Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyế...

Tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012

.PDF
129
491
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ THÚY ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ THÚY ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: 60900101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến Hà Nội - 2014 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................... 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8 1.Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 8 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................ 10 3. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 15 3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................... 15 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 16 4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 16 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 16 5.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 17 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 17 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 17 7. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ................................................................ 18 7.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 18 7.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 18 8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 18 9. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 19 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT.............. 20 1.1. Những lý thuyết đƣợc vận dụng trong đề tài ........................................... 20 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ........................................................ 30 1.2.1. Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng ................................................. 30 1.2.2. Khái niệm về ngƣời khuyết tật ............................................................ 33 1.3. Hệ thống chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật ở Việt Nam. ........................................................................................................ 35 1.4. Mục tiêu thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định 67, Nghị định 13 và Nghị định 28 ..................... Error! Bookmark not defined. 1.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội (ngƣời thực thi chính sách) ......... 39 1.6. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 41 1.6.1. Vài nét về điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 41 3 1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng LĐTB & XH huyện Mê Linh trong việc chi trả trợ cấp hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật. ............. 44 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 49 2.1. Thực trạng ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. .................................................................................................................. 49 2.1.1. Tình hình ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện .................................... 49 2.1.2. Nguyên nhân khuyết tật ...................................................................... 52 2.1.3. Thực trạng hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật theo Nghị định 67, Nghị định 13 và Nghị định 28 ........................................ 54 2.1.4. Điều kiện sống của NKT trên địa bàn huyện....................................... 58 2.2. Thực trạng việc thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng với NKT trên địa bàn huyện ........................................................................................................ 63 2.2.1. Công tác xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và hồ sơ xác định mức độ khuyết tật................................................................................................. 63 2.2.2. Hồ sơ hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng .............................................. 65 2.2.3. Đội ngũ thực hiện chính sách.............................................................. 66 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT trên địa bàn huyện .................................................................................. 74 2.3.1. Tác động của chính sách đối với NKT ................................................ 74 2.3.2. Đánh giá về mức độ bao phủ và thực hiện chính sách ......................... 75 2.3.3 Đánh giá việc tiếp cận thông tin về chính sách .................................... 79 2.3.4. Những hoạt động trợ giúp khác .......................................................... 80 2.4. Một số hạn chế ......................................................................................... 83 2.5. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................. 84 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH ............................................................ 90 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 90 3.1.1. Trợ cấp xã hội hàng tháng phải hƣớng tới đảm bảo ổn định cuộc sống cho ngƣời khuyết tật. .................................................................................... 90 4 3.1.2. Trợ cấp xã hội hàng tháng cần đặt trong mối quan hệ tƣơng tác với công tác xã hội. ............................................................................................ 90 3.1.3. Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng chính sách, đảm bảo thực hiện quyền cho đối tƣợng ngƣời khuyết tật đƣợc hƣởng lợi. ........................................... 91 3.2. Một số biện pháp tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn huyện trong các năm tiếp theo. ................................................... 92 3.2.1. Tổng hợp số liệu NKT đầy đủ, chính xác: .......................................... 92 3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội ...................... 93 3.2.3. Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật...................................................................................................... 95 3.2.4. Về công tác tuyên truyền .................................................................... 95 3.2.5. Các giải pháp khác.............................................................................. 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 99 1.KẾT LUẬN .................................................................................................. 99 2.KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 107 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ TGXH Trợ giúp xã hội CTXH Công tác xã hội NKT Ngƣời khuyết tật XH Xã hội LĐTB&XH Lao động - Thƣơng binh và xã hội 6 DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng khảo sát số NKT năm 2007 Bảng 2.2. Phân bố NKT trên địa bàn huyện Bảng 2.3. Số ngƣời khuyết tật đang hƣởng trợ cấp hàng tháng ở huyện Mê Linh theo các năm Bảng 2.4. Bảng phân nhóm đối tƣợng hƣởng trợ cấp trên địa bàn huyện (tháng 12/2012) Bảng 2.5. Bảng tổng hợp phân bố các đối tƣợng ngƣời khuyết tật hƣởng trợ cấp hàng tháng Bảng 2.6. Tổng hợp trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện chính sách (năm 2012) Bảng 2.7. Bảng tổng hợp kinh phí chi trả hàng tháng theo cấp xã,thị trấn, tháng12/2012 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đối chiếu tỷ lệ NKT năm 2007 và năm 2012 Biểu đồ 2.2. Các dạng khuyết tật Biểu đồ 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật Biểu đồ 2.4. Trình độ văn hóa của ngƣời khuyết tật Biểu đồ 2.5. Trình độ chuyên môn của NKT Biểu đồ 2.6. Thu nhập của Ngƣời khuyết tật Biểu đồ 2.7. Nhu cầu của Ngƣời khuyết tật Biểu đồ 2.8. Hình thức tiếp cận thông tin chính sách của NKT Biểu đồ 2.9. Đối tƣợng hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo các năm 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam là một trong những nƣớc nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại trải qua thời gian dài chiến tranh. Vì thế có một bộ phận không nhỏ dân cƣ cần sự trợ cấp xã hội đặc biệt là trợ cấp xã hội thƣờng xuyên để đảm bảo đời sống hàng ngày cùng với các nhu cầu nhƣ y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch. Trong nhóm ngƣời cần trợ giúp đó có ngƣời khuyết tật, nhóm ngƣời luôn cần sự quan tâm chăm sóc và trợ giúp đặc biệt từ cộng đồng. Trên thế giới có khoảng 650 triệu ngƣời khuyết tật dƣới hình thức này hay hình thức khác chiếm khoảng 10% dân số thế giới, 80% số này sống tại các nƣớc đang phát triển. Tại Việt Nam có khoảng hơn 5,3 triệu ngƣời khuyết tật, chiếm khoảng 6,3% dân số, có khoảng 8% hộ gia đình Việt Nam có ngƣời khuyết tật và hầu hết các hộ gia đình có ngƣời khuyết tật thuộc hộ nghèo [15,tr.7] Ngƣời khuyết tật luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế cũng nhƣ của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam. Suốt mấy thập kỷ qua xã hội đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ và hành động vì ngƣời khuyết tật. Ngƣời khuyết tật không còn bị coi là gánh nặng của xã hội nhƣ trƣớc. Mọi vấn đề có liên quan đến ngƣời khuyết tật đã đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ quyền con ngƣời mà trên hết là các quyền bình đẳng, quyền đƣợc sống một cuộc sống đầy đủ và đƣợc tôn trọng phẩm giá. Chính sách trợ giúp xã hội trợ giúp cho ngƣời khuyết tật đƣợc hình thành cùng với các chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tƣợng khác. Hiện nay, đã có rất nhiều chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật về mọi mặt, chính phủ Việt Nam cũng đã đƣa ra luật ngƣời khuyết tật và thông tƣ hƣớng dẫn thi hành luật đối với ngƣời khuyết tật. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản Luật, Nghị định liên quan đến ngƣời khuyết tật nhƣ Luật NKT, Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định 8 13/2010/NĐ-CP và Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ngƣời khuyết tật. Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng là một phần hệ thống chính sách của nhà nƣớc. Trợ cấp xã hội hàng tháng là khoản tiền của Nhà nƣớc cấp cho đối tƣợng chính sách hàng tháng để mua lƣơng thực, thực phẩm và các chi tiêu cần thiết khác, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Các chế độ trợ cấp đƣợc tính toán dựa vào các mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo duy trì hệ thống chính sách trợ cấp xã hội đã đƣợc quy định trong hệ thống các luật và văn bản hƣớng dẫn luật. Các văn bản quy định rất rõ về mức trợ cấp hàng tháng đối với từng đối tƣợng bảo trợ xã hội cụ thể trong đó có đối tƣợng là ngƣời khuyết tật. Tuy vậy chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng vẫn chƣa đáp ứng đầu đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội, hiệu lực hiệu quả của chính sách chƣa cao. Hạn chế là do nguyên nhân khách quan về điều kiện kinh tế xã hội và nguyên nhân chủ quan của quá trình nghiên cứu xây dựng chính sách và quá trình thực thi. Điều này đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách trong thời gian tới. Mê Linh là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, cùng với sự phát triển của lịch sử và tốc độ đô thị hóa của đất nƣớc. Hiện nay trên địa bàn huyện, số ngƣời khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn giao thông khá lớn và rất cần đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội thông qua chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng. Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đƣợc thực hiện trên toàn địa bàn của huyện cho các đối tƣợng thụ hƣởng trong đó có ngƣời khuyết tật. Tuy vậy chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ và toàn diện, hiệu lực, hiệu quả của chính sách chƣa cao. Hạn chế là do nguyên nhân khách quan về điều kiện kinh tế xã hội và nguyên nhân chủ quan của quá trình tổ chức thực thi. Những hạn chế này đã dẫn đến tỷ lệ đối tƣợng thụ hƣởng chính sách thấp, đời sống vật 9 chất và tinh thần của đối tƣợng đƣợc trợ cấp xã hội vẫn khó khăn. Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn và cần đƣợc Nhà nƣớc quan tâm dƣới những góc độ khác nhau. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách đúng đắn. Vì lý do đó đã hƣớng cho tôi đề tài nghiên cứu “Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012” 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về ASXH, bảo trợ xã hội và ngƣời khuyết tật. Các công trình nghiên cứu phạm vi rộng và đề cập tới nhiều đối tƣợng trợ giúp. Các nghiên cứu về an sinh xã hội Tác giả Nguyễn Đình Liêu năm 2002 có bài viết “Trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam” trên Tạp chí Kinh tế Luật (số 1), Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả nêu lên vai trò c ủa trợ cấp xã hội trong hệ ̀ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Trợ cấp xã hội đã đƣợc nghiên cứu chi tiết cụ thể từ đó thấy đƣợc ý nghĩa, vai trò trong hệ thống an sinh xã hội. Đó là một bộ phận cấu thành, mắt xích quan trọng không thể thiếu trong việc đảm bảo an sinh xã hội Năm 2004, Bài viết đề cập đến hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam từ năm 1945 đến 2004 cuả tác giả Lê Thị Hoài Thu về “Thực trạng pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam” trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội (số 6). Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật an sinh xã hội, tác giả đƣa ra một số ý kiến để hoàn thiện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội ở nƣớc ta hiện nay, trong đó có pháp luật về trợ giúp xã hội. Các ý kiến đóng góp giúp cho các nhà hoạch định chính sách hoàn thiện đầy đủ và cụ thể hơn hệ thống pháp luật để đảm bảo an sinh xã hội. 10 Năm 2007, Nguyễn Hải Hữu, chủ biên cuốn “Giáo trình nhập môn an sinh xã hội”, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội. Tác giả có quan điểm cho rằng, trợ giúp xã hội là trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tƣợng bảo trợ xã hội và trợ giúp khẩn cấp. Giáo trình cung cấp cho nhân viên công tác xã hội kiến thức cơ bản về hệ thống an sinh xã hội của nƣớc ta. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu các chính sách và hoạt động trợ giúp với đối tƣợng yếu thế trong xã hội. Cùng với Nguyễn Hải Hữu, năm 2008 tác giả Nguyễn Văn Định biên soạn cuốn “Giáo trình an sinh xã hội”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cuốn sách hệ thống các chính sách ASXH trong đó có TGXH. Khác với Nguyễn Hải Hữu, tác giả cho rằng TGXH là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc bằng các phƣơng tiện thích hợp để ngƣời đƣợc giúp có thể phát huy đƣợc khả năng tự lo liệu đƣợc cuộc sống cho bản thân, gia đình, sớm h̀òa nh ập trở lại với cuộc sống cộng đồng. Đó là những quan điểm có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc nắm bắt hệ thống an sinh xã hội một cách đầy đủ nhất. Có thể nói, an sinh xã hội có vai trò then chốt góp phần đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, xây dựng đất nƣớc ngày một giàu đẹp. Thông qua “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nƣớc ta trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Lao động xã hội (số 332), 4/2008 của Nguyễn Hữu Dũng đã chỉ ra rất rõ điều đó. Tác giả phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và thực hiện chính sách ASXH ở nƣớc ta trong quá trình hội nhập, đƣa ra kiến nghị cần xây dựng mức chuẩn trợ cấp chung và từ mức chuẩn trợ cấp này xác định mức cho mỗi loại chính sách cụ thể của hệ thống chính sách ASXH. Tác giả còn cho rằng TGXH là hợp phần của hệ thống 11 ASXH và phải đƣợc xây dựng trên cơ sở quan điểm gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế và phát triển hệ thống ASXH Quốc gia. Ngoài các công trình nghiên cứu về mặt lý luận, năm 2009, Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng có công trình nghiên cứu “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai)”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu này đã đi sâu vào thực tiễn phân tích cụ thể rõ ở một địa phƣơng. Các tác giả đã trình bày những bất cập, xu hƣớng vận động và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH. Đồng thời các tác giả phân tích chính sách ASXH thực tiễn ở tỉnh Đồng Nai. Hƣớng nghiên cứu này đã cung cấp cho ngƣời đọc thấy đƣợc rõ hơn hệ thống an sinh xã hội của nƣớc ta từ đó đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách trên quan điểm gắn kết phát triển kinh tế với phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Trong đó tác giả cũng có nêu các khía cạnh chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội nhƣ trợ giúp xã hội. Năm 2009, Mai Ngọc Cƣờng (chủ nhiệm đề tài), Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nƣớc ta giai đoạn 2006-2015, Đề tài cấp Nhà nƣớc, chƣơng trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc, Bộ Khoa học và Công nghệ 2009. Công trình làm rõ những vấn đề cơ bản về ASXH và hệ thống chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trƣờng; Đánh giá thực trạng của hệ thống chính sách và thực thi chính sách ASXH. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống tổng thể quốc gia về ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Các nghiên cứu về Bảo trợ xã hội. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, xuất bản cuốn “Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội (2000)”, NXB Lao động – Xã hội. Cuốn sách hệ thống hóa các chính sách, các văn bản quy phạm 12 pháp luật hiện hành về Bảo trợ xã hội tại Việt Nam. Đây là tài liệu quan trọng giúp cho việc thực hiện các chính sách chính xác, đầy đủ. Hệ thống chính sách áp dụng với các đối tƣợng thụ hƣởng đƣợc quy định rõ. Tác giả Lê Bạch Dƣơng và các tác giả đã xuất bản cuốn sách “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” (2005, NXB Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách trình bày kết quả khảo sát các nhu cầu và những vấn đề có liên quan đến các nhóm thiệt th̀ òi ở Việt Nam. Nhìn nhận chức năng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên nhƣ hệ thống bảo trợ xã hội. Đồng thời các tác giả đƣa ra những dẫn chứng về số liệu, văn bản, nguồn lực, kết quả thực hiện, điểm mạnh, điểm hạn chế của hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam đối với các nhóm đối tƣợng yếu thế, thiệt thòi cần đƣợc trợ giúp. Đi sâu vào nghiên cứu thực tế, năm 2010, tác giả Hà Thị Thanh Lê có đề tài “Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu chính sách bảo trợ xã hội ở Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng; Đánh giá thực trạng chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó tác giả đề xuất phƣơng hƣớng và hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm tốt hơn cho các hoạt động cần đƣợc bảo trợ xã hội trên địa bàn. Cũng giống nhƣ tác giả Hà Thị Thanh Lê tác giả Phạm Đại Đồng (2011) có đề tài nghiên cứu “Chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối tƣợng yếu thế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách bảo trợ xã hội đối với những ngƣời yếu thế; đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối tƣợng yếu thế ở nƣớc ta trong thời gian qua. Từ đó tác giả đề xuất 13 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối tƣợng yếu thế ở nƣớc ta trong thời gian tới. Các nghiên cứu cụ thể về công tác cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội thường xuyên: Các tác giả đã và đang theo hƣớng nghiên cứu các vấn đề cụ thể hơn, thực tế hơn để có cách nhìn đúng nhất về những vấn đề trong hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Năm 2002, Nguyễn Tiệp nghiên cứu “Các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hóa công tác cứu trợ xã hội”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Công trình nghiên cứu thực trạng về xã hội hóa công tác cứu trợ xã hội và đề xuất các giải pháp nhằm xã hội hóa công tác cứu trợ xã hội. Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Toản, Chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên cộng đồng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách TGXH thƣờng xuyên cộng đồng; đánh giá thực trạng đối tƣợng bảo trợ xã hội và nhu cầu trợ giúp thƣờng xuyên; thực trạng chính sách TGXH thƣờng xuyên cộng đồng. Từ đó tác giả nêu kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách. Các nghiên cứu về vấn đề trợ giúp xã hội cho NKT Ngoài các công trình nghiên cứu đã nêu, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề trợ giúp xã hội cho NKT khác nhƣ: “Đánh giá việc thực hiện Bộ luật lao động đối với lao động là ngƣời tàn tật và pháp lệnh ngƣời tàn tật” của tác giả Nguyễn Diệu Hồng – Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội. Đề tài “Hoàn thiện Pháp luật về quyền của ngƣời khuyết tật ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Thị Báo – Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia. Báo cáo kết quả “Thực hiện Pháp lệnh về ngƣời tàn tật và đề án trợ giúp nƣời khuyết tật giai đoạn 2006 -2010 của Bộ lao động thƣơng binh và xã hội năm 2008 ; Báo cáo “Đánh giá tình hình thực 14 hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ khuyết tật của Trung ƣơng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam”. Những công trình, bài viết trên đã nghiên cứu tổng quát về ASXH, chính sách trợ giúp thƣờng xuyên, bảo trợ xã hội, các chính sách trợ giúp, biện pháp tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp một cách đầy đủ nhất song chƣa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu vào chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực thi chính sách một cách hiệu quả. Nghiên cứu về trợ cấp xã hội hàng tháng trong luận văn này của học viên tập trung vào Nghị định 67 và Nghị định 13- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 67, Nghị định 28 về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ngƣời khuyết tật và dƣới góc độ tiếp cận công tác xã hội trên cơ sở là cầu nối đƣa chính sách tới từng đối tƣợng cụ thể nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con ngƣời. Đây là vấn đề mới và phức tạp cả về lý luận, thực tiễn, phƣơng pháp thực thi hệ thống văn bản chính sách về trợ giúp ngƣời khuyết tật ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ ở huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội nói riêng. 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật, tổng hợp chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, các văn bản hƣớng dẫn thi hành, pháp lệnh đặc biệt là Nghị định 67 và Nghị định 13, Nghị định 28; đề tài hệ thống hóa các khái niệm, quan điểm liên quan đến chính sách trợ cấp xã hội mà trong đó có chính sách TCXH hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật, chỉ ra những ƣu điểm và những mặt còn hạn chế của chính sách. Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành công tác xã hội. 15 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin giá trị về thực trạng việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn huyện Mê Linh theo Nghị định 67 và Nghị định 13 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 67 và mới nhất là Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Qua đó đánh giá tác động và hạn chế của chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng hiện nay và vai trò của ngƣời thực thi chính sách đã mang lại tác dụng tích cực thấy rõ cho ngƣời khuyết tật. Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ những hạn chế còn tồn tại trong việc thực thi chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đến đối tƣợng ngƣời khuyết tật. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đạt đƣợc những kết quả gì đối với đời sống vật chất và tinh thần ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh ? - Việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn hiện nay còn những hạn chế gì? - Hiện tại trên chƣa có nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp tại cấp quận, huyện, xã phƣờng nhƣng những ngƣời thực thi chính sách có vai trò và nhiệm vụ tƣơng đƣơng nhƣ một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp đã làm gì để góp phần thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật một cách hiệu quả? - Những giải pháp nào cần phải có để thực hiện tốt chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật và nhân viên công tác xã hội nắm rõ đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực thi chính sách trợ cấp xã hội. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16 5.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách TCXH hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật và nghiên cứu đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách TCXH hàng tháng đối với NKT trên địa bàn huyện Mê Linh, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chính sách TCXH hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP Hà Nội. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chính sách TCXH hàng tháng đối với NKT và vai trò của ngƣời thực thi chính sách. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh về: những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách TCXH hàng tháng với NKT hiện nay. - Đề xuất các giải pháp trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện. 6. Giả thuyết nghiên cứu Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng góp phần thay đổi, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời khuyết tật giúp họ xóa đi mặc cảm để hòa nhập với cộng đồng. Thực trạng việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật hiện nay chỉ thực hiện theo thủ tục hành chính, chƣa có tính khoa học, chƣa có sự hƣớng dẫn, tƣ vấn để các đối tƣợng hiểu rõ và sử dụng đúng mục đích khoản trợ cấp mà họ đƣợc hƣởng. Nếu đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp trong việc tổ chức, thực hiện chính sách thì chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật đạt hiệu quả tốt hơn. 17 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi 7. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 7.1. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng việc thực hiện chính sách TCXH hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh. 7.2. Khách thể nghiên cứu - Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Đối tƣợng : ngƣời khuyết tật, cán bộ làm công tác tác thực hiện chính sách. - Dung lƣợng mẫu : 70 mẫu - Cơ cấu mẫu : ngƣời khuyết tật (50), Lãnh đạo phòng LĐTB&XH huyện (01), chuyên viên thực hiện chính sách của phòng LĐTB&XH huyện (01), nhân viên làm công tác thƣc hiện chính sách cấp xã, thị trấn (18). Nội dung thu thập thông tin Đối với NKT : Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật; mức độ khuyết tật và dạng tật; trình độ học vấn; điều kiện hoàn cảnh sống; việc thụ hƣởng chính sách TCXH hàng tháng, nhu cầu mong muốn, tác động của chính sách mang lại. Đối với cán bộ thực hiện chính sách: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, quá trình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT, những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện. 8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu - Đối tƣợng: Cán bộ thực hiện chính sách, ngƣời khuyết tật 18 - Dung lƣợng mẫu: 08 mẫu - Cơ cấu mẫu: Lãnh đạo phòng LĐTB&XH huyện (01), chuyên viên thực hiện chính sách của phòng LĐTB&XH huyện (01), nhân viên làm công tác thƣc hiện chính sách cấp xã, thị trấn (01), ngƣời khuyết tật (05). 8.2.3. Phương pháp quan sát - Quan sát thể trạng, dạng tật, hoàn cảnh sống của NKT. - Quan sát các trang thiết bị phục vụ công tác thực hiện chính sách. - Quan sát thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên đối với ngƣời khuyết tật trong công tác thực hiện chính sách, thái độ của NKT trong các hoạt động cộng đồng. 8.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học: Vận dụng các công thức toán thống kê để xử lý các số liệu thu đƣợc qua khảo sát thực trạng. 9. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đƣợc xác định trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội bao gồm: - Về phạm vi chính sách: Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời khuyết tật theo Nghị định 67, Nghị định 13 và Nghị định 28. - Địa bàn khảo sát: toàn huyện Mê Linh - Mẫu khảo sát: 50 NKT trên địa bàn huyện, 20 cán bộ thực thi chính sách , các báo cáo của phòng LĐTB&XH. - Giai đoạn: Từ năm 2007 đến năm 2012 19 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT 1.1. Những lý thuyết đƣợc vận dụng trong đề tài 1.1.1. Lý thuyết nhu cầu Nhu cầu của NKT là những đòi hỏi cần đƣợc đáp ứng để tồn tại và phát triển. NKT cũng có những nhu cầu cơ bản nhƣ mọi ngƣời trong xã hội, và nhu cầu là nguồn gốc thúc đẩy ngƣời khuyết tật hoạt động vƣơn tới những mục tiêu cho sự phát triển của bản thân. Theo quan điểm của nhà tâm lý học A. Maslow con ngƣời có 5 loại nhu cầu cơ bản đƣợc sắp xếp theo bậc thang từ thấp tới cao. Nhu cầu sẽ xuất hiện khi con ngƣời nói chung, ngƣời khuyết tật nói riêng bị thiếu hụt những yếu tố nhất định trong môi trƣờng sống, những thiếu hụt này nếu không đƣợc bù đắp sẽ gây ra các căng thẳng về sinh lý, tâm lý. Về sinh lý: xuất hiện những trạng thái mất cân bằng trong cơ thể, gây cảm giác khó chịu ( đói, khát, rét). Về tâm lý: Xuất hiện những cảm xúc tiêu cực khi bị bỏ rơi, không quan tâm, thiếu sự tƣơng tác, tình yêu, sự che chở, đùm bọc Các nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trƣớc tiên ngƣời khuyết tật cần đƣợc đáp ứng các nhu cầu ở mức độ thấp. Sau đó mới tìm đến sự đáp ứng các nhu cầu ở bậc thang cao hơn. Các nhu cầu không tồn tại độc lập mà luôn nằm trong mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc và ảnh hƣởng lẫn nhau, các nhu cầu đƣợc sắp xếp theo thứ bậc từ thấp tới cao. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con ngƣời cần đƣợc đáp ứng nhƣ thế nào để một cá nhân hƣớng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con ngƣời bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan