 3.1 Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán nồng độ của mỗi thông số trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế được qui định trong các TCVN tương ứng. Bảng 1: Danh mục và giới hạn tối đa cho phép đối với các thông số ô nhiễm TT Thông số Công thức và Đơn vị Giới hạn Phương pháp ký hiệu hóa cho phép xác định học 1 Bụi mg/Nm3 115 TCVN 7241 : 2003 2 Axit flohydric HF mg/Nm3 2 TCVN 7243 : 2003 3 Axit clohidric HCl mg/Nm3 100 TCVN 7244 : 2003 4 Cacbon CO mg/Nm3 100 TCVN 7242 : monoxit 2003 5 Nitơ oxit NOx mg/Nm3 250 6 Lưu huỳnh dioxit SO2 mg/Nm3 300 7 Thủy ngân Hg mg/Nm3 0.55 8 Cadimi Cd mg/Nm3 0.16 9 Chì Pb mg/Nm3 1.2 10 Tổng Dioxin/ Furan Dioxin Furan C12H8-NClnO2 C12H8-NClnO ng – 2.3 TEQ/Nm 3 TCVN 7245 : 2003 TCVN 7246 : 2003 TCVN 7557 – 2 : 2005 TCVN 7557 – 3 : 2005 TCVN 7557 – 3 : 2005 TCVN 7556 – 1 : 2005 TCVN 7556 – 2 : 2005 TCVN 7556 – 3 : 2005 CHÚ THÍCH: N: Số nguyên tử clo N* : 2 ≤ n ≤ 8 TEQ là độ độc tương đương của 2,3,7,8-tetraclo dibenzo-p-dioxin dựa vào hệ số độ độc tương đương quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình: 1. Quyết đinh Số: 23/2006/QĐ-BTNM của Bộ tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại ngày 26/12/2006. 2. Lê Văn Khoa (2004): Khoa học môi trường, tr216-219. NXBGD. 3. Trịnh Thị Thanh (2008): Độc học, môi trường và sức khỏe con người, NXBDGQGHN 4. Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh (2005): Quản lý chất thải nguy hại. NXBDHQGHN 5. Nguyễn Đức Khiển (2001), Chất thải nguy hại. Bài giảng. Đại học Bách Khoa Hà Nội. 6. “Tập bài giảng QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI” – TS, NCS VÕ ĐÌNH LONG, TS NGUYỄN VĂN SƠN. 7. “GIÁO TRÌNH QUẢN LÍ CHẤT THẢI NGUY HẠI” - TS NGUYỄN NGỌC CHÂU. 8. Một số quy định, thông tư chính phủ, TCVN khác. 2. Các trang web tài liệu làm bài: http://www.chatthainguyhai.net http://www.ehow.com/about_5378456_hazardous-waste identification.html#ixzz1IVjrcDQY http://environment-safety.com/plcnh/huongdan/nhanbietCTNH.htm http://www.peelregion.ca/pw/waste/hhw/symbols.htm http://www.hse.gov.uk/chip/phrases.htm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng