Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm ...

Tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm sú thâm canh đạt năng suất cao và bền vững về môi trường sinh thái tại một số huyện ven biển tỉnh trà vinh

.PDF
38
443
138

Mô tả:

15.1.Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Ngoài nước(Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó) 1. Mô ô t số đă ôc điểm sinh học chủ yếu của tôm suliên quan đến đề tài 1.1. Đặc điểm phân bố và hình thái Tôm sú phân bố chủ yếu ở các vùng duyên hải châu Úc, Đông Nam Á, Đông Á và Tây Phi (FAO, 2015). Ở Việt Nam, tôm sú có nhiều ở các vùng ven biển miền Trung. Trên cơ thể tôm Sú có vệt sọc màu xám, hơi xanh hoặc nâu đỏ. Cấu tạo cơ thể tôm được chia làm hai phần. Phần đầu ngực được bao phủ và bảo vệ bởi vỏ giáp đầu ngực. Trên giáp đầu ngực có nhiều gai gờ sóng rãnh, có 6 - 8 gai trên chủy. Các đôi phần phụ bao gồm: 1 đôi mắt kép có cuống mắt, 2 đôi râu A1, A2 có nhiệm vụ khứu giác và giữ thăng bằng. Ba đôi hàm và ba đôi chân hàm có chức năng nghiền nát thức ăn, hỗ trợ cho việc bắt mồi, giúp hoạt động hô hấp và bơi lội. Ngoài ra còn có 5 đôi chân ngực giúp cho hoạt động bò, bắt và giữ mồi. Phần bụng được chia làm 7 đốt. Năm đốt đầu, mỗi đốt mang 1 đôi chân bơi. Đốt bụng thứ 7 biến thành telson. 1.2. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng Tôm sú là loài động vật ăn tạp thiên về động vật, có tập tính bắt mồi vào ban đêm. Tính ăn của tôm sú thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau. Thời kỳ ấu trùng bắt mồi thụ động. Các loại thức ăn ngoài tự nhiên là sinh vật nổi như tảo, luân trùng, ấu trùng của giáp xác (artemia, copepoda), và thân mềm(Marte, 1980). Giai đoạn ấu niên đến trưởng thành, tôm thể hiện tính ăn của loài, thức ăn là các động vật khác nhau như nhuyễn thể, giáp xác (chiếm 85% thức ăn trong ruột) và 15% còn lại bao gồm chất thực vật, giun nhiều tơ, cá nhỏ, mùn bã hữu cơ các loại ấu trùng của động vật đáy (Marte, 1980). Trong dạ dày tôm có nhiều loại tảo Silic như : Cossinodiscus, Chaetoceros,Navicula … Các loài tảo này có thể đã có sẵn trong dạ dày con mồi hoặc là tôm vô tình ăn phải khi ăn mồi. Trong nuôi tôm sú, thức ăn sử dụng chủ yếu là thức ăn chế biến viên khô với hàm lượng protein chiếm >40%. 2. Hiê ôn trạng phát triển nghề nuôi tôm su trên thế giới Nghề nuôi tôm sú có từ lâu đời ở nhiều nước châu Á như Indonesia, Philippin, Đài Loan, Thái Lan và Viê ôt Nam. Thời gian đầu, tôm sú được đánh bắt ngoài tự nhiên cùng các loài tôm khác, đem thả nuôi trong các ao nuôi truyền thống. Từ năm 1979-1975, kỹ thuâ ôt cho đẻ và nuôi tôm sú trong các ao nhỏ bắt đầu phát triển ở Đài Loan. Tại Thái Lan, mô hình nuôi quảng canh và bán thâm canh tôm sú bắt đầu hình thành từ năm 1972.

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng