Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ddktvn2017 phat_trien_nong_nghiep_chat_luong_hieu_qua_tai_viet_nam...

Tài liệu Ddktvn2017 phat_trien_nong_nghiep_chat_luong_hieu_qua_tai_viet_nam

.PDF
374
47
145

Mô tả:

MỤC LỤC “Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả” Tiêu đề bài viết 1. 2. 3. Trang Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thực trạng và giải pháp TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy Vụ trưởng, Vụ KHCN&MT, Bộ Nông nghiệp và PTNT 6 Tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: kết quả, vướng mắc và định hướng giải pháp Lý Hoàng Tùng Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao Bộ Khoa học và công nghệ Thành tựu khoa học và công nghệ nổi bật của viện khoa học nông nghiệp việt nam đóng góp cho nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả PGS.TS. Trịnh Khắc Quang Viện trưởng, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 18 29 4. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp nước ta dưới góc nhìn thể chế GS.TS. Hoàng Ngọc Hòa Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 40 5. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế TS Phạm S Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng 50 6. Định hướng chuyển đổi cấu trúc nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời đại mới TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) 61 1 7. Vai trò của công nghệ thông tin trong xây dựng một nền nông nghiệp thông minh đáp ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam TS. Nguyễn Thanh Tuyên, Ths. Trương Hữu Chung Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông 74 8. Thực trạng chính sách phát triển công nghệ cao, triển vọng và thành tựu ứng dụng trong thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới PGS. TS. Đặng Mậu Chiến Viện trưởng, Viện Công nghệ Nano (INT) ĐHQG TP. HCM 92 9. ́ Ưng du ̣ng công nghê ̣ mới trong sản xuấ t nông nghiêp thı́ch ưng biế n đổ i khı́ hâ ̣u vùng miề n Trung ̣ ́ và Tây Nguyên PGS.TS. Nguyễn Quang Linh Giám đốc Đại học Huế 108 10. Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với chuỗi giá trị - phát huy vai trò của hộ nông dân ở Việt Nam TS. Trương Bảo Thanh, TS. Đỗ Đức Quân, TS. Hoàng Đı̀nh Minh Khoa Kinh tế chı́nh tri học - Học viện Chı́nh tri ̣khu vực I ̣ 119 11. Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực phát triển nhanh kinh tế nông thôn TS. Nguyễn Viết Lợi; Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính Bộ Tài Chính 131 12. Sứ mệnh mới của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam nhìn từ góc độ cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trưởng thế giới hàng nông sản PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Đại học Kinh tế quốc dân 147 13. Mở cửa, hội nhập và một số giải pháp cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam TS. Doãn Công Khánh Viện Nghiên cứu Thương mại 164 2 14. Hoạt động khuyến nông góp phần phát triển nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả Trần Văn Khởi Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 180 15. Phát triển ứng dụng công nghệ cao bảo vệ cây trồng Trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả Cục Bảo vệ Thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 187 16. Một số giải pháp thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân Phạm Ngọc Huệ Tạp chí Cộng sản 192 17. Giáo dục nghề cho lao động khu vực nông thôn TS. Trần Minh Trang Học viện Báo chí và Tuyên truyền 197 18.A Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Australia và một số đề xuất cho Việt Nam Daniel Walker, Giám đốc Nghiên cứu, Nông nghiệp và Biến đổi Toàn cầu, Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học thuộc Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) 205 18.B 212 High-tech agricultural development in Australia and some ideas for Vietnam Daniel Walker, Research Director, Agriculture and Global Change, CSIRO Agriculture and Food 19. Ứng dụng nông nghiệp thông minh phát triển ngành hàng lúa – gạo Việt Nam dựa vào kinh nghiệm quốc tế và trong nước PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh Viện trưởng, Viện NC Phát triển ĐBSCL 219 20. Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thuỷ sản TS. Trần Đình Luân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản 231 3 21. 22. 23. 24. Ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu, sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam TS. Bùi Mạnh Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô Phát triển chăn nuôi chất lượng cao, bền vững: Triển vọng và giải pháp TS. Nguyễn Thanh Sơn Viện trưởng Viện Chăn nuôi TS. Phạm Sỹ Tiệp Viện Chăn nuôi Công nghệ cao trong lĩnh vực thú y, bảo vệ sức khỏe cho người và động vật PGS. TS. Nguyễn Viết Không Phó Viện trưởng, Viện Thú y Quốc gia Phát triển và ứng dụng công nghệ cao: hướng phát triển bền vững tất yếu của ngành nuôi cá biển Mai Văn Tài Trưởng phòng Khoa học, Hợp tác Quốc tế và Đào tạo Quản đốc Dự án "Phát triển NTTS tại Venezuela" Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 243 255 267 276 25. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tỉnh lâm đồng Phạm Việt Dũng Trưởng Ban kinh tế, Tạp chí Cộng sản Nguyễn Quang Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 292 26. Làm gì và làm thế nào để phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả Lê Văn Tam Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 299 27. Kinh nghiệm thực tiễn và hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tập đoàn TH Thái Hương Chủ tịch Tập đoàn TH 304 4 28. Kinh nghiêm phát triển nền chăn nuôi chất lượng, hiệu quả dưới góc nhìn của C.P. Việt Nam TS. Kiều Minh Lực Phó tổng giám đốc, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam 311 29. Kết quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo của tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời Dương Văn Chín Tổng thư ký hội đồng khoa học công nghệ và môi trường thuộc Tập đoàn 315 30. Tái cơ cấu nông hộ sản xuất nhỏ từ góc nhìn so sánh khu vực TS. Bùi Bá Bổng Chuyên gia cao cấp FAO Việt Nam về ANLT 331 31. Kết quả bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh sau thực hiện đề án của Chính phủ TS.Hồ Quang Bửu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam 337 32. Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong canh tác và chế biến nâng cao giá trị chuỗi lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long Kỹ sư Nguyễn Thể Hà Tư vấn đầu tư Cty Cơ khí CNN Bùi Văn Ngọ 346 33. Công nghệ sinh học ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và hiệu quả GS.TS.Lê Huy Hàm Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp 361 5 CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy Vụ trưởng, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TÓM TẮT Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là xu thế phát triển nông nghiệp trên thế giới, tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất với trình độ công nghệ cao, mô hình quản trị tiên tiến theo chuỗi từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản quy mô hàng hoá, mang lại lợi ích kinh tế vượt trội và đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Ngành nông nghiệp xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu quả trong cơ cấu lại nông nghiệp. Trong thời gian gần đây, nhất là từ khi ngành nông nghiệp thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, đã xuấ t hiên xu hướng nhiề u doanh nghiêp tı̀m hiể u và đầ u tư sản xuất ̣ ̣ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đang khẳ ng đinh thế ma ̣nh và khả năng ̣ ca ̣nh tranh vươ ̣t trô ̣i về năng suấ t, chấ t lươ ̣ng sản phẩ m; đang trở thành điểm sáng và là động lực tăng trưởng của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. ABSTRACT High-tech agricultural production (HAP) is the trend of agricultural development in the world, creating breakthrough in productivity, quality and efficiency with high technology, advanced management chain model from production, processing, preservation, marketing and consumption of commodity-scaled agricultural products, bringing outstanding economic benefits and ensuring safety for human health, environmental protection and adapting to climate change and international integration. The agricultural sector determines that high-tech agricultural development is a key and inevitable trend in the context of integration, and a strong and effective solution for agricultural restructuring. Recently, especially since the agricultural sector implemented Sectoral Restructuring Project associated with the construction of new rural areas, there has been a tendency for many 6 enterprises to learn and invest in agricultural production with high-tech application which is confirming strengths and superior competitiveness in productivity and quality and becoming a bright spot and a driving force for growth of many regions and localities across the country. I. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NNUDCNC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Thực tế và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của một số nước trên thế giới đặc biệt như: Israel, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc...đều hướng vào các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Đối tượng chính là rau, hoa, quả, sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản...với các công nghệ như nhà kính, nhà màng, canh tác trên giá thể, thuỷ canh; công nghệ tạo giống, nhân giống; công nghệ nuôi thâm canh, nuôi tuần hoàn, xử lý nước; công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành quy trình canh tác tự động, bán tự động... Nhiều quốc gia xây dựng chiến lược, tập trung nguồn lực đồng thời ban hành hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: (i) Chính sách tập trung ruộng đất phục vụ canh tác quy mô lớnđảm bảo hài hoà lợi ích, đồng thời bảo vệ quyền lợi đối với hộ nông dân nhỏ; (ii) Chính sách bảo hiểm nông nghiệp, hệ thống hỗ trợ, phúc lợi cho nông dân; (iii) Chính sách khuyến khích về thuế, vốn khi đầu tư vào NNUDCNC; (iv) Chính sách về chuyển giao công nghệ và khuyến khích nông dân tham gia mạng lưới trong hoạt động chuyển giao công nghệ; (v) Phát triển NNUDCNC được quy hoạch có lộ trình dài hạn, ngắn hạn trên cơ sở phát huy lợi thế, kinh nghiệm thực tiễn và phù hợp với từng vùng miền, địa phương; (vi) Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm, hình thành các trung tâm xuất sắc về KH&CN; đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ như đường giao thông, điện, nước... Israel: Chính phủ chủ trương phát triển các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, cơ quan R&D phục vụ nông nghiệp; Đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho KHKT phục vụ phát triển nông nghiệp bao gồm cả đầu tư cho các dịch vụ công nghệ hiện đại phục vụ nông dân như công nghệ thông tin, viễn thông, quảng bá tiếp thị sản phẩm...; Chính sách tăng cường phối hợp giữa 5 nhà: Nhà nước Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà tư vấn - Nhà nông; Phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp đặc trưng Israel. 7 Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...: Chính phủ xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ gồm: đơn giản hoá thủ tục hành chính về đất đai, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng giao thông nông thôn; hỗ trợ vốn vay, giảm thuế đối với nhà đầu tư; phát triển các dịch vụ công, xây dựng chợ đầu mối, thương hiệu và quảng bá nông sản; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ định vị GPS trong quy hoạch, giám sát vùng chuyên canh... Hoa Kỳ, Nhật Bản: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng hệ thống phần mềm, thiết bị kết nối internet trong sản xuất nông nghiệp; chú trọng nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị; chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống mới có các tính trạng vượt trội; công nghệ thân thiện với môi trường, tự động hoá trong nông nghiệp; công nghệ nhà kính, nhà lưới tự động, công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch... II. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NNUDCNC Ở VIỆT NAM 1. Hệ thống văn bản thúc đẩy phát triển NNUDCNC - Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12. - Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. - Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp NNUDCNC (thực hiện Điều 19 Luật Công nghệ cao). - Quyết định 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến 2020 (thực hiện Điều 23 Luật Công nghệ cao). - Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. - Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển (thực hiện Điều 5 Luật Công nghệ cao). - Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015 Quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao (thực hiện Điều 75 Luật Đầu tư). 8 - Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNUDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng NNUDCNC. -Quyết định số 13/2017/QĐ-TTgngày 28/04/2017 về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ. -Thông tư số 50/2011/TT-BNNPTNT ngày 15/7/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ vềthẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp NNUDCNC. - Thông tư số 02/2012/TT-BKHCN ngày 18/01/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. - Thông tư số 219/2012/TTLT-BTC- BKHCN ngày 20/12/2012 liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. - Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/09/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. - Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/2017 về Tiêu chí xác định chương trình, dự án NNUDCNC, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp. - Quyết định số 813/QĐ-NHNN Ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển NNUDCNC, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQCP ngày 07/3/2017 của Chính phủ. 2. Chính sách khuyến khích phát triển NNUDCNC 2.1. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động NNUDCNC - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu NNUDCNC, cơ sở nghiên cứu, cơ sở ươm tạo CNC, ươm tạo 9 doanh nghiệp CNC, hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển CNC trong nông nghiệp (Điều 30 Luật Công nghệ cao). - Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu NNUDCNC được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC, cơ sở thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm NNUDCNC, cung ứng dịch vụ CNC, hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu CNC. Nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu NNUDCNC (Điều 33 Luật Công nghệ cao). - Vùng NNUDCNC được cấp có thẩm quyền công nhận, được hỗ trợ tối đa đến 70% kinh phí để xây dựng hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi tưới tiêu và xử lý chất thải) trong vùng theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo thẩm quyền (Khoản 4 Mục III Điều 1 Quyết định số 1895/QĐ-TTg). - Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương đầu tư hạ tầng thiết yếu theo quy định hiện hành trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Chương trình mục tiêu Đầu tư hạ tầng Khu kinh tế ven biển, Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư. Theo quy định tại Quyết định 40/2015/QĐ-TTg. - Một số địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp như Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh... 2.2. Chính sách ưu đãi đối với các hoạt động sản xuất NNUDCNC Các hoạt động sản xuất NNUDCNC được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao (Điều 19 Luật Công nghệ cao). 10 a) Chính sách về đất đai1 Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định: - Đặc biệt ưu đãi đầu tư: miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động; - Ưu đãi đầu tư: miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động; - Khuyến khích đầu tư: miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động; - Miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (theo quy định tại Thông tư 83/2016/TT-BTC). b) Chính sách về thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp2: Thu nhập của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao, pháp luật thuế TNDN: Thuế suất 10% trong vòng 15 năm được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NNUDCNC, 4 năm đầu miễn thuế TNDN và giảm 50% không quá 9 năm tiếp theo. - Thuế giá trị gia tăng 3: áp mức thuế giá trị gia tăng bằng 0%. - Thuế nhập khẩu 4: Miễn thuế nhập khẩu đối với giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 1 2 Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Thông tư 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12; Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật số 106/2016/QH13. 4 Luật số 107/2016/QH13 thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Điều 16). 3 11 (Điều 16, Luật thuế nhập khẩu); Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất (dự án đầu tư, mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ) đối với các nguyên liệu, vật tư, linh kiện, thiết bị trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư. - Thuế xuất khẩu 5: mức thuế 0%. c) Chính sách về chuyển giao công nghệ: Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập. d) Chính sách tín dụng 6: - Đối tượng được vay vốn và thụ hưởng chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm các khách hàng nằm trên địa bàn nông thôn và đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn (Điều 2, NĐ 55/2015/NĐ-CP); - Mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 3 tỷ đồng (Điều 9, NĐ 55/2015/NĐ-CP); - Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng du ̣ng công nghê ̣ cao, Quy định mức vay không có tài sản bảo đảm (đến 70-80% giá trị phương án, dự án sản xuất, kinh doanh) trên cơ sở kiểm soát được dòng tiền và cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng; nguồn xử lý nợ được ngân sách nhà nước cấp; - Được tham gia chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ (gói tín dụng thương mại 100.000 tỷ đồng)7. 2.3. Chính sách về nghiên cứu và phát triển công nghệ cao 8 Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ưu đãi, hỗ trợ: - Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định 122/2016/NĐ-CPngày 01/9/2016 của Chính phủ. NĐ 55/2015/NĐ-CP NGÀY 09/06/2015của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 5 6 Quyết định số 813/QĐ-NHNN Ngày 24/4/2017của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ. 7 Luật Công nghệ cao (Điều 11). 8 12 - Được xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ cao có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; - Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao. - Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn, giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu hình thành do liên kết giữa tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu và hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. - Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm9. 2.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển nhân lực CNC; dành ngân sách, các nguồn lực, áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển nhân lực CNC. - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ đối với tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng khu và vùng NNUDCNC theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành. - Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ tạo và phát triển CNC, ứng dụng CNC. - Hỗ trợ các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển NNUDCNC. 2.5. Chính sách xây dựng, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Khoản 1 Điều 9. 9 13 - Điề u 14 Luâ ̣t Công nghê ̣ cao quy đinh: Nhà nước khuyến khích tổ chức, ̣ cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ cao; cung ứng dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, định giá, giám định công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao. Một số doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng đã và đang được hưởng một số chính sách như thuế nhập khẩu trang thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp, được hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án chuyển giao công nghệ thuộc Chương trình phát triển NNUDCNC. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng có những chính sách khuyến khích đặc thù đối với các doanh hoạt động NNUDCNC trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên chính sách nhiều nhưng sự tiếp cận, mức thụ hưởng của các doanh nghiệp trên thực tế vẫn còn rất ít;còn nhiều rào cản, khó khăn về thủ tục hành chính cũng như hiệu quả thực thi đồng bộ của văn bản. III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ Thứ nhất, ruộng đất không tập trung, sản xuất manh mún và không đồng đều dẫn đến vùng nguyên liệu và việc sản xuất bị nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, việc bố trí nguồn lực sản xuất không tập trung, khó khăn trong việc áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá. Thứ hai, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó tài sản hình thành trên đất nông nghiệp của các dự án NNUDCNC như nhà kính, nhà lưới, nhà xưởng, trang thiết bị… đầu tư lớn nhưng lại không được chứng nhận là tài sản bảo đảm để vay vốn. Thứ ba, chưa có chế tài đảm bảo được quyền lợi giữa doanh nghiệp và người suất, bảo vệ hợp đồng, sự tuân thủ giữa doanh nghiệp và người dân khi liên kết đầu tư và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Thứ tư, nguồn vốn dành cho lĩnh vực NNUDCNC có, song thực tế, điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Thứ năm, nhiều địa phương chưa quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, quy hoạch phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực trên địa bàn. 14 Thứ sáu, thiếu chính sách bảo hiểm nông nghiệp đặc biệt cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với chi phí đầu tư lớn. Thứ bảy, doanh nghiệp chưa chủ động đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ; liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN còn lỏng lẻo. IV. GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI Để thúc đẩy khuyến khích phát triển NNUDCNC, tạo sự hấp dẫn về cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực xã hội vào nông nghiệp công nghệ cao, cần thực thiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm về rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 1. Về hoàn thiện văn bản pháp luật, chính sách Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản, chính sách liên quan gồm: - Rà soát sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp và người dân tiếp cận với chính sách; - Rà soát sửa đổi luật đất đai, tháo gỡ pháp lý để tập trung ruộng đất cho sản xuất quy mô lớn đảm bảo hài hoà lợi ích các bên; hoàn thiện văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NNUDCNC các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ cao; nhanh chóng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nông nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục giao dịch tài sản đảm bảo tại Ngân hàng thương mại; - Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp một cách cụ thể và thiết thực đặc biệt chính sách hỗ trợ về tích tụ đất đai như hỗ trợ tiền thuê đất của dân, kinh phí chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, chi phí đào tạo lại cho nông dân và truyền thông xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển được tham gia vào các dự án khoa học công nghệ bình đẳng như các cơ sở nghiên cứu công; - Sửa đổi Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 15 - Sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để tạo động lực hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; có chính sách tín dụng trung hạn cho đầu tư nông nghiệp; hướng dẫn bộ thủ tục mẫu gọn nhẹ, thuận lợi về giao dịch vốn đối với các dự án nông nghiệp; - Ban hành chính sách về bảo hiểm nông nghiệp. 2. Về quy hoạch - Rà soát đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch tổng thể khu và vùng NNUDCNC đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, KT-XH và sản phẩm đồng thời phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xã hội hoá tối đa đầu tư phát triển NNUDCNC. - Các địa phương triển khai quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực trên địa bàn. 3. Về gói tín dụng - Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ (Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017). 4. Về nghiên cứu phát triển và ứng dụng chuyển giao công nghệ - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập trung tâm, viện nghiên cứu; tham gia thực hiện các nhiệm vụ có hỗ trợ từ ngân sách NN như các đơn vị nghiên cứu công lập. - Hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp liên kết với những tổ chức công nghệ để thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. - Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. - Tập trung đầu tư vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm; Tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm thay thế nhập khẩu, các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh; Đẩy mạnh phát triển công nghệ sau thu hoạch, khắc phục lãng phí sau canh tác, tạo ra những ưu thế so sánh nhất định. - Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển NNCNC, mang tri thức và tiến bộ khoa học công nghệ từ nhà khoa học đến với nông dân, giúp họ áp dụng 16 vào thực tiễn, thay đổi tập quán làm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Chính sự liên kết này sẽ giúp DN phát triển bền vững, giúp nông dân nâng thu nhập và nhà khoa học có động lực để nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ cao. 5. Về Thị trường - Yếu tố quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao là thị trường. Tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại để giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, định hướng sản xuất doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia, bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. 6. Về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao - Xây dựng lộ trình và hỗ trợ đào tạo, tập huấn đội ngũ nông dân, doanh nghiệp, cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, đảm bảo có trình độ để tiếp thu, đáp ứng với trình độ và sự phát triển của công nghệ. 7. Về công tác tuyên truyền Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước khuyến khích thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chương trình tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 17 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO: KẾT QUẢ, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP TS. Lý Hoàng Tùng Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ Tóm tắt Bộ NN&PTNT đã triển khai lồng ghép, thực hiện nhiệm vụ tạo và phát triển CNC trong nông nghiệp thông qua Chương trình phát triển NNUDCNC. Nhiều nhiệm vụ KHCN đã tập trung nghiên cứu để tạo ra các giống cây con năng suất, chất lượng cao, nhiều sản phẩm đã được chuyển giao cho doanh nghiệp và thương mại hoá trong sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư các dự án NNUDCNC trên nhiều tỉnh với tổng số vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay, cả nước mới có 03 Khu NNUDCNC được Thủ tướng Chính phủ thành lập, 03 địa phương đã xây dựng đề án thành lập khu NNUDCNC gửi Bộ NN&PTNT để xem xét tổ chức thẩm, 05 địa phương còn lại thuộc quy hoạch tổng thể khu NNUDCNC đến năm 2020 chưa chủ động lập hồ sơ để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Quyết định thành lập khu.Trên thực tế, nhiều vùng sản xuất NNUDCNC đã được xây dựng và phát triển khắp cả nước như: vùng sản xuất lúa giống, gạo thương phẩm chất lượng cao; vùng sản xuất trái cây hàng hoá theo quy trình VietGAP tự động tưới tiêu, bón phân; vùng sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ trong hệ thống nhà màng, nhà kính; vùng chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô công nghiệp áp dụng quy trình tự động hoá và tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Bộ NN&PTNT đã thẩm định và công nhận 25 Doanh nghiệp NNUDCNC. Trong số 25 doanh nghiệp NNUDCNC, có 11 doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống cây trồng vật nuôi đảm bảo tiêu chuẩn, 14 Doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm đảm bảo ATTP. Mặc dù đã triển khai được một số nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, tuy nhiên các dự án hầu hết đều có quy mô vừa và nhỏ, do đó tác động đối với xã hội về về ngành, lĩnh vực chưa lớn. Một số khu NNUDCNC đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhưng tiến độ triển khai xây dựng rất chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có một số nguyên nhân chính như: thiếu vốn đầu tư; vị trí, quy mô diện tích, các phân khu chức năng khu NNUDCNC vẫn có những bất cập. KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC Theo các báo cáo tổng hợp của Bộ NN&PTNT, hiê ̣n nay, doanh nghiêp ̣ đầ u tư vào nông nghiê ̣p CNC đang gặp một số khó khăn, vướng mắ c chınh như: ́ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan