Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Liên môn địa lý 12 tài nguyên thiên nhiên biển đông , chủ quyền lãnh thổ và bảo...

Tài liệu Liên môn địa lý 12 tài nguyên thiên nhiên biển đông , chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ quần đảo trường sa, hoàng sa của việt nam

.PDF
24
1473
142

Mô tả:

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TRƯỜNG THCS-THPT TRẦN QUỐC TUẤN BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Thông tin học sinh: 1. Họ và tên: Nguyễn Hồng Anh Ngày sinh: 22/3/1996 Lớp: 12D 2. Nguyễn Thị Mai: Ngày sinh: 21/4/1996 Lớp 12 D Địa chỉ: Phú Mỹ- P. Mỹ Đình II- Q. Nam Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 043. 768.2213-043.768.1123 Email: www thpt. Tranquoctuan-hanoiedu.vn I. Tên tình huống TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN ĐÔNG , CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BẢO VỆ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA, HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM II. Mục tiêu giải quyết tình huống: II.1- Tuyên truyền cho mọi người biết được sự giàu có của các loại tài nguyên trong biển Đông từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ vùng biển của Việt Nam cũng như có những biện pháp phù hợp để phát triển các ngành kinh tế liên quan đến biển. II.2- Hiện nay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiểm giữ một phần có nhiều học sinh cũng như nhân dân chưa hiểu rõ về ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền của hai quần đảo này.Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ về lãnh thổ Việt Nam nói chung và biển đảo Việt Nam nói riêng. Nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tranh chấp với Trung Quốc. Qua đó giúp các bạn hiểu rõ Việt Nam là nước toàn vẹn về lãnh thổ bao gồm: vùng biển, vùng trời, đất liền và hải đảo. II.3- Giáo dục ý thức cho các bạn học sinh và mọi người về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc , nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc trong đoàn viên, thanh niên. cần làm những việc gì, thái độ và hành động của chúng ta trong việc bảo vệ tài nguyên và chủ quyền biển đảo. II.4- Khi giải quyết tình huống này chúng em sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu, rộng kiến thức các môn: Địa lí, lịch sử, giáo dục công dân, quốc phòng, văn học… III. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. Khi giải quyết tình huống này nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng kiến thức nhiều môn học trong nhà trường và những hiểu biết từ 1 thực tiễn cuộc sống để giải quyết tình huống mà chúng em đưa ra ở trên cụ thể là nhưng môn: Địa lí, lịch sử, Ngữ văn, Quốc phòng, Giáo dục công dân…ở các khối lớp 10, 11, 12 mà chúng em đã học. - Với môn Địa lí : chúng em được học về vị trí địa lí, vùng đất , vùng trời, vùng biển, vai trò hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển ... - Với môn Lịch sử: Truyền thống lịch sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những minh chững cho chủ quyền của biển đảo Việt Nam. - Với môn Ngữ văn: Ca ngợi sự giàu có của tài nguyên trong Biển Đông và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền vùng biển - Với môn Quốc phòng: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, chủ quyền vùng biển đảo … - Với môn GDCD: Giáo dục lòng yêu nước và tự hào của dân tộc Việt Nam trong việc gìn giữ gìn chủ quyền biển đảo Sự tích hợp kiến thức của các môn học sẽ được trình bày trong phần thuyết minh giải quyết các tình huống cùng các tranh ảnh minh họa. IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: IV.1 Sử dụng kiến thức môn Địa lí để tuyên truyền về phạm vi lãnh thổ Việt Nam: (bài 2 “ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ”- lớp 12) - Lãnh thổ Việt nam gồm ba phần: Vùng đất, vùng trời và vùng biển. - Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương Rộng lớn. Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ đất liền và hải đả, có tổng diện tích là: 331 212 km2. Vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta. - Đường bờ biển nước ta dài 3260 Km, có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Vùng biển nước ta gồm: 2 + Nội thủy , ngày 12-11-1982 Chính phủ nước ta đã ra quy định tính vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. + Lãnh hải rộng 12 hải lí chính là đường biên giới quốc gia trên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. + Tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí Việt nam có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, quốc phòng… + Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền với lãnh hải rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở thực hiện theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. + Thềm lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ rìa của lục địa có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Việt Nam có quyền thăm dò, khai thác và bảo vệ các tài nguyên biển. 3 IV.2. Sử dụng kiến thức môn Địa lí để tuyên truyền về sự giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Biển Đông: ( bài 8 “ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển ’’- lớp 12, bài 42 “ Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo”) - Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. + Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất đang khai thác là nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-mã lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ nhưng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm 4 dò. Sản lượng khai thác dầu khí ngày càng tăng năm 2005 đạt 18,5 triệu tấn. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan. Vùng ven biển thuận lợi làm nghè muối, nhất là vùng Nam Trung Bộ. + Tài nguyên hải sản giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao: Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh sinh vật phù du và các sinh vật khác. - Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng và giàu có. + Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng như: các vịnh cửa sông tiêu biêu Vịnh Hạ Long đã trở thành di sản thiên nhiên của thế giới đươc 20 năm, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có các bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ, những rạn san hô… + Rừng ngập mặn vốn có diện tích 450 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadon ở nam Mĩ. Tuy nhiên hiện nay đã bị thu hẹp nhiều. Hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú như đảo cát Bà, đảo Phú Quốc… Với những nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Biển Đông thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. 5 Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên của thế giới Bãi biển Nha Trang – Việt Nam 6 IV.3. Sử dụng kiến thức môn Giáo dục công dân về sự phong phú đa dạng của tài nguyên thiên nhiên trong Biển Đông ( bài 12 “ Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường’’- lớp 11 ) “Tài nguyên biển nước ta rộng lớn, phong cảnh đẹp có nhiều hải sản quý” V.4. Sử dụng kiến thức môn văn học để tuyên truyền về sự giàu đẹp và hình ảnh con người khai thác tài nguyên cá trong Biển Đông của Việt Nam: ( bài “ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ’’) Bài thơ là khúc ca ca ngợi sự giàu đẹp của biển, sự giàu đẹp trong tâm hồn của những người lao động Việt Nam, ngày đêm chạy đua với thời gian cống hiến xây dựng cho đất nước và bảo vệ chủ quyền vùng Biển Đông. IV.4. Sử dụng kiến thức môn Lịch sử, Giáo dục quốc phòng để tuyên truyền về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam: (Môn GDQPbài 3 “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia’’- lớp 11 ) 7 Quần đảo Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa: Nằm trong kinh độ 1110 đến 1130 Đ, vĩ độ 5045’17015’ Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2, một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa. Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam) 8 Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa Nằm về phía đông nam của biển Đông: gồm trên 100 đảo, đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, nằm ở khu vực biển trong vĩ độ 6 50' B 12 00' B và kinh độ 111 30' Đ  117 20' Đ trên vùng biển rộng khoảng 180.000 km2, cách Cam Ranh, Khánh Hòa khoảng 248 hải lý, được chia thành 10 cụm đảo: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2, đảo Ba Bình là đảo lớn nhất khoảng 0,5 km2, đảo Song Tử Tây là đảo cao nhất khoảng 4m - 6m. Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời. Ít nhất từ thế kỷ XVII. Việt Nam với tư cách Nhà nước đã thực thi chủ quyền của mình trên hai quần đảo một cách thực sự, hòa bình và liên tục. Theo hiểu biết địa lí lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa, ban đầu được người Việt gọi là Bãi Cát Vàng. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức đội "Hoàng Sa" lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc nạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm đội "Bắc Hải" lấy người thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Cùng với nhiệm 9 vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trong các năm 1834, 1835 và 1836. Thông qua việc khai thác tài nguyên trên đảo Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lý, nhà Nguyễn đã làm chủ hai quần đảo từ khi chúng chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào, làm cho 2 quần đảo từ vô chủ trở thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, trên bia có khắc dòng chữ tiếng Pháp có nghĩa "Cộng hóa Pháp - Vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa 1816, đảo Hoàng Sa 1938. Đại Nam thực lục chính biên quyển XXII vào năm Gia Long thứ 2 (1838) chép: “ Cai Cơ Võ Văn Phú làm thủ ngư cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”. Trong thời kì xâm chiếm trở lại Việt Nam (1945-1954), Pháp vẫn làm chủ Biển Đông và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Hiệp định Gionevo năm 1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở xuống thuộc Chính quyền phía Nam quản lý. Khi Pháp rút quân tháng 4/1956, xảy ra chiến tranh lạnh giữa Liên Xô đứng đấu phe Xã hội chủ nghĩa và Mỹ đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa, Việt Nam bị chia cắt khiến hai chính quyền bị cuốn hút vào sự đối đầu, không có điều kiện bảo vệ toàn vẹn được chủ quyền để cho Trung Quốc dần chiếm từng phần rồi toàn thể Hoàng Sa năm 1974, Việt Nam Cộng 10 Hòa chỉ trấn giữ quần đảo Trường Sa song lại để cho Đài Loan chiếm đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa vào tháng 10/1956, để cho Philippine chiếm một số đảo đá trong đó có Song Tử Đông ở Trường Sa. Chính vì vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước trong khu vực tranh chấp chủ quyền của Việt Nam cũng như Trung Quốc chiếm giữ trái phép hoàn toàn Hoàng Sa và Trường Sa trong thời kỳ này chính là những biến động chính trị ở Việt Nam cũng như trên thế giới, do Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, không còn bảo vệ đồng minh để cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực. Tháng 01 năm 1988, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã huy động một lực lượng hải quân gồm nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa xuất phát từ Hải Nam tiến xuống phía Nam, trong đó có 4 chiếc đến khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động các tàu vận tải của Việt Nam trong khu vực biển gần bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên. Lực lượng tàu chiến này đặt dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư lệnh đặc biệt được thành lập để tổ chức triển khai chiến dịch đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ ngày 14 tháng 3 năm 1988, nấp dưới luận điệu quen thuộc “phản công để tự vệ”. Trong cuộc xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc tại khu vực bãi đá ở Trường Sa, tính đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma, đá Su Bi. Năm 1988, Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông báo cho Liên Hợp quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và đặc biệt là các công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ các bãi đá đã chiếm được và khước từ thương lượng. Ngày 14 tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phản đối việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (Nghị quyết ngày 13/4/1988 thành lập tỉnh Hải Nam). 11 Năm 1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Năm 1949, Trung Quốc cho ấn hành một bản đồ, trong đó, “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như bản đồ trước đó của Cộng hoà Trung Hoa xuất bản tháng 2 năm 1948. Đến năm 1953, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Hai nét ở Vịnh Bắc Bộ đã bị xoá. “Đường đứt khúc 9 đoạn” hay còn gọi là “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc yêu sách chạy sát bờ biển của nhiều nước ven bờ Biển Đông, bao lấy một phạm vi biển chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông.Trung Quốc đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức về “đường lưỡi bò” này. Nhưng bằng nhiều thủ thuật quảng bá, tuyên truyền, Trung Quốc đã và đang cố làm cho người dân Trung Quốc và một số người, tổ chức trên thế giới nhầm tưởng, hầu hết Biển Đông và 4 quần đảo trong đó là của Trung Quốc và ngang nhiên áp đặt, đòi hỏi chủ quyền lãnh hải phi lí lên hầu hết Biển Đông trong đó có hai quần đảo của Việt Nam trong khi các nước xung quanh Biển Đông phản đối, dư luận quốc tế không ủng hộ và vi phạm công ước luật biển năm 1982, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tài phán, quyền chủ quyền, lợi ích kinh tế và tuyến đường hàng hải của Việt Nam cũng như của quốc tế trên Biển Đông. Ngày 1/5/2014 Trung Quốc lại đặt giàn khoan HD 981 trái phép tại đảo Sitôn của Việt Nam nhằm khiêu khích chiến tranh với Việt Nam để chiếm tiếp các đảo của Việt Nam. Hành động này trái với luật pháp quốc tế về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông khi trong thông báo hàng hải ngày 3-5-2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc-111 độ 12’06” kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý 12 (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam Giàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam 13 Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh công tác ngoại giao với nhiều nước trên thể giới để tuyên truyền và làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn và ủng hộ Việt Nam về chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo này Để tăng cường quyền chủ quyền về biển đảo nước ta đã thành lập Cục cảnh sát biển ngày 28/8/1998. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển với với 99,2% số đại biểu tán thành. Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam ra đời trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Ngày 27/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ mít tinh quốc gia nhân Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2011. 14 Sau đây là những hình ảnh về những hòn đảo mà nước Việt Nam ta đang kiểm soát và cả những hòn đảo, bãi đá…mà một số quốc gia khác đang chiếm giữ trái phép. Một số hình ảnh về các đảo Việt Nam đang kiểm soát Đảo An Bang Đảo Nam Yết Đảo Sinh Tồn Đảo Trường Sa Đá Lớn 15 Một số đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa Đá Châu Viên Đá Chữ thập Đá Gạc Ma Đá Vành khăn Một số đảo bị Philippines chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa Đảo Bến Lạc Đảo Bình Nguyên 16 Đảo Loại Ta Đảo Thị Tứ Đảo Vĩnh Viễn Bãi An Nhơn Đại Nam Nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1834 dưới triều Minh Mạng có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán 17 Và không chỉ có nhiều bản đồ của Trung Quốc qua các thế kỉ không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn nhiều bản đồ của các nước trên thế giới cũng cho thấy rõ điều này. Bản đồ Asia in Praecipuas Ipsius Partes Distributa do Van der AA thực hiện năm 1594 Bản đồ Insulae Indiae Orientalis do Jodocus Hondius thực hiện năm 1632. Hai bản đồ này nằm trong số những bản đồ Việt Nam, Đông Nam Á và Châu Á do phương Tây vẽ vào thế kỷ từ thế kỷ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam 18 20 có thể hiện 2 Song song với những hoạt động này nhà nước ta cũng đã đầu tư rất nhiều tàu thuyền hiện đại để tăng cường khả năng tuần tra, bảo vệ biển đảo và ngư dân đánh bắt cá ngoài khơi . Tàu tuần tra cao tốc TT 120 Tàu kéo cứu nạn 3500 CV Tàu kéo cứu nạn 3500 CV Cho dù điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn, cuộc sống ngoài các đảo còn vất vả gian nan nhưng những người lính đảo vẫn ngày đêm vững tay súng bảo vệ tổ quốc và ngư dân đánh cá ngoài khơi. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan