Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện việt đức và những thành c...

Tài liệu Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện việt đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty

.PDF
60
303
55

Mô tả:

Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty
Lời cảm ơn Qua một thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty que hàn điện Việt Đức, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa kinh tế và quản lý môi trường - đô thị, các cán bộ trong phòng kỹ thuật – chất lượng công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ chuyên môn, cán bộ công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Trọng Hoa – giảng viên chính khoa KTQLMT- ĐT và kỹ sư Nguyễn Quốc Thành – cán bộ phòng kỹ thuật – chất lượng của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Tuy đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bài viết nhưng do thời gian có hạn và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế chưa nhiều nên bài viết còn có nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 1 Lời cam đoan Em xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản thân thực hiện. Không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường. 2 Lý do chọn đề tài Đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp ngày càng cao và trở nên trầm trọng, cùng với sức Ðp từ mọi mặt như luật pháp, cộng đồng, tài chính... Các doanh nghiệp đã ngày một quan tâm hơn đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Quản lý môi trường đã được đưa vào lồng ghép với công tác quản lý kinh doanh trong công ty và các doanh nghiệp đã nhận ra rằng nếu thực hiện thành công công tác quản lý môi trường thì lợi Ých mà nó mang lại là rất lớn. Nếu quản lý môi trường chỉ được thực hiện với mục đích đối phó sẽ dần dần dẫn đến sự mất cân bằng và gây hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Lúc này doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản chi phí rất lớn dưới dạng các chi phí làm sạch môi trường hay chi phí do tranh chấp về thiệt hại do hậu quả để lại. Vì vậy quản lý môi trường thành công là một trong những mong muốn của rất nhiều các công ty. Vấn đề ở đây là tùy theo tính chất hoạt động sản xuất của mình mà họ sẽ chọn cho mình phương pháp quản lý môi trường khác nhau. Và dựa vào đó để xây dựng nên cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác. Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức được thành lập từ năm1973. thiết bị và công nghệ sản xuất được cộng hòa liên bang Đức chuyển giao. Đến nay máy móc thiết bị đã cũ, hết khấu hao. Song song với việc cải tiến công nghệ máy móc đã cũ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty còn chú trọng đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất mới của Italia và Trung Quốc. Với chủ trương thực hiện đầy đủ luật bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, công ty đã thực hiện nhiều các biện pháp quản lý trong suốt quá trình hoạt động của mình. Việc thực hiện tốt các biện pháp này 3 đã mang đến cho công ty những lợi Ých cả về môi trường lẫn kinh tế cho công ty. Qua thời gian thực tập tại đây, với mong muốn được vận dụng những kiến thức quản lý môi trường đã được học vào thực tế em đã chọn đề tài “ Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Mục đích nghiên cứu: Bài viết đã cố gắng tập hợp những công tác quản lý môi trường qua các năm thành một vài phương pháp quản lý. Qua đó thấy được những lựa chọn đúng đắn của công ty. Những biện pháp công ty đã áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm phát sinh và chuyển việc quản lý ô nhiễm, quản lý chất thải thành lợi nhuận. Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng môi trường và các kết quả thu được từ việc quản lý môi trường của công ty que hàn điện Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát thực tế, thu thập số liệu, xử lý các số liệu thống kê, phân tích, tính toán để từ đó đưa ra các lợi Ých môi trường cũng như lơi Ých về kinh tế mà công ty thu được. Nội dung chuyên đề Chương I: Những vấn đề chung về sản xuất công nghiệp và ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức Chương III: Những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức 4 Chương IV: Những tồn tại và kiến nghị CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 1.1. Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và ô nhiễm môi trường. Trong mấy thập niên vừa qua quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta tăng với tốc độ tương đối nhanh. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Trong những năm qua, nhịp độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp và dịch vụ đều ở mức trên 10% trong khi GDP của đất nước tăng khoảng 6% đến 8%/năm cùng thời kỳ. Sự tăng trưởng cao nh vậy là một điều cần thiết nhằm làm cho đất nước nhanh chóng phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Đô thị hoá sẽ làm tăng thị dân và quy mô sản xuất. Nhưng chính sự phát triển với nhịp độ tăng cao như vậy cũng có nghĩa là một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác từ tự nhiên để chế biến. Một khối lượng lớn chất thải từ sản xuất và tiêu dùng được thải vào tự nhiên, gây sức Ðp lớn đối với môi trường sinh thái. Đô thị hoá sẽ làm cho nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay lọt vào giữa khu dân cư đông đúc. Việc này càng làm tăng mức độ ô nhiễm và tác động xấu của chất thải công nghiệp. Sự tập trung quá mức của các khu sản xuất 5 công nghiệp vừa có quy mô nhỏ, vừa có công nghệ lạc hậu, lại không có hoặc có Ýt phương tiện xử lý chất thải trước khi thải vào môi trường tự nhiên cũng làm cho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề. Sơ đồ : Mối quan hệ giữa tăng trưởng công nghiệp và ô nhiễm môi trường Tăng trưởng công nghiệp Tăng công ăn việc làm Tăng quá trình di cư từ nông thôn ra đô thị Tăng sự hoà trộn công nghiệp - đô thị Tăng khối lượng chất thải và tích lũy ô nhiễm môi trường Theo dự đoán của các chuyên gia thì mức độ ô nhiễm môi trường bởi chất thải vào năm 2020 có thể gấp 3 đến 4 lần hiện nay. Và nếu không có những biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ thích hợp thì ô nhiễm công nghiệp ở Việt Nam thời kỳ 2000 – 2010 sẽ tăng với chỉ số 3,8. Tương đương với 14% tăng trưởng kinh tế. 1.2. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 6 Trong những năm đầu của thế kỷ 21, định hướng phát triển của công nghiệp Việt Nam là vào các ngành mà đất nước hiện có lợi thế so sánh như công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, điện năng … Tuy nhiên, cùng với việc các ngành công nghiệp này tong bước lớn mạnh thì những nguy cơ tiềm Èn về môi trường ngày càng thể hiện rõ. Bởi lẽ, các ngành công nghiệp nói trên đều thuộc danh mục các nguồn thải lớn nhất gây ô nhiễm môi trường. Theo tổng kết, các ngành được xác định là có nguồn chất thải lớn, gây ô nhiễm môi trường hơn cả là các ngành sau. 1.2.1. Ngành nhiệt điện Tuy còn nhỏ bé nhưng ngành này đã gây ra những ô nhiễm môi trường rất trầm trọng . Hầu hết các nhà máy này đều không có thiết bị thu hồi khí lưu huỳnh trong khí thải. Còn thiết bị lọc bụi thì chỉ đáp ứng khoảng 50% đến 60%. ô nhiễm chủ yếu của ngành này là ô nhiễm bụi, SO2,NOx.. ước tính hàng năm các nhà máy nhiệt điẹn cũ thải ra không khí hơn 4000 tấn bụi, 7000 tấn NO x, 16.000 tấn SO2. Chất thải rắn chủ yếu của chúng là xỉ than và nước thải có nhiệt độ cao. 1.2.2. Ngành vật liệu xây dựng. Trong ngành vật liệu xây dung, các nhà máy xi măng có nguồn thải gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Đặc biệt là ô nhiễm bụi và khí SO 2. Hiện nay ở nước ta có khoảng 10 nhà máy xi măng lớn và gần 60 nhà máy xi măng lò đứng ở các địa phương. Chỉ có nhà máy Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên II và các nhà máy lớn mới được xây dựng là có thiết bị lọc bụi tĩnh điện, còn hầu hết các nhà máy xi măng lò đứng đều chưa có thiết bị xử lýchất thải. Vì vậy hàng năm các nhà máy xi măng đã thải vào khí quyển hàng vạn tấn bụi và chất thải. Các nhà máy thuỷ tinh, sành sứ, các lò gạch, lò nung vôi…cũng thải ra một lượng đáng kể về bụi và các khí độc khác. 1.2.3. Ngành hoá chất và phân bón 7 Ở nước ta đã xây dung được một số khu nhà máy hoá chất và phân bón tương đối tập trung và nhiều nhà máy hoá chất và phân lân cỡ nhỏ nằm rải rác ở nhiều tỉnh . Các nhà máy hoá chất trên đã thải ra nhiều chất độc hại. Nhà máy phân đạm Hà Bắc có đến 40% CO 2trong tổng lượng khí thải. ngoài ra còn có các khí H2S, CO và NH3. Trong nước thải cũng có nhiều hoá chất độc hại nh phenol, dầu mỡ... Nhà máy hoá chất Việt Trì, Đà Nẵng, Biên Hoà.. trong sản xuất do không cân bằng được sử dụng clo nên đã phải thải vào khí quyển một lượng khí Cl 2 và HCl đáng kể . 1.2.4. Ngành dệt và giấy Công nghiệp dệt chủ yếu tập trung ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Nam Định. Chất thải chủ yếu của ngành này phát sinh ở công đoạn nhuộm vải và tẩy trắng vải. Do chỉ có 75% hoá chất trong thuốc nhuộm được sợi vải hấp thụ. Còn lại 25% thuốc nhuộm không tan hoặc hoà tan trong nước thải. Còn trong công đoạn tẩy trắng, sợi đều dùng clo hoặc các hợp chất của clo, vì vậy trong nước thải của các xưởng nhuộm thường có chứa nhiều hoá chất độc hại như clo, sunfat, nitrat, các axit HCl, H2SO4 và xút. Phần lớn các nhà máy dệt ở nước ta hiện nay chưa có công đoạn sử lý nước thải. Công nghiệp giấy ở nước ta hiện nay có khoảng 90 nhà máy lớn nhỏ, phân bố ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất giấy của các nhà máy này phần lớn là theo phương pháp xút. Trong tẩy trắng thường dùng clo nh trong công nghệ dệt. Clo tham gia vào phản ứng hoá học rất Ýt mà chủ yếu là hoà trộn trong nước thải. 1.2.5. Ngành luyện kim Công nghiệp luyện kim được xây dựng chủ yếu ở Thái Nguyên và Biên Hoà. Công nghiệp luyện kim ở nước ta nói chung còn lạc hậu nên lượng tài nguyên bị lãng phí do không được tận thu là rất lớn. Ngoài ra còn thải ra nhiều 8 chất độc hại làm ô nhiễm môi trường không khí . trong luyện kim, lò luyện cốc là nguồn thải gây ô nhiễm lớn nhất, đáng lo ngại nhất. 1.2.6. Ngành thực phẩm Ngành công nghiệp thực phẩm nước ta chủ yếu là sản xuất đường, rượu, bia, chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả, hải sản.. Chất thải của các nhà máy thực phẩm chủ yếu là các chất hữu cơ giàu đường, tinh bét, protit... các chất thải này gây ô nhiễm môi trường nước, chúng tiếp tục phân huỷ trong hệ thống kênh mương sau khi được thải ra gây ra tình trạng ô nhiễm chậm. II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp Việt Nam là một nước kém phát triển về công nghiệp. Do đó phấn lớn hệ thống máy móc thiết bị sử dụng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp là các máy móc thiết bị lạc hậu, điều kiện về nhà xưởng cũng chưa được cải thiện nhiều. Vì vậy công nghiệp chính là ngành gây ô nhiễm lớn nhất hiện nay. 2.1.1. Ô nhiễm không khí trong sản xuất công nghiệp Ô nhiễm không khí chủ yếu là ô nhiễm do bụi thải ra từ các nhà máy công nghiệp. Các công nghệ cũ ( xây dựng từ 1975 ) đều là công nghệ vừa và nhỏ. chỉ có một số cơ sở sản xuất trang bị thiết bị lọc bụi, còn thiết bị xử lý chất thải độc hại hầu nh chưa có. Đây là một trong những nguồn ô nhiễm chính hiện nay. Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp mới có quy mô lớn hơn và được đầu tư tập trung vào thành các khu riêng. tuy được trang bị xử lý chất thải nhưng nguồn thải lớn và tập trung. Vì vậy nếu quản lý môi trường các khu công nghiệp không tốt thì sẽ tác động xấu tới môi trường của khu dân cư xung quanh 9 Ngoài bôi, chúng ta còn phải đối mặt với một loại ô nhiễm không khí nữa là ô nhiễm do SO2. Nói chung nồng độ SO2 ở nước ta còn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng ở một số khu dân cư gần khu công nghiệp đã có đợt quan trắc thấy nồng độ khí này vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Như khu vực dan cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng , nồng độ khí SO 2 ở đây trung bình hàng ngày lên tới 0,407 mg/m3. Gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép. 2.1.2. Ô nhiễm môi trường nước và đất. Ô nhiễm môi trường nước: Hiện nay ở nước ta sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất kèm theo quá trình đô thị hoá đang làm cho các hệ thống sông ngòi trong vùng bắt đầu bị ô nhiễm. Do nhiều sông, suối, ao, hồ ở nước ta trở thành nơi tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp. Đã có nhiều kênh rạch thoát nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng. Nước sông có màu đen, mùi tanh, hôi thối. Nguyên nhân chính là do chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có hàm lượng BOD, COD,NH4, nitơ, phốt pho và các chất hữu cơ cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 3 lần. Toàn bộ hệ sinh vật sống trong các con sông này đã bị chết. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ của người dân sống ven những con sông này. Ở thành phố Hồ Chí Minh có sông Sài Gòn, kênh Thị Nghè.., ở Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét… đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ có các hệ thống sông trong miền trung là vẫn ở trong tình trạng tốt do khu vực này tập trung Ýt khu công nghiệp hơn. Nước biển ở ven bờ cũng bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Nhất là trong những năm gần đây, một loạt sự cố tràn dầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái ven bờ biển. Nước ngầm đang có xu hướng cạn kiệt dần, ô nhiễm và suy giảm về chất. Những năm gần đây đã xảy ra hiện tượng suy giảm mực nước ngầm vào mùa hè ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc. 10 Ô nhiễm môi trường đất: Các hoạt động công nghiệp thải vào môi trường đất một lượng lớn các phế thải của chúng qua các ống khói, bãi tập trung rác... Các phế thải này rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của đất, PH, quá trình nitrat hoá. Hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại phế thải này. Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng nhất. Do khai thác mỏ, một lượng lớn phế thải, quặng ..từ lòng đất đưa lên bề mặt. Mặt khác, thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huỷ diệt, đất có thể bị xói mòn. Một lượng xỉ, quặng theo khói bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống có thể làm ô nhiễm đất ở quy mô rộng hơn Ngoài những tác động trực tiếp, chúng còn gây ô nhiễm gián tiếp đến môi trường. Việc ô nhiễm không khí do các chất thải từ các nhà máy là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit, làm chua đất, kìm hãm sự phát triển của thảm thực vật. 1.2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại. Khối lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn khu công nghiệp: theo số liệu thống kê của bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng chất thải rắn công nghiệp chiếm tới 15% đến 26% của chất thải rắn thành phố. Trong đó khoảng 35% đến 41% mang tính nguy hại. Các chất thải độc hại từ hoạt động công nghiệp gần nh không được xử lý trước khi thải ra bãi chôn lấp. Tuy nhiên đến nay ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư lắp đặt lò đốt để xử lý rác thải nguy hại. Hịên có 2 lò đốt rác từ công nghiệp giầy da với công suất 16 tấn/ngày. 2.2. Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Những người lao động trong sản xuất công nghiệp chính là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Do phải làm việc trực tiếp trong môi trường không đảm bảo nh vậy nên người lao động sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, năng suất lao động và cả chất lượng sản phẩm hàng hoá. Đồng thời, ô 11 nhiễm môi trường lao động cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn lao động hay sự cố môi trường nghiêm trọng. Hậu quả người lao động phải gánh chịu. Sau đây là những yếu tố nào ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động. 2.2.1.Vi khí hậu Vi khí hậu tại nơi làm việc là tổng hợp các yếu tố vật lý của không khí trong khoảng không gian nơi làm việc có liên quan đến sức khoẻ và năng suất lao động. Bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ Èm, bức xạ nhiệt, tốc độ vận chuyển của không khí, ánh sáng. các yếu tố này phải đảm bảo giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý con người. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, tê liệt sự vận động. Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhân mắt. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, thấp khớp, cảm lạnh Độ Èm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, ánh sáng nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép thì đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật, làm giảm khả năng lao động của con người. Vi khí hậu không đảm bảo chủ yếu là do nhà xưởng thiết kế không phù hợp, cách sắp xếp các thiết bị, máy sinh nhiệt không hợp lý. Không có vật liệu che chắn nhiệt. Không đáp ứng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cho người lao động. 2.2.2. Bôi Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là loại bụi có kích thước từ 0,5 đến 5 micromet. Khi hít phải loại bụi này sẽ có 70% đến 80% lượng bụi đi vào phổi. Bụi không chỉ gây tác hại về mặt kỹ thuật như gây cháy hoặc nổ, làm giảm điện trở cách điện, gây mài mòn thiết bị... mà còn làm tổn thương cơ quan hô hấp, gây bệnh ngoài da, tổn thương mắt. Các bệnh nghề nghiệp do bụi gây ra thường nguy hiểm, khó chữa. 12 Bụi phát sinh chủ yếu là do tính chất của cơ sở sản xuất công nghiệp. Do đó để hạn chế bụi có thể thực hiện các biện pháp kỹ thuật như tự động hoá quy trình sản xuất, lắp đặt hệ thống sử lý bụi, trồng cây xanh để cản bụi, thay thế nguyên liệu sản xuất bằng nguyên liệu Ýt độc... 2.2.3. Tiếng ồn và rung. Tiếng ồn: Là tập hợp các âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có nhịp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất của người lao động. Tiếng ồn có thể gây giảm thính lực vĩnh viễn hoặc giảm thính lực tạm thời, làm ảnh hưởng đến giao tiếp với người xung quanh, gây căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, mất khả năng tập trung...gây tai nạn lao động. Rung động: là hiện tượng cơ học dao động phát sinh từ những động cơ và dụng cụ sản xuất khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian theo chu kỳ. Rung động tần số thấp (dưới 20Hz) gây say, tổn thươngcột sống và làm tăng các bệnh khác. Rung động tần số cao (20 – 1000Hz) nên bệnh rung chuyển nghề nghiệp, rối loạn vận mạch, tổn thương gân, cơ xương, khớp, thần kinh, đau cơ, và các bệnh về xương. Trong lao động sản xuất, máy, thiết bị gây ồn thì đồng thời gây ra rung chuyển. Vì vậy, khi người lao động vận hành máy thì vừa chịu tiếng ồn, vừa chịu cả độ rung. 2.2.4. Các hoá chất độc hại Hoá chất như chì, asen, crôm, benzen, rượu, các dung dịch axít, bazơ, các chất dung môi, muối..ngày càng được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp. Hoá chất độc có thể tồn tại dưới nhiều dạng và gây hại cho người lao động dưới các dạng như ngộ độc qua ăn uống, nhiễm độc qua hô hấp, da.. Nếu hoá chất độc không được sử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả dân cư khu vực xung quanh nơi sản xuất. 13 Ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp không chỉ tác động đến người lao động trực tiếp trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến dân cư vùng lân cận khu vực sản xuất. Các yếu tố nh khí thải, nước thải, tiếng ồn.. nếu không được xử lý trước khi thải sẽ gây tác động không nhỏ tới không khí, đất. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC I. Giới thiệu chung về công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức Vị trí: Giữa km16 và 17 trên quốc lộ 1A(cũ) Địa chỉ: Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây Điện thoại: 034853364 Fax: 034853653 Email: [email protected] Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một công ty cổ phần trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng 14 là 24379m2, có 6 dây truyền sản xuất que hàn công suất thiết kế 8.000-10.000 tấn/năm. Công ty được thành lập từ năm 1967 mang tên nhà máy que hàn điện Thường Tín. Trong giai đoạn đầu mới thành lập công ty mới chỉ sản xuất một số loại que hàn theo chỉ tiêu kế hoạch. Đến năm 1978 được trang bị dây chuyền sản xuất của Đức và đổi tên thành nhà máy que hàn điện Việt Đức. Đến tháng 12/2003 công ty một lần nữa chuyển đổi thành công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. Hiện nay công ty không chỉ sản xuất dựa vào kế hoạch do cấp trên đưa xuống nữa mà đã chủ động trong việc khai thác nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đa dạng, phong phó. Trong những năm đầu mới thành lập công ty có 184 công nhân. Hiện nay, số công nhân của công ty là 238 người. Với nguồn lực trên cùng với sự cải tiến dây truyền công nghệ, sự điều hành của ban lãnh đạo có hiệu quả và với lòng nhiệt tình, óc sáng tạo của cán bộ công nhân viên. Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, phát huy những thế mạnh của mình và tiếp tục phát triển để khẳng định vai trò là một doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất và tiêu thụ que hàn. Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã hai lần được trao tặng huân chương hạng 2 và hạng 3. Hiện nay, công ty đã có hơn 70 trên toàn quốc. Sản phẩm của công ty được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000, đạt huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao qua nhiều năm và đạt nhiều chứng nhận về chất lượng khác của Nhật và Đức. Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng đã được xuất khẩu ra nước ngoài và được bạn hàng khắp nơi tin dùng. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất ra các loại que hàn điện phục vụ cho nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó còn có bột hàn nóng chảy và dây hàn tự động. Ngoài ra, công ty phải hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao: Bảo toàn và phát triển vốn, phân phối theo kết quả lao động, chăm lo không ngừng tới đời 15 sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Trong suốt hơn 30 năm qua, công ty luôn cho ra đời những chủng loại sản phẩm mới, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách ở trong các lĩnh vực khác nhau cả trong và ngoài nước. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban chức năng, 3 phân xưởng. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty có thể được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây Gi¸m ®èc PG§ kiªm §DL§ vÒ chÊt l­îng Ph ßng y tÕ Phß ng tµi vô PX d©y hµn PX Ðp sÊy PX chÊt bäc Phß ng TC Phß ng KD Phß ng KH Phß ng KTCL Chức năng cụ thể của từng phòng ban. • Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tổ chức của công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án 16 đầu tư , bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý khác. • Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do hội đồng quản trị cử ra, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng quản trị. Có nhiện vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng chính sách của các bộ phận mà hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị đề ra. Sau đó báo cáo với hội đồng quản trị. • Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có trách nhiệm điều hành chung hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dưới sự trợ giúp của phó Giám đốc và các phòng ban. • Phó Giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất và kỹ thuật của Công ty. Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo phòng KCS, phân xưởng sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất. Chỉ đạo mua nguyên vật liệu phụ có giá trị < 500 triệu đồng, bên cạnh đó còn phải phụ trách, đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên. • Phòng kỹ thuật – chất lượng : Nắm vững các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất que hàn. Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phấm mới, quản lý kỹ thuật sản xuất thiết bị máy móc, điện nước, quản lý kỹ thuật sản xuất, thiết bị máy móc, quản lý kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Lấy mẫu phân tích hoá quản lý chất lượng vật tư đầu vào. Giám sát chất lượng bán thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất .Đảm bảo sản phẩm do Công ty sản xuất ra đúng phù hợp tiêu chuẩn đã đặt ra. • Phòng tổ chức nhân sự: Có chức năng giúp Giám đốc quản lý về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, hành chính quản trị và các chế độ đối với người lao động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng.Bên cạnh đó còn 17 nhiệm vụ tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt chô cán bộ công nhân viên. • Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng quí năm, căn cứ vào kế hoạch mua nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất kịp thời. Điều độ sản xuất đảm bảo tiến độ giữa các phân xưởng được nhịp nhàng lập và có kế hoạch thực hiện các công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, lập dự án đầu tư. • Phòng tiêu thụ: Có chức năng bán các sản phẩm của Công ty và các mặt hàng do Công ty kinh doanh. Lập kế hoạch ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, thiết lập mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thực hiện công tác quảng cáo xúc tiến bán hàng . Phản ánh các thông tin về đối thủ cạnh tranh giúp Giám đốc có chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp. • Phòng tài vụ: Giúp Giám đốc quản lý tài chính kế toán của Công ty có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh toàn Công ty, phân tích hoạt động kinh doanh. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính, lập báo cáo quyết toán quí, năm theo đúng tiến độ sản xuất và hoạt động theo cơ chế khoán sản phẩm. • Tổ chức và nhân lực liên quan đến công tác bảo vệ môi trường: Công ty đã thành lập một hội đồng bảo hộ lao động do ông phó giám đốc kỹ thuật làm chủ tịch. Công ty phối hợp với tổ chức công đoàn xây dựng được mạng lưới an toàn vệ sinh viên. 1.4. Công nghệ sản xuất Dây truyền công nghệ là của cộng hoà liên bang Đức tài trợ cho ta từ những năm đầu thập kỷ 70. Đến năm 2003 công ty đầu tư xây dựng 1 xưởng sản xuất dây hàn với công nghệ và thiết bị của Italia. Trong đó có các phân xưởng trực tiếp tham gia vào sản xuất như sau: 18 D©y thÐp Kho¸ng Trén kh« Lµm s¹ch KÑp hµm Trén ­ít Vuèt d©y NghiÒn bi Ðp b¸nh C¾t ®o¹n Sµng Ðp que Ph¬i SÊy Hu û Bao gãi C©n phèi liÖu Thµnh phÈm Sơ đồ dây truyền công nghệ các công đoạn sản xuất que hàn • Sản xuất que hàn: Dây thép được nhập về qua công đoạn làm sạch, vuốt xuống các loại dây thép theo yêu cầu, sau đó được cắt đoạn và chuyển sang khâu Ðp que. Silic cát cục được nhập về và qua công đoạn hoà tan, cô đặc sau đó chuyển sang khâu Ðp bánh. Hợp kim Ferro được nhập về, qua công đoạn kẹp hàm, nghiền bi, sàng, cân phối liệu, trộn khô sau đó chuyển sang công nghệ Ðp bánh. Khoáng được nhập về, qua công đoạn sấy, kẹp hàm, nghiền búa, cân phối liệu, trộn khô sau đó chuyển sang khâu Ðp bánh. Các loại nguyên liệu có vỏ bọc và lõi que được chuyển về khâu Ðp que. Sau khi Ðp ra các loại que hàn thì được chuyển qua khâu sấy và đóng gói. • Sản xuất dây hàn. 19 Công đoạn vuốt khô: Dây thép được nhập về qua công đoạn làm sạch, vuốt xuống các loại dây thép theo yêu cầu. Công đoạn vuốt ướt và mạ: Dây thép từ công đoạn vuốt khô chuyển sang vuốt ướt để vuốt nhỏ dây theo yêu cầu và làm sạch. Sau đó dây được chạy qua bể mạ ra thành phẩm. Công đoạn xếp lớp chính xác: Dây thép từ công đoạn mạ được đưa sang máy xếp lớp chính xác để tạo ra thành phẩm và đóng gói. Tất cả các phân xưởng khi tiến hành công việc của mình đều phải theo kế hoạch sản xuất thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu của điều độ sản xuất. II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY. 2.1. Hiện trạng môi trường không khí. Nguồn bụi phát sinh chủ yếu là từ quá trình chế tạo thuốc bọc có mang SiO2 tù do và MnO2. Ngoài ra còn có bụi trọng lượng, bụi hạt với nồng độ khá cao. T T Điểm đo Tỷ lệ bụi trọng Tỷ lệ SiO2 lượng(mg/m3) trong bôi(%) 1 Máy nghiền búa 2 Máy sàng rung 3 Máy trộn khô 4 Cân phối liệu 5 Máy trộn ướt 6 Máy nghiền bi TCVS cho phép 77,7 61 61 122 38.8 8,0 36 30 30 20 24 > 5% - 20% (505BYT-QĐ/1992) 4,0 > 20% - 50% Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức 20 Hàm lượng mangan trong bụi(mg/m3) 1,07 0,4 0,4 0,8 0,33 0,3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng