Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook Giáo dục học tập Chuyên đề 1. những vấn đầ chung về hệ thống chính trị ở việt nam...

Tài liệu Chuyên đề 1. những vấn đầ chung về hệ thống chính trị ở việt nam

.DOC
24
7284
75

Mô tả:

Chuyên đề 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ 1. Khái niệm hệ thống chính trị Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền, do đó nó mang bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các thiết chế và thể chế có quan hệ với nhau về mặt mục tiêu, chức năng trong việc thực hiện quyền lực chính trị. Trong các sách, báo và công trình nghiên cứu khoa học hiện nay, khái niệm “hệ thống chính trị” thường được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, khái niệm “hệ thống chính trị” được sử dụng để chỉ toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các tổ chức, các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính trị. Theo nghĩa hẹp, khái niệm “hệ thống chính trị” được sử dụng để chỉ hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chính trị trong xã hội gồm nhân dân, các tổ chức chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với quyền lực chính trị. Trong đó, nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị và là nền tảng của hệ thống chính trị. Trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, hệ thống chính trị hình thành và phát triển cùng với quá trình vận động của mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp gắn với cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ chống lại chế độ xã hội đó, làm thay đổi các hệ thống chính trị theo hướng tiến bộ, hoặc thủ tiêu và thay thế nó bằng một hệ thống chính trị dân chủ, tiến bộ hơn. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân là chủ thể thực sự của quyền lực chính trị, tự mình định đoạt quyền chính trị của mình. Điều căn bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản. Ở Việt Nam, khái niệm “hệ thống chính trị” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (tháng 3-1989) thay cho khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản”. Hệ thống chính trị đó bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Hệ thống chính trị nước ta vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi tên gọi mà là một bước đổi mới quan trọng trong tư duy chính trị của Đảng ta. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển các thành tựu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản trong các giai đoạn trước “đổi mới”, đồng thời phản ánh một hiện thực mới về chính trị và dân chủ trong điều kiện đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. 2. Vai trò của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực chính trị Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng quyết định quá trình cải biến xã hội. Vai trò quyết định của nhân dân thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: - Nhân dân là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần, góp phần quyết định vào sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Nhân dân là chủ thể của mọi quá trình cải biến xã hội. - Lợi ích của nhân dân là động lực cơ bản của cách mạng xã hội, của những quá trình cải biến xã hội. Trên phương diện quyền lực chính trị, nhân dân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực chính trị. Tương quan chủ thể, khách thể quyền lực chính trị của nhân dân trong các xã hội cũng rất khác nhau. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, nhân dân (chủ yếu là người lao động) chỉ là khách thể của quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước. Trong xã hội hiện đại, do sự phát triển dân chủ, vai trò chính trị của nhân dân tăng lên. Nhân dân không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của quyền lực chính trị.

Tài liệu liên quan