Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook Giáo dục học tập Giáo trình quản lý giáo dục đại học quân sự...

Tài liệu Giáo trình quản lý giáo dục đại học quân sự

.DOC
150
486
136

Mô tả:

Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá: “Công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập” . Một trong những giải pháp cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo được Đại hội chỉ ra là “Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục” . Để tạo cơ sở khoa học cho việc đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhà trường quân sự, Tổng cục Chính trị chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu biên soạn và xuất bản giáo trình "Quản lý giáo dục đại học quân sự" nhằm cung cấp một cách có hệ thống khái quát các các tri thức cơ bản về lý luận quản lý giáo dục nhà trường quân sự. Giáo trình sẽ là tài liệu học tập chính thức của các lớp đào tạo giảng viên bậc đại học, các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và là tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo trong toàn quân cũng như những ai có nguyện vọng nghiên cứu thêm về lĩnh vực khoa học này. Giáo trình “Quản lý giáo dục đại học quân sự” là một công trình khoa học của tập thể tác giả mà nòng cốt là giảng viên Khoa Sư phạm quân sự, Học viện Chính trị quân sự do Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Đức Thắng chủ biên. Quản lý giáo dục bao gồm các cấp độ vĩ mô và vi mô nhưng giáo trình này chủ yếu bàn đến quản lý vi mô, hướng vào quản lý giáo dục ở cấp cơ sở, trong các học viện, nhà trường đại học quân sự. Nội dung của giáo trình gồm 9 chương. Trong đó, chương 1 và 2 giới thiệu những vấn đề chung về khoa học quản lý giáo dục và quản lý giáo dục đại học quân sự; chương 3 và 4 đề cập đến các quá trình quản lý giáo dục đại học quân sự; từ chương 5 đến chương 9 trình bày cách tổ chức thực hiện các nội dung quản lý giáo dục trong nhà trường đại học quân sự. Nội dung giáo trình bao gồm cả lý thuyết và hướng dẫn ứng dụng lý thuyết đó trong thực tiễn, giúp người học phát triển cả tư duy và kỹ năng thực hành. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên về quản lý giáo dục trong lĩnh vực quân sự ở nước ta. Giáo trình được biên soạn trong bối cảnh khoa học quản lý giáo dục cũng mới được hình thành, nhiều vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Vì vậy, khi xây dựng cấu trúc và nội dung trong từng chương của giáo trình này tập thể tác giả đã cố gắng kế thừa thành tựu của các nhà khoa học đi trước nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp phê bình của cán bộ, giảng viên, học viên các nhà trường quân sự, các nhà khoa học và đông đảo bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUÂN SỰ I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1.Khái niệm về quản lý và một số học thuyết quản lý truyền thống Quản lý là một hoạt động phổ biến diễn ra trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt nó có liên quan mật thiết đến sự hợp tác và phân công lao động. C.Mác đã xem quản lý là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lao động xã hội.Ông viết : “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”. Quản lý được giải thích một cách chung nhất là “hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”( ). Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật lệ chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như : xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điều chỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý. Sự xuất hiện của hoạt động quản lý trong xã hội dẫn đến mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý và những mối quan hệ qua lại của các nhân tố trong hệ thống quản lý. Những mối quan hệ phức tạp ấy người ta gọi là quan hệ quản lý - một kiểu của quan hệ xã hộivà là đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý. Khoa học quản lý đi sâu vào nghiên cứu bản chất của các mối quan hệ quản lý và các quy luật vận động, phát triển của chúng, trên cơ sở đó đề xuất những con đường, phương pháp tối ưu cho sự quản lý hệ thống xã hội nhằm tạo điều kiện cho nó vận hành thuận lợi đạt tới mục tiêu xác định. Khoa học quản lý được hình thành phát triển trên nền tảng của những tiến bộ khoa học và công nghệ, thành tựu của những giá trị văn hoá - tinh thần, song đặc biệt nó gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp. Một trong những lý thuyết quản lý tiêu biểu phải kể đến đầu tiên là thuyết quản lý khoa học của F.W.Taylor (1856-1915)-người Mỹ . Taylor đã đề xuất ra những nguyên tắc cơ bản để quản lý một cách khoa học, cải tiến quy trình tuyển dụng, huấn luyện nhân viên và tìm kiếm một phương pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành công việc.Tuy nhiên, trường phái quản lý khoa học trong khi đề cao vai trò trung tâm của công nghệ đã ít quan tâm đến khía cạnh con người trong sản xuất, họ cho rằng, nhân công là một yếu tố của hao phí sản xuất và cũng là một yếu tố bất định. Bên cạnh thuyết quản lý khoa học còn có thuyết quản lý hành chính. Đại biểu của trường phái này là Henry Fayol(1841-1925), người Pháp, trong tác phẩm “Quản lý công nghiệp và quản lý tổng quát” , ông đã đề xuất một trong những vấn đề then chốt nhất của lý luận quản lý dựa trên nguyên tắc về sự phân công lao động trong quản lý là vấn đề các chức năng quản lý. Theo ông, quản lý có các chức năng cơ bản là: Dự đoán và lập kế hoạch tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra. Sau này, còn có thuyết quản lý bàn giấy - người đại biểu cho trường phái này là nhà xã hội học người Đức Max Weber(1864-1920). Quản lý kiểu bàn giấy là một hệ thống dựa trên những nguyên tắc hệ thống thứ bậc, sự phân công lao động và quy trình sản xuất, kinh doanh. Theo Weber, để quản lý tốt một tổ chức cần xác định rõ những vấn đề quy luật, chuẩn mực của tổ chức, phân định rạch ròi quyền hạn của mỗi cấp quản lý, có những cam kết ràng buộc mỗi thành viên với tổ chức và ngược lại. Trên đây là một số trường phái quản lý truyền thống tiêu biểu. Nhìn chung các lý thuyết đó đều nhấn mạnh đến những nguyên tắc quản lý, đề cập đến các mối quan hệ quản lý và đề cao vai trò của nhà quản lý. Ngày nay, các quan điểm quản lý truyền thống đó vẫn được nghiên cứu, cải tiến và vận dụng. Song các quan điểm quản lý hiện đại đã chú ý nhiều hơn đến việc tạo điều kiện để những nhà quản lý có ứng xử hợp lý khi động chạm đến khía cạnh con người trong một tổ chức(quan điểm hành vi); tiếp cận hệ thống trong quản lý (quan điểm hệ thống); coi trọng bốn chức năng quản lý chủ yếu : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo- lãnh đạo và kiểm tra; coi trọng tính hiệu quả, xem con người là nguồn lực chủ yếu để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất (lý thuyết quản lý hiệu quả)…

Tài liệu liên quan