Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Giáo án đạo đức lớp 2 cả năm_cktkn_bộ 4...

Tài liệu Giáo án đạo đức lớp 2 cả năm_cktkn_bộ 4

.DOC
45
778
81

Mô tả:

Bài 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ GIẤC A. Mục tiêu Hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc. Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu đó. Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập đúng giờ giấc. B. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Tuần 1: tiết 1 1) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: học sinh có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động cụ thể. Tiến hành: nhóm lớn - Quan sát tranh của nhóm, nêu ý kiến với bạn: + Tranh vẽ gì? Việc làm đó đúng hay sai? + Nên làm thế nào cho đúng - Các nhóm trình bày * Trong giờ học, bạn ngồi làm việc riêng, như thế sẽ ảnh hưởng rới các bạn xung quanh và kết quả học tập của chính mình. Bạn đó đã không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, không thực hiện quyền được học tập của mình. Các bạn phải học bài mới đúng * Bạn vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng tới công việc của cả nhà. Phải tập trung vào một việc. Nên ngừng xem truyện và cùng cả nhà ăn cơm cho xong bữa * Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ giấc. 2) Hoạt động 2: Xử lý tình huống Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong từng tình huống cụ thể. Tiến hành: Nhóm lớn - Xem tranh bài 2 vẽ cảnh gì ở từng nhóm và nêu: + Theo em bạn đó sẽ xử lý thế nào? Vì sao em chọn cách ứng xử đó? + Hãy chọn tình huống ứng xử hay nhất để cùng nhau sắm vai. (Mỗi bạn giả vờ làm một nhân vật trong tranh, hoạt động và lời nói theo nội dung bức tranh mà nhóm đã chọn) - Từng nhóm trình bày 1 * Đến giờ đi ngủ cần tắt ti vi, dừng mọi việc đi ngủ để đảm bảo sức khoẻ cho mình, không làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Nếu gặp người làm sai ta phải từ chối * Bạn rủ đi mua bi bỏ việc học hành là sai. Cần khuyên bạn cùng mình về lớp học bài. 3) Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy Mục tiêu: giúp học sinh biết công việc cụ thề cần làm và thời gian thực hiện để học tập sinh hoạt đúng giờ giấc. Tiến hành: nhóm đôi - Kể cho bạn nghe: + Buổi sáng em làm những việc gì? + Buổi trưa em làm những việc gì? + Buổi tối em làm những việc gì? - Tứng nhóm trình bày * Cần sắp xếp thời gian cho hợp lý để hàng ngày ta có đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. Kết luận: Cần học tập làm việc đúng giờ giấc Thực hiện giờ nào việc nấy Chuẩn bị thời gian biều của rmình (nhờ cha mẹ hướng dẫn) Tuần 2: tiết 2 A. Bài cũ - Đặt thời gian biểu đã chuẩn bị lên mặt bàn - Tập trung vào để làm một việc cho nhanh và tốt. Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ giấc. B. Thực hành 1) Liên hệ: Kể một số việc em đã làm chứng tỏ em đã biết học tập sinh hoạt đúng giờ giấc * Bắt đầu làm một việc đúng giờ và cố gắng làm xong việc đó cũng phải đúng giờ để chuẩn bị làm tiếp việc sau. 2) Hoạt động 2: Thảo luận Mục tiêu: tạo cơ hội để học sinh bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập đúng giờ giấc. 2 Tiến hành: - Đọc đề bài và các tình huống. - Giáo viên nêu từng tình huống, học sinh nghe và suy nghĩ rồi nêu ý kiến của mình: đồng ý – không đồng ý – chưa biết làm sao. - Học sinh nêu lý do vì sao không đồng ý. * Trẻ em hay người lớn đều phải học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc, như vậy mới đảm bảo sức khoẻ và không ảnh hưởng tới việc của mình, làm cho ông bà bố mẹ yên tâm. Tuỳ theo từng gia đình với nét sinh hoạt riêng mà thời gian làm việc và học hành ở nhà của mỗi em có thể giờ giấc khác nhau. Vừa học vừa chơi là sai. Không tập trung nghe giảng, không hiểu bài, học sẽ dốt. Đó là thói quen xấu. Học tập sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi cho sức khoẻ và cho việc học tập của mình. 3) Hoạt động 3: Hành động Mục tiêu: giúp học sinh tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ giấc và cách thực hiện điều đó. Tiến hành: Nhóm lớn - Trao đổi trong nhóm và nêu: + ích lợi của việc học tập đùng giờ giấc. + Cần làm gì để học tập đúng giờ giấc. + ích lợi của việc sinh hoạt đúng giờ giấc. + Cần làm gì để sinh hoạt đúng giờ giấc. - Từng nhóm trình bày. - Em còn điều chỉnh hành vi gì nữa để là người biết học tập sinh hoạt đúng giờ giấc. * Cần phải học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc 4) Hoạt động 4: Thời gian biểu Mục tiêu: giúp học sinh sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lý và tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu đó Tiến hành: Nhóm 2 - Lấy thời gian biểu của mình trao đổi với bạn và suy nghĩ rồi nói với bạn. + Bố trí như vậy đã hợp lý chưa. + Giải thích rõ: thực hiện theo nó ra sao? + Hàng ngày có làm đủ các việc đã nêu hay không. 3 - Từng nhóm trình bày thời gian biểu của mình. * Phải thực hiện các việc theo thời gian biểu đã lập. Thời gian biểu nên gì phù hợp với điều kiện riêng của nhà mình. Thời gian thực hiện mỗi việc của mỗi người có thể hơi khác nhau, chỉ cần đảm bảo làm hết các việc trong ngày. Việc thực hiện đúng thời gian biểu giúp chúng ta làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ. Kết luận: Giờ nào việc nấy Thực hiện theo thời gian biều của mình. Chuẩn bị: Bài 2. Bài 2: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI A. Mục tiêu: Học sinh hiểu - Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ, được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm và trung thực. - Biết tự nhận lỗi và sửa lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi. - Bết ủng hộ và cảm phục bạn đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. B. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Tuần 3: tiết 1 Bài cũ: - Học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi gì? - Em đã làm những việc gì đúng theo thời gian biểu đã lập? * Cần cố gắng học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc để đảm bảo sức khoẻ và học tập tiến bộ. Dạy bài mới: 1) Hoạt động 1: Câu chuyện “Cái bình hoa” Mục tiêu: Học sinh sác định ý nghĩa của hành vi nhận lỗi và sửa lỗi, lựa trọn hành vi đúng. Tiến hành: - Giáo viên kể lại câu chuyện “Cái bình hoa”, để kết thúc mở: … ba tháng đã trôi qua, không ai còn nhớ tới chuyện cái bình hoa bị vỡ nữa thì… - Trao đổi với bạn cùng bàn và đoán xem: Chuyện gì xảy ra sau đó với Vô-lô-đi-a? Nhiều nhóm trình bày bài. 4 - Theo em nhóm bạn nào có cách kết thúc chuyện hay nhất. - Giáo viên kể nốt câu chuyện. - Thảo luận: + Qua bài học, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi. + Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? + Khi nhận lỗi và sửa lỗi cho nhau, bản thân mình có suy nghĩ gì? Lúc đó mọi người xung quanh sẽ nghĩ gì về mình? - Các nhóm trình bày. * Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng nhất là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 2) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Giúp học sinh biết bảy tỏ ý kiến của mình ở tình huống cụ thể Tiến hành: - Giáo viên nêu lần lượt từng tình huống ở bài 2. - Học sinh nêu ý kiến và nói rõ lý do vì sao việc đó lại sai? Cách sửa? * Đã làm sai mà không nhận lỗi thì lòng mình không thanh thản, làm cho người khác có thể bị nghi oan. Nhận lỗi xong phải biết sửa lỗi nữa, tránh nói suông. Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và sẽ được mọi người yêu quý. Thực hiện: Nhận lỗi và sửa lỗi Chuẩn bị tìm hiểu những người xung quanh mình ai đã biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tuần 4: Tiết 2 A. Bài cũ - Khi mắc lỗi thì mình cần phải làm gì? - Nhận lỗi và sửa lỗi có ích gì? B. Thực hành 1) Hoạt động sắm vai Mục tiêu: Giúp học sinh lựa chọn và thực hành hành vi nhận lỗi và sửa lỗi. Tiến hành: Nhóm nhỏ - Đọc và quan sát tranh bài 3, nói với bạn: + Tranh vẽ gì? Đặt tên cho các nhân vật trong tranh? 5 + Đọc kỹ lời nói của nhân vật? Tìm lời đáp? + Lựa trọn một tình huống mà nhóm thích nhất để sắm vai. - Một vài nhóm trình bày ở mỗi tình huống. Nhận xét cách ứng xử của nhóm hay nhất. Bổ sung cách ứng xử khác. * Tuỳ từng tình huống cụ thể mà mức độ nhận lỗi và sửa lỗi có thể khác nhau: Ân hận, nhận lỗi, giải thích lý do rồi rút kinh nghiệm lần sau. Có khi ngoài tỏ thái độ chúng ta phải nói lời xin lỗi mong sự thông cảm và sửa chữa ngay. Khi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm và đáng khen. 2) Hoạt động 2: Thảo luận Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân. Tiến hành: Nhóm lớn - Đọc đề bài tập 4 - Giao việc: Từng tổ thảo luận nội dung ở mỗi tranh và nêu: nếu là mình, lúc đó mình sẽ làm gì? - Từng nhóm trình bày và giải thích lý do vì sao cách ứng xử đó là hay nhất. * Cần bảy tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. Nên lắng nghe để hiều người khác, tránh trách nhầm lỗi cho bạn. - Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt. 3) Hoạt động 3: Liên hệ Học sinh tự đọc bài và làm bài của mình. Giáo viên kiểm tra. * Nếu bị hiều nhầm, mình không cần thiết phải nói lời xin lỗi mà chỉ tỏ thái độ phù hợp và dừng ngay việc đang làm, tránh bị người khác hiểu nhầm. 4) Hoạt động 4 Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá, lựa trọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm của bản thân. Tiến hành: Thảo luận chung - Hãy kể lại những trường hợp em mắc lỗi mà em đã biết nhận và sửa lỗi. - Sau khi nghe các bạn kể, theo em bạn nào có cách ứng xử đúng. * Ai cũng có khi bị mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy lòng ta thanh thản và ta sẽ được mọi người giúp đỡ, yêu quý và sẽ mau tiến bộ. Ghi nhớ: Cần nhận lỗi và sửa lỗi 6 Thực hiện: biết nhận lỗi và sửa lỗi Chuẩn bị: bài 3 Bài 3: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP A. Mục tiêu: giúp học sinh - Hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp - Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp. - Biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp. B. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Tuần 5: Tiết 1 Bài cũ: - Khi mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì? - Bạn em thiếu bài khi em nhắc thì bạn nói: “Hôm qua mệt nên mình chưa xong, để lúc rỗi rãi mình làm nốt bài xong”. Theo em thế đã đúng chưa? Bài mới: 1) Hoạt động 1: Đọc chuyện: “Đồ dùng để ở đâu?”. - Giáo viên kể chuyện “Đồ dùng để ở đâu”. - Câu hỏi phát vấn: + Nếu em là bạn của Dương, em giúp bạn bằng cách nào? + Em khuyên bạn điều gì? + Em bảo bạn cách sắp xếp lại đồ dùng thế nào? - Đồ dùng để bừa bãi có hại gì? * Mỗi đồ dùng phải được đê đúng nơi qui định. Tính bừa bãi của Dương khiến cho nhà cửa lộn xộn, rất xấu, làm bạn mất thời giờ tìm kiếm khi cần đến đồ dùng. Chúng ta nên rèn luyện đức tính sống gọn gàng ngăn nắp. 2) Hoạt động 2: L,àm bài tập 1 - Học sinh tự đọc và làm bài. - Giáo viên kiểm tra. - Giái thích lý do vì sao Điền sai? 3) Hoạt động 3 7 Mục tiêu: Giúp học sinh biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp. Tiến hành nhóm đôi - Đọc đề bài bài 2, quan sát tranh trang 8 và 9. - Nói với bạn: + Tranh vẽ cảnh gì? + Theo em tranh nào đồ dùng đã được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp? + Tranh nào đồ dùng chưa được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp? Nếu ở đó em sẽ làm gì? - Các nhóm trình bày bài. * Phải luân sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp cho nhà cửa, lớp học được đẹp mà khi cần dùng đến thì tìm được nhanh. Như vậy công việc sẽ có hiệu quả. 4) Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Gúp học sinh biết đề nghị, biết bảy tỏ ý kiến của mình với người khác. Tiến hành: Thảo luận chung - Giáo viên nêu tình huống: Bố mẹ chuần bị cho bạn Nga một góc học tập riêng ở chỗ thuận lợi, nhưng mọi người trong nhà cứ tiện tay để mọi đồ dùng lên bàn học của bạn. Theo em trong tình huống đó Nga cần làm gì? - Học sinh nêu cách xử lý của mình. * Mọi người trong nhà chưa được gọn gàng ngăn nắp làm ảnh hưởng tới mình thì mình phải yêu cầu mọi người để đồ dùng đúng nơi qui định cho gọn gàng. Không được làm ảnh hướng tới việc học tập của con cái. Tuần 6: Tiết 2 A. Bài cũ: - Đồ dùng để thế nào được gọi là gọn gàng ngăn nắp? Đồ dùng để gọn gàng ngăn nắp có lợi gì? - Ở gia đình em đồ dùng đã được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp chưa? B. Thực hành: 1) Hoạt động 1: Sắm vai Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp đề giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. Tiến hành: Nhóm lớn 8 - Nêu tình huống: em sẽ làm gì khi: + Vừa ăn cơm xong, chưa kịp làm gì thì bạn đến rủ đi chơi. + Nhà sắp có khách, ti vi đang có phim hoạt hình hay mà mẹ lại giục đi chuẩn bị cốc chén đón khách. + Cô giao cho Na thu vở bài tập của các bạn trong lớp mà Na không làm. - Mỗi tổ một tình huống, thảo luận để sắm vai. - Học sinh trình bày, lớp nhận xét. * Ta nên cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nơi ở của mình để nhà cửa sạch sẽ. 2) Làm bài tập 3 - Học sinh đọc và tự làm bài. - Một số em trình bày bài. - Nhận xét bài bạn vừa nêu, giải thích lý do vì sao tình huống đó là sai? 3) Hoạt động 2: Liên hệ Mục tiêu: Kiểm tra việc học sinh giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. Tiến hành: - Tự nhận xét xem mình ở mức độ nào trong các mức độ sau: + Thường thu dọn chỗ học chỗ chơi. + Ít khi thu dọn chỗ học chỗ chơi. + Không thu dọn chỗ học chỗ chơi. - Giáo viên thống kê và nhận xét tình hình chung. - Nhìn xung quanh lớp, nhận xét xem lớp ta đã được gọn gàng ngăn nắp chưa? (ngăn bàn, giá để mũ, tủ đồ dùng, nền nhà …). - Thu dọn lại cho ngăn nắp. * Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luân được mọi người tin tưởng, yêu quý. Kết luận: Phải sống gọn gàng, ngăn nắp Thực hiện: Sống gọn gàng, ngăn nắp. Chuẩn bị: Bài 4 Bài 4: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 9 - Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình. - Biết chăm làm việc nhà là cách thể hiện tình thương yêu của mình với ông bà, cha mẹ. - Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. - Có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà. Tuần 8: Tiết 1 Bài cũ: - Kể việc làm của mình để chứng tỏ mình đã biết sống gọn gàng, ngăn nắp. - Sống gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì? Bài mới: 1) Hoạt động 1: Đọc thơ “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa Mục tiêu: Học sinh biết một tấm gương chăm làm việc nhà. Học sinh biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu ông bà, cha mẹ. Tiến hành thảo luận chung: - Giáo viên đọc bài thơ. Một đến hai em đọc lại bài. - Phát vấn: + Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà? + Theo em khi cha mẹ về, thấy nhà cửa như thế thì cha mẹ nghĩ gì về con mình? + Em thầy bạn nhỏ trong bài thơ đã ngoan hay chưa? em đã chăm được như bạn nhỏ chưa? + Cuối bài, bạn nhỏ bảo “Con chưa ngoan, chưa ngoan”. Em đoán bạn nhỏ nghĩ gì? * Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương cha mẹ, muốn chia sẻ bớt nỗi vất vả với cha mẹ. Việc làm đó của bạn chắc chắn sẽ đem lại niềm vui, sự hài lòng cho cha mẹ. Chăm làm việc nhà là đức tính tốt, chúng ta cần học tập. 2) Hoạt động 2 Mục tiêu: Học sinh biết một số việc phù hợp với khả năng của trẻ em Tiến hành: Nhóm 2 - Đọc đề bài, xem tranh sách giáo khoa và nói với bạn: Tranh vẽ ai? Họ đang làm gì? - Các nhóm trình bày bài. - Có ai trong lớp ta biết làm và thường hay làm các việc đó? Một vài học sinh nêu lại: Trẻ em có thể làm được các việc gì? 10 * Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của mình như: tưới nước cho vườn, cây cảnh; dọn dẹp nhà cửa; chuẩn bị nấu cơm, dọn cơm; cho gà vịt ăn; … Cần tránh làm những việc quá sức vì ảnh hưởng xấu tới xương và cơ. 3) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: học sinh có nhận thức, thái độ đúng đắn với công việc gia đình. Tiến hành: - Đọc đề và tự làm bài tập 4. - Lần lượt từng tình huống được học sinh trình bày và nêu lý do. - Cả lớp nhận xét. * Chăm chỉ là đức tính tốt. Cha mẹ ta rất vất vả, vì vậy ta cần phải chăm chỉ tự giác làm việc nhà. Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ. Kết luận: Cần chăm làm việc nhà Tuần 9: tiết 2 A. Bài cũ - Chăm làm việc nhà có ích lợi gì? - Trong lớp, ai đã biết chăm làm việc nhà. B. Thực hành 1) Hoạt động 1: Liên hệ Mục tiêu: Giúp học sinh tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân. Tiến hành: Nhóm nhỏ - Kể cho bạn nghe: ở nhà mình đã làm được những việc gì? Kết quả ra sao? - Khi làm xong việc, mình cảm thấy thế nào? Ông bà, cha mẹ tỏ thái độ gì? - Từng nhóm trình bày. - Các việc tự em làm hay do cha mẹ nhắc nhở. * Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia làm việc của mình đối với người lớn. Làm việc phải đảm bảo an toàn. 2) Hoạt động 2: Sắm vai Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử đúng trong tình huống cụ thể. 11 Tiến hành nhóm 2 a)- Xem tình huống và cách ứng xử tình huống ở bài tập 5. Bàn bạc với bạn xem mình có chọn cách ứng xử đó hay cách nào khác? Chuẩn bị sắm vai. - Các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét cách ứng xử hay nhất. * Phải làm xong việc nhà rồi mới đi chơi. b) Tình huống: Sáng nay, Hoà được nhờ đi mua củi và bổ củi để nhóm lò. Hoà sẽ làm gì? - Giáo viên nêu tình huống. - Học sinh lựa trọn cách xử lý và trình bày bài. * Việc nhà vừa sức thì mình cần làm. Mua và bổ củi là việc làm quá sức của trẻ em. Ta cần từ chối và giải thích lý do: Trẻ em thân hình còn bé quá, không thể làm việc đó được để đảm bảo an toàn. 3) Hoạt động 3: Trò chơi Mục tiêu: Học sinh biết cần làm gì trong các tình huống cụ thể để thể hiện trách nhiệm của mình với công việc gia đình. Tiến hành: Nhóm lớn - Giáo viên nêu mỗi nhóm bốn tình huống, trong nhóm lựa chọn cách ứng xử: + Mẹ đi làm về, tay xách túi nặng. + Em bé muốn uống nước. + Nhà cửa bừa bãi sau buổi sinh nhật. + Anh không làm việc đã được giao. + Mẹ đang chuẩn bị nấu cơm. + Trời sắp mưa mà quần áo còn phơi ở sân. + Bố mẹ dọn vườn vào ngày chủ nhật. + Chị nhờ giặt hộ chậu quần áo. - Thực hiện trò chơi bắt thăm để trả lời, mỗi đội đúng được quyền chỉ định đội tiếp theo lên bắt thăm. - Giáo viên đánh giá kết quả xử lý tình huống. * Cần làm việc nhà. Nếu việc quá sức mình thì cần từ chối và nêu rõ lý do. Nếu thấy việc đã được phân công mà không chịu làm thì cần nhắc nhở và giúp mọi người hoàn thành nốt công việc của họ. Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em. 12 Thực hiện chăm làm việc nhà Chuẩn bị: Bài 5 Bài 5: CHĂM CHỈ HỌC TẬP A. Mục tiêu: giúp học sinh - Hiểu như thế nào là chăm chỉ học tập. - Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì? - Thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở nhà, ở trường. - Có thái độ tự giác học tập. B. Các hoạt động chủ yếu Tuần 10: tiết 1 Bài cũ: - Chăm chỉ làm việc nhà có lợi gì? - Kể những việc làm chứng tỏ mình là người đã biết chăm chỉ làm việc nhà. Dạy bài mới: 1) Hoạt động 1: xử lý tình huống Mục tiêu: Học sinh hiểu được một biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập Tiến hành: Nhóm 2, sắm vai - Quan sát tranh bài 1 và nêu: + Tranh vẽ ai? Tên bạn là gì? + Bạn đang làm gì? + Đọc lời nói của bạn. - Theo nhóm 2, cả lớp tìm cách ứng xử của bạn Hà sao cho phù hợp nhất. Lựa chọn lời thoại, chuẩn bị sắm vai. - Học sinh trình bày bài: Một đến hai nhóm - Giáo viên ghi nhanh cách ứng xử lên bảng. - Học sinh nhận xét cách ứng xử hay nhất. * Khi đang học bài, chúng ta cần cố gắng hoàn thành chu đáo công việc, không nên bỏ dở. Hoàn thành chu đáo bài học bài làm của mình như thế là chăm chỉ học tập. 2) Hoạt động 2: Xử lý tình huống 13 Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập. Tiến hành: Làm bài tập 2 và 3 - Học sinh tự đọc và làm bài - Giáo viên chấm nhanh một số bài và đọc kết quả. - Học sinh giải thích lý do vì sao trong tình huống đó lại sai. - Theo em, chăm chỉ học tập có ích lợi gì. * Cần chăm chỉ học tập. Chăm chỉ giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, làm cho cha mẹ hài lòng và thầy cô, bạn bè quý mến. Chăm chỉ học tập là thực hiện tốt quyền được đi học của mình. 3) Hoạt đông 3: Liên hệ Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập. Tiến hành: Cả lớp - Tự nhận em đã chăm chỉ học tập chưa? - Hãy kể các việc đã làm để chứng tỏ điều đó. - Cả lớp nhận xét kết quả của việc chăm chỉ học tập mà bạn vừa thực hiện. * Giáo viên tuyên dương một số học sinh đã chăm chỉ học tập và học giỏi, học tiến bộ. Nhắc nhở cụ thể một vài học sinh chưa chăm chỉ học tập: Thiếu bài ở nhà, ở lớp làm chưa hết bài hoặc vừa làm bài vừa chơi, … Kết luận: Cần chăm chỉ học tập. Tuần 11: tiết 2 A. Bài cũ: - Học tập thế nào thì được gọi là chăm chỉ? - Em đã hoàn thành chu đáo bài học của mình hay chưa? Em đã chăm chỉ học tập chưa? - Em đã sửa chữa được tác phong học tập của mình thế nào? B. Dạy bài mới 1) Hoạt động 1: Sắm vai Mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng ứng xử trong các tình huống thường gặp hàng ngày 14 Tiến hành: nhóm 2 - Xem tranh minh hoạ và đọc tình huống bài tập 5 - Thảo luận trong nhóm, lựa chọn cách xử lý. - Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét cách ứng xử hay nhất. * Hà nên chào bà, xách giúp bà túi đồ vào nhà rồi chào tạm biệt bà để đi học. Sau buổi đi học về, hai bà cháu sẽ nói chuyện với nhau. Phải đi học đều và đi học đúng giờ. 2) Hoạt động 2: bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ thái độ và nêu được ý kiến liên quan tới các chuẩn mực đạo đức. Tiến hành: Làm bài tập 6 - Học sinh tự đọc rồi làm bài tập 6 - Đọc bài làm của mình (Mỗi học sinh nêu một phần và giải thích lý do). * Ai cũng cần phải cố gắng học tập. Ngoài sự cố gắng, để học tốt ta còn phải biết bố trí thời gian cho phù hợp từng môn học và phù hợp từng hoàn cảnh mỗi gia đình. 3) Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá hành vi chăm chỉ học tập Tiến hành: Thảo luân chung - Chuẩn bị: Giáo viên nêu nội dung “Giờ ra chơi, Liên ngồi lại lớp tranh thủ làm bài tập ở nhà để tối còn xem phim thoải mái”. - Học sinh trao đổi theo nhóm 2, chọn lời thoại theo nội dung vừa nêu, tìm cách giải quyết vấn đề. Các nhóm trình bày Thảo luận chung: + Làm bài tập cô giao về nhà như thế có phải là chăm chỉ học tập không? vì sao? + Hãy nói một câu khuyên bạn đó. * Giờ ra chơi để giúp thầy và trò nghỉ ngơi, bớt căng thẳng, để tiếp tục hoàn thành nốt phần việc còn lại ở tiết sau. Vậy để học tiếp ta không nên dùng thời gian đó vào việc làm bài tập ở nhà. Đã biết: Giờ nào việc nấy. Chăm chỉ học là bổn phận của mỗi học sinh, đồng thời cũng giúp các em thực hiện tốt hơn quyền được học tập của mình. Kết luận: Phải chăm chỉ học tập Chuẩn bị: bài 6 15 Bài 6: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN A. Mục tiêu: giúp học sinh - Biết quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. - Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn. - Quyền không bị phân biệt, đối xử của trẻ em. - Có hành vi quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống hàng ngày. - Có thái độ yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. - Đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè. B. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tuần 11: tiết 1 Bài cũ: - Chăm chỉ học tập có ích lợi gì? - Kể về sự cố gắng chăm chỉ học tập của mình. Dạy bài mới: 1) Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “trong giờ ra chơi” - Giáo viên kể câu chuyện với kết thúc mở… các bạn ùa ra sân… Hợp đỡ bạn dậy, các bạn xúm lại… - Thảo luận chung: + Theo em, các bạn xúm lại và các bạn làm gì? + Vì sao các bạn làm như vậy? * Khi bạn ngã, ta cần đỡ bạn dậy, hỏi thăm bạn giúp bạn đỡ đau. Đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn. 2) Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. Tiến hành: Nhóm 2 - Xem nội dung các tranh của bài 2, nói với bạn: + Tranh vẽ gì? Việc nào đúng? + Tranh vẽ nào thể hiện việc sai? Vì sao sai? - Học sinh các nhóm trình bày bài 16 - Trong lớp ta, có ai cũng đã biết giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn? * Luôn luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sáng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn. 3) Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn Mục tiêu: Giúp học sinh biết được lý do vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn Tiến hành: Làm bài tập 3 Học sinh tự đọc và làm bài tập. Một số học sinh đọc bài làm và giải thích lý do vì sao không điền dấu vào ô trống. * Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi học sinh. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn giữa hai người càng thêm gắn bó. Tuần 12: tiết 2 A.Bài cũ: - Đối xử với bạn như thế nào thì được gọi là quan tâm giúp đỡ bạn? - Kể một vài việc chứng tỏ mình đã biết quan tâm giúp đỡ bạn hay được bạn quan tâm giúp đỡ mình. B. Dạy bài mới: Thực hành 1) Hoạt động 1: Phán đoán tình hình Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách ứng xử trong tình huống cụ thể liên quan tới việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. Tiến hành: nhóm 2 - Đọc đề và xem tranh bài 2, hai hoặc ba học sinh nêu: Tranh vẽ gì? - Theo em, Nam có thể ứng xử việc đó ra sao? - Học sinh nêu, giáo viên ghi nhanh trên bảng: + Không cho xem bài, che bài lại + Có cho xem bài. - Giảng bài để Hà tự làm lấy. - Cười và chê bạn dốt quá. - Thảo luận nhóm: + Em chọn cách xử lý nào? + Nếu ở đó em nói gì với Nam và nói gì với Hà. 17 + Nêu rõ cái lợi, cái hại của từng cách ứng xử. - Sau khi lựa chọn học sinh trình bày * Quan tâm, giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường. 2) Hoạt động 2: Liên hệ Mục tiêu: Định hướng cho học sinh quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày. Tiến hành: Thảo luận chung - Hãy kể về việc mình đã làm thể hiện được sự quan tâm giúp đỡ bạn bè hay những trường hợp mình đã nhận được bạn bè quan tâm giúp đỡ? - Cả lớp nghe, nêu ý kiến. + Em đồng ý hay không đồng ý với cách làm của bạn? + Em bổ sung ý kiến gì cụ thể cho bạn? - Trong lớp ta hay trong nơi em ở có bạn nào gặp khó khăn? Em định giúp bạn thế nào. * Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Hoàn thành nốt bài tập 4. 3) Hoạt động 3: Xử lý tình huống Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố các kiến thức kỹ năng đã học Tiến hành: Làm bài tập 5 - Học sinh tự làm bài và trình bày bài. - Đọc ghi nhớ. 4) Hoạt động 4: Tiểu phẩm Mục tiêu: giúp học sinh củng cố các kiến thức kỹ năng đã học Tiến hành: - Giáo viên kể chuyện: Liên tàn tật từ bé, bạn đi lại khó khăn, nói ngọng nghịu. Mấy bạn đang chơi, Liên thích lắm lại gần thì bị các bạn giải tán đi… - Theo em trong truyện trên ai có cách cư xử đúng, ai có cách cư xử sai? Vì sao sai? - Câu chuyện nhắc nhở ta điều gì? * Cần đối xử tốt với bạn bè. Không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật và các bạn khác giới. Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biết đối xử của trẻ em. 18 Quan tâm giúp đỡ bạn bè là việc làm cần thiết của mỗi học sinh. Ta cần quý trọng các bạn, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè. Khi ta được các bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi. Trường ta, lớp ta vẫn hưởng ứng các kỳ quyên góp giúp đỡ bạn bè hay nạn nhân chất độc da cam. Đó là việc làm rât quý. Kết luận: Phải quan tâm giúp đỡ bạn bè Thực hiện: quan tâm giúp đỡ bạn bè Chuẩn bị: Bài 7 Bài 7: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP A. Mục tiêu: Học sinh biết: - Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Lý do vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Làm một số công việc cụ thể đề giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng đê giữ gìn trường lớp sạch đẹp. B. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tuần 13: tiết 1 Bài cũ: - Đối xử với bạn thế nào thì được gọi là quan tâm giúp đỡ bạn? - Quan tâm giúp đỡ bạn mang lại lợi ích gì? Dạy bài mới: 1) Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen” Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Tiến hành: Nhóm lớn - Các nhóm quan sát tranh bài tập 1 vẽ cảnh gì và đọc câu hội thoại dưới tranh. Đọc phân vai - Chọn lời thoại phù hợp với nội dung tranh, chuẩn bị sắm vai. - Hai nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét cách xử lý hay. * Vứt giấy loại và rác vào đúng nơi qui định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 2) Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ 19 Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng hoặc không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Tiến hành: Nhóm nhỏ - Xem tranh bài tập 2, nói với bạn. + Tranh vẽ các bạn đang làm gì? Ở đâu? + Việc nào là đúng? Việc nào là sai? Vì sao sai? + Nếu đứng ở đó, em sẽ làm gì? - Các nhóm trình bày bài - Thào luận chung: Liên hệ + Kể tên các việc làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? + Giáo viên ghi bảng. + Trong các việc vừa nêu, em đã làm tốt được việc gì và chưa làm tốt được việc gì? vì sao chưa làm? * Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày. Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế, tường vôi, sách vở. Không vất giấy rác bừa bãi. Cần đi vệ sinh đúng nơi qui định. … 3) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được bổn phận của người học sinh là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp Tiến hành: - Tự đọc và làm bài tập 2. - Trình bày bài và nêu lý do vì sao không nên làm việc đó? - Cả lớp nhận xét bài và bổ sung. * Giữ gìn trường lớp sạch sẽ là bổn phận của mỗi người học sinh. Điều đó thể hiện lòng yêu trướng, yêu lớp và giúp chúng ta được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành. Kết luận: Cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp Tuần 14: tiết 2 A. Bài cũ Em kể một vài việc đã làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? Trường lớp sạch đẹp có ích lợi gì? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan