Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Quản trị web Công nghệ dệt không thoi máy sulzer máy textima dệt thoi dệt không thoi dệt kiếm...

Tài liệu Công nghệ dệt không thoi máy sulzer máy textima dệt thoi dệt không thoi dệt kiếm dệt khí dệt nước ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
74
625
85

Mô tả:

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẢI DỆT THOI 1 Chuỗi sản xuất hàng dệt Xơ Quần áo Sợi Vải 2 Vải dệt Vải dệt thoi Vải dệt kim Vải không dệt 3 Phân loại vải 1. Theo nguyên liệu: vải bông, vải len, vải tơ tằm, vải đay, vải lanh, vải tổng hợp, vải pha,... 2. Theo kiểu dệt: vải dệt thoi, dệt kim, vải không dệt; kiểu dệt cơ bản (vải phin, vải chéo, satin,...); các kiểu dệt biến đổi (vải basket, tổ ong,...); kiểu dệt liên hợp, phức tạp; các kiểu dệt hoa to (vải Jacquard),... 3. Theo công dụng: dùng trong may mặc, công nghiệp, vải trang trí, vải kỹ thuật, y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải,... 4. Theo màu sắc: vải tẩy trắng, in hoa, nhuộm màu, vải kẻ,... 5. Theo khổ rộng: vải khổ rộng (≥ 140cm), khổ hẹp (< 140cm) 6. Theo khối lượng vải: vải nhẹ (<70g/m2); vải trung bình (≤200g/m2); vải nặng (>200g/m2) 4 Công nghệ dệt thoi 5 Qui trình công nghệ sản xuất vải Chuẩn bị sợi dọc Chuẩn bị sợi ngang Dệt vải 6 Qui trình công nghệ sản xuất vải Sợi Sợi dọc Sợi ngang Mắc sợi Đánh suốt Hồ sợi Xâu go, lược Dệt vải Kiểm vải, sửa lỗi, gấp vải mộc 7 Qui trình công nghệ chuẩn bị sợi dọc Quả sợi Mắc sợi Hồ sợi Luồn sợi qua go, lược dệt Thùng sợi dọc 8 Công đoạn mắc sợi dọc Mục đích: Quấn các búp sợi từ giá mắc thành thùng sợi dọc có đủ chiều dài, đủ số sợi, đủ chiều rộng vải, sức căng của các sợi đồng đều, các sợi không bị chéo,… Có 2 phương pháp thực hiện là mắc sợi đồng loạt và mắc phân băng: + Mắc đồng loạt phù hợp cho mặt hàng dệt từ sợi chưa nhuộm hay mặt hàng dệt có sợi dọc một màu giống nhau. + Mắc phân băng phù hợp cho mặt hàng dệt từ sợi nhiều màu khác nhau. 9 Mắc sợi dọc đồng loạt Được thực hiện trên máy mắc đồng loạt, trong đó các sợi được cuốn song song trên trục mắc với mật độ, chiều rộng và chiều dài mắc theo thiết kế. Các trục mắc được ghép lại với nhau trên máy hồ sợi. 10 Mắc sợi dọc phân băng Sợi được ghép lại với nhau thành băng và quấn lên trên một đoạn của trục guồng. Khi đủ chiều dài quy định thì cắt băng sợi và quấn tiếp vào một băng khác bên cạnh băng đó, cho đến khi tổng số sợi của các băng bằng số sợi dọc theo thiết kế. Tiếp theo sợi được cuốn từ guồng sang trục sợi. 11 Hồ sợi dọc + Sợi dọc trong khi dệt luôn chịu tác dụng các lực kéo, uốn cong, lực ma sát bề mặt,... hơn nữa các lực này lại luôn thay đổi (cả về hướng và cường độ) với tần số cao; mỗi điểm trên sợi dọc phải đi qua một chiều dài làm việc khoảng 1m và chịu tác động của các lực khoảng (2000 – 6000) chu kỳ tác động tuỳ thuộc mặt hàng và loại máy dệt. Vì vậy sợi dọc phải đạt được các tính chất về: độ bền, độ đàn hồi, độ giãn, độ mài mòn, sự liên kết các xơ sợi chặt chẽ và không bị bung ra (không bị xơ sợi, đứt sợi) trong quá trình dệt vải,... + Hồ sợi là làm ngấm sợi bằng dung dịch hồ sau đó sấy khô sợi để làm kết dính các xơ sợi lại với nhau. + Hồ sợi là một công đoạn phức tạp. + Thông thường chỉ hồ cho sợi đơn. 12 Sơ đồ nguyên lý máy hồ sợi Hiện nay các máy hồ đều thiết kế có 2 máng hồ thích hợp cho hồ sợi chi số cao. Sử dụng hồ 2 máng có lợi: giảm mật độ hồ trên mỗi lớp giúp sợi ngấm hồ tốt; giảm độ dính hồ, bết hồ; dễ dàng tách sợi sau hồ. 13 Một số nhà sản xuất máy hồ tiêu biểu: Zell, Sucker, West point, Tsudakoma, Benninger,... 14 Các loại hoá chất trong đơn hồ: - Tinh bột (bột sắn, ngô, mì, gạo,...), tinh bột biến tính. - Các chất kết dính tổng hợp như PVA - Các chất trợ khác: chất làm trơn, chất giữ ẩm, chất chống tĩnh điện, chất chống mốc,... Hiện nay chủ yếu sử dụng chất hồ tổng hợp đã pha chế sẵn. 15 Chuẩn bị sợi ngang Quấn sợi từ búp sợi vào suốt sợi để làm sợi ngang trên máy dệt thoi. Ngày nay ít sử dụng. 16 Sơ đồ nguyên lý dệt thoi 17 Phân loại máy dệt kiểu thoi Máy dệt Nhiều pha Một pha Dệt thoi Không thoi Thoi kẹp Kiếm Khí Nước 18 Lịch sử phát triển  Ngành dệt có truyền thống từ lâu, Ai cập: 6000 năm trước đây, Trung Quốc: dệt tơ tằm 4000 năm trước đây.  Máy dệt thoi: 1733 John Kay (Anh) cơ cấu tạo miệng vải; 1785 Cart Wright (Anh) máy dệt cơ khí, 1830 có 100.000 máy dệt cơ khí ở Anh. Đầu thế kỷ 19, Joseph Marie Jacquard (Pháp) phát minh ra cơ cấu Jacquard. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ngành dệt phát triển rất mạnh. 19 Lịch sử phát triển (tiếp theo)  1911: phát minh nguyên lý thoi kẹp (Paston), 1930 máy dệt thoi kẹp Rossmann ra đời, 1953 Rulzer Ruti (Thụy Sỹ) thương mại hoá máy dệt thoi kẹp.  1925 Gabler, 1930 Dewas phát minh ra nguyên lý dùng kiếm đưa sợi ngang qua miệng vải.  1929 Vladimir Svaty (Czech) phát minh ra nguyên lý dùng khí đưa sợi ngang, đến 1975 mới thương mại hoá thành máy dệt khí.  1953 Czech phát minh nguyên lý dùng nước, 1955 máy dệt nước đầu tiên tại ITMA Brussel.  Nhiều miệng vải: 1931 Karl Muller (Đức), 1953 Gentilini (Ý), 1956 Kontis (Czech). Thực sự sau ITMA 1999 Sulzer Textil (Thụy Sỹ) thương mại hoá máy dệt nhiều miệng vải G8300. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan