Mô tả:
1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề môi trường đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự sinh tồn của các thế hệ mai sau. Việt Nam đang trên đà phát triển, dân số ngày càng gia tăng kéo theo sự phát triển của các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất, gia tăng nhu cầu khám và điều trị bệnh... từ đó làm gia tăng một lượng lớn chất thải nguy hại ra môi trường. Trong những năm gần đây, ngành y tế đã tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo lại những hệ thống xử lý chất thải y tế cho nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở y tế khác để đảm bảo chất thải y tế được xử lý đúng quy định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định, công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế còn một số tồn tại. Một số cơ sở y tế không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có hệ thống xử lý chất thải nhưng hỏng thường xuyên dẫn đến xử lý không hết các yếu tố nguy hại trong chất thải trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó công tác quản lý, chỉ đạo của người đứng đầu các cơ sở y tế chưa thực sự sát sao, có chỗ, có nơi còn buông lỏng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế về công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa cao, năng lực chuyên môn trong quản lý chất thải chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Theo số liệu của Bộ Y tế, lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 - 50 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại (Bộ Y tế, 2017). Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng