Mô tả:
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong các thành phần cấu tạo nên một tổng thể tự nhiên, khí hậu là thành phần đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác như đất, nước, sinh vật… luôn có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Khí hậu tác động đến các thành phần khác với vai trò như một nhân tố thành tạo, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên như bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm đã tác động sâu sắc đến khí hậu, tạo nên các đặc điểm của khí hậu làm cho khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian. Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với nguồn nhiệt dồi dào và lượng mưa, ẩm phong phú. Tuy nhiên, do lãnh thổ nước ta kéo dài theo phương kinh tuyến cộng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nên khí hậu nước ta có sự phân hóa phức tạp theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và từ thấp lên cao. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền với bảy vùng khí hậu với các đặc điểm khí hậu đặc trưng khác nhau. Lào Cai là một tỉnh có đặc điểm khí hậu đặc biệt nhất cả nước, mang cả những nét riêng của khí hậu vùng Đông Bắc, vừa có những nét riêng của khí hậu Tây Bắc. Đây là địa phương duy nhất trên cả nước mà sự phân hóa đai cao đầy đủ nhất, rõ rệt nhất. Lào Cai nổi tiếng với khu vực chuyên canh cây ăn quả, cây dược liệu, các loài rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Hơn nữa, Lào Cai còn được biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nhờ có đặc điểm khí hậu mát mẻ mà hiếm có địa phương nào có được điều kiện đó để phát triển. Tuy nhiên, hiện nay Lào Cai chưa khai thác tốt các ưu đãi của khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc đánh giá đúng tiềm năng và khai thác có hiệu quả hơn nữa tài nguyên khí hậu của tỉnh, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước nói chung. Với lí do trên, em đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai”. Đề tài nghiên nghiên cứu đặc điểm khí hậu lào cai, các yếu tố và điều kiện hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai nhằm phục tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát huy tiềm năng vốn có cùa Lào Cai. 2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích Đề tài nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu và các đặc điểm chính của khí hậu tỉnh Lào Cai, bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai. 2.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Nội dung: Tập trung nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu, đặc điểm của khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố của thời tiết và khí hậu, trên cơ sở đó bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai. - Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là phạm vi tỉnh Lào Cai, gồm lãnh thổ tự nhiên của 9 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố) là thành phố Lào Cai (Tp. Lào Cai) và các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn. 2.3. Nhiệm vụ của đề tài - Phân tích và làm rõ các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố khí hậu và các đặc trưng riêng biệt của khí hậu. - Bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập những tài liệu liên quan từ các cơ quan, trung tâm nghiên cứu trong tỉnh, quốc gia, viện địa lý Hà Nội. Trong đó các số liệu khí hậu chủ yếu được lựa chọn từ kết quả đo đạc và lưu trữ tại các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, số liệu khí tượng thủy văn chương trình tiến bộ khoa học kĩ thuật cấp nhà nước 42A của Tổng cục khí tượng thủy văn, số liệu khí hậu của tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) và số liệu quan trắc trong thời gian 20 năm gần đây của Lào Cai (1994 – 2013). 3.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu Phương pháp phân tích – tổng hợp dùng để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố hình thành khí hậu, đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai, so sánh sự khác biệt và các đặc điểm khí hậu giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như giữa Lào Cai với các tỉnh, vùng khác và trong cả nước. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI 1.1. Bức xạ Mặt Trời Vị trí địa lí Lào Cai nằm trong khoảng từ 21051’B đến 22051’B nên Lào Cai mang nét đặc trưng của chế độ nhiệt vùng nhiệt đới thiên về chí tuyến. Trong năm vẫn có hiện tượng hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng khoảng cách rất gần nhau, lần thứ nhất vào khoảng trung tuần tháng 6 (từ 16- 20/6), lần thứ hai vào hạ tuần tháng 6 (24-28/6) (bảng 1.1). Bảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai Địa điểm Vĩ độ Ngày Mặt Trời qua thiên đỉnh lần thứ nhất Ngày Mặt Trời qua thiên đỉnh lần thứ hai Khoảng cách Cực Bắc 22051’B 20/6 24/6 04 ngày Mường Khương 22046’B 19/6 25/6 06 ngày Bắc Hà 22032’B 18/6 26/6 08 ngày Tp.Lào Cai 22030’B 18/6 26/6 08 ngày Hoàng Liên Sơn 22021’B 18/6 26/6 08 ngày Sa Pa 22020’B 18/6 26/6 08 ngày Cực Nam 21051’B 16/6 28/6 12 ngày (Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983) Do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc nên mặc dù có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm nhưng khoảng cách giữa hai lần là rất ngắn. Ở phía Nam của Lào Cai, khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong nằm dài nhất là 12 ngày, càng lên phía Bắc, khoảng cách đó càng bị rút ngắn (tại Cực Bắc của Lào Cai khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là 04 ngày). Do đó, khác với các tỉnh khác ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 160B, trong chế độ nhiệt của Lào Cai không có hiện tượng xuất hiện hai cực đại và hai cực tiểu trong năm, mà chế độ nhiệt của Lào Cai chỉ có một cực đại và một cực tiểu. Cực đại trong chế độ nhiệt