Mô tả:
Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nên việc sử dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất. Mỗi loại phân bón sẽ có một vai trò nhất định trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, trong đó K (kali) là thành phần tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit của cây, làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chỉnh sự khuếch tán CO2 của quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện thời tiết ít nắng, thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm, thúc đẩy sự ra hoa, tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh, làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt và quả, là một yếu tố cần thiết để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn [1]. Với tầm quan trọng của Kali như trên, nhóm đã quyết định tiến hành một thực nghiệm để đánh giá vai trò của phân K trong mô hình trồng đậu bắp – một loại cây phổ biến được rất nhiều người dân trồng vì nó có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, dễ chăm sóc, năng suất ổn định và ít bị sâu bệnh gây hại nhằm Khảo sát ảnh hưởng của phân K lên năng suất cây trồng.