Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Hệ thống Chính phủ điện tử tại Đà Nẵng...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Hệ thống Chính phủ điện tử tại Đà Nẵng

.PDF
12
288
128

Mô tả:

Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Hệ thống Chính phủ điện tử tại Đà Nẵng
Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Hệ thống Chính phủ điện tử tại Đà Nẵng Văn Hùng Trọng Giảng viên khoa Công Nghệ Thông Tin trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt Hàn, Đà Nẵng Tóm tắt nội dung Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng về nền tảng công nghệ thông tin và các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin đã làm thay đổi về phương thức sống và xu hướng phát triển của xã hội. Đi kèm với sự phát triển về công nghệ, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phát triển các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin để phục vụ và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Chính phủ điện tử là hệ thống cung cấp các dịch vụ điển hình để đáp ứng được yêu cầu về cuộc sống của người dân và cũng là tiền đề để theo kịp những thay đổi về công nghệ trên toàn thế giới. Để đáp ứng những tiêu chí đó, Việt Nam hiện nay đang xây dựng các hệ thống chính quyền điện tử tại các tỉnh và thành phố lớn. Trong đó, Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn đầu tiên triển khai hệ thống chính quyền điện tử tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá mức độ thỏa mãn và các yếu tố tác động đến việc sử dụng hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng, từ đó đưa ra những đề suất để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng dựa trên khảo sát của 209 công dân tại Đà Nẵng – những người có nhu cầu và đã có kinh nghiệm sử dụng chính phủ điện tử tại Đà Nẵng. Từ khóa: E-government, Đà Nẵng, Mô hình TAM, Mô hình IS success… 1. Giới Thiệu Dựa trên định nghĩa của World Bank (2015) thì Chính phủ điện tử là sự áp dụng các dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng cơ sở công nghệ thông tin truyền thông của các cơ quan Chính phủ một cách có hệ thống để tương tác với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó việc thực hiện các trao đổi thông tin và giao tiếp giữa các cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện. Từ đó sẽ làm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, minh bạch, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và làm giảm chi phí hoạt động của các dịch vụ công. Theo Heek và Bailur (2007), Hệ thống chính phủ điện tử bao gồm các hệ thống thông tin, hành chính công, khoa học chính trị và khoa học máy tính, những hệ thống mà từ đó có thể cung cấp các dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, Seifert (2003) nêu ra hai quan điểm là tiền đề để xác định các dịch vụ chính phủ điện tử, đó là dựa trên cấp độ chính trị và trình độ kỹ thuật. Mặt khác, có rất nhiều cách xác định các dịch vụ của hệ thống Chính phủ điện tử từ góc độ kinh doanh và triển vọng công nghệ (Tambouris, 2001). Bên cạnh đó, Chính phủ điện tử được xác định trong bốn quan điểm khác nhau bao gồm nền tảng công dân, sự hợp tác, quy trình xử lý và quản lý tri thức (Lenk, 2000). Do đó, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và mục tiêu chính của từng quốc gia mà để nêu ra các định nghĩa về các khía cạnh khác nhau về hệ thống chính phủ điện tử. Trên góc độ lấy nền tảng kỹ thuật làm trung tâm, Chính phủ điện tử được định nghĩa là việc sử dụng công nghệ thông tin truyền thông để chuyển đổi các tổ chức và các quá trình xử lý công việc của chính phủ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (Sprecher, 2000; Schware và Deane, 2003). Ngoài ra, Burn và Robins (2003) đã đề xuất một quan điểm lấy công dân làm trung tâm, trong đó tầm quan trọng của Chính phủ điện tử đã được nhấn mạnh như một công cụ để cung cấp thông tin và dịch vụ điện tử nhằm tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ với người dân. Từ đó, Tambouris và các tác giả khác (2001), Fang (2002), Wang và Liao (2008) đã minh họa một định nghĩa bao quát về Chính phủ điện tử dựa trên sự kết hợp của hai quan điểm nêu trên và tiếp giáp cách nhìn khác của quan điểm truyền thông. Trong đó, Chính phủ điện tử được định nghĩa là việc áp dụng của công nghệ thông tin để cải thiện tất cả sự tương tác của chính phủ với tất cả các bên liên quan như mối quan hệ giữa các quốc gia, các cơ quan nội bộ chính phủ, công dân và các doanh nghiệp. Giá trị của hệ thống chính phủ điện tử và các dịch vụ được cung cấp nằm ở mối quan hệ và sự giao tiếp (Van Engers và các tác giả khác, 2002), đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống chính phủ truyền thống và hệ thống chính phủ điện tử. Ngoài ra, từ góc độ quan hệ và sự giao tiếp, hệ thống Chính phủ điện tử được xem là sự cam kết lâu dài được thực hiện bởi chính phủ nhằm tăng cường mối quan hệ giữa khu vực công và công dân, từ đó cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hành chính công (Chen và các tác giả khác, 2006). Dựa theo nghiên cứu của Baum và Maio (2000), Hệ thống Chính phủ điện tử được chia làm 4 cấp độ khác nhau, đây cũng được xem là 4 giai đoạn trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống chính phủ điện tử. - Giai đoạn thông tin: Chính phủ điện tử chỉ cung cấp các thông tin cho người dân thông qua các website của hệ thống. Điều này giúp cho người dân có thể tiếp cận được thông tin được cung cấp bởi Chính phủ một cách nhanh chóng, các quy trình trở nên minh bạch hơn, đảm bảo được nguồn thông tin chính xác, nâng cao nhận thức của người dân thông qua các thông tin được cung cấp. - Giai đoạn tương tác: sự tương tác giữa Chính phủ và người dân được nâng cao thông qua các dịch vụ chính phủ điện tử. Người dân có thể trao đổi trực tiếp với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thông qua các công cụ được cung cấp hoặc được quy định từ chính phủ, người dân có thể tra cứu thông tin, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu được cung cấp từ chính phủ. Qua đó có thể giảm thiểu được thời gian cho người dân và các cơ quan hành chính. - Giai đoạn giao dịch: Ở giai đoạn này, người dân có thể thực hiện các giao dịch với các cơ quan chính phủ thông qua các dịch vụ và hệ thống của chính phủ. Việc thực hiện các giao dịch thông qua các hệ thống này có thể nâng cao tính bảo mật, giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch. Hơn thế nữa, nó còn nâng cao được tính minh bạch, đảm bảo được lợi ích cho người dân - Giai đoạn chuyển hóa: Ở giai đoạn này, chính phủ có thể cung cấp hầu như các dịch vụ công, người dân có thể tương tác với các cơ quan chính phủ, thực hiện các giao dịch, tìm kiếm thông tin, đăng ký các dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi chính phủ thông qua các dịch vụ và hệ thống của chính phủ điện tử. 2. Tài liệu nghiên cứu 2.1 Chính phủ điện tử tại Việt Nam Tại Việt Nam, hệ thống chính phủ điện tử đã bắt đầu cung cấp một số tính năng cơ bản cho phép người dân có thể tìm kiếm các thông tin và truy cập vào một số dịch vụ công. Dựa theo một số nghiên cứu trước đây, việc bắt đầu áp dụng hệ thông chính phủ điện tử tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2001 với “Dự án 112” (Tuyen và Schauder, 2007), giai đoạn này tập trung cho việc cải cách quản lý hành chính công. Kể từ đó, nhiều sáng kiến đã được tiến hành để tăng cường việc áp dụng Chính phủ điện tử cùng với quá trình cải cách hành chính, chẳng hạn như quản lý kho bạc và dự án Quản lý Hệ thống Thông tin Ngân sách, dự án hiện đại hóa hải quan Việt Nam, dự án cải tiến công nghệ thông tin Việt Nam, dự án phát triển cộng đồng Internet nông thôn, hệ thống thanh toán và dự án hiện đại hóa Ngân hàng… (MIC, 2010). Đồng thời, chính phủ Việt Nam đã từng bước được cải thiện hệ thống chính sách và pháp luật với xu hướng khuyến khích áp dụng và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin cũng như thực hiện Chính phủ điện tử. Căn cứ vào việc thực hiện nhiều chính sách và các dự án, rất nhiều thành công đáng kể đã đạt được bởi hệ thống Chính phủ điện tử Việt Nam. Ví dụ, hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng như Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã thành lập và phát triển trang web chính thức của mình và đã liên kết với cổng thông tin www.chinhphu.vn để cung cấp thông tin cũng như các dịch vụ giới hạn cho tất cả các doanh nghiệp và cá nhân (MIC, 2010). Hơn nữa, số lượng người sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin Việt Nam đã tăng lên đáng kể, và nó được coi là một trong những kết quả có giá trị nhất để trong quá trình triển khai hệ thống Chính phủ điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực liên tục và các kết quả đạt được của Chính phủ điện tử tại Việt Nam, theo Khuong và các tác giả khác. (2005), chất lượng của các ứng dụng hiện tại của chính phủ điện tử Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của xã hội và chưa thu hút được sự quan tâm đáng kể từ công dân và doanh nghiệp. Theo Phúc (2011), các ứng dụng công nghệ thông tin được giới hạn đáng kể trong các cơ quan nhà nước, dịch vụ công trực tuyến vẫn còn trong giai đoạn trứng nước với người dân cũng như các doanh nghiệp, và kết quả mang lại của các dịch vụ điện tử nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân vẫn còn hạn chế (Tuan, 2007). Hơn nữa, vẫn còn tồn tại sự thiếu gắn kết và phối hợp giữa Chính phủ điện tử Việt Nam và quá trình cải cách hành chính, điều đó đã làm giảm thiểu kết quả của quá trình cải cách hành chính thông qua việc áp dụng hệ thống Chính phủ điện tử nhằm đạt được một hệ thống hành chính công trong sạch, dân chủ, mạnh mẽ, hiện đại, hiệu quả và chuyên nghiệp (ADB, 2005). Bảng 1: Xếp hạng chính phủ điện tử tại một số quốc gia ở Đông Nam Á Thứ hạng Quốc gia 2005 2008 2010 2012 1 Singapore 7 23 11 10 2 Malaysia 42 34 32 40 3 Brunei 73 87 68 54 4 Việt Nam 105 91 90 83 5 Philippines 41 66 78 88 6 Thailand 50 64 76 92 7 Indonesia 86 106 109 97 8 Lao 147 156 151 153 9 Cambodia 128 139 140 155 10 Myanmar 129 144 141 160 3. Mô hình nghiên cứu và Giả thuyết: 3.1 Mô hình nghiên cứu: Dựa trên một số nghiên cứu trước đây về hệ thống chính phủ điện tử và Mô hình hệ thống công nghệ thành công - IS success model (Delone và các tác giả khác, 1992); Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Davis, 1989). Nghiên cứu này đề xuất mô hình và giả thuyết: Chất lượng Chất lượng thông tin Chất lượng dịch vụ Chất lượng hệ thống Nhận thức về tính dễ sử dụng Ý định sử dụng chính phủ điện tử Môi trường Ảnh hưởng xã hội Nhận thức Nhận thức về tính hữu ích Quy định của chính phủ Mô hình 1: Mô hình nghiên cứu 3.2 Giả thuyết: 3.2.1 Chất lượng thông tin Chất lượng thông tin có liên quan đến mức độ mà các thông tin được cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu của người sử dụng (Chang và các tác giả khác., 2005), và theo DeLone và các tác giả khác. (2003), nó thường được đo bằng tính liên quan, tính chính xác, tính kịp thời và tính đầy đủ để giải quyết các nhu cầu từ phía người dùng. Theo DeLone và các tác giả khác (2003) thì chất lượng hệ thống thông tin được xác định dựa trên hiệu suất tổng thể của hệ thống và được đo bằng nhận thức của cá nhân. Nếu một công dân nhận ra chất lượng thông tin được cung cấp từ hệ thống chính phủ điện tử có giá trị cao, họ có nhiều khả năng sẽ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ trực tuyến khác của hệ thống Chính phủ điện tử. Chất lượng thông tin được sử dụng trong nghiên cứu về chính phủ điện tử nhằm mục đích đánh giá cất lượng các thông tin mà các dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp có thỏa mãn nhu cầu của người dân hay vẫn còn hạn chế trong các nội dung mà nó cung cấp. Trong nghiên cứu này, chất lượng thông tin được giả định có tác động tới tính hữu ích và tính dễ sử dụng (2 biến chính mô tả mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1989). H1: Chất lượng thông tin có tác động tích cực đến tính dễ sử dụng của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng H2: Chất lượng thông tin có tác động tích cực đến tính hữu ích của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 3.2.2 Chất lượng hệ thống Chất lượng hệ thống được định nghĩa là chất lượng của việc truyền tải dữ liệu và hiệu năng phần mềm và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính phủ điện tử. Theo DeLone và các tác giả khác (2003), chất lượng hệ thống được dựa trên các biện pháp bởi các tính năng sau đây: tính dễ sử dụng, độ tin cậy, chất lượng dữ liệu, chức năng, tích hợp, linh hoạt và khả năng bảo trì hệ thống. Chất lượng hệ thống có liên quan đến mức độ hiệu suất hoạt động của hệ thống để có thể giải quyết nhu cầu người dùng một cách tốt nhất và dễ dàng nhất (Chang và các tác giả khác, 2005; DeLone và các tác giả khác, 2003). Với một hệ thống có giao diện phức tạp, các tính năng hoạt động không đồng nhất, việc truy cập chậm chạp do tốc độ đường truyền hạn chế, lưu lượng băng thông đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của ngời dùng. Chất lượng hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. H3: Chất lượng hệ thống có tác động tích cực đến tính dễ sử dụng của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng H4: Chất lượng hệ thống có tác động tích cực đến tính hữu ích của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 3.2.3 Chất lượng dịch vụ Việc tồn tại hệ thống chính phủ điện tử nhằm mang đến cho người dân các dịch vụ của chính phủ một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất, theo xu hướng công khai và minh bạch nhất. Theo DeLone và các tác giả khác (2003), chất lượng dịch vụ được định nghĩa là mức độ mà các dịch vụ được cung cấp để giải quyết nhu cầu của người dùng một cách tốt nhất và có liên quan đến các tổ chức quản lý hỗ trợ người dùng từ hệ thống, đặc biệt là trong các dịch vụ Chính phủ điện tử (Floropoulos và các tác giả khác, 2010). Theo Zeithaml và các tác giả khác (2002); Barnes và các tác giả khác (2006), những thuộc tính như cảm thông, đảm bảo, độ tin cậy và đáp ứng nhu cầu cho người dùng thường được dùng để đánh giá về chất lượng dịch vụ, nhằm mục đích để nâng cao mối quản hệ giữa chính phủ và công dân, đó là điều quan trọng để đạt được sự thành công của hệ thống Chính phủ điện tử. Trong nghiên cứu này, chất lượng được sử dụng để đánh giá chất lượng chăm sóc người dùng từ hệ thống chính phủ điện tử, cũng như chất lượng của các dịch vụ được cung cấp từ hệ thống chính phủ điện tử đối với người dân. H5: Chất lượng dịch vụ có tác động tích cực đến tính dễ sử dụng của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng H6: Chất lượng dịch vụ có tác động tích cực đến tính hữu ích của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 3.2.4 Ảnh hưởng từ xã hội Theo Venkatesh và các tác giả khác (2000), ảnh hưởng xã hội được coi như một yếu tố quan trọng trong việc xác định hành vi sử dụng và việc chấp nhận chấp nhận công nghệ mới. Theo nghiên cứu của Taylor và các tác giả khác (1995), ảnh hưởng xã hội có liên quan đến tư tưởng chủ quan trong hành vi người dùng, người dùng chịu tác động cao từ những người có vị thế trong xã hội, trong công việc cao hơn hoặc ngang hàng với mình. Hơn thế nữa, đối với hệ thống chính phủ điện tử, người dùng có thể chịu tác động mạnh mẽ về hành vi sử dụng của mình từ các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp hoặc người quen trong xã hội. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội để đề cập để đánh giá mức độ người dùng tại Đà Nẵng chịu tác động như thế nào từ các mối quan hệ ngoài xã hội về hệ thống chính phủ điện tử, từ đó xác đinh được cách để đưa hệ thống chính phủ điện tử đến với người dùng tại Đà Nẵng. H7: Ảnh hưởng từ xã hội có tác động tích cực đến tính hữu ích của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 3.2.5 Nhận thức Theo Dourish và các tác giả khác (1992), nhận thức liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để giới thiệu về hệ thống Chính phủ điện tử đến với công dân trong các khu vực công cộng, thực hiện các cuộc hội thảo, để khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ của hệ thống chính phủ điện tử trong hoạt động hàng ngày của họ. Một rào cản lớn trong việc áp dụng công nghệ là sự thiếu nhận thức về nền tảng công nghệ đó. Nhận thức được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân có thông tin và kiến thức về công nghệ mà trong trường hợp này chính là hệ thống chính phủ điện tử (Taherdoost và các tác giả khác, 2009). Các kiến thức đi kèm với việc sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết công nghệ mới từ giai đoạn ban đầu, và sẽ khuyến khích người dùng sử dụng công nghệ đó. Trong nghiên cứu này, Nhận thức được đưa ra để đánh giá mức độ hiểu biết và nắm bắt được các dịch vụ mà chính phủ điện tử Đà Nẵng cung cấp từ phía người dùng, từ đó đưa ra các phương hướng để nâng cao nhận thức của công dân về các dịch vụ của hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng. H8: Nhận thức có tác động tích cực đến tính hữu ích của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 3.2.6 Quy định của chính phủ Môi trường pháp lý trong đó bao gồm pháp luật, chính sách, quy định ràng buộc bất kỳ tổ chức và các cá nhân phải tuân thủ. Trong việc áp dụng đổi mới, áp dụng công nghệ mới, môi trường pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng có tác động đến hành vi của người dùng (Hart và các tác giả khác, 1997). Theo ông Zhu và các tác giả khác (2004), đối với hệ thống chính phủ điện tử, môi trường pháp lý được coi là một yếu tố quan trọng mà có tác động khuếch tán công nghệ, nâng cao số lượng người dùng. Trong nghiên cứu thực nghiệm của Dasgupta và các tác giả khác (1999), với các quy định tốt từ chính phủ, công dân có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử công từ đó đạt được những lợi ích thông qua quá trình sử dụng các dịch vụ này. Trong nghiên cứu này, quy định của chính phủ được đưa ra để đánh giá các chính sách và quy định từ phía chính phủ đã thuyết phục và nâng cao được số lượng hay chưa, hay vẫn còn tồn tại các thiếu sót, từ đó đề xuất phương hướng để nâng cao số lượng người sử dụng các dịch vụ này. H9: Quy định của chính phủ có tác động tích cực đến tính hữu ích của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 3.2.7 Nhận thức về tính dễ sử dụng Nhận thức về tính dễ sử dụng được định nghĩa là mức độ mà một người cần nỗ lực trong việc sử dụng một hệ thống cụ thể nào đó và nó được đo dựa trên mức độ mà người dùng có thể hiểu được cách sử dụng hệ thống, mức độ linh hoạt của hệ thống, mức độ có thể kiểm soát hệ thống, cũng như mức độ dễ dàng cho người dùng học được cách sử dụng hệ thống (Davis, 1989). Shin-Yuan Hung (2006) đã lập luận rằng nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng đáng kể đến thái độ và hành vi của người dùng đối với các dịch vụ chính phủ điện tử. Đối với hệ thống Chính phủ điện tử, dễ dàng nhận thấy ý định sử dụng của người dùng có liên quan đến mức độ mà người dùng tin tưởng rằng việc sử dụng các dịch vụ của hệ thống chính phủ điện tử là dễ dàng và không tốn công sức. Nếu một hệ thống khá dễ sử dụng, mọi người sẽ có dễ dàng chấp nhận việc tìm hiểu về các tính năng của một hệ thống và cuối cùng là nâng cao ý định sử dụng nó. Trong nghiên cứu này, nhận thức về tính dễ sử dụng được dùng để đánh giá mức độ phức tạp trong việc sử dụng hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng dựa trên quan điểm của người dùng. H10: Nhận thức về tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến tính hữu ích của hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng H11: Nhận thức về tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 3.2.8 Nhận thức về tính hữu ích Nhận thức về tính hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người tin tưởng rằng hiệu suất làm việc hoặc chất lượng cuộc sống của mình sẽ được tăng cường bằng cách sử dụng một hệ thống cụ thể nào đó (Davis, 1989). Nhận thức về tính hữu ích có liên quan đến đánh giá người dùng về kết quả đạt được thông qua việc sử dụng hệ thống; hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ thông tin có thể giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả cuộc sống (Gefen, 2000). Một nghiên cứu của Suki và các tác giả khác. (2010) về việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử tại Malaysia cho rằng, nhận thức về tính hữu ích là một trong những yếu tố quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người sử dụng đối với các dịch vụ Chính phủ điện tử. Lemuria Carter (2004) lập luận rằng ý định của các công dân về việc sử dụng dịch vụ trực tuyến của chính phủ có thể được tăng lên nếu nhận thức về tính hữu ích của họ về dịch vụ Chính phủ điện tử tăng lên. Trong nghiên cứu này, nhận thức về tính hữu ích được đưa ra nhằm đánh giá mức độ mà người dùng tin tưởng rằng hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng mang lại những giá trị hữu ích cho công việc cũng như cuộc sống của họ, qua đó làm tăng cao ý định sử dụng hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng. H12: Nhận thức về tính hữu ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống chính phủ điện tử Đà Nẵng 4. Phân tích dữ liệu Tất cả các cấu trúc trong nghiên cứu này đã được kiểm tra về độ tin cậy, tính hợp lệ về giá trị hội tụ, giá trị biệt thức và tương tác giữa các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc thông qua SPSS 22 và AMOS 21. Để đánh giá mô hình nghiên cứu, một bảng câu hỏi đã được thiết lập để thu thập dữ liệu. Thang đo bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó về đánh giá hệ thống chính phủ điện tử. Cấu trúc thang đo được chia làm bảy mức độ khác nhau từ (1) là hoàn toàn không đồng ý tới (7) là hoàn toàn đồng ý. Cuộc khảo sát được thức hiện trong 25 ngày bắt đầu từ tháng 12 năm 2015. Các nhân tố và hạng mục được ký hiệu trong quá trình phân tích dữ liệu: Nhận thức dễ sử dụng (DSD); Nhận thức tính hữu ích (HI); Chất lượng thông tin (CLTT); Chất lượng hệ thống (CLHT); Chất lượng dịch vụ (CLDV); Ý định sử dụng (YĐSD); Ảnh hưởng từ Xã hội (AHXH); Quy định của chính phủ (QĐCP); Nhận thức (NT). 4.1 Nhân tố khám phá Bảng 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Component 1 2 3 4 5 6 DSD4 .878 YDSD2 DSD5 .876 .870 .767 YDSD 4 .671 DSD1 .700 CLDV2 9 YDSD 1 .770 DSD2 8 YDSD 3 .799 DSD3 7 .813 .924 AHXH4 .898 CLDV3 .909 AHXH 3 .885 CLDV1 .880 AHXH 2 .878 CLDV4 .775 AHXH 1 .832 NT2 .865 AHXH 5 .687 NT1 .832 CLHT2 .782 NT3 .782 CLHT5 .779 NT4 .693 CLHT1 .744 CLTT2 .749 CLHT3 .723 CLTT5 .744 CLHT4 .662 CLTT1 .705 .681 QĐCP4 .884 CLTT3 QĐCP3 .845 HI4 .641 QĐCP2 .839 HI1 .639 QĐCP5 .757 HI2 .600 QĐCP1 .677 Các nhân tố thông qua phân tích nhân tố khám phá được nhóm lại thành 9 nhóm khác nhau, được sắp xếp theo thứ tự từng biến cụ thể. Các hạng mục của từng nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0.5, nên thỏa mãn các điều kiện để tiếp tục quá trình phân tích dữ liệu. Các hạng mục CLDV5, CLTT4, HI3, HI5 bị loại bỏ vì nằm xen kẽ với các hạng mục khác và có giá trị bé hơn 0.5. 4.2 Chỉ số mô hình Chỉ số mô hình phù hợp Cmin/df CFI GFI AGFI RMR RMSEA TLI Giá trị khuyến nghị <3 >.8 >.7 >.7 <.08 <.08 >.8 Giá trị đạt được 1.682 .947 .820 .781 .072 .057 .940 Tất cả các trị số mô hình đều thỏa mãn các giá trị khuyến nghị. Chỉ số mô hình phù hợp để tiếp tục thực hiện các phương pháp phân tích số liệu khác. 4.3 Cronbach’s Alpha, CR và AVE CLTT .922 CR AVE Cronbach’s Alpha DSD .949 AHXH .931 CLHT .898 QĐCP .902 YĐSD .950 CLDV .906 NT .834 HI .931 .748 .923 .860 .934 .772 .945 .689 .904 .648 .9 .826 .947 .709 .9 .630 .851 .819 .931 Dựa trên kết quả phân tích, chỉ số cronbach’s Alpha của tất cả các hạng mục dều cao hơn 0.7, chỉ số đảm bào được hệ số tin cậy của các hạng mục được đề cập trong nghiên cứu. Mặt khác, chỉ số CR của các hạng mục đều cao hơn 0.7, chỉ số AVE của các hạng mục đều cao hơn 0.5 và chỉ số CR luôn luôn cao hơn chỉ số AVE trên từng hạng mục. Tất cả các chỉ số Cronbach’s Alpha, CR và AVE đều thỏa mãn, có thể tiếp tục kiểm chứng giả thuyết được đề cập. 4.4 Kiểm tra giả thuyết DSD DSD DSD HI HI HI HI HI HI HI YĐSD YĐSD <--<--<--<--<--<--<--<--<--<--<--<--- CLTT CLHT CLDV AHXH NT QĐCP DSD CLTT CLHT CLDV DSD HI Ước lượng .164 .519 .092 .177 .129 -.074 .285 .050 .285 .069 .169 .645 S.E. .075 .084 .057 .053 .070 .057 .051 .062 .065 .040 .072 .094 C.R. 2.183 6.164 1.603 3.340 1.835 -1.292 5.542 .803 4.391 1.721 2.349 6.838 P .029 *** .109 *** .067 .196 *** .422 *** .085 .019 *** Kết quả Thỏa mãn Thỏa mãn Bác bỏ Thỏa mãn Bác bỏ Bác bỏ Thỏa mãn Bác bỏ Thỏa mãn Bác bỏ Thỏa mãn Thỏa mãn 5. Kết luận Dựa theo kết quả phân tích, đối với nhóm biến mô tả về chất lượng của hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng, chất lượng dịch vụ còn rất kém, hoàn toàn không tác động đến tính dễ sử dụng và tính hữu ích đối với người dùng. Điều đó chỉ ra được rằng chất lượng dịch vụ không mang tại tính hữu ích cần thiết đối cho người dùng, hơn thế nữa, khi muốn liên lạc, nhận sự giúp đỡ từ các dịch vụ được cung cấp từ hệ thống chính phủ điện tử cũng như cách sử dụng các dịch vụ về chính phủ điện tử vẫn còn gặp nhiều khó khăn, điều đó được thể hiện qua chất lượng dịch vụ không có tác động tới tính dễ sử dụng của hệ thống. Mặt khác, người dùng vẫn chưa nhận ra được tính hữu ích từ các nội dung, thông tin mà hệ thống chính phủ điện tử cung cấp, có thể nhận thấy các thông tin mà dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp vẫn còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, nội dung thông tin cung cấp khá rõ ràng và dễ nắm bắt, điều đó thể hiện qua chỉ số tác động khá cáo của chất lượng thông tin đã tác động đến tính dễ sử dụng (0.164). Ngoài ra chất lượng của hệ thống có tác động tích cực đến tính dễ sử dụng và tính hữu ích của hệ thống, điều này cho thấy đối với người dân, thì hệ thống chính phủ điện tử hoạt động trơn tru, đảm bảo được an toàn thông tin và đáp ứng được với nhu cầu của người dùng Trên khía cạnh khác, dựa trên phương diện môi trường sử dụng, người dùng tại Đà Nẵng vẫn chưa có nhận thức cao về các dịch vụ và hệ thống chính phủ điện tử. Chính quyền Đà Nẵng vẫn chưa đưa ra được các phương thức nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về hệ thống chính phủ điện tử. Mặt khác, chính quyền Đà Nẵng cũng chưa đưa ra các quy định cụ thể về việc sử dụng hệ thống chính phủ điện tử. Việc xây dựng và áp đặt các quy định sẽ nâng cao được số lượng người dùng các dịch vụ và hệ thống chính phủ điện tử, từ đó nâng cao nhận thức của người dùng và dần thay đổi cách thức công dân sử dụng và tiếp cận với các dịch vụ công mà chính phủ cung cấp. Bên cạnh đó, đối với người dùng hệ thống chính phủ điện tử tại Đà Nẵng, họ chịu nhiều tác động từ các mối quan hệ xã hội bên ngoài, cũng như người thân, bạn bè, và những người đáng tin cậy xung quanh họ. Điều đó được thể hiện qua chỉ số tác động tương đối cao của ảnh hưởng xã hội đối với nhận thức về tính hữu ích (0.177). Dựa trên chỉ số tác động của ảnh hưởng xã hội với nhận thức về tính hữu ích, chính quyền Đà Nẵng có thể sử dụng phương thức tác động từ các mối quan hệ xã hội bên ngoài để có thể nâng cao số lượng người sử dụng chính phủ điện tử. Dựa theo kết quả nghiên cứu, nhận thức về tính dễ sử dụng có tác động mạnh mẽ đến nhận thức về tính hữu ích (0.285) và đến ý định sử dụng hệ thống chính phủ điện tử (0.169). Thật vậy, khi người dùng có thể nhận thức được được hệ thống thật sự dễ dàng học hỏi và dễ dàng sử dụng, họ sẽ có xu hướng dễ chấp nhận sử dụng hệ thống đó. Điều này cũng thể hiện được tầm quan trọng của việc thiết kế hệ thống chính phủ điện tử theo hướng đơn giản hóa cho người dùng sẽ làm cho người dùng dễ dàng chấp nhận hệ thống này hơn. Mặt khác, nhận thức về tính hữu ích có tác động mạnh mẽ nhất tới ý định sử dụng hệ thống chính phủ điện tử (0.645), đây cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến số lượng người dùng, số lượng người thỏa mãn và chấp nhận sử dụng hệ thống cùng các dịch vụ của chính phủ điện tử tại Đà Nẵng. Tài liệu tham khảo ADB (2005), Vietnam: Governance Assessment with focus on PAR and Anti-corruption, The 13th consultative QĐCPoup meeting for Vietnam was co-chaired by Vietnam and the World Bank and attended by bilateral donors, international organizations, and international non-governmental organizations. Barnes, S.J., Vidgen, R. T. (2006), “Data triangulation and web quality metrics: A case study in Egovernment”, Information and Management, Vol. 43, No. 6, Trang 767–777. Baum, C., Maio, D. (2000), Gartner’s Four phases of E-government model, Gartner’s QĐCPoup, Từ https://www.gartner.com/doc/317292/gartners-phases-egovernment-model. Burn, J., Robins, G. (2003), “Moving Towards E-government: A Case Study of Organizational Change Processes”, Logistics Information Management, Vol. 16, No. 1, Trang 25–35. Chang, I.C., Li, Y.C., Hung, W.F., Hwang, H.G. (2005), “An empirical study on the impact of quality antecedents on tax payers’ acceptance of internet tax-filing systems”, Government Information Quarterly, Vol. 22, No. 3, Trang 389–410. Chen, Y., Chen, H., Huang, W., Ching, R. (2006), “E-government Strategies in Developed and Developing Countries: An Implementation Framework and Case Study”, Journal of Global Information Management, Vol. 14, No. 1, Trang 23-46. Dasgupta, S., Agarwal, D., Ioannidis, A., Gopalakrishnan S. (1999), “Determinants of information technology adoption: An extension of existing models to firms in a developing country”, J. Global Inform. Management, Vol. 7, No. 3, Trang 41–49. Davis, F.D. (1989), “Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology”, MIS Quarterly, Vol. 13, No. 3, Trang 318-340. DeLone, W.H., McLean, E.R. (1992), “Information systems success: the quest for the dependent variable”, Information Systems Research, Vol. 3, No. 1, Trang 60–95. DeLone, W.H., McLean, E.R. (2003), “The DeLone and McLean model of information systems success: A ten-year update”, Journal of Management Information Systems, Vol. 19, No. 4, Trang 9–30. Dourish, P., Bellotti, V. (1992), “NTareness and Coordination in Shared Workspaces”, in proceedings of the ACM Conference on ComHIter supported cooperative work (CSCW’92), Toronto, Ontario, ACM Press, Trang 107-114. Fang, Z. (2002), “E-government in Digital Era: Concept, Practice and Development, International Journal of The ComHIter”, The Internet and Management, Vol. 10, No. 2, Trang 1-22. Floropoulos, J., Spathis, C., Halvatzis, D., Tsipouridou, M. (2010), “Measuring the success of the QĐCPeek taxation information system”, International Journal of Information Management, Vol. 30, No. 1, Trang 47– 56. Gefen, D. (2000), “E-commerce: The role of familiarity and trust”, Omega, The International Journal of Management Science, Vol. 28, No. 6, Trang 725-737. Hamed, T., Mazdak, Z., Meysam, N. (2009), “Study of smart card technology and probe user NTareness about it: A case study of Middle Eastern students”, ComHIter Science and Information Technology, Trang 334-338. Hart, P., Saunders, C. (1997), “Power and Trust: Critical Factors in the Adoption and Use of Electronic Data Interchange”, Organization Science, Vol. 8, No. 1, Trang 23-42. Heeks, R., Bailur, S. (2007), “Analyzing E-government Research: Perspectives, Philosophies, Theories, Methods, and Practice”, Government Information Quarterly, Vol. 24, No. 2, Trang 243-265. Khuong, M.V., Jones, R., West, D.M. (2006), “E-government and Business Competitiveness: A Policy Review”, VNCI Policy. Lemuria, C., France B. (2004), Citizen Adoption of Electronic Government Initiatives, Proceedings of the 37th HNTaii International Conference on System Sciences. Lenk, K., Traunmuller, R. (2000), A Framework for Electronic Government, Proceedings of the 11th International Workshop on Database and Expert Systems Applications, London, United Kingdom. MIC - Ministry of Information and Communications (Bộ thông tin và truyền thông) (2010), Sách trắng Việt Nam 2010, Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam. Phúc, N.T. (2011), Hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nuớc và kế hoạch triển khai trong thời gian tới, Vietnam E-government Symposium. Schware, R., Deane, A. (2003), “Deploying E-government ProQĐCPams: the Strategic Importance of ―I‖ before ―E‖”, Info, Vol. 5, No. 4, Trang 10-19. Seifert, J.W. (2003), “A primer on E-government: Sectors, stages, opportunities, and challenges of online governance”, RL31057, ConQĐCPessional Research Service. The Library of ConQĐCPess, Report for ConQĐCPess, Trang 1-21. Shin-Yuan, H., Chia-Ming, C., Ting-Jing, Y. (2006), “Determinants of user acceptance of the Egovernment services: The case of online tax filing and payment system”, Government Information Quarterly, Vol.23, No. 1, Trang 97–122. Sprecher, M.H. (2000), “Racing to E-government: Using the Internet for Citizen Service Delivery”, Government Finance Review, Vol. 16, No. 5, Trang 21–22. Suki, N.M., Ramayah, T. (2010), “User acceptance of the E-government services in Malaysia: Structural equation modeling approach”, Interdisciplinary Journal of information, knowledge, and Management, Vol. 5, Trang 395-413. T Tambouris, E., Gorilas, S. and Boukis, G. (2001), Investigation of Electronic Government, Proceedings of the 8th Panhellenic Conference on Informatics, Nicosia, Cyprus. Taylor, S., Todd, P. (1995), “Understanding information technology usage: A test of competing models”, Information Systems Research, Vol. 6, No. 2, Trang 144–176. Tuan, N.D. (2007), “E-government in Vietnam: an Assessment of province websites”, MA thesis. Master of Science in HIblic Administration, the school of post QĐCPaduate studies, Gadjah Mada University, Indonesia. Tuyen, N.T., Schauder, D. (2007), “QĐCPounding E-Government in Vietnam: from Antecedents to Responsive Government Services”, Journal of LNT and Governance, Vol. 2, No. 3. Van, E., T.M., Kordelaar, P.J.M., Horst, T.S.A. (2002), POWER to the EGovernment. KMGov 2001, Proceedings of the Knowledge Management in EGovernment Conference, Siena, Italy. Venkatesh, V., Davis, F.D. (2000), “A theoretical extension of the technology acceptance model: Four longitudinal field studies”, Management Science, Vol. 46, No. 2, Trang 186-204. Wang, Y., Liao, Y. (2008), “Assessing E-government Systems Success: A Validation of the DeLone and McLean Model of Information Systems Success”, Government Information Quarterly, Vol. 25, No. 4, Trang 717-733. World bacnk (2015), E-government, The World Bank, from http://www.worldbank.org/en/topic/ict/brief/egovernment. Zeithaml, V.A., Parasuraman, A., Malhotra, A. (2002), “Service quality delivery through web sites: A critical review of extant knowledge”, Journal of the Academy of Marketing Science, Vol. 30, No. 4, Trang 358–371. Zhu, K., Kraemer, K.L., Xu, S., Dedrick, J. (2004), “Information technology payoff in e-business environments: An international perspective on value creation of E-business in the financial services industry”, J. Management Inform. Systems, Vol. 21, No. 1, Trang 17–54.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan