Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở giáo án sinh học 7 hay mới 2017...

Tài liệu giáo án sinh học 7 hay mới 2017

.DOC
311
1043
142

Mô tả:

Tiết 1. THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Qua bài giúp học sinh thấy được thế giới động vật đa dạng và phong phú (về loài, kích thước cơ thể, số lượng cá thể và môi trường sống) Xác định nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động đa dạng phong phú b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các đọng vật qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế. c. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn, có hứng thú say mê học tập, giáo dục ý thức bảo vệ động vật 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án – Tài liệu Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3: Một số loài chim vẹt khác nhau sống trên hành tinh, hình vẽ một giọt nước biển dưới kính hiển vi, 3 môi trường của động vật vùng nhiệt đới b. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài mới Tìm hiểu các tài liệu về sự đa dạng, phong phú của động vật. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số a. Kiểm tra bài cũ: (Không) Kiểm tra sách vở của học sinh * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Trong thực tế, thế giới động vật đang tồn tại cùng với chúng ta với bao điều bí ẩn, chúng có ở khắp mọi nơi với vô vàn điều khiến chúng ta muốn tìm hiểu. Môn sinh học 7 sẽ mang đến cho các em chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới động vật. Để thấy được thế giới động vật đang tồn tại phong phú và đa dạng như thế nào, xét nội dung bài b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự đa dạng và phong phú của giới động vật Mục tiêu: Học sinh thấy được sự đa dạng phong phú của giới động vật Vào bài Yêu cầu cả lớp nghiên cứu thông tin dưới đầu bài Từ hiểu biết thực tế và qua nghiên cứu thông tin hãy nhận xét khái quát về nơi sống và sự phân bố của động vật Động vật phân bố ở khắp mọi nơi cả ỏ những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt Bắc Cực, Nam Cực, hoang mạc, sa mạc …(từ đỉnh Everet cao trên 8000m đến vực sâu 11000m dưới đáy đại dương) Động vật cùng với thực vật góp phần tạo nên sự bền vững và vẻ đẹp của tự nhiên Thế giới động vật đa dạng, phong phú. Vậy sự đa dạng của giới động vật còn biểu hiện như thế nào, xét Yêu cầu học sinh tiếp tục nghiên cứu  phần I kết hợp quan sát tranh vẽ hình 1.1, 1.2 - SGKT5,6 H1.1 Một số loài chim vẹt H1.2 Quan sát một giọt nước biển dưới kính hiển vi Qua đó hãy nhận xét về số lượng loài động vật được phát hiện trên thế giới? Số lượng các loài động vật hiện biết trên trái đất rất lớn khoảng 1,5 triệu loài Nhận xét kích thước các loài động vật? Cho ví dụ Kích thước các loài động vật rất khác nhau Động vật có kích thước rất nhỏ như động vật nguyên Những động vật có kích thước rất lớn như cá voi xanh, trai tượng, voi châu Phi Quan sát hình 1.1 nhận xét về số loài chim vẹt trên hành tinh? Vẹt là loài chim đẹp, quý nhưng trên hành tinh cũng có tới 316 loài (trong đó có 27 loài có tên trong sách đỏ), các cá thể trong mỗi loài rất lớn Quan sát hình 1.2 cho biết trong một giọt nước biển có những loài động vật nào? Trong một giọt nước biển có rất nhiều động vật cùng sinh sống : giáp xác nhỏ, ấu trùng thân mềm, động vật nguyên sinh... Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phần  SGKT6 Trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi ở phần  Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung 1. Hãy kể tên những động vật thu thập được khi tát một ao cá hoặc kéo một mẻ lưới trên biển Khi tát một ao cá thường thu thập được những động vật như: tôm, cá, trai , ốc, lươn, trạch, đỉa, giun, bọ, gậy, ấu trùng chuồn chuồn… Kéo một mẻ lưới trên biển: tôm, cá, sứa, lươn, mực... Đơm đó qua đêm ở đầm, hồ: lươn, trạch,... 2. Hãy kể tên những động vật tham gia vào bản giao hưởng, thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta Những động vật thường tham gia vào bản giao hưởng đêm hè : chủ yếu là những động vật phát triển cơ quan phát âm như ếch nhái, ngóe, ếch ương, các loài dế, cào cào, châu chấu, sành sành,…. Em có nhận xét gì về số lượng châu chấu và bướm trắng và chim hồng hạc? Những đàn châu chấu dày đặc như những đám mây Đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng hàng trăm mét Đàn hồng hạc đông tới hàng trệu con Qua đó cho biết sự phong phú của động vật còn thể hiện ở đặc điểm nào nữa? Số lượng cá thể trong cùng một loài Ví dụ: Những đàn Tép ngoài đại dương có các cá thể cộng lại có khối lượng lên tới khoảng 20 tấn Qua trên hãy rút ra nhận xét về sự phong phú, đa dạng của động vật Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể -> Tiêu đề I (Giáo viên ghi) Con người đã làm gì góp phần vào sự đa dạng của giới động vật Con người thuần dưỡng động vật hoang dã thành vật nuôi. Từ khi được con người thuần dưỡng chúng đã khác nhiều so với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loại, đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người Ví dụ : Từ một giống gà rừng bằng phương pháp nhân tạo ngày nay con người đã cho ra nhiêu giống gà mới như: gà cho thịt, gà cho trứng, gà cảnh, gà chọi… Ngoài sự đa dạng về loài và số lượng cá thể, động vật còn đa dạng ở đặc điểm nào nữa, xét I. Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể (20 phút) - Giới động vật đa dạng, phong phú với 1,5 triệu loài đã được phát hiện - Kích thước lớn nhỏ khác nhau - Một số nhóm động vật còn phong phú về số lượng cá thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự đa dạng của động vật về môi trường sống Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng của động vật thể hiện ở môi trường sống Thực hiện: Hoạt động cá nhân Treo tranh vẽ hình 1.3, 1.4, yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ hoàn thành phần  vào vở bài tập Dựa vào hình 1,4. điền tên động vật mà em biết vào chú thích dưới hình Dưới nước: Cá trình, cá nhà táng, ốccánh, bạch tuộc, sứa, mực, cá mặt trời, cá cần câu, sứa ống, da gai,... Ở cạn: Hổ, báo, hươu, vượn, thỏ,... Trên không: Ngỗng trời, quạ, kền kền, bướm ong,... Qua trên hãy nhận xét về môi trường sống của động vật? Động vật sống được ở các môi trường: Nước, cạn, trên không Hướng dẫn cả lớp quan sát và đọc thông tin H1.3 về loài chim cụt sống ở Nam Cực Hãy cho biết những đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực Nam Cực là nơi có khí hậu giá lạnh chỉ toàn băng tuyết, tuy nhiên chim cánh cụt rất phát triển có tới 17 loài sống theo bày đàn đông tới hàng ngàn con Cơ thể có bộ lông dày, rậm, không thấm nước, lớp mỡ dưới da dầy, con mẹ có tập tính nuôi con chu đáo nên thích nghi với khs hậu giá lạnh để trở thành nhóm chim cũng rất đa dạng, phong phú. Nguyên nhân nào khiến động vật ở vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật ở vùng ôn đới và Nam Cực? Đới nhiệt đới có khí hậu ấm áp, thực vật phát triển là nơi ở và là nguồn thức ăn cho động vật phát triển Động vật nước ta có đa dạng, phong phú, không? Vì sao? Đa dạng, phong phú vì có các điều kiện thuận lời về thức ăn, môi trường sống và tài nguyên rừng, biển nước ta chiếm tỉ lệ cao so với diện tích lãnh thổ Qua nội dung trên cho biết động vật có thể sống ở những vùng khí hậu nào? Vùng khí hậu nào động vật phong phú hơn cả? Động vật sống ở tất cả những vùng khí hậu khác nhau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng, phong phú? Bảo vệ “ngôi nhà” của chúng ta (tức là môi trường sống của các loài động vật như rừng, biển, sông, ao, hồ,...). Nhiệm vụ trước mắt là học tập tốt phần động vật trong chương trình sinh học 7 để có được những kiến thức cơ bản về thế giới động vật II. Đa dạng về môi trường sống (19 phút) - Động vật phân bố ở khắp các môi trường: Nước, cạn, trên không - Động vật sống ở tất cả những vùng khí hậu khác nhau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới c. Củng cố – Luyện tập (3 phút) Học sinh đọc kết luận SGK 1. Kể tên các động vật thường gặp ở địa phương 2. Bài tập: Khoanh tròn vào đầu ý trả lời đúng:  Sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở : a, Đa dạng về kích thước b, Đa dạng về loài c, Đa dạng về số lượng d, Cả a, b, c đều đúng  Điều kiện phù hợp cho sự phát triển của động vật: a, Khô và lạnh b, Khô và nóng c, Ẩm và nóng d, Ẩm và lạnh Đáp án: 1 - d 2 - c d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 Nghiên cứu trước bài “Phân biệt động vật với thực vật” Kẻ bảng 1, 2 - SGKT11 vào vở bài tập * Hướng dẫn câu 1: Động vật địa phương rất đa dạng: cá, tôm, sâu bọ, gà, lợn, trâu, bò…. ______________________________ Ngày soạn: Ngày dạy 7B………………………… 7C………………………… Tiết 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu: : a. Về kiến thức: Giúp học sinh phân biệt động vật với thực vật qua những đặc điểm phân biệt cơ bản, qua so sánh thấy chúng đều mang những đặc điểm chung của sinh vật nhưng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản. Nêu được đặc điểm chung của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên. Phân biệt được động vật có xương và động vật không xương sống, vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng thu thập kiến thức qua kênh hình, kênh chữ và liên hệ thực tế, kỹ năng hoạt động nhóm c. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn, có hứng thú say mê học tập, giáo dục ý thức bảo vệ động vật 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án – Tài liệu Tranh phóng to hình 2.1 - Các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và thực vật Bảng phụ: Nội dung bảng 1, 2 (SGK) b. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài mới Kẻ trước vào vở bài tập bảng 1, 2 (SGK) 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số a. Kiểm tra bài cũ: (Miệng - 5 phút) * Câu hỏi: Sự đa dạng của động vật được thể hiện như thế nào? * Đáp án biểu điểm: (10 điểm) - Đa dạng về loài và phong phú về môi trường sống Động vật có số lượng loài lớn: Khoảng 1,5 triệu loài. (2 điểm) Kích thước và hình dạng các loài động vật cũng rất khác nhau. Có động vật có kích thước rất nhỏ (ĐVNS) có động vật có kích thước rất lớn (cá voi xanh) (2 điểm) Số lượng các cá thể trong mỗi loài rất lớn (2 điểm) - Đa dạng về môi trường sống: Sống ở cả ba môi trường khác nhau: Đất, nước, không khí Phân bố ở tất cả các đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới (4 điểm) Đối tượng: HSTB * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Ở bài trước chúng ta đã biết được thế giới động vật vô cùng đa dạng và phong phú, cùng với thực vật tạo nên thế giới tự nhiên. Động vật và thực vật đều xuất hiện rất sớm trên Trái đất, cùng xuất phát từ nguồn gốc chung nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành 2 nhóm sinh vật khác nhau. Vậy đặc điểm phân biệt giữa động vật và thực vật là gì? Đặc điểm chung, sự phân chia động vật cũng như vai trò của chúng ra sao, xét nội dung bài hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản phân biệt động vật với thực vật Tiến hành: Hoạt động nhóm Động vật và thực vật là các sinh vật sống có quan hệ mật thiết với nhau. Vậy giữa 2 dạng sinh vật này có những điểm gì giống và khác nhau cơ bản để biết được phần này cả lớp quan sát hình 2.1 “Các biểu hiện đặc trưng của giới Động vật và Thực vật”, sau đó hoạt động theo nhóm thực hiện phần  SGK Quan sát tranh vẽ - Thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành bảng bằng cách đánh dấu  vào ô trống thích hợp Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung Bảng 1: So sánh động vật với thực vật Từ bảng trên em hãy cho biết thực vật và động vật giống nhau ở những điểm nào? Thực vật và động vật đều có cấu tạo từ tế bào, đều có khả năng lớn lên sinh sản, đây là những đặc điểm chung của mọi cơ thể sống Động vật khác thực vật ở những đặc điểm nào? Động vật Thực vật Tế bào không có thành xenlulozơ. Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Có khả năng di chuyển. Có hệ thần kinh và iác quan Tế bào có thành xenlulozơ. Tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể. Không có khả năng di chuyển. Không có hệ thần kinh và giác quan Giáo viên phân tích lại trên hình vẽ về các đặc điểm khác nhau của ĐV và TV. Ta đã xét xong các đặc điểm phân biệt động vật với thực vật. Vậy động vật có đặc điểm chung gì, xét I. Phân biệt động vật với thực vật (13 phút) - Động vật và thực vật giống nhau ở đặc điểm: Đều có cấu tạo từ tế bào, đều lớn lên sinh sản. - Động vật khác thực vật Động vật Thực vật Tế bào không có thành xenlulozơ. Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Có khả năng di chuyển. Có hệ thần kinh và giác quan Tế bào có thành xenlulozơ Tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể. Không có khả năng di chuyển Không có hệ thần kinh và iác quan Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm chung của động vật Tiến hành: Hoạt động cá nhân Để thấy được động vật có đặc điểm gì chung, cả lớp cùng hoàn thành bài tập ở phần  SGK Xem xét các đặc điểm dự kiến để phân biệt giữa động vật với thực vật, chọn 3 đặc điểm quan trọng nhất của động vật phân biệt với thực vật bằng cách đánh dấu  vào ô trống 1. Có khả năng di chuyển 2. Tự dưỡng, tự tổng hợp chất hữu cơ từ nước, khí cacbonic 3. Có hệ thần kinh và giác quan 4. Dị dưỡng (có khả năng dinh dưỡng từ chất hữu cơ có sẵn) 5. Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng Báo cáo kết quả Ý đúng: 1, 3, 4 Qua kết quả bài tập cho biết đặc điểm chung của động vật phân biệt với thực vật Có khả năng di chuyển Dị dưỡng: Dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn. Có hệ thần kinh và giác quan Giới động vật tuy đa dạng phong phú sống ở nhiều điều kiện sống khác nhau có tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp song vẫn mang đặc điểm chung trên để phân biệt với thực vật. Như các em đã biết động vật rất phong phú và đa dạng. Vậy sự phân chia động vật như thế nào, xét II. Đặc điểm chung của động vật (7 phút) - Có khả năng di chuyển - Dị dưỡng: Dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn. - Có hệ thần kinh và giác quan

Tài liệu liên quan