Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướ...

Tài liệu Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lí bụi khô

.PDF
74
345
78

Mô tả:

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lí bụi khô
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang diễn ra sôi nổi và là động lực của sự tăng trưởng kinh tế thì kinh tế địa phương giữ một vai trò hết sức quan trọng. Mỗi địa phương phát triển, trước hết làm cho cuộc sống của người dân được nâng cao, hơn nữa nó góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Chính vì lẽ đó mỗi địa phương đã bằng việc khai thác những tiềm lực sẵn có, những lợi thế cũng như thu hút đầu tư từ bên ngoài vào để phát triển địa phương mình. Và cho đến nay có rất nhiều minh chứng cụ thể và khá rõ nét về điều này trong thực tế. Với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú cùng chính sách phát triển công nghiệp chung của cả nước và của địa phương, Cao Bằng đã nỗ lực khai thác thế mạnh đó của mình, nhiều điểm mỏ khai thác khoáng sản hoạt động mạnh kèm theo đó là hoạt động chế biến khoáng sản cũng phát triển. Những hoạt động này đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh, tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng tạo ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Đặc biệt khi môi trường nền càng tốt thì lại càng nhạy cảm với bất kỳ một hoạt động nào dù nhỏ ảnh hưởng đến nó. Do vậy, hoạt động khai thác chế biến khoáng sản ở Cao Bằng đã góp phần không nhỏ làm cho thực trạng môi trường nơi đây trở nên xấu đi, đáng chú ý hơn cả là môi trường nước và không khí. Xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đặt ra yêu cầu cần phải được giải quyết ngay, đó là: Làm sao để có thể phát triển kinh tế một tỉnh nghèo miền núi theo đà phát triển chung của cả nước mà vẫn giữ được sự trong lành của môi trường nơi đây. Trên thực tế có nhiều biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường hữu hiệu, mà các biện pháp này xuất phát từ chính những thay đổi nhỏ trong hành vi sinh hoạt hay sản xuất kinh doanh của con người, nó vừa bảo vệ môi trường đồng thời cũng là vì lợi ích của ngay chính bản thân họ. Nhằm Lục Thị Phương Hoà 1 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thấy rõ điều này liên quan đến hoạt động chế biến khoáng sản tại Cao Bằng, em chọn đề tài “Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô ở Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng” • Đối tượng nghiên cứu: Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng. • Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. - Nghiên cứu công nghệ xử lý bụi. - Phân tích chi phí, lợi ích của việc thay đổi công nghệ xử lý bụi. • Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường đạt được khi thay đổi công nghệ xử lý bụi. - Chứng minh để thấy rõ việc chú ý đầu tư trong sản xuất nhằm bảo vệ môi trường là hoàn toàn có lợi chứ không phải là một gánh nặng của doanh nghiệp, nó không chỉ đem lại lợi ích về mặt môi trường mà còn về mặt kinh tế, xã hội. • Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích chi phí lợi ích. - Tổng hợp, khái quát. - Kế thừa các kết quả nghiên cứu có sẵn. - Điều tra thực tế, phỏng vấn. • Kết cấu nội dung chuyên đề: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay đổi một công nghệ. Chương II: Hiện trạng sản xuất và các vấn đề môi trường của Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng. Lục Thị Phương Hoà 2 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô của Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ rất nhiều phía. Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người trực tiếp cũng như gián tiếp giúp đỡ để em có được kết quả như ngày hôm nay: TS Lê Hà Thanh, Giảng viên khoa KTQLMT&ĐT, Trường ĐHKTQD. ThS Huỳnh Thị Mai Dung, Giảng viên khoa KTQLMT&ĐT, Trường ĐHKTQD. KS Nông Ngọc Bộ, Cán bộ phòng Luyện kim và Cơ khí, Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng. Cùng các cán bộ khác thuộc phòng Luyện kim và Cơ khí, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Tổ chức, Xí nghiệp luyện gang, Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng. Em xin chân thành cảm ơn! Lục Thị Phương Hoà 3 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY ĐỔI MỘT CÔNG NGHỆ I. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI 1.1. Khái niệm chung về hiệu quả Khi ra quyết định cho một hành động nào đó, người ta thường cân nhắc dựa vào việc tính toán hiệu quả của hành động đó. Đó là việc xác định các kết quả hay lợi ích thu được và các chi phí bỏ ra để có được lợi ích đó, tính toán chênh lệch giữa lợi ích và chi phí sẽ xác định được hiệu quả. Như vậy, hiệu quả là kết quả thu được sau khi đã tính đến tất cả chi phí, thiệt hại, là sự so sánh giữa kết quả và chi phí, sự so sánh này có thể là tuyệt đối hay tương đối. Chúng ta sẽ lựa chọn phương án hành động mà nó đem lại hiệu quả, hoặc trong trường hợp có nhiều phương án thay thế lẫn nhau thì phương án nào có hiệu quả cao nhất sẽ là phương án được chọn. Như vậy, hiệu quả chính là chỉ tiêu để đánh giá phương án hành động. Hiệu quả = Kết quả- Chi phí (Hiệu quả tuyệt đối) Hay: Hiệu quả = Kết quả/Chi phí (Hiệu quả tương đối) Khi đánh giá phương án, việc sử dụng một trong hai hiệu quả tuyệt đối hay tương đối đều không đem lại một sự lựa chọn chính xác mà ta nên kết hợp cả hai. Phân biệt hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân: Hiệu quả tài chính hay hiệu quả sản xuất - kinh doanh là hiệu quả về mặt kinh tế xét trong phạm vi doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí mà chỉ liên quan đến doanh nghiệp, mà ta biết mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận kinh tế, do đó lợi ích và chi phí ở đây chỉ xét khía cạnh kinh tế, xét những gì liên quan đến doanh nghiệp, những gì doanh nghiệp trực tiếp bỏ ra và trực tiếp thu được. Lục Thị Phương Hoà 4 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế quốc dân hay hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, trên quan điểm của toàn xã hội. Chi phí ở đây là những gì mà cả nền kinh tế, cả xã hội bỏ ra hay mất đi, còn lợi ích là tổng hợp của tất cả những lợi ích đem lại cho toàn bộ thành viên trong xã hội, dù họ có hay không phải bỏ ra chi phí, chịu thiệt hại trực tiếp từ hoạt động đang xét. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ với nhau, đó là mối quan hệ giữa bộ phận và tổng thể. Hiệu quả tài chính là mục tiêu của doanh nghiệp, xét trên quan điểm doanh nghiệp, còn hiệu quả kinh tế quốc dân là mục tiêu của toàn xã hội, xét trên quan điểm xã hội. Chúng có những điểm khác nhau nhưng lại thống nhất với nhau. Giống nhau ở điểm chúng đều là mục tiêu cần đạt tới trong suốt quá trình hoạt động của các đối tượng chủ thể, bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều hướng tới việc đạt được mục tiêu hiệu quả. Chúng khác nhau ở các đối tượng được được hưởng hiệu quả đó, cụ thể là: Đối với hiệu quả tài chính, đối tượng hưởng hiệu quả là các cá nhân, đơn vị doanh nghiệp, còn hiệu quả kinh tế quốc dân đối tượng hưởng hiệu quả là toàn xã hội trong đó có cả các cá nhân và đơn vị kinh doanh Xét về mặt nội dung của hiệu quả thì có hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội. Đó là khi các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của hoạt động hay dự án đạt được. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: mức tăng thu nhập, lợi nhuận, mức tăng trưởng kinh tế, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm... Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: mức cải thiện đời sống vật chất cho người dân, mức nâng cao trình độ văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ người dân, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ dân nghèo, đói, chỉ số phát triển con người HDI... Lục Thị Phương Hoà 5 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: mức cải thiện chất lượng các thành phần môi trường, số người dân được hưởng các dịch vụ vệ sinh môi trường, mức thay đổi đa dạng sinh học, tăng giảm các giống loài động thực vật, tỷ lệ che phủ rừng... II. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ 2.1. Khái niệm công nghệ và thay đổi công nghệ Có nhiều cách hiểu về công nghệ, theo định nghĩa của Uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Theo định nghĩa này, công nghệ được sử dụng cả trong hoạt động sản xuất vật chất và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội. Trong hoạt động sản xuất, công nghệ thường được hiểu là quá trình tiến hành một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một công việc. Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dạng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là công nghệ để sản xuất ra sản phẩm. Hiện nay, khi mà vấn đề chất thải trong sản xuất ngày càng trở nên quan trọng và đáng lưu tâm thì công nghệ còn áp dụng trong việc xử lý chất thải, gọi là giải pháp công nghệ trong quản lý môi trường. Công nghệ gồm bốn thành phần chính là kỹ thuật, con người, tổ chức và thông tin. Thay đổi công nghệ hiện nay nói chính xác hơn là đổi mới công nghệ cấp cao nhất của thay đổi công nghệ. Đổi mới công nghệ trong nó đã bao hàm sự cải thiện, tốt hơn và phát triển hơn so với công nghệ cũ. Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Nó mang Lục Thị Phương Hoà 6 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và là động lực quan trọng của phát triển kinh tế xã hội. Từ trước đến nay đổi mới công nghệ là để nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…Công nghệ có tính hai mặt, bên cạnh việc tạo ra những lợi ích to lớn thì nó cũng gây ra chi phí khá lớn, đó chính là sự đánh đổi. Một trong những mặt trái của việc sử dụng công nghệ là về góc độ môi trường, đặc biệt là về vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính do các tác động tiêu cực đó cho nên cùng với quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nó cũng tạo ra chi phí cho xã hội. Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới công nghệ là thân thiện hơn với môi trường, tạo điều kiện phát triển bền vững cụ thể là giảm thiểu những tác động tiêu cực tạo ra cho môi trường và xã hội. Đây là một mục tiêu quan trọng của quản lý công nghệ tầm vĩ mô. Nhờ đổi mới công nghệ theo hướng này làm giảm cường độ tác động tiêu cực tới môi trường cụ thể như giảm lượng chất độc hại vào môi trường, tiêu hao ít nguyên nhiên vật liệu mà chủ yếu là lấy từ môi trường tự nhiên. Đổi mới công nghệ là một tất yếu bởi công nghệ cũng là một sản phẩm, nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm, tức là nó được sinh ra, phát triển và suy vong. Các nhà quản lý nếu không muốn doanh nghiệp mình bị đào thải trên thị trường thì phải không ngừng đổi mới công nghệ, đây là việc làm hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển. Như vậy đổi mới công nghệ là để tồn tại. Ngoài ra, đổi mới công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho chính doanh nghiệp đổi mới nói riêng cũng như cho toàn xã hội nói chung. Sau đây là các lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ: - Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm - Duy trì và củng cố thị phần - Mở rộng thị phần của sản phẩm - Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm Lục Thị Phương Hoà 7 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ - Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng - Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị - Giảm tác động xấu tới môi trường sống... 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc thay đổi một công nghệ Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại không thể thiếu công nghệ, đặc biệt là công nghệ trong hoạt động sản xuất, trong hoạt động thông tin. Công nghệ đóng một vai trò cực kỳ to lớn làm thay đổi bộ mặt cuộc sống. Tại sao cần thay đổi công nghệ? Như đã nói ở trên, một công nghệ có thể phù hợp với đối tượng nào đó và ở một giai đoạn nào đó và sau đó nó trở nên không phù hợp nữa. Sự phát triển của một công nghệ có quy luật biến đổi theo thời gian, và chúng ta cần biết được lúc nào thì công nghệ nên được thay đổi và việc thay đổi đó có đem lại hiệu quả theo như mục tiêu của quyết định thay đổi đã đề ra hay không. Muốn vậy thì cần thiết phải có một phân tích, đánh giá hiệu quả của sự thay đổi. Đánh giá đầy đủ hiệu quả của đổi mới công nghệ là một công việc khó khăn, do những lợi ích và kết quả của đổi mới công nghệ rất đa dạng, trong đó có những lợi ích không thể đánh giá một cách chính xác được. Hiệu quả đổi mới công nghệ được xác định: Hiệu quả = Lợi ích/Chi phí = (VA1- VA2)/(CT + CH + CI + CO) Trong đó lợi ích của đổi mới được đánh giá thông qua so sánh giá trị gia tăng của doanh nghiệp trước (VA2) và sau khi đổi mới (VA1). Các chi phí cho đổi mới thể hiện ở các chi phí đầu tư cho các thành phần của công nghệ: CT: chi phí đổi mới phần kỹ thuật CH: chi phí đào tạo nhân lực cho kỹ thuật mới CI: chi phí cho thông tin, tư vấn, bí quyết CO: chi phí cải tạo bộ máy quản lý Cụ thể hiệu quả của đổi mới công nghệ thể hiện ở các chỉ tiêu như: - Mức giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng Lục Thị Phương Hoà 8 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Mức tăng năng suất - Mức độ giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Mức độ nâng cao chất lượng sản phẩm - Mức giải phóng lao động chân tay - Mức chênh lệch các giá trị hiệu quả sản xuất kinh doanh như chênh lệch sản lượng, lợi nhuận, doanh thu… - Sự thay đổi hình ảnh của doanh nghiệp sau khi thay đổi công nghệ... III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ, LỢI ÍCH 3.1. Tổng quan về phương pháp phân tích chi phí, lợi ích Để xác định tính hiệu quả của hoạt động, dự án, có hai phương pháp phân tích thường được sử dụng là phân tích kinh tế và phân tích tài chính. Phân tích tài chính là phân tích đứng trên giác độ của cá nhân, của chủ đầu tư với mục tiêu là đạt được lợi nhuận tối đa. Nó tập trung vào phân tích giá thị trường và các dòng tiền tệ. Phân tích kinh tế, xã hội được sử dụng để phân tích các hoạt động, dự án đứng trên giác độ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mục tiêu của nó là tối đa hoá thu nhập quốc dân. Phân tích kinh tế trong đó đã bao hàm cả phân tích tài chính đồng thời xét các chi phí và lợi ích về xã hội và môi trường ảnh hưởng tới hoạt động, dự án mặc dù chúng có thể không được phản ánh trên thị trường. Phân tích tài chính cho ta xem xét được hiệu quả tài chính, còn phân tích kinh tế xã hội cho phép ta xem xét hiệu quả kinh tế quốc dân. Phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp phân tích kinh tế, bản chất là sử dụng đồng tiền làm thước đo các mức độ tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường, xã hội. Phân tích chi phí, lợi ích xuất phát từ ý niệm của con người là phải cân bằng giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra hay thiệt hại, sự mất đi lợi ích trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. Theo đó thì lợi ích thu được bao giờ cũng phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới là tốt, hoặc nếu lợi ích không bù đắp Lục Thị Phương Hoà 9 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được toàn bộ chi phí thì phương án nào bù đắp được nhiều nhất là tốt nhất. Đối với cá nhân thì mưu cầu lợi ích là điều khá rõ ràng, còn đối với xã hội thì cũng không có sự khác biệt, vì lợi ích của xã hội xét cho cùng đều là lợi ích của mỗi cá nhân, xã hội có lợi thì cá nhân được hưởng và mỗi khi cá nhân có lợi thì toàn xã hội có lợi. Do đó trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là liên quan nhiều đến xã hội, vì lợi ích xã hội thì việc cân nhắc chi phí lợi ích trước khi thực hiện là một việc làm cần thiết và quan trọng. Một hoạt động có hiệu quả tức là đem lại lợi ích sẽ được chấp nhận. Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích là một phương pháp để đánh giá hiệu quả của các hoạt động đó, ưu điểm của nó là không chỉ xác định chi phí lợi ích về mặt tài chính mà còn mặt xã hội và môi trường. Nguyên tắc đánh giá, lựa chọn là: ( Bt − Ct ) > 0 t t = 0 (1 + r ) n NPV = ∑ Trong đó NPV: Giá trị hiện tại ròng Bt: Lợi ích thu được ở thời điểm t Ct: Chi phí bỏ ra để thu được lợi ích ở thời điểm t r: Tỷ suất chiết khấu n: số năm hoạt động của dự án Trong phân tích chi phí lợi ích, để nhấn mạnh chi phí và lợi ích môi trường, người ta tách yếu tố môi trường ra, khi đó: ( Bt − Ct ± Et ) ≥0 (1 + r ) t t =0 n ∑ Et: chi phí hay lợi ích môi trường ở thời điểm t Chi phí và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí và lợi ích về tài nguyên, môi trường của các thành viên trong xã hội, do đó còn gọi là phân tích chi phí lợi ích mở rộng. Ứng dụng thực tiễn: phân tích chi phí lợi ích mở rộng được tiến hành trên cơ sở cộng tác nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều khó nhất ở đây là quyết Lục Thị Phương Hoà 10 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp định chọn những tác động nào đến tài nguyên và môi trường để đưa vào phân tích và bằng cách nào có thể định lượng cũng như định giá các tác động đó. Một số điểm quan trọng cần lưu ý khi phân tích chi phí lợi ích: Bắt đầu từ những ảnh hưởng đến môi trường dễ nhận biết và dễ đánh giá nhất Tính đối xứng của phân tích chi phí lợi ích: một lợi ích bị bỏ qua thì chính là chi phí và ngược lại, tránh được một chi phí thì là một lợi ích. Do đó phải luôn chú ý tới khía cạnh lợi ích của bất cứ hành động nào. Phân tích kinh tế cần được tiến hành với cả hai trường hợp: có và không có dự án Mọi giả thiết phải đưa ra một cách thật rõ ràng Khi không thể sử dụng giá cả thị trường thì có thể sử dụng giá bóng. 3.2. Các bước phân tích chi phí, lợi ích Có nhiều cách phân chia các bước thực hiện phân tích chi phí lợi ích, song chung quy lại bao gồm các bước sau: Bước 1: Trước hết cần xác định các đối tượng liên quan đến hoạt động mà ta đang tiến hành phân tích chi phí, lợi ích và tiếp đó là phân định chi phí và lợi ích thuộc về ai, về đối tượng liên quan nào. Đây là bước đầu tiên quan trọng làm cơ sở để chúng ta có cách nhìn nhận khá toàn diện đối với việc phân bổ nguồn lực, mỗi một sự phân định có một thay đổi về chi phí và lợi ích. Bước này làm nền tảng cho các kết quả sau này. Chi phí và lợi ích trên quan điểm toàn cầu hay quan điểm địa phương, quan điểm cá nhân hay quan điểm xã hội đều có những khác biệt làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích về sau, có trường hợp lợi ích đối với cá nhân nhưng lại là chi phí đối với xã hội, và ngược lại. Chính vì lẽ đó, việc phân định ngay từ đầu chi phí và lợi ích là hết sức quan trọng. Bước 2: Xác định, lựa chọn danh mục các phương án thay thế. Khi có một dự án nào đó áp dụng phân tích chi phí lợi ích thì đều có nhiều giải pháp thay thế khác nhau, từ đó lựa chọn phương án nào là tối ưu nhất. Muốn lựa Lục Thị Phương Hoà 11 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chọn được phải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi phải có sự so sánh và dự đoán. Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường. Trong phân tích các dự án, đặc biệt các dự án liên quan đến môi trường, việc đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng, từ đó xem xét các chỉ số để tính toán là một vấn đề đòi hỏi kỹ thuật cao đối với người làm phân tích vì nếu như ở bước này không chính xác và đảm bảo tính toàn diện thì quá trình thực thi dự án là rất rủi ro. Nếu xét về mặt dài hạn thì những tác động tiềm năng không được dự đoán trước sẽ là nguyên nhân làm sai lệch các kết quả chúng ta đã tính toán. Bước 4: Dự đoán, tính toán về lượng suốt quá trình dự án. Trên cơ sở chúng ta đã liệt kê hay xác định được những ảnh hưởng có tính tiềm năng, vấn đề quan trọng là các ảnh hưởng đó phải được lượng hoá như thế nào dựa vào các nguyên lý và các chỉ tiêu để chúng ta xác định về mặt lượng. Bước 5: lượng hoá bằng tiền của tất cả các tác động đã xác định. Trên cơ sở bước 4 đã quy đổi số lượng, chúng ta phải tiền tệ hoá các lượng đó để đưa vào mô hình phân tích và tính toán. Khi tiền tệ hoá gặp phải những khả năng có thể xảy ra: có những chỉ số về số lượng có giá thị trường thì ta sử dụng giá thị trường để tính toán. Còn đối với những ảnh hưởng không có giá thị trường thì phải tính toán thông qua giá tham khảo (giá bóng). Bước 6: Quy đổi giá trị tiền tệ. Đó là việc mà bất cứ một dự án nào cũng phải làm bởi lẽ đối với tất cả các dự án được triển khai trong thực tế thường biến thiên theo thời gian nhiều năm nhưng khi đưa vào tính toán thì lại xác định cho một năm cụ thể và do đó chúng ta phải quy đổi tất cả các dòng tiền tệ vào thời điểm tính toán. Có hai khả năng xảy ra: tính cho giá trị hiện tại, tính cho giá trị tương lai và hệ số sử dụng cho tính toán ở bước này là hệ số chiết khấu. Cơ sở để xác định chiết khấu này là căn cứ vào hệ số do chính phủ đề ra, có điều chỉnh theo lạm phát. Lục Thị Phương Hoà 12 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bước 7: Đối với bước này, khi tiến hành tổng hợp thường có các căn cứ đó là: Giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, tỷ số lợi ích chi phí B/C, thời hạn thu hồi vốn T: Trước hết, giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai được tính như sau: P = A× 1 (1 + r ) t Trong đó P là giá trị hiện tại của khoản tiền A ở năm t, r là tỷ suất chiết khấu. - Giá trị hiện tại ròng NPV: là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai, có nghĩa là tất cả lợi nhuận ròng hàng năm được chiết khấu về thời điểm ban đầu bỏ vốn theo tỷ suất chiết khấu đã định trước. Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV=0. Công thức tính: ( Bt − Ct ) t t = 0 (1 + r ) n NPV = ∑ Trường hợp các khoản thu chi là đều hàng năm thì áp dụng công thức: NPV t t ( ( 1 + r ) −1 1 + r ) −1 = −C 0 − C × + B× t t r × (1 + r ) r × (1 + r ) Trong đó C0 là chi phí đầu tư ban đầu C là chi phí hàng năm B là lợi ích hàng năm t là số năm xuất hiện các khoản thu chi đều đó - Tỷ suất lợi nhuận nội bộ IRR: là mức thu lợi trung bình của đồng vốn được tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các năm của dòng tiền tệ do nội tại của phương án mà suy ra, và với giả thiết là các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư ngay lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính suất thu lợi nội tại IRR của dự án. Hay hiểu đơn giản thì IRR là một loại suất thu lợi đặc biệt mà khi ta dùng nó để tính chỉ tiêu NPV thì chỉ tiêu này sẽ bằng 0. Dự án được chấp nhận khi IRR=r. Công thức tính: Lục Thị Phương Hoà 13 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp IRR = r1 + NPV( r1 ) × ( r2 − r1 ) NPV( r1 ) + NPV( r2 ) Trong đó: r1 là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV( r ) → 0 và NPV( r1 ) > 0 r2 là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV( r ) → 0 và NPV( r2 ) < 0 1 2 r1 và r2 trong thực tế chênh lệch nhau tối đa là 5% 5 thì chấp nhận được. - Chỉ số lợi ích chi phí B/C: là sự so sánh tương đối giữa lợi ích và chi phí bỏ ra để có lợi ích đó. Dự án được chấp nhận khi B/C=1. Công thức tính: n B = C Bt ∑ (1 + r ) t =0 n Ct ∑ (1 + r ) t =0 t t - Thời hạn thu hồi vốn T: là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Sau năm t thì toàn bộ thu nhập đều được coi là lãi và những yếu tố không chắc chắn trong tương lai thì không còn quá nguy hiểm đối với chủ đầu tư. Thời hạn thu hồi vốn T =tuổi thọ của dự án thì chấp nhận được. Công thức tính theo phương pháp cộng dồn: T C 0 = ∑ (lãi ròng năm t) × t =1 1 (1 + r ) t Thực tế cho thấy thường hay có sự tranh cãi khi chúng ta tổng hợp các chỉ tiêu này, nó liên quan đến các giá trị lợi ích và chi phí mà nó không phản ánh đúng giá thị trường. Do đó nhà phân tích đòi hỏi phải có quan điểm giải thích phù hợp với từng loại dự án, một khi đã thống nhất được phương thức tổng hợp các chỉ tiêu thì các kết quả tính toán sẽ được lựa chọn phù hợp với từng chỉ tiêu đó. Đối với dự án căn cứ vào tổng hợp NPV thì NPV=0, căn cứ vào IRR thì IRR=r, căn cứ vào B/C thì B/C=0. Đây là bước cơ bản để khẳng định dự án có nên tiến hành hay không. Đối với các dự án khi xét đến yếu tố môi trường, nhiều khi dự án có NPV<0 hoặc B/C>1 vẫn được đầu tư vì khi đó ta có: NPV = ( PB − PC ) + ( E B + E C ) Lục Thị Phương Hoà 14 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoặc: B PB + E B = C PC + EC Bước 8: Phân tích độ nhạy. Là phân tích khả năng đối phó, sự thay đổi hiệu quả của dự án khi có các thay đổi như lãi suất ngân hàng, lạm phát... Phân tích độ nhạy để khi có những biến động về đồng tiền thì đều giải thích được và để biết được độ tin cậy, độ chắc chắn của dự án đến là đến mức nào. Bước 9: Tiến cử những phương án có lợi ích xã hội lớn nhất. Trên cơ sở phân tích bước 7 và 8 chúng ta sẽ sắp xếp các phương án ưu tiên theo nguyên tắc phương án nào có tính khả thi nhất xếp hàng đầu. Hạn chế của phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Trong thực tiễn phân tích thường gặp phải những hạn chế khi đưa ra quyết định, đó là hạn chế về mặt kỹ thuật, gây ra những khó khăn trong việc chúng ta định lượng sau đó là tiền tệ hoá các tác động liên quan đến chi phí, lợi ích. Lục Thị Phương Hoà 15 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG-CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ LUYỆN KIM CAO BẰNG. 1.1. Tổng quan về công ty khoáng sản và luyện kim Cao Bằng. Công ty khoáng sản và luyện kim (KS&LK) Cao Bằng trước đây là công ty gang thép Cao Bằng, được thành lập năm 1993, là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có pháp nhân kinh tế. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất gang đúc. Hiện nay công ty KS&LK Cao Bằng đang kết hợp cả việc khai thác và chế biến khoáng sản. Công ty có các điểm mỏ khai thác quặng sắt như mỏ Nà Lủng, mỏ Lũng Luông, mỏ Lạng Sơn, mỏ Kéo Mơ. Quặng khai thác được một phần đem xuất khẩu thô và một phần sẽ được chế biến tại xí nghiệp luyện gang Cao Bằng. Thành phẩm chính là gang đúc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc gia. Trụ sở chính của công ty KS&LK Cao Bằng đặt tại phố Kim Đồng, Phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, còn xí nghiệp luyện gang trực thuộc công ty nằm ở vị trí km5 xã Đề Thám, Thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích mặt bằng là 2,2ha. Quy mô công ty: Vốn kinh doanh của công ty là 10.956 triệu đồng trong đó vốn cố định là 8.456 triệu đồng, vốn lưu động là 2.500 triệu đồng. Nếu xét theo nguồn vốn thì vốn do ngân sách nhà nước cấp là 2.500 triệu đồng, vốn doanh nghiệp tự bổ sung là 8.456 triệu đồng. Với quy mô như hiện nay thì công ty vẫn chưa chế biến được tất cả lượng quặng khai thác được và còn xuất khẩu quặng thô. Đây là một sự tổn Lục Thị Phương Hoà 16 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thất, lãng phí về tài nguyên của quốc gia và trong tương lai đây cũng là vấn đề cần phải được giải quyết của ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh Cao Bằng nói riêng. Tuy quy mô hoạt động còn nhỏ so với nhiều nơi song sự ra đời và hoạt động của công ty đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế của tỉnh và cải thiện đời sống người dân nơi đây. Hơn nữa, công ty cũng không ngừng phấn đấu để ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng. Đặc điểm hoạt động của công ty là khai thác, chế biến khoáng sản và xuất khẩu quặng thô. Như vậy việc khai thác và chế biến được thực hiện liên hoàn nhờ hoạt động của xí nghiệp luyện gang Cao Bằng, quặng khai thác được đem chế biến ngay. Ngoài ra công ty vẫn phải nhập vào nhiên liệu khác như than cốc nhập từ Trung Quốc. Sản phẩm chủ yếu của công ty là gang đúc, ngoài ra còn có thiếc, FeSi… với khối lượng nhỏ hơn. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 TT I II III 1 2 3 4 5 6 IV Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Giá trị Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 94.637,60 Tổng doanh thu Triệu đồng 236.515,29 Các sản phẩm sản xuất Quặng sắt khai thác Tấn 198.697,05 Gang đúc Tấn 22.483,23 Tinh quặng 70% Sn (quy ra thiếc sản xuất) Tấn 516,7497 FeSi Tấn 477,83 FeMnC Tấn 1.892,25 Điện năng KWh 14.232.843 Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 4.614,30 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh công ty KS&LK Cao Bằng năm 2005) Bên cạnh việc phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh thì công ty cũng quan tâm và tuân thủ một số nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người như ký quỹ khai thác khoáng sản, chú ý đổi mới công nghệ giúp thân thiện hơn với môi trường, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân. Lục Thị Phương Hoà 17 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2. Hoạt động sản xuất tại xí nghiệp luyện gang Cao Bằng Để nghiên cứu hoạt động sản xuất, cần nghiên cứu nhiều yếu tố tác động đến nó, mà trước hết là điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội. Thị xã Cao Bằng và cùng phụ cận (trong đó có xí nghiệp luyện gang Cao Bằng) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, không chịu ảnh hưởng của bão nhưng chịu ảnh hưởng của các trận giông với gió lốc xoáy mạnh đến 40-50m/s trong thời gian rất ngắn. Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam và gió Nam. Tốc độ gió trung bình là 23m/s. Đặc điểm thuỷ văn: Mạng sông ngòi ở khu vực xí nghiệp luyện gang Cao Bằng gồm có sông Bằng Giang ở ngay sát phía Bắc xí nghiệp, cách bờ bể lắng cuối cùng 5m và sông Hiến ở xa hơn về phía thị xã. Sông Bằng Giang và sông Hiến là hai con sông lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Cùng với hệ thống sông nhánh và suối, chúng chi phối toàn bộ chế độ thuỷ văn của tỉnh. Sông Bằng Giang, đoạn chảy qua khu vực xí nghiệp về mùa khô có chiều rộng 7080m. Mùa mưa lòng sông mở rộng hơn nhiều (tới hàng trăm mét). Lưu lượng trung bình là 120-150m3/s. Nước ngầm ít và có độ sâu từ 0,7-0,8m, thường gặp ở độ sâu 8-10m. Mức nước ngầm dâng cao vào mùa mưa và hạ thấp rất nhanh sau đó. Địa hình khu vực xí nghiệp luyện gang Cao Bằng vốn là khu đất cao, bằng phẳng hơi dốc về phía sông Bằng Giang, rất thuận lợi cho việc thoát nước mặt. Xung quanh mặt bằng xí nghiệp là các khu dân cư với những vườn cây ăn quả. Phía Bắc địa hình thấp xuống một mức, tạo nên những cánh đồng lúa, tiếp với sông Bằng Giang, nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp cho cư dân trong vùng trong đó có xí nghiệp luyện gang Cao Bằng. Về điều kiện kinh tế, xã hội, Cao Bằng là một tỉnh đất rộng, người thưa, diện tích 6690,72 km2. Dân số 503.000 người gồm nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Kinh , Sán chay, Lô lô, Hoa và nhiều dân tộc khác. Mật Lục Thị Phương Hoà 18 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp độ dân số là 75 người/km2. Đây là một tỉnh miền núi cao, cực Bắc của Tổ quốc, từng là căn cứ địa cách mạng của cả nước và có nhiều khu di tích kịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu di tích Pác Bó, thác Bản Giốc… Cao Bằng cũng là tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Bảng 2.2: Khái quát về tài nguyên khoáng sản chủ yếu của tỉnh Cao Bằng TT 1 Loại tài Trữ lượng nguyên ước tính Quặng (tấn) 23.000 (tính Bắt đầu khai thác từ 1902. Hiện vẫn tiếp thiếc ra SnO2) tục khai thác. Trữ lượng chỉ còn khoảng 6.000.000 6.000 Đã khai thác từ 1938. Hiện vẫn đang khai 2 Quặng 3 mangan Quặng 4 vonfram Quặng sắt Tình trạng khai thác thác 1.500 (tính ra Bắt đầu khai thác từ 1902. Hiện vẫn tiếp WO3) 65.000.000 tục khai thác Hiện đang khai thác cho lò cao luyện gang của công ty KS&LK Cao Bằng và xuất 5 Quặng khẩu chưa đánh giá Chủ yếu khai thác thủ công, tự phát vàng đầy đủ (Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2004) Tuy nhiên do ở xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên hiện nay Cao Bằng vẫn còn là một tỉnh nghèo. Tổng GDP năm 2004 của tỉnh là 700 tỷ VND. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt 625 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,3% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả vùng Đông Bắc. Với tài nguyên đất rừng khá lớn, ngành lâm nghiệp cũng có những đóng góp nhất định cho kinh tế của tỉnh, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2004 đạt 119,7 tỷ đồng. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Lục Thị Phương Hoà 19 Kinh tế Môi trường 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chưa phát triển (tỷ trọng công nghiệp và xây dựng mới năm 2004 mới chỉ chiếm khoảng 11% tổng GDP), giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 236,1 tỷ VND, chiếm khoảng 1,47% giá trị sản xuất công nghiệp của cả vùng Đông Bắc. Sản lượng lương thực thấp (bình quân là 371 kg/người). Du lịch là ngành có nhiều điều kiện phát triển nhưng cũng chưa được khai thác thích đáng. Hàng năm nhà nước vẫn phải trợ cấp cho ngân sách của tỉnh đến gần 70%. Một vài năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, việc giao lưu buôn bán hàng hoá hai chiều giữa Cao Bằng và tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc thông qua các cửa khẩu biên giới như Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Hà… đã phát triển nền kinh tế của tỉnh một cách đáng kể. Hiện nay Tà Lùng là một trong những cửa khẩu lớn của quốc gia. Xã Đề Thám, nay thuộc Thị xã Cao Bằng, nơi xí nghiệp luyện gang Cao Bằng đóng lại là khu dân cư khá tập trung, kinh tế, xã hội thuộc vào loại phát triển của Cao Bằng. Đặc biệt khu dân cư ở gần xí nghiệp nhất nằm dọc quốc lộ 3 và cách xí nghiệp khoảng 400-500m có khoảng hơn 3.000 người sinh sống, thực sự đã trở thành một thị tứ với sự ra đời của một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Khu dân cư này nằm trong quy hoạch mở rộng của thị xã Cao Bằng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang từng bước được nâng cao. Giao lưu kinh tế và văn hoá đang từng bước được phát triển. Lục Thị Phương Hoà 20 Kinh tế Môi trường 44
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng