Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo ...

Tài liệu Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo dục trong môn giáo dục công dân bậc trung học cơ sở

.PDF
7
1426
106

Mô tả:

Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên 1. Tên dự án dạy học: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TẤT CẢ CÁC MÔN HỌC VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 2. Mục tiêu dạy học 1. MỤC TIÊU: Qua các bài dạy trong dự án này, học sinh phải đạt được: 1.1 Kiến thức - Vận dụng được kiến thức môn Toán để thực hiện tính toán những bài toán đơn giản, cụ thể để hiểu được nội dung bài học. - Vận dụng được kiến thức môn Vật lí để biết, hiểu những hiện tượng, tình huống cụ thể trong cuộc sống, từ đó khắc sâu hơn kiến thức bộ môn mình đang học. - Vận dụng được kiến thức môn Hóa, Công nghệ để ứng dụng để giải quyết được bài tập tình huống của môn học, cũng là cơ sở để tập giải quyết những tình huống trong thực tiễn. - Biết vận dụng kiến thức môn Văn để từ đó hiểu thêm về vấn đề mới, cũng như tạo mối liên kết giữa các phần kiến thức thành một chuỗi logic. - Vận dụng được kiến thức môn Sinh học để giải thích được những biến đổi của cơ thể người, nguy cơ khi mang thai ở độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên. - Biết được kiến thức Lịch sử, hiểu được những giá trị quý báu của lịch sử và giải thích được những sự kiện quan trọng trong mốc thời gian nhất định. - Biết được kiến thức Địa lí, mối tương quan của kiến thức giữa hai bộ môn, từ đó khắc sâu thêm phần hiểu biết của mình. - Biết vận dụng được kiến thức môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong những tình huống thực tiễn. - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn Âm nhạc, Mỹ thuật để sáng tạo hơn trong cách khai thác và lĩnh hội tri thức mới. - Hiểu được ý nghĩa quan trọng, lợi ích của bộ môn Thể dục, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể, hiệu quả để rèn luyện và bảo vệ sức khỏe của mình. - Hiểu được vai trò to lớn của môn Tin học, cũng như biết vận dụng kiến thức, kĩ năng bộ môn Tin học để truy cập, sử dụng thông tin phục vụ cho bài học. - Biết trân trọng những giá trị của tấm đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó sẽ có động lực, kế hoạch, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. - Biết thực trạng về an toàn giao thông, môi trường, từ đó sẽ có những hành động cụ thể trong việc chấp hành tốt an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống xung quanh. - Biết được tình hình dân số, tác hại của việc bùng nổ dân số, bệnh hiểm nghèo, đại dịch HIV/AIDS, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. 1.2 Kỹ năng: 1.2.1 Kĩ năng bộ môn và liên môn: Vận dụng, phối hợp các kiến thức bộ môn và liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. 1.2.2 Kĩ năng sống: - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; - Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; - Kĩ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử; phản hồi, lắng nghe tích cực; kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng thể hiện sự tự tin; - Kĩ năng tự nhận thức bản thân. Kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng xác định giá trị; - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, quan sát phim, ảnh; tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và giải thích thí nghiệm. 1.3 Thái độ: - Có thái độ tự giác thực hiện những nội dung đã học như: bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe, xác định lí tưởng sống sống đúng đắn… - Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết, tương quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê trong học tập và nghiên cứu. - Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn. - Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra. 3. Đối tượng dạy học của dự án Đối tượng thực hiện giảng dạy: 284 học sinh gồm 5 lớp khối 9, 2 lớp khối 8, 2 lớp khối 7, 2 lớp khối 6, trường THCS Vĩnh An (năm học 2012 – 2013) Học lực Số lượng Tỉ lệ Giỏi 51 17,96 % Khá 98 34,50 % Trung bình 131 46,13 % Yếu 4 1,41 % 4. Ý nghĩa của dự án 3.1 Trong thực tiễn dạy học Theo TS Hoàng Thị Tuyết – Trường ĐH TP. HCM: “Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn.” Và theo D' Hainaut (1977) thì quan điểm "liên môn" được hiểu: “Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau” … (Dạy học tích hợp GS.TS.Trần Bá Hoành). Như chúng ta đã biết, môn học Giáo dục công dân được xem là môn học đảm nhiệm phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Còn việc cung cấp tri thức khoa học là phần đảm nhiệm của các môn học khác như Toán, Lí, Hóa, Sinh…. Việc phát triển kĩ năng riêng biệt (Năng khiếu) của các em thì được chú ý ở các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật… Và sẽ là một điều thú vị nếu các em học sinh được khám phá những tri thức khoa học ngay trong giờ học đạo đức. Những giá trị đạo đức được lồng ghép, đan xen, tích hợp một cách logic, bài bản, sinh động, hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh. Những giờ học Giáo dục công dân không đơn thuần là cung cấp kiến thức về những chuẩn mực đạo đức, những tình huống pháp luật trong cuộc sống nữa, mà còn có không gian và thời gian để các em lĩnh hội những điều kì thú của tri thức khoa học – điều mà học sinh tưởng rằng chỉ có trong các môn khoa học khác. Cụ thể: Các em được biết định luật phản xạ ánh sáng của môn Vật lí, hiện tượng phân hủy đường bởi nhiệt của môn Hóa học ngay khi đang học bài Năng động, sáng tạo trong môn Giáo dục công dân ở lớp 9. Và theo một lẽ tự nhiên, các em cũng sẽ ứng dụng bài học Năng động, sáng tạo ấy trong những giờ học khác như Toán, lí, Hóa, Văn, Sử…Đó chính là hiệu quả dạy học liên môn, xuyên môn mà chúng ta hằng mong muốn. Từ đây, các em học sinh sẽ thấy được sợi dây liên kết giữa những môn học, thấy rằng kiến thức của các em không những không độc lập, rời rạc, mà nó tương quan, xuyên suốt, có ý nghĩa hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Các em sẽ xây dựng cho mình một nền tảng tri thức vững vàng, một ý thức kiên định trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, một động lực mạnh mẽ để rèn luyện bản thân trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau. 3.2 Trong thực tiễn cuộc sống xã hội: Đối với người dạy: để thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức liên môn đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực và quan tâm nhiều hơn nữa đối với các kiến thức của các bộ môn khác, từ đó dần hoàn thiện bản thân mình, tạo sự tin cậy cho người học, từ đó sẽ góp phần vào thành công của quá trình giáo dục, bởi “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo. Đối tượng người học: Và một điều quan trọng hơn hết, các em học sinh sẽ biết vận dụng những kiến thức liên môn ấy để giải quyết những tình huống thực tiễn. Từ đó rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống. Tạo cho các em sự bản lĩnh, tự tin để mạnh mẽ đón nhận thử thách trong đời. Ví dụ: Người học biết cách chọn mũ bảo hiểm tốt, tham gia giao thông đúng cách để bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người. Biết mối nguy hiểm to lớn của đại dịch HIV/AIDS, từ đó có thái độ rõ ràng, kiên quyết trong việc phòng, chống đại dịch này; biết cách tránh thai khi đang ở tuổi vị thành niên nếu quan hệ tình dục, … Đối với xã hội: Việc dạy học tích hợp các môn học sẽ giúp cho học sinh dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. Người học sẽ tiếp cận, đón nhận và giải quyết các vấn đề nảy sinh ấy với hiệu quả tốt nhất. 5. Thiết bị dạy học, học liệu Các thiết bị: máy tính, máy chiếu, màn hình lớn, wedcame  Thiết kế các bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin: Giáo dục công dân 6 Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể Bài 3: Tiết kiệm Giáo dục công dân 7 Bài 11: Tự tin Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Giáo dục công dân 8 Bài 12: Phòng, chống HIV/AIDS Giáo dục công dân 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình Bài 8: Năng động, sáng tạo Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân  Ứng dụng CNTT: các phần mềm download video, đổi đuôi video, cắt, ghép video, chỉnh sửa hình ảnh, phần mềm giảng dạy: Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager Phần mềm đổi đuôi, cắt ghép, xử lí phim ảnh: ZC Video Converter Phần mềm Violet Phần mềm vẽ bản đồ tư duy: ImindMap 5 Phần mềm xử lí hình ảnh: SnagIt 9 Editor Phần mềm làm phim: ProShow Producer Phần mềm ActivInspire - Dạy học tích hợp – GS.TS Trần Bá Hoành - Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS – Bộ GD& ĐT - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS – Bộ Giáo dục và đào tạo. - Bài giảng trên thư viện giáo án Bạch Kim, bài giảng của đồng nghiệp… - Các trang web: Google.com, tư liệu trên mạng Internet… 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề và tích hợp các nội dung giáo dục trong bài học. Môn Giáo dục công dân với đặc thù là giáo dục đạo đức, rèn cho các em những kĩ năng cơ bản và cần thiết, cũng là môn học mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì thế việc tích hợp các nội dung giáo dục đã trở thành một nội dung quan trọng, thực hiện một cách nhẹ nhàng, không gượng ép. Việc vận dụng kiến thức liên môn, dạy học theo chủ đề tích hợp không cần thay đổi nhiều về phương pháp, mà chúng ta chỉ cần vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lí những phương pháp đặc thù của bộ môn để dẫn dắt và làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra trong bài học. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập  Đặt ra câu hỏi kích thích tư duy Những câu hỏi kích thích tư duy nhưng lại gần gũi, có thể xảy ra trong thực tiễn cuộc sống của các em nhằm khơi gợi sự liên tưởng cũng như liên kết, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết. Ví dụ: ? Khi ra đến chợ để mua thịt gà cho mẹ thì thấy rằng không còn thịt gà tươi ngon nữa, em sẽ làm gì? ? Nếu phát hiện có người hút, chích ma túy ở gần nhà của em, em sẽ làm gì?  Đặt ra tình huống có vấn đề, xử lí tình huống ? Khi phát hiện có người đang giở trò dụ dỗ bạn của em quan hệ tình dục, em sẽ làm gì nếu: - Em chính là bạn gái bị dụ dỗ? - Em là bạn cùng lớp với bạn ấy? - Em là hàng xóm của người dụ dỗ? - Em là người qua đường?  Đặt ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập, thực hiện kiểm tra đánh giá kết hợp nhiều phương pháp như: vấn đáp, trắc nghiệm khách quan,…, trong đó kiến thức liên môn được kiểm tra với mức độ nhất định, chủ yếu là các câu hỏi có liên quan đến các tình huống trong đời sống hàng ngày mà các em phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết. ? Em sẽ làm khi phát hiện cô bán hàng bán mũ bảo hiểm giả cho em? a. Trả lại, không mua nữa. b. Báo cho cơ quan có thẩm quyền để họ điều tra. c. Kể lại cho ba mẹ nghe. d. Không quan trọng, miễn rẻ là được.  Động viên tinh thần cho các em trong việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống đề ra trong học tập cũng như trong thực tiễn. Dù là những biểu hiện nhỏ của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn thì cũng rất cần sự động viên, khích lệ của giáo viên. Có như thế các em sẽ có niềm tin, động lực mạnh mẽ hơn để tiếp tục thể hiện bản thân mình cũng như vận dụng một cách tốt nhất những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 8. Các sản phẩm của học sinh Bước đầu thực hiện dự án với sự nỗ lực, cố gắng của cả giáo viên lẫn học sinh, đã thu được những kết quả sau. Giáo dục công dân 6 Học sinh tham gia tập thể dục (Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể) Kèm theo Video số 1 Học sinh tham gia sắm vai về bảo quản trang phục (Bài 3: Tiết kiệm) Giáo dục công dân 7 Học sinh đàm thoại với nhau bằng tiếng Anh (Bài 11: Tự tin) Kèm theo Video số 2 Học sinh thuyết trình về việc bảo vệ môi trường (Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan