Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi ramayana và mahabharata...

Tài liệu Hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi ramayana và mahabharata

.PDF
70
9748
148

Mô tả:

MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………….…………………………..................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………...……………………………………….2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………..….…..4 4. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….……....…...4 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….…………….5 6. Đóng góp của đề tài………………………………………….…………..….……..6 7. Cấu trúc đề tài…………………………………………..…………….……………6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI 1.1 Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học………………………………..…7 1.1.1 Khái niệm chung………………………………………………………....……7 1.1.2 Chức năng nhân vật văn học………………………………………….……….8 1.1.3 Phân loại nhân vật văn học……….………………………..…………….……8 1.1.3.1 Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật…………….…….8 1.1.3.2 Xét từ góc độ kết cấu……………………………………………….……….9 1.1.3.3 Xét từ góc độ thể loại……………………………………………..………..10 1.1.3.4 Xét tự góc độ chất lượng miêu tả……………………………….………….11 1.2 Hình tượng nhân vật trong sử thi…………………………....…..…….………..11 1.2.1 Vẻ đẹp ngoại hình…………………………….……………….……...………11 1.2.2 Vẻ đẹp phẩm chất – sức mạnh, tài năng, trí tuệ, đức hạnh………………..…13 CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG LÍ TƯỞNG TRONG HAI BỘ SỬ THI RAMAYANA VÀ MAHABHARATA 2.1 Người anh hùng xuất thân cao quí…………………………….…………...……15 2.1.1 Về ngoại hình……………………………………………….……………...….18 2.1.2 Về ngôn ngữ…………………………………………………….……………..20 2.1.3 Phẩm chất, thái độ quan tâm đối với xã hội………………………..…….……34 2.2 Người anh hùng uy dũng tài ba, phò thiện trừng ác…………………….………38 2.3 Người anh hùng chung thủy với người yêu………………….………….…...….46 2.4 Người anh hùng đại diện cho lí tưởng tôn giáo……………………….…...……50 2.4.1 Tư tưởng đạo Bà la môn………………….……………………………….…..50 2.4.2 Người anh hùng đại diện cho lí tưởng tôn giáo………………….……………51 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG LÍ TƯỞNG 3.1 Thủ pháp so sánh cường điệu………………….………………………………..55 3.2 Thủ pháp điển hình hóa cá tính nhân vật………………..……………….……..56 3.3 Thủ pháp xây dựng xung đột và giải quyết xung đột………………………...…58 3.4 Thủ pháp miêu tả và dẫn chuyện lý thú…………………………………...…….62 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận………………………………..……..………………………..………….64 2. Khuyến nghị………………………………..…………………………..…………64 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..…………..66 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ rất lâu đời, Việt Nam và Ấn Độ đã có mối quan hệ giao lưu mật thiết với nhau trên nhiều lĩnh vực. Mối quan hệ đó đã góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển văn hóa và văn học nghệ thuật ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa, triết học và nghệ thuật của nước Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và truyền thống của đất nước Ấn Độ là lí tưởng hòa bình, bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỉ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học Ấn Độ đã lan khắp thế giới” 1 . Trước hết, phải kể đến sự có mặt của đạo Bàlamôn và đạo Phật. Đạo Bàlamôn đến Mianma, Campuchia và Champa sớm hơn đạo Phật, điển hình như sự xuất hiện của nhiều dấu tích về đền thần Brahma, Inđra, ngẫu tượng Linga... Riêng ở Việt Nam, dấu ấn đó có thể tìm thấy trong các truyện cổ dân gian, trong các kiến trúc chùa chiền Phật giáo và những bia đá ghi chép kinh Vêđa trên các đền tháp cổ của người Chăm ở nước ta. Ở một mức độ nào đó, nền văn học Ấn Độ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn học Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó thể hiện trong các tác phẩm văn học dân gian như Chữ Đồng Tử, Tấm Cám, Đeo nhạc cho mèo, Thầy bói xem voi, Thạch Sanh – Lý Thông…; hoặc trong văn học Chăm vẫn còn giữ lại trường ca Ramayana viết theo ngôn ngữ Chăm, truyện Dạ Thoa Vương trong Lĩnh Nam chích quái cũng tiếp thu từ cốt truyện Ramayana…. Hơn thế nữa, ngày nay Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành đôi bạn đồng minh vững chắc và đáng tin cậy, mối quan hệ đó là một thuận lợi để cho cánh cửa văn hóa, văn học nghệ thuật được mở rộng đem đến cho nhau những luồng gió mới trong khung trời hòa bình, hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, ngăn chặn thảm họa của chiến tranh. Tìm hiểu văn học Ấn Độ là góp phần tiến gần hơn những giá trị văn hoá đặc sắc của nền văn học cổ Ấn Độ, đồng thời góp nhặt những yếu tố có giá trị góp phần khu biệt văn học nước nhà với các nước lân cận. Nhờ đó, việc nghiên cứu văn học Ấn Độ nói chung, hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata nói riêng càng thêm ý nghĩa. Bên cạnh đó, văn học Ấn Độ còn được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông nước ta, trong đó có đoạn trích Rama buộc tội, đoạn trích Hồ Pampa (đọc thêm) trích trong sử thi Ramayana, nên việc đào sâu nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tế giảng dạy ở chương trình phổ thông sau này. Để góp phần tìm hiểu thêm về bộ phận văn học vốn ít người nghiên cứu và khám phá trong bộ phận sinh viên hiên nay, cùng với niềm say mê và hứng thú riêng của bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata”. Trong đề tài này chúng tôi sẽ ứng dụng những thành tựu lí luận về hình tượng nhân vật để tìm hiểu, giải mã quan niệm thế nào là người anh hùng lí tưởng của nhân dân Ấn Độ trong hai bộ sử thi, từ đó khám phá nội dung tư tưởng của hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata nói riêng và sử thi anh hùng nói chung. 1 Lịch sử Việt Nam, t.1, NXB Đại học và THCN, H.1983. Trang 1 II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Lịch sử văn học Ấn Độ kéo dài chừng 3500 năm, thời kì nào cũng có nhiều thành tựu, đó cũng chính là những mảng đề tài mà các nhà nghiên cứu muốn hướng đến. Trong kho tàng văn học dân gian, nổi bật nhất là hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Hai bộ sử thi này đối với người dân Ấn Độ là kho tàng vô giá và đồ sộ nhất mà họ có được, vì vậy đã có không ít các công trình nghiên cứu, các bài viết, các ấn phẩm tư liệu sách báo về hai bộ sử thi này. Xung quanh đề tài “Hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata”, cũng có những công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, có thể đơn cử một số bài viết, tạp chí như: Sự tương hợp giữa nhân vật và thời gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana Ấn Độ của tác giả Lê Thị Bịch Thủy 2 trong bài viết này tác giả làm nổi bật lên mối quan hệ giữa thời gian nghệ thuật và quá trình vận động của tính cách cũng như sự trưởng thành về đạo đức, phẩm chất, tinh thần của đạo lí Đácma của các nhân vật chính trong tác phẩm Ramayana. Ở bài viết này là nguồn tư liệu về nhân vật cũng như cho chúng tôi thấy rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật qua từng góc độ thời gian khác nhau để chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn về hình tượng người anh hùng trong sử thi Ramayana tuy nhiên bài viết chỉ đi sâu khám phá về thời gian nghệ thuật chưa đi sâu vào những hình mẫu lí tưởng trong tác phẩm, ngoài ra tác giả Lê Thị Bích Thủy còn đi nghiên cứu về không gian trong sử thi Ramayana đó là Không gian hành động của nhân vật anh hùng trong sử thi Ramayana Ấn Độ 3, ở bài viết này tác đã cũng đi làm rõ không gian hành động của các vị anh hùng trong sử thi đó là không gian ba chiều: chiều rộng (không gian của thế giới trần gian:núi rừng, kinh thành, chiến trường…), chiều cao (không gian định mệnh) và chiều sâu chính là không gian của tình yêu. Tương ứng với những không gian đó thì người anh hùng hiện lên với vẻ đẹp rạng ngời và đầy màu sắc, vừa hùng mạnh can trường vừa giàu yêu thương vừa thần thánh vừa thoát tục tạo cho người đọc những cảm giác mới lạ khi đi khám phá vả đẹp của người anh hùng trong sử thi nói chung và người anh hùng trong Ramayana nói riêng, với những vấn đề chuyên sâu ứng với đối tượng của tác giả hướng đến giúp cho chúng tôi thấy rõ hơn màu sắc cũng như vẻ đẹp của người anh hùng trong Ramayana là như thế nào, song bài viết trên vẫn chưa làm rõ chất lí tưởng được thể hiện qua những phương diện nào và điều đó sẽ được chúng tôi đi sâu trong phần nội dung của đề tài này. Về đạo lí tôn giáo cũng như một số quan niệm của nhân dân Ấn Độ về người anh hùng trong sử thi cũng được tác giả Lê Thị Bích Thủy quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc trong hai công trình: Dharma- tinh thần Ấn Độ trong sử thi Ramayana4, Về quan niệm nhân vật anh hùng trong sử thi Ấn Độ từ góc nhìn so sánh5…trong hai công trình này tác giả đã làm bật lên tinh thần cũng như đạo lý tôn giáo mà nhân dân Ấn Độ luôn hướng tới được đặt trong 2 Lê Thị Bích Thủy(2010), Sự tương hợp giữa nhân vật và thời gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana Ấn Độ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 3/3, tháng 7/2010. 3 Lê Thị Bích Thủy(2010), Không gian hành động của nhân vật anh hùng trong sử thi Ramayana Ấn Độ, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Số 7, tháng 7/2010. 4 Lê Thị Bích Thủy(2012), Dharma- tinh thần Ấn Độ trong sử thi Ramayana, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 335, tháng 3/2012. 5 Lê Thị Bích Thủy(2012), Về quan niệm nhân vật anh hùng trong sử thi Ấn Độ từ góc nhìn so sánh Tạp chí văn học nước ngoài, số 7, tháng 7/2012. Trang 2 các nhân vật anh hùng như thế nào, ngoài ra tìm hiểu hai công trình nghiên cứu này chúng ta thấy rằng với người Ấn Độ đạo đức tôn giáo, tinh thần cộng đồng dân tộc lúc nào cũng được các anh hùng trong sử thi đặt tên hàng đầu. Áp dụng những tín ngưỡng tôn giáo của người dân Ấn Độ và hệ qui chiếu người anh hùng tôn giáo về triển khai kiểu mẫu lí tưởng của người anh hùng, tác giả Phan Thu Hiền đã nghiên cứu và viết về “Những người anh hùng nữa trần tục nữa thần linh và sự triển khai lý tưởng về một kiểu mẫu anh hùng trong sử thi Mahabharata”6. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã làm rõ màu sắc tôn giáo trong người anh hùng lí tưởng, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra những mối quan hệ của người anh hùng trong tín ngưỡng tôn giáo và trong cuộc sống trần tục đời thường từ đó thấy rõ họ có những hành động cũng như ứng xử như thế nào để không làm mất đi bản chất lí tưởng ở họ trong tập sử thi Mahabharata . Nhưng nhìn chung, hướng nghiên cứu của đề tài này chỉ mang tính chuyên sâu về tôn giáo và chỉ riêng về tập sử thi Mahabharata. Nói về tôn giáo thì tác giả Nguyễn Thị Mai Liên cũng có bài viết “Màu sắc tôn giáo và phi tôn giáo trong hình tượng nhân vật sử thi Ramayana”7. Ở đề tài này thì tác giả đã cho chúng ta thấy được sự chuyển giao cũng như biểu hiện của các nhân vật trong sử thi Ramayana trong màu sắc của tôn giáo đạo Bàlamôn. Nhìn chung, các công trình này đa số đi vào nghiên cứu các phương diện về thi pháp nhân vật, bên cạnh đó cũng đề cập đến những vấn đề về tôn giáo và quan niệm về người anh hùng của nhân dân Ấn Độ. Ở mức độ nông sâu khác nhau, các tác giả cũng đã đi vào khai thác và khám phá về người anh hùng trong sử thi Ấn Độ với những phương pháp nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên, đó chỉ là hình tượng người anh hùng ứng với đối tượng mà các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Bên cạnh đó nền văn học Ấn Độ là nền văn học mà không nhiều sinh viên hay học sinh có hứng thú đi sâu vào khai thác, chúng ta thường nghĩ rằng nó trừu tượng, dài dòng, khó nhớ, khó học; hoặc có tìm hiểu chăng cũng chỉ là những tác phẩm, đoạn trích bắt buộc phải học trong nhà trường. Vì vậy, đề tài “Hình tƣợng ngƣời anh hùng lí tƣởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata” là một đề tài trong phạm vi bản thân có thể tiếp cận tư liệu thì người viết thấy rằng đây là một đề tài đáng được đi sâu nghiên cứu và có tính ứng dụng cao trong việc học tập và giảng dạy của giáo viên, sinh viên và học sinh trong trường đại học và phổ thông sau này. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng thừa nhận đã tiếp thu không ít những thành tựu nghiên cứu từ các công trình đi trước để thực hiện đề tài này. Nhưng dẫu sao đi nữa, công trình này cũng chỉ là bước khởi đầu tìm hiểu vấn đề với những hiểu biết và năng lực có hạn của người nghiên cứu. Do đó, thời gian và kinh nghiệm hứa hẹn sẽ cho ra đời những thành tựu nghiên cứu hoàn chỉnh hơn. 6 Phan Thu Hiền(1997), Những người anh hùng nữa trần tục nữa thần linh và sự triển khai lý tưởng về một kiểu mẫu anh hùng trong sử thi Mahabharata , Tập san Khoa học xã hội nhân văn, 1/1997. 7 Nguyễn Thị Mai Liên(1998), Màu sắc tôn giáo và phi tôn giáo trong hình tượng nhân vật sử thi Ramayana, Nghiên cứu Đông Nam Á (2), tr.97-100 – ISSN.0868-2739. Trang 3 III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Với đề tài này người viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu hình tượng người anh hùng lí tưởng của nhân dân Ấn Độ trong hai bộ sử thi Ramayana mà Mahabharata, từ đó phát hiện các phương diện xây dựng hình tượng lí tưởng , quan niệm về người anh hùng trong văn học cổ Ấn Độ và cách thể hiện, bộc lộ nội dung tư tưởng của tác phẩm. Do đó, có thể gói gọn lại đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hình tượng người anh hùng lí tưởng trong văn học cổ Ấn Độ, phẩm chất anh hùng ấy thể hiện sinh động ra nhiều nhân vật khác nhau. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Văn học Ấn Độ là nền văn học lớn mang nhiều cái đẹp, cái hay, chuyển tải nhiều triết lí nhân sinh và bài học đối nhân xử thế cho người đời sau qua những hình tượng lí tưởng, những con người mang tầm vóc vũ trụ... Tuy nhiên, hai bộ sử thi này đều được viết bằng tiếng Sanskrit với hình thức câu thơ đôi (sloka). Điều đáng tiếc lớn nhất của chúng tôi là không thể tiếp cận với nguyên tác mà chỉ thông qua bản dịch. Tác phẩm được một nhóm tác giả người Anh dịch lại và thật may mắn, một nhóm nhà văn Việt Nam như Cao Huy Đỉnh, Phạm Thủy Ba, Nguyễn Quế Dương, Cao Xuân Hiệp, Huỳnh Ngọc Trảng… dịch lại bằng tiếng Việt, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể tiếp cận tác phẩm một cách thuận lợi nhất. Ở mức độ cho phép, người viết chỉ tập trung vào hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata và tập trung vào văn bản hai bộ sử thi do nhóm tác giả nói trên dịch để tiến hành khám phá và nghiên cứu về đối tượng của đề tài. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ việc tìm hiểu những vấn đề xoay quanh hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata như : hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học, hình tượng nhân vật trong sử thi, các dạng hình tượng người anh hùng lí tưởng, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật…, chúng tôi đi sâu nghiên cứu hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata nhằm những mục đích sau: Thứ nhất, có cái nhìn tương đối bao quát về hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Thứ hai, bước đầu tìm hiểu các biểu hiện của hình tượng người anh hùng lí tưởng trong nền văn học Ấn Độ nói chung và hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata nói riêng. Thứ ba, việc nghiên cứu các biểu hiện từ đó chỉ ra đặc trưng trong việc xây dựng hình tượng ở văn học cổ đại Ấn Độ, đồng thời tìm hiểu thêm về những nét tương đồng và dị biệt giữa người anh hùng lí tưởng trong sử thi Ấn Độ và sử thi Việt Nam. Thứ tư, từ việc nghiên cứu về nội dung của hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi chúng tôi cũng đi tìm hiểu về một số thủ pháp nghệ thuật thể hiện hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi đó. Với những mục đích cụ thể đó, chúng tôi mong muốn đạt đến một mục đích chung là góp phần phổ biến văn học Ấn Độ nói chung, hình tượng người Trang 4 anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata nói riêng vốn rất khó tiếp nhận đối với giáo viên hay học sinh phổ thông, chí ít cũng có thể khám phá hai bộ sử thi này theo hướng hình tượng nhân vật lí tưởng. Từ đó, góp phần làm tăng tình yêu văn chương, khơi gợi trí tò mò khám phá những cái mới cái lạ trong lòng các thế hệ sau, mà một bộ phận trong số đó vốn đang dần hướng ra những nét đẹp văn hóa văn học. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa vào những cơ sở được vạch ra phía trên, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau để tiến hành thực hiện đề tài: 5.1 Phƣơng pháp tập hợp, khảo sát tài liệu Hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata đều được viết bằng tiếng Sanskrit mang tầm cỡ to lớn và sâu sắc nhất thế giới, chúng trở thành tài sản tinh thần vô giá của nhân dân Ấn Độ ( Ramayana gồm 24.000 câu thơ đôi còn Mahabharata gồm 110.000 câu thơ đôi). Do giá trị và sự đồ sộ của nó mà có không ít các công trình nghiên cứu, các bài viết, các ấn phẩm tư liệu sách báo về hai bộ sử thi này. Vì vậy, để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp tập hợp khảo sát tư liệu tiến hành trên đối tượng nghiên cứu. Ghi chép, đúc kết các nhận định khoa học từ các nguồn tư liệu để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan, biện chứng về đối tượng. 5.2 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp Nhằm làm nổi bật những vấn đề xoay quanh hình tượng người anh hùng lí tưởng, chúng tôi đã tiến hành đi sâu phân tích các tư liệu vừa được khảo sát, tìm ra những đặc điểm chung và riêng của chúng, chọn lọc dẫn chứng sau đó tiến hành đúc kết vấn đề. 5.3 Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Trong quá trình phân tích, bên cạnh việc tìm hiểu nội dung cụ thể về hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Chúng tôi cũng quan tâm so sánh và đối chiếu những nét tương đồng và dị biệt giữa các nhân vật trong hai bộ sử thi, đồng thời so sánh với hình tượng người anh hùng lí tưởng trong sử thi Việt Nam. Việc so sánh đó không phải để nâng cao hay hạ thấp mà chỉ nhằm phát hiện cái chung cái riêng của chúng. Từ đó chúng tôi có cơ sở vững chắc hơn để khẳng định vấn đề. 5.4 Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành Trong quá trình đi nghiên cứu về hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành bao gồm các lĩnh vực: văn học, triết học, folklore học, văn hóa học, dân tộc học, tôn giáo học… để tập trung làm rõ đối tượng trọng tâm của đề tài. Đối với phương pháp nghiên cứu văn học, chúng tôi kết hợp kiến thức của chuyên ngành lí luận văn học, văn học sử, cũng như một số phương diện của thi pháp học để khám phá và làm rõ vấn đề một cách chỉnh chu nhất. Trang 5 5.5 Phƣơng pháp hệ thống Sau khi sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu vấn đề, chúng tôi sẽ rút ra được nhiều nội dung xoay quanh hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Tùy theo từng cấp độ, chúng tôi sẽ xâu chuỗi những đơn vị kiến thức ấy thành một hệ thống hoàn chỉnh, sao cho vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học của kết cấu, vừa đảm bảo tính chuẩn xác và hợp logic của nội dung. Từ tiểu kết của từng phần, chúng tôi cũng chú trọng xây dựng kết luận chung thật bao quát và đầy đủ cho toàn bài nghiên cứu. VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Công trình nghiên cứu thành công sẽ cung cấp những tài liệu, những nhận định khoa học về hình tượng người anh hùng lí tưởng của nhân dân Ấn Độ qua hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata, chỉ ra những giá trị tích cực của nó, đóng góp những cứ liệu mang tính chuyên sâu về văn học Ấn Độ nói chung. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông. VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 phần và có bố cục các phần như sau: A.PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm văn học và hình tƣợng nhân vật trong sử thi 1.1. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học 1.2. Hình tượng nhân vật trong sử thi Chƣơng 2: Hình tƣợng ngƣời anh hùng lí tƣởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata 2.1. Người anh hùng xuất thân cao quí 2.2. Người anh hùng uy dũng tài ba, phò thiện trừng ác 2.3. Người anh hùng chung thủy với người yêu 2.4. Người anh hùng đại diện cho lí tưởng tôn giáo Chƣơng 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng ngƣời anh hùng lí tƣởng 3.1. Thủ pháp so sánh cường điệu 3.2. Thủ pháp điển hình hóa cá tính nhân vật 3.3. Thủ pháp xây dựng xung đột và giải quyết xung đột 3.4. Thủ pháp miêu tả và dẫn truyện lý thú C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI 1.1 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1.1.1 Khái niệm chung Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên hai phương diện: (1) Số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người; (2) Chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật... nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan... Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng... Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này: "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Trang 7 Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" Hay việc giới thiệu Hoạn Thư: "Ở ăn thì nết cũng hay, Nói điều ràng buộc thì tay cũng già" cũng gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. 1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí... Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nữa phong kiến. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người... Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả". 1.1.3 Phân loại nhân vật văn học Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất Trang 8 lượng miêu tả..., có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau. 1.1.3.1 Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống... có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ở đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện. Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án (ví dụ như: Quỷ Ravana, anh em Kuru…). Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại. Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu... Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở, Tám Bính, Năm Sài Gòn... là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: “cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa cái đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc”. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện. 1.1.3.2 Xét từ góc độ kết cấu (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm) Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ Trang 9 ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du...8 Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh. 1.1.3.3 Xét từ góc độ thể loại Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tượng con người trực tiếp thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca, cách xưng hô biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau. Ví dụ như trong bài thơ Tôi yêu em của Puskin thì nhân vật trữ tình hiển ngôn trong bài thơ này là “Tôi”. Nhân vật trữ tình biểu tượng là con người mượn các biểu tượng có trong các hiện tượng tự nhiên và các vật thể nhân tạo, để bộc bạch những tâm sự, tình cảm, tình yêu. Ví dụ như bài Tương tư của Nguyễn Bính thì nhân vật trữ tình biểu tượng lúc này là “Thôn Đoài”. Nhân vật tự sự là loại nhân vật đóng vai trò kể chuyện trong văn tự sự khác với nhân vật trong văn tự sự. Nhân vật tự sự có thể xưng tên hoặc xưng Tôi hoặc giấu mình đi theo mạch cảm xúc của câu chuyện, ví dụ như trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê nhân vật tự sự lúc này là nhân vật Tôi – Phương Định, hoặc trong tác phẩm Bến Quê của Nguyễn Minh Châu thì nhân vật tự sự lúc này chính là tác giả ông đã đứng đằng xa để quan sát và khắc họa nên tâm lí của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện. Cuối cùng đó chính là nhân vật kịch, nhân vật kịch là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong một tác phẩm kịch bởi những đặc trưng của tác phẩm kịch. Maxim Gorki cho rằng: “Kịch, bi kịch, hài kịch là thể loại khó nhất trong văn học, khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở kịch phải thể hiện tính cách bằng lời nói và hành động không có lời mách bảo, gợi ý của tác giả. Các nhân vật kịch được hình thành là do lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả”. Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng 8 Tham khảo tại Trần Đình Sử, Thi pháp văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010, trang 20-25. Trang 10 trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt… Ví dụ như trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng tác giả đã khắc họa nhân vật chính trong cuộc đấu tranh nội tâm giữa việc xây dựng ước mơ của mình và lợi ích của nhân dân…. 1.1.3.4 Xét từ góc độ chất lượng miêu tả Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật. Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể...Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau. Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật - phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây… 1.2 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI Trong sử thi anh hùng ca, nhân vật trung tâm bao giờ cũng là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ và các nhân vật khác chỉ giữ vai trò phụ, mờ nhạt và quy tụ làm tôn thêm vẻ đẹp cho người anh hùng. Nhân vật anh hùng mang tính khái quát, mang tính lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại đã sản sinh ra nó. Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm,… Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến công hiển hách. Nhân vật anh hùng sử thi không thể tồn tại nếu không vượt qua được mọi khó khăn thử thách để giành chiến thắng. Người anh hùng phải có những khát vọng lớn lao, những lý tưởng cao cả và lý tưởng ấy cũng là đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc. Những vẻ đẹp về sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng và những phẩm giá ưu tú của cộng đồng được thể hiện qua nhân vật người anh hùng trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội. 1.2.1 Vẻ đẹp về ngoại hình Nhân vật anh hùng trong sử thi về ngoại hình phần lớn thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao. Đây là điều hết sức hợp lý bởi nó là sự cộng hưởng thể chất của cả cộng đồng. Và ở cộng đồng nào thì người anh hùng sử thi đều xuất hiện trọng vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mỹ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng ấy. Trang 11 Người anh hùng trong sử thi Phương Tây được xây dựng dựa trên thế giới quan thần linh chủ nghĩa. Vì thế nhân vật anh hùng mang một vẻ đẹp siêu phàm và kỳ vĩ. Trong sử thi Hy Lạp, người anh hùng ở cả hai chiến tuyến đều là những con người toàn thiện toàn mỹ và là linh hồn của sử thi Hy Lạp. Đó là những người anh hùng đại diện cho quan điểm tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại. “Asin là tổng thể những sức mạnh ưu tú của nhân dân.” “Asin đó là sự thần thánh hóa nước Hy Lạp bằng nghệ thuật”. Dưới lời kể của Hômer thì người anh hùng Asin từ hình dáng đến vũ khí của chàng,… đều thấp thoáng hình bóng của thần linh. Chàng có vẻ đẹp “như một thần linh”, tiếng thét thì âm vang như “tiếng kèn xung trận” làm cho “đầu gối của hết thảy những người Troy đều run rẩy” và “trái tim tan ra như nước”. Không những thế, vũ khí của chàng cũng do thần linh làm giúp. Chiếc khiên của chàng là một công trình nghệ thuật của vị thần thọt chân trứ danh Hêphaixtôx, áo giáp và mũ trụ sáng ngời lên “trông xa như một đám cháy lớn, như vầng đông khi mặt trời mới mọc” đến nỗi quân sĩ của chàng cũng phải rùng mình run sợ khi đánh bạo nhìn vào những vũ khí đó. Người anh hùng trong sử thi Phương Đông được xây dựng dựa trên cảm quan và tư duy tôn giáo. Người Ấn Độ chú trọng đời sống tâm linh, nên hình dáng không chỉ là cái bên ngoài mà còn là hình dáng được cảm nhận từ bên trong. Trong sử thi Mahabharata, có rất nhiều nhân vật anh hùng lý tưởng nhưng mỗi nhân vật lại xuất sắc về một mặt nào đó. Hình ảnh Acgiuna bước vào hội cầu hôn Đrôpađi: “Acgiuna – chàng trai trẻ, như thân của một con voi, có đôi vai, cánh tay và bắp đùi rắn chắc. Nếu nhìn kỹ, trông chàng ta sừng sững như đỉnh Himavat. Acgiuna có dáng đi như dáng đi của một con sư tử, có sức mạnh như sức mạnh của một con voi thời sung mãn… Chàng ta trông thật quyết chí và chắc chắn giành được chiến thắng”. Vẻ đẹp của người anh hùng thường với tầm vóc hoành tráng, kỳ vĩ thường được so sánh với phong thái uy nghi đường bệ của các vị thần linh. Bhima “Người ông trông hệt như Ngọc hoàng Indra đứng giữa các chư thần giơ cao lưỡi tầm sét”. Trong sử thi Ramayana, nhân vật anh hùng lại có được vẻ ngoài thánh thiện do các biện pháp nghệ thuật sử thi được sử dụng trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với những yếu tố tôn giáo. Hoàng tử Rama trong tác phẩm có “đôi mắt sáng như mặt trời và mặt trăng, có đôi tai nghe thấu nhạc của trời đất, chàng là kẻ thù của mọi sự ghen tuông hờn giận và tội ác tàn bạo”. Trong sử thi Tây Nguyên, vẻ đẹp của nhân vật anh hùng được gắn liền với kích thước của núi rừng, sông suối, cây cối, chim muông… nơi vùng đất cộng đồng đang sống. Dựa trên kiểu so sánh được thiết lập trên sự tương đồng về tính chất của sự việc, và sắc thái khâm phục ngợi ca mà các hình ảnh gợi đến đã khắc họa nên vẻ đẹp oai hùng của người anh hùng Đam San: “Đam San đóng khố màu sặc sỡ. Đầu đội khăn đẹp như các tù trưởng. Khiên tròn như đầu cú. Gươm sáng như mặt trời. Tư thế chờ sẵn như con sóc mắt sáng”; “Móc dao vào phên rồi lại ngồi giữa nhà, Đam San trông dẻo như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối. Tiếng nói tiếng cười của chàng như sấm vang sét đánh”.Thước đo vẻ đẹp hình thể của chàng Đam San là những gì quen thuộc trong thiên nhiên một miền rừng núi, nó gắn liền với nếp nghĩ, nếp cảm của đồng bào Tây Nguyên. Chuẩn mực vẻ đẹp bề ngoài của người anh hùng không ở vấn đề toàn thiện, toàn mỹ mà vẻ đẹp ấy phải phù hợp với khí phách hào hùng, với nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng dân tộc. Đó cũng là một kiểu dáng vóc sử thi. Trang 12 1.2.2 Về vẻ đẹp phẩm chất - sức mạnh, tài năng, trí tuệ, đức hạnh Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm… Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến công hiển hách. Hêghen đã nhận định: “Tinh thần dũng cảm làm thành cái hứng thú chủ yếu mà tinh thần dũng cảm là một trạng thái tâm hồn và một hoạt động không hợp với tính cách biểu hiện trữ tình, cũng không phù hợp với hành động có tính kịch, nhưng lại đặc biệt phù hợp với hình tượng sử thi”. Nhân vật anh hùng sử thi không thể tồn tại nếu không vượt qua được mọi khó khăn thử thách để giành chiến thắng vang dội, lập được những chiến công hiển hách. Người anh hùng phải có những khát vọng lớn lao, những lý tưởng cao cả và lý tưởng ấy cũng là đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc. Lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường được coi là những phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng trong sử thi. Trong sử thi Hy Lạp, với quan điểm nhìn người anh hùng trong tính toàn vẹn, tính tổng thể, xuất sắc về mọi phương diện, nhân vật hành động hết sức quyết liệt vì lợi ích thành bang và vòng nguyệt quế vinh quang của người anh hùng. Người anh hùng luôn khao khát chiến thắng và để giành được thắng lợi trên chiến trường dù phải hy sinh thì đó cũng là cái chết hết sức vinh quang. Trong sử thi Ôđixê, người anh hùng không thỏa hiệp với bất cứ một trở ngại nào trên đường để trở về đến quê hương Itac. Chàng có thể vượt qua bao gian lao thử thách trên biển cả là nhờ lòng dũng cảm, ý chí sắt thép, sự chịu đựng phi thường. Chàng tự mình làm bè vượt biển, đơn độc đối mặt với những bão táp, sóng gió... Trong sử thi Iliát, phần lớn là câu chuyện về cơn giận của Asin cùng những hậu quả của nó. Asin trừ điểm yếu của chàng là gót chân thì chàng là người mình đồng da sắt, dũng cảm không ai bằng, chiến công lẫy lừng hơn bất cứ ai, căm thù giặc sục sôi, trung thành với bạn hữu… ít ai sánh được với chàng. Với khát vọng “Chừng nào chưa đánh cho quân Troy tê liệt ta sẽ chưa thôi chiến đấu”, chàng đã không hề lùi bước trước bất cứ một khó khăn, trở ngại nào. Những cuộc giao tranh giữa các anh hùng cũng thường được so sánh với các cuộc săn mồi của muôn thú: “Như lũ cá hoảng hốt nấp vào khắp hang hốc của một cửa biển chắc chắn để chốn một con cá heo hung tợn ăn thịt bất cứ con gì nó bắt được, quân Troy cũng ẩn vào những chỗ hiểm hóc của lòng sông khủng khiếp đó”. Với người Hy lạp thì chiến trường cũng giống như vũ đài thi đấu mà “Vòng nguyệt quế sẽ được quàng cho người xuất sắc nhất, Asin, kết tinh toàn bộ sức mạnh của người Hy Lạp; còn Hecto, của người Troy - hai võ sĩ bước lên võ đài mà phần thưởng có thể là cả một thành bang với những đường phố rộng sẽ thuộc về người xuất sắc hơn”. Và những phẩm chất đó của nhân vật anh hùng luôn luôn tồn tại ở mức độ phi thường, không ai sánh kịp, tạo nên vẻ đẹp hùng mạnh cho nhân vật sử thi. Nhân vật anh hùng sử thi không thể tồn tại mà không có lý tưởng cao cả, khát vọng lớn lao. Lý tưởng ấy cũng chính là đại diện cho lý tưởng cộng đồng dân tộc. Trong sử thi Hy Lạp, người anh hùng mang lý tưởng tập thể thị tộc, bộ lạc, lý tưởng của những con người tràn đầy sức sống và nhiệt tình sôi nổi, khao khát lập chiến công và vinh quang. Chàng Hecto trong sử thi Iliát với mục đích chiến đấu lập chiến công để lưu danh hậu thế nhưng đó cũng chính là lý tưởng chiến đấu vì bộ lạc, vì quyền lợi của cộng đồng. Trong sử thi Ôđixê, lý tưởng cao quý chi phối mọi hành động của người anh hùng Uylixơ là trở về quê Trang 13 hương, gia đình, là muốn tìm hiểu thế giới, khám phá những bí ẩn thiên nhiên, làm chủ số mệnh và chinh phục thế giới. Nếu như người anh hùng trong các sử thi Hy Lạp luôn hướng tới chiến thắng và vinh quang nơi chiến trận, nơi biển khơi thì người anh hùng trong các sử thi Ấn Độ lại mang lý tưởng thuần khiết hơn: lý tưởng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lý ở đời. Trong sử thi Mahabharata lời giáo huấn của Krixna dựa trên cơ sở vững chắc của lẽ Đácma: “Ai cũng phải chết, người anh hùng hay kẻ nhát gan cũng vậy, nhưng nhiệm vụ cao quý nhất của một Kơsatrya là phải trung thành với dòng dõi và niềm tin của mình, phải đè bẹp quân thù trong những trận đánh chính đáng mà giành lấy vinh quang”. Trong sử thi Ramayana, người anh hùng Rama luôn lùi bước trước những hành động đi ngược lại bổn phận. Với niềm tin lý tưởng “chiến thắng thuộc về những người đề cao Đácma” nên người anh hùng Rama luôn hành xử theo bổn phận, tinh thần cao thượng và sự vị tha. Rama được quyền nối ngôi cha, nhưng vì cha đã hứa với thứ phi Kekêi đày mình vào rừng để nhường ngôi báu cho Bharata, Rama không dám cãi lại lệnh cha. “Lời hứa của cha là danh dự, danh dự của cha là danh dự của mình và của dòng giống. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha là một bổn phận. Đó là tiêu chuẩn đạo đức của đẳng cấp quý tộc và xã hội đương thời” . Chàng vui lòng từ giã cuộc sống vương giả để ra đi và chàng nói với thứ phi Kekêi: “Không có một đạo giáo nào lớn hơn là phụng sự cha mình và thực hiện mệnh lệnh của cha… Phụng sự cha là bổn phận cao nhất của con người”. Theo quan niệm của người Ấn Độ, người anh hùng lý tưởng bên cạnh sức mạnh, tài năng và lòng dũng cảm thì phải là con người luôn luôn thực hiện đạo lý Đácma. Trong sử thi Ramayana, người anh hùng Rama được khắc họa nổi bật lên cùng phẩm chất tuyệt đối trung thành với bổn phận, có sự bao dung độ lượng cao cả và ý thức về danh dự. Mọi hành động của Rama đều luôn tuân thủ tuyệt đối theo trách nhiệm và bổn phận của Đácma. Một tình huống thấm đẫm nước mắt là khi Rama buộc tội Sita, đây là thử thách buộc người anh hùng phải lựa chọn Danh dự hay Tình yêu? Quyền lợi, trật tự xã hội của cộng đồng hay Hạnh phúc cá nhân? Rama đã lựa chọn hy sinh người mình yêu thương nhất để lựa chọn hành động theo bổn phận thuần khiết của một đấng quân vương là xây dựng gia đình chuẩn mực, có vị hoàng hậu đáng kính nể về tình yêu chung thủy. Vì vậy, Rama được người Ấn Độ xem như là hiện thân của đạo lý Đácma, “là khuôn vàng thước ngọc của đẳng cấp Kơsatrya”. Nhân vật anh hùng sử thi luôn hiện diện song hành cùng sức mạnh thể chất và tài năng, phẩm chất đạo đức siêu phàm, là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ và trở thành “khuôn vàng thước ngọc” về vẻ đẹp vật chất và sức mạnh đạo đức của con người thời đại. Người anh hùng trong Ramayana là sự khái quát hóa cao độ những khát vọng lý tưởng về sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm, đức hạnh của toàn thể cộng đồng dân tộc sản sinh ra nó. Vẻ đẹp ấy là chỗ dựa, niềm tự hào của cả cộng đồng dân tộc nên luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng. Người anh hùng trong Ramayana trở thành biểu tượng cho tâm hồn, tính cách dân tộc Ấn Độ yêu chuộng hòa bình, hòa hợp và bình đẳng. Trang 14 CHƢƠNG 2 HÌNH TƢỢNG NGƢỜI ANH HÙNG LÍ TƢỞNG TRONG HAI BỘ SỬ THI RAMAYANA VÀ MAHABHARATA Hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata là điểm quan trọng của đề tài này, đòi hỏi người viết phải làm rõ các vấn đề có liên quan một cách tốt nhất. Để đạt được một kết quả phù hợp, đòi hỏi người viết phải chọn cho mình một hướng khai thác toàn vẹn, thứ nhất không làm mất những chi tiết quan trọng của tác phẩm, thứ hai không đi quá xa trọng tâm của vấn đề; đáp ứng được những yêu cầu trên là một việc làm không hề đơn giản. Tuy nhiên, ở chương này có rất nhiều hướng khai thác tác phẩm khác nhau, ở đây chúng tôi sẽ chọn hướng khai thác tác phẩm theo chiều dọc với các nội dung: Người anh hùng xuất thân cao quí; người anh hùng uy dũng tài ba, phò thiện trừng ác; người anh hùng chung thủy với người yêu và cuối cùng là người anh hùng đại diện cho lí tưởng tôn giáo. Sở dĩ chúng tôi chọn cho mình những tiêu chí để khai thác như trên đều dựa vào tiêu chuẩn của một hình tượng người anh hùng lí tưởng mà người dân Ấn Độ xưa và nay đã tôn kính. Nó đủ để cho ta thấy rằng hình tượng người anh hùng lí tưởng trong hai bộ sử thi Ramayana, Mahabharata nói riêng và trong lòng dân chúng Ấn Độ nói chung thể hiện như thế nào. 2.1 NGƢỜI ANH HÙNG XUẤT THÂN CAO QUÝ Về nguồn gốc xuất thân, theo truyền thuyết, Rama là hóa thân thứ 7 của thần Visnu - đấng tối cao của đẳng cấp quý tộc Bàlamôn (Visnu là một trong ba vị thần tối thượng đối với Ấn Độ giáo. Barahma, Visnu, Shiva được xem là tam vị nhất thể(Trimurti) của Ấn giáo có thể được giải thích như là những phương diện của một quyền năng duy nhất. Brahma là là thần sáng tạo ra vũ trụ (thần sáng thế). Visnu tượng trưng tất cả những gì tích cực và xây dựng trong vũ trụ. Shiva là phản đề (antithesis), biểu thị những lực tiêu cực và phá hoại chung quanh ta. Ba vị thần ở Điện thờ Ấn giáo là những biểu tượng của các nguyên lý trừu tượng. Vũ trụ được điều lý theo nhịp thái hòa. Có vị thần Shiva tàn phá, thì lại có thần bảo lưu Visnu, không có vị thần nào hiện hữu đơn độc. Shiva không tách rời khỏi Visnu. Visnu là vị thần cao nhất, là thần sáng tạo, còn được gọi là thần tay phải (tay phải đưa lên, khuỷu tay gấp lại cong lên , lòng bàn tay phải đua ra trước (động tác abhayamudra: không kinh sợ). Những vật thường có ở nơi Visnu là một ốc tù và, một tràng hạt cầu kinh, một hoa sen. Visnu là hiện thân của sự ổn định nữ tính và khả năng sinh thành. Visnu được mô tả với bốn cánh tay, nhiều đầu, có nhiều hóa thân khác nhau (avataras) nhằm gìn giữ đạo đức và văn minh của nhân loại. Narayanna (con cua Nara: người đầu tiên, bằng hữu) được hiểu là “nơi cư ngụ chung của con người”. Trong thiên anh hùng ca Ramayana, Visnu xuất hiện là con của Nara. Trong thiên anh hùng ca Mahabharata Visnu xuất hiện với danh xưng Krixna để giảng thuyết nền đức lý vĩ đại của người anh hùng Acgiuna trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita). Visnu ngủ bốn tháng trong năm, nghỉ ngơi trong vòng cuộn của rắn Ananta hay rắn Sesanaga. Shiva được đánh thức bởi một nghi lễ đặc biệt. Người phối ngẫu thường xuyên với Visnu là nữ thần may mắn Lakshmi. Đối thủ chính của Visnu là Yama (thần chết). Visnu ngồi trên lưng con vật Trang 15 thiêng đầu người mình chim Garuda để di chuyển. Garuda chuyên ăn tươi nuốt sống nuốt sống lũ ác quỷ). Visnu được giáng thế làm người cứu nhân loại ra khỏi vòng trầm luân đau khổ trong chiến tranh loạn lạc. Mục đích giáng trần vô cùng cao quý đó là cứu nhân độ thế, tiêu diệt cái ác, bảo vệ cái thiện. Lúc đó có con quỷ Ravana, rakshara 10 đầu độc ác, tự phụ do hắn đã được đấng Brahma ban sức mạnh bất diệt cho hắn và do hắn có khả năng làm cho các hành tinh quay chậm lại, thậm chí đứng lại khiến đấng Bhahma lo lắng đành chấp nhận mọi yêu cầu của hắn để cứu lấy vũ trụ. Không một ai có thể tiêu diệt hắn trừ con người và muông thú trên trái đất, do hắn đã quá khinh mạn.“Chính trong lúc họ (những chư thần) đang nát óc về vấn đề này thì những lời khấn cầu của Đasaratha đến tai họ. Inđờra nghĩ: đây là một vị vua lẫy lừng, đang cầu xin con cái. Tại sao không ban cho ông ta một đứa con trai có thể giúp chư thần chống lại Ra va na? Nghĩ vậy, In- đờ-ra vội đến gặp thần tối thượng Visnu và bày tỏ ý mình: “Ngài hãy cứu chúng tôi thoát khỏi tay tên Ravana ác độc. Vì đặc ân của Brahma, quỉ thần gì cũng không giết nổi hắn. Chỉ còn có con người thôi. Hãy tạo ra con người ấy và cứu lấy chúng tôi, Inđờra van nài. Visnu vốn sẵn lòng từ bi cao quí, đã hứa với vua chư thần rằng chính người sẽ đầu thai làm người xuống trần gian. Người sẽ là Rama, con trai của vua Đasaratha”9 Vì vậy, Rama được hóa thân với trọng trách tiêu diệt quỷ Ravana. Thần Visnu giáng thế xuống trần đầu thai thành một trong bốn vị hoàng tử của vua Đasaratha trong vương quốc Côsala được đặt tên là Rama. “Bốn người con trai của vua Đasaratha đã lớn lên thành những chàng trai cao lớn, khỏe mạnh và tuấn tú. Họ là niềm vui của kinh thành. Khi họ đi bất cứ nơi đâu ở A-dô-di-a, vẻ quí phái và dáng đi hiên ngang của họ thu hút sự ngưỡng mộ của chúng dân cũng như cử chỉ mềm mỏng của họ chiếm được lòng yêu thương của mọi người (…) Nhà vua yêu tha thiết tất cả con trai của mình. Nhưng Rama là người làm đẹp dạ nhà vua hơn cả, vì chàng luôn lanh trí làm theo ước muốn của vua cha, ngay cả khi chưa được dặn dò hay sai bảo. Tất nhiên, chính điều này càng đặc biệt làm cho Đasaratha yêu dấu chàng hơn nữa”[11]. Bên cạnh vị hoàng tử Rama đáng kính còn có những vị anh hùng khác điều có xuất thân cao quí như: Lắcsơmana (là một vị hoàng tử em trai của Rama, chàng luôn tỏ ra là một người em ngoan hiền, hiểu chuyện và sẳn sàng hi sinh để giúp đỡ Rama), Hanuman (một con khỉ của vùng Risiamukha và cũng là một trợ thủ đắc lực của vua loài khỉ Sugơriva. Hanuman trong nghĩa khí luôn tìm mọi cách để giúp đỡ Rama, ông nội của Hanuman là thần gió Vadu điều đó cho thấy Hanuman cũng do thần tạo ra “Chắc hẳn những con khỉ này có sức mạnh siêu phàm mới xứng là những đối thủ của bọn Racsaxa! Vả lại, người ta biết rõ là chúng được chư thần ban cho những đặc ân. Có lẽ là một vài con khỉ như Hanuman đã được chính chư thần sinh ra”…), ngoài ra còn có Barata cương trực, vua loài khỉ Sugơriva chính nghĩa… Trên đây người viết đã điểm qua nguồn gốc xuất thân của các vị anh hùng trong sử thi Ramayana vậy trong Mahabharata thì những vị anh hùng sẽ có những hóa thân huyền bí gì đây? Câu trả lời sẽ được giải mã trong những phần dưới đây nhưng trước khi nói đến nguồn gốc xuất thân của các vị anh 9 Cao Xuân Hiệp, Huỳnh Ngọc Trảng dịch, Hoàng tử Rama (anh hùng ca cổ đại Ấn Độ) Trang 9, NXB Sở Văn hóa và Thông tin Long An, Năm 1984. Trang 16 hùng trong tác phẩm Mahabharata người viết xin điểm qua một số chi tiết về nguồn gốc sâu xa của tác phẩm để người đọc thấy rõ nội dung hơn. “Krixna Đơmêpayana Vyaxa vừa là một tác giả vừa là một trong những ông tổ của các nhân vật trong tập sử thi, là con trai của Risi Parasara và nàng tiên Xatyavati. Xatyavati tuy đã đẻ con nhưng được thần cho lại trinh tiết như thường. Có một ông vua, con cháu của Bharata, tên là Xantanu. Con trai của Xantanu do nữ thần sông Hằng đẻ ra tên là Xantavana hay Bhisma. Đến tuổi già Xantanu vẫn muốn lấy vợ nữa nhưng Bhisma được quyền kế tự là một trở ngại cho Xantanu. Muốn được lòng cha, Bhisma hi sinh quyền ấy và Xantanu lấy Xatyavati. Xatyavati đẻ được hai con trai, con đầu tiên là Chitriangata nối ngôi cha nhưng rồi bị vua Gandharva giết chết trong một cuộc giao chiến. Người con thứ là Vichitravirya lên ngôi nhưng lại không có con trai, chết đi để lại hai người vợ là Ambika và Ambalika đều là con gái một ông vua ở Kasi. Xatyavati cho Vyaxa là con riêng của mình lấy hai người vợ góa ấy để nối dõi tông đường cho anh. Vyaxa bỏ cuộc đời đi di ẩn trong rừng. Đời cấm dục khắc khổ của Vyaxa làm cho mặt mày ông thay đổi rất sợ. Hai người vợ thấy vậy rất hãi hùng. Người vợ nhiều tuổi hơn nhắm hai mắt khi lại gần Vyaxa, vì thế mà sinh ra đui mù đặt tên là Đơritaratra. Người vợ ít tuổi hơn cũng vì sợ xanh mặt khi lại gần Vyaxa nên đẻ ra một đứa con trai xanh tái lấy tên là Panđu. Xatyavati muốn có được một đứa cháu trai đẹp đẽ không bệnh tật, nhưng người vợ góa nhiều tuổi không đẻ được nữa đành cho một người con gái nô lệ thay thế mình. Người con gái nô lệ đẻ với Vyaxa được một người con trai tên là Vidura. Mấy đứa con đều do ông bác là Bhisma nuôi. Đến lúc trưởng thành Đơritaratra vì bị mù không lên ngôi được. Panđu được lên ngôi. Nhưng Panđu bị nghi là đau bệnh phong, bị hiềm khích nên phải vào rừng ở. Đơritaratra lại lên ngôi.”10 Panđu có hai người vợ: Kunti và Madri. Sau vì đau ốm luôn, Panđu phải vào ở trong núi Himalaya và chết ở đó. Cả hai người vợ theo vào đẻ dược năm con trai. Đó là con của các vị thần nhưng Panđu nhận làm con mình cho hưởng mọi quyền lợi của dòng họ Panđava. Kunti là mẹ của ba người con đầu, Madri là mẹ của hai đứa con sau. Yuhitira con trưởng rất giỏi đánh giặc chính là con trai của thần Đácma thần công lý đạo đức, Bhima con thứ hai là con trai của thần gió Vayu, con thứ ba Acgiuna (nghĩa là sáng như bạc) chính là con của thần Inđra (thần của các vị thần), Nakula và Xahadeva người thứ tư và người thứ năm là hai con trai sinh đôi của nàng Madri và thần mặt trời. Đơritaratra mù lòa cai quản Haxtinaopura. Vợ Đơritaratra là Ganđari đẻ được một trăm con trai và một con gái tên là Đuxala. Đẻ nhiều như vậy là nhờ Vyaxa toàn đẻ trong những điều kiện thần bí. Tất cả một trăm con trai đều gọi chung là Kôrava. Khi các hoàng tử Panđu còn bé và lúc cha mất họ được dẫn đến chào Đơritaratra. Đơritaratra đã chăm sóc nuôi nấng và dạy dỗ các cháu như con mình.Từ đó, mâu thuẫn giữa anh em Kôrava và Panđava bắt đầu. Những chi tiết trên cho thấy các vị anh hùng trong tập sử thi Mahabharata đều có những nguồn gốc xuất thân cao quí nếu không là thần thánh hóa thân thì cũng là con bậc vua chúa lẫy lừng trong thiên hạ. 10 Cao Huy Đỉnh, Phạm Thủy Ba, Nguyễn Quế Dương dịch, Mahabaharata cùng với Chí Tôn ca, Trang 26, NXB Văn học, Năm 2004. Trang 17 Trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata không những có các giai thoại hay các truyền thuyết về xuất thân cao quí của các vị anh hùng mà điều đó còn biểu hiện ở ngoại hình, ngôn ngữ, thái độ quan tâm đối với xã hội… đã tô đậm hơn vẻ đẹp cao quí, đáng kính ở họ. Thuyết phục những gì đã nói, Người viết xin đi sâu phân tích về những phương diện đã nói trên: 2.1.1 Về ngoại hình Từ đầu khi xuất hiện ta đã thấy một Rama cứng cỏi, cường tráng và khỏe mạnh. Tuy chỉ mới mười sáu tuổi thôi nhưng Rama lại tỏ ra là một chàng trai đầy khí chất khiến dân chúng trong thành kính yêu ngưỡng mộ. Khi Rama và Lắcsơmana cùng đạo sĩ Vítsơvamitra vào rừng tiêu diệt lũ quỉ dữ thì vẻ oai nghiêm của hai hoàng tử hiện ra thánh thiện: “Cả ba đi vào rừng thẳm, Vítsơvamitra toàn năng và hai vị hoàng tử trẻ tuổi, quyết chí trở thành những chiến sĩ diệt trừ loài quỉ dữ. Họ đi dũng mãnh làm sao! Đôi vai rộng càng thêm rộng bởi họ mang cánh cung và ống tên. Lòng yêu thích phiêu lưu và chiến đấu sáng ngời trên khuôn mặt họ, làm dáng vẻ cao quí của họ trở nên thần tiên rạng rỡ hơn bao giờ hết”. Không những chàng tỏ ra cứng cỏi trong chiến đấu mà chàng còn tỏ ra cứng cỏi và đẹp hơn trong khi chàng sắp bị lưu đày, chàng từ tốn, nghiêm trang và không chút phản kháng trước lời hứa của vua cha cùng hoàng hậu Kekêi: “Rama, Sita và Lắcsơmana sẵn sàng rời kinh thành. Họ mặc quần áo vỏ cây như những bậc hiền giả trong rừng vẫn mặc. Lắcsơmana đem theo một ít vận dụng mà họ có thể cần đến khi sống trong rừng thẳm, những vật như cuốc xẻng mai đào đất. Cả hai anh em đều mang theo cung tên, áo giáp và những vũ khí khác. Dân chúng theo dõi họ từ những nóc nhà khi họ đi đến cung điện của Đasaratha để từ giã lần cuối. “ Hãy nhìn họ xem!” Dân chúng bảo nhau. “Họ đi hiên ngang làm sao!Rama có dáng vẻ cao quí biết dường nào!Không một giọt nước mắt, không một tiếng phản đối…Đó chàng bước đi như bước đến ngai vàng Rama là vậy! Lúc nào chàng cũng mạnh mẽ can trường và dứt khoát trong hành động dù trong buổi chia tay đầy quyến luyến với vua cha và vương quốc khi phải đi lưu đày “Rama cắt đứt tất cả mọi cuộc cãi lý thêm nữa bằng cách ra đi tức thì. Vua Đasaratha miễn cưỡng để chàng ra đi và thảm thiết kêu gào xin chàng hãy dừng lại. Nhưng Rama không quay đầu lại nhìn. Với những bước đi chắc nịch, chàng bước ra ngoài. Sita và Lắcsơmana theo sau”. Bên cạnh Rama là người em trai, vị hoàng tử cũng không kém phần oai nghiêm hùng dũng. Lắcsơmana chàng luôn là người hiểu chuyện, tôn trọng và yêu mến Rama. Sẵn sàng hi sinh khi Rama cần đến chàng, hành động của chàng đối với Rama chứng tỏ rằng chàng một là chàng trai dũng cảm và đầy nhiệt huyết lẫn cả khi chàng thấy bất bình dùm Rama “Nhìn thấy hoàng hậu ưu phiền, Lắcsơmana buột miệng “Lão già ngu ngốc” chàng kêu lên, quên phắt đi nhà vua là cha của chàng “Lão già ngốc nghếch, lão đã mất trí ên rồi chăng mới đày Rama đi như vậy? Rama đã làm gì nên tội để phải chịu hình phạt như thế chứ? Lão già lú lẫn hồ đồ như một cục đất sét trong tay của Kakêi. Phải làm sao cho lão sang mắt ra. Em không chịu sự phục tùng quá đáng của anh, Rama ạ. Em sẽ không bao giờ tán thành việc này cả. Việc gì cũng có giới hạn, hãy ra lệnh cho em em sẽ tiêu diệt đạo quân của Đasaratha một tay này thôi. Anh sẽ được tôn làm vua của Côsala.” Bằng những lời lẽ chân thành của mình, chàng vẫn không khuyên được Rama cuối cùng chàng xin Rama để chàng được đi cùng “Đến nước này, Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng