Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giải pháp keynes

.PDF
192
361
56

Mô tả:

Sức ảnh hưởng của tư tưởng lên chính sách "...Tư tưởng của các nhà kinh tế học và triết gia chính trị, dù đúng hay sai, đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng. Thực tế là thế giới này do một số rất ít người chi phối”. - John Maynard Keynes Các chính trị gia và các chuyên gia bình luận truyền hình thường xuyên cảnh báo xã hội rằng cơn khủng hoảng hiện nay - khởi đầu chỉ là vụ vỡ nợ nhỏ các khoản vay dưới chuẩn ở Mỹ vào năm 2007 - đang gây ra một thảm họa kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng hồi thập niên 1930. Tuy nhiên, mọi người gần như không nhận thấy một điểm quan trọng trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện tại - đó là nguyên nhân của nó nằm ngay trong hoạt động của thị trường tài chính tự do (không bị nhà nước kiểm soát). Vậy mà hơn ba mươi năm nay, các nhà kinh tế học chính thống, các nhà hoạch định chính sách thuộc chính phủ, các vị thống đốc ngân hàng trung ương cũng như các cố vấn kinh tế của họ đều khẳng định rằng (1) can thiệp của chính phủ vào thị trường bằng quy định và chính sách chi tiêu chính phủ quy mô lớn là nguyên nhân gây ra mọi vấn đề về kinh tế, và (2) chấm dứt sự tồn tại của chính phủ quy mô lớn, giải phóng thị trường khỏi các quy định của chính phủ chính là giải pháp đối với các vấn đề đó. Đến mùa thu năm 2008 thì có thể thấy rõ thị trường tài chính tự do của thế kỷ 21 không thể tự cầm máu vết thương nó đã gây ra. Tháng 10/2008, Henry Paulson - bộ trưởng tài chính Mỹ, cựu giám đốc một ngân hàng đầu tư lớn - đã phải đứng trước Quốc hội để xin một số tiền lớn chưa từng có là 700 tỷ dollar để cứu trợ cho các tổ chức tài chính tư nhân. Các tổ chức này trước đó đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ nhờ thị trường tài chính tự do. Giám đốc điều hành các tổ chức dịch vụ tài chính này chỉ mới cách đây mười năm từng nhận mức lương và thưởng cao như thu nhập của một ông vua trong truyện cổ tích. Suốt mùa thu năm 2008, khi tình thế mỗi ngày một tồi tệ hơn, người ta sớm thấy rằng gói cứu trợ tài chính này không đủ để phục hồi sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Chính phủ các nước trên khắp thế giới bắt đầu nhận thấy cần phải có chính sách chi tiêu công lớn, vì đây là hy vọng chính để giúp nền kinh tế phục hồi, hoặc ít nhất cũng để ngăn chặn tình trạng thất nghiệp gia tăng và hoạt động kinh doanh ngày càng tồi tệ. Kế hoạch chi tiêu này thường được gọi là gói kích thích kinh tế Keynes - đặt theo tên nhà kinh tế học người Anh thế kỷ 20 John Maynard Keynes. Trong bài báo nhan đề “Sự trở lại của Keynes" đăng trên tạp chí TIME số ngày 23 tháng 10 năm 2008 có trích một câu của Robert Lucas, người đoạt giải Nobel [kinh tế] với thuyết kỳ vọng hợp lý. Thuyết này từng là cơ sở cho niềm tin rằng thị trường tự do chính là giải pháp cho mọi vấn đề kinh tế. Câu đó như sau: “Tôi nghĩ rằng khi rơi xuống hố thì ai cũng là tín đồ của Keynes”. Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1970, giá dầu OPEC tăng vọt đã dẫn tới lạm phát rất cao. Giải pháp chống lạm phát bị nhầm lẫn là theo trường phái Keynes lúc đó đã không hiệu quả. Ngược lại, nó còn dẫn đến thời kỳ "lạm phát đình đốn”, tức là giai đoạn có tỷ lệ thất nghiệp và giá cả đồng thời cùng tăng. Chính sách chống lạm phát bị gọi là “kiểu Keynes" thất bại, cộng với tâm trạng thất vọng của người dân đối với cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã dẫn tới tình trạng xã hội mất niềm tin vào chính sách của chính phủ. Thái độ phản đối chính phủ quy mô lớn trở nên phổ biến, mở ra cơ hội cho những người ủng hộ tư tưởng loại bỏ chính phủ quy mô lớn.

Tài liệu liên quan