Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Logistics vinafco...

Tài liệu Logistics vinafco

.PDF
62
644
56

Mô tả:

thực trạng và giải pháp phát triện logistics tại Vinafco
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO Môn học: Quản trị Logistics Nhóm: 1. 2. 3. 4. 5. Thành Thị A Khương. Tầng Thị Kim Phượng. Lương Thị Quỳnh Diễm. Nguyễn Thị Tuyết. Lê Thị Khuyên. Công ty cổ phần VINAFCO LỜI MỞ ĐẦU Vận tải giao nhận là yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế. Kinh doanh ngày càng phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra trong vận chuyển của xã hội, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu. Song thực tế cho thấy hoạt động giao nhận vận tải ở Việt Nam còn nhiều bất cập mà nổi trội hơn cả chính là chất lượng của hoạt động. Phát triển đa dạng, phong phú dịch vụ cung cấp nhưng hiệu quả không cao do nguyên nhân chủ yếu chính là phương thức kinh doanh chưa thích hợp dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, thực tiễn đòi hỏi cần có phương thức kinh doanh mới tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí.Dịch vụ vận tải giao nhận rất đa dạng và Logistics chính là phương thức kinh doanh tiên tiến cần được nghiên cứu để áp dụng và phát triển trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam. Công ty cổ phần Vinafco là một trong những công ty đi đầu trong ngành vận dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam những năm qua. Có thể nói đây là một trong những công ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thị trường , từ chất lượng dịch vụ logistics những năm qua,cũng như hoạt động của công ty Vinafco em xin chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp dịch vụ Logistics tại Công ty cổ phần Vinafco” làm đề tài chuyên đề môn học của mình. Em hi vọng rằng những nghiên cứu của mình về dịch vụ logistics hiện có và những giải pháp phát triển dịch vụ này tại Vinafco sẽ giúp cho Công ty có được cái nhìn khái quát và trở thành công ty đứng đầu về chất lượng trong ngành dịch vụ vận tải giao nhận. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Công ty cổ phần VINAFCO CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO LOGISTICS I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics 1. Khái niệm logistics Logistics là một thuật ngữ quân sự đã có từ mấy trăm năm nay, thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong quân đội và mang nghĩa là “ hậu cần” hoặc “ tiếp vận”. Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, nhiều thập kỷ qua, logistics được nghiên cứu sâu và áp dụng sang các lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh. Thuật ngữ logistics ngày nay được hiểu với nghĩa quản lý (Management) hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong xã hội. Nhưng cho đến nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics. Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng Anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and services for any compex operation). Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ (The Council of Logistics Management CLM in the USA - CLM) - 1998”: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. “Theo khái niệm này Logistics như một lĩnh vực của quản lý. Logistics được Ủy ban logistics của Mỹ định nghĩa như sau : “Logistics là quá trình lập kế hoạch , chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối 1 Công ty cổ phần VINAFCO với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. “ Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm “logistics” mà đưa ra khái niệm “ dịch vụ logistics” như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.( Điều 233- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005), Qua một số khái niệm trên đây, chúng ta thấy cho dù có sự khác nhau về từ ngữ và cách diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung, tất cả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm, qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích của logistics là giảm chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời. Tóm lại, logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. Hoạt động logistics có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau: Trong sơ đồ ta thấy có logistics ngoại biên và nội biên.Đây chính là hai hình thức chính của hoạt động logistics. 2 Công ty cổ phần VINAFCO Điểm cung cấp nguyên/ vật liệu Kho dự trữ nguyên liệu Sản xuất Kho Nhà máy Kho vc vc Nhà máy Thị trường tiêu dùng Kho A Kho B vc vc Logistics ngoại biên Logistics nội biên a) Kho dự trữ sản phẩm Hình 1.1: Mô hình tổng quan về logistics (Nguồn: Logistics Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, NXB Giao thông vận tải-2006 2. Đặc điểm của logistics Khi nghiên cứu về logistics, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau đây: 2.1. Logistics có thể coi là tổng hợp của các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tại bất kì thời điểm nào, trong bất cứ môi trường nào, logistics sinh tồn cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Con người có thể nhận định được về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu…Logistics sinh Ví dụ, một nhà máy thép đòi hỏi nguyên liệu thô (quặng sắt) cho quá trình sản xuất, thép tồn tại trong nhà máy dưới nhiều giai đoạn cho đến khi thành thành phẩm cuối cùng. Nhà máy thép này cần thiết phải phát triển chương trình logistics nhằm hỗ trợ cho phân phối sản phẩm. Như vậy, nhà máy thép đã liên kết các yếu tố của logistics hoạt động với sự hiểu biết hạn chế về logistics hệ thống. 3 Công ty cổ phần VINAFCO 2.2. Logistics là một dịch vụ Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics. Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của logistics. 2.3. Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiện. Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như: thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan… cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door) đúng nơi, đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò người được ủy thác trở thành một bên chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình. Nếu như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải, một vài kho chứa hàng…là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng thì ngày nay, do yêu cầu về dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi , kiểm tra… 2.4. Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức Trước đây, hàng hóa đi từ nước người bán sang nước người mua dưới nhiều hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải 4 Công ty cổ phần VINAFCO khác nhau, vi vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa rất lớn và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau, trách nhiệm của mỗi người vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà anh ta đảm nhiệm. Những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức ra đời, bây giờ người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng với một người, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức- Multimodal transport operator- MTO. MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất (Chứng từ vận tải đa phương thứcMultimodal transport document) cho dù anh ta có thể không phải là người chuyên chở thực tế. Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hóa, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hóa để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức do người tổ chức mọi dịch vụ logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phương tiện vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa điểm cuối cùng theo yêu cầu khách hàng. Tóm lại, logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của logistics. 2.5. Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất, hỗ trợ sản 5 Công ty cổ phần VINAFCO phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng, Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không bao gồm các yếu tố của logistics hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi chuyển quyền sở hữu sản phẩm không bao gồm các yếu tố của logistics hoạt động. Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện: sản xuất được logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Marketing được logistics hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trữ phụ tùng thay thế hay bất kì một yếu tố nào khác của logistics. 3. 3.1. Phân loại hệ thống logistics Phân loại theo các hình thức logistics Hiện nay, logistics đang tồn tại dưới các hình thức sau: Logistics bên thứ nhất (First Party Logistisc): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Logistics bên thứ nhất làm phình to qui mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hải quan, trung gian thanh toán… Logistics bên thứ ba (Third Party Logistics) là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyển nội địa 6 Công ty cổ phần VINAFCO hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến qui định… Do đó logistics bên thứ ba bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. Logistics bên thứ tư ( Fourth Party Logistics) là người tích hợp, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. Logistics bên thứ tư chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…logistics bên thứ tư hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Logistics bên thứ năm (Fifth Party Logistics) đã được nhắc đến trong những năm gần đây. Đây là hình thức phát triển cao hơn của logistics bên thứ tư đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. 3.2. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics Từ xa xưa, hệ thống Logistics đã được ứng dụng vào hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình, nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiều chủ thể có liên quan. Ngày nay, hệ thống Logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt: - Hệ thống Logistics trong quân sự; - Hệ thống Logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại; - Hệ thống Logistics trong quản lý xã hội. 7 Công ty cổ phần VINAFCO Bảng 1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics Loại hình hệ thống logistics Mục tiêu Chủ thể Bảo vệ đất nước Quân đội Lĩnh vực Chức năng hoạt động đánh giá Nhiệm vụ Lợi ích quốc quốc phòng gia Hệ thống logistics quân sự Hiệu quả Hệ thống logistics trong Sản xuất-Kinh doanh, Thương mại Sản xuất-Kinh doanh, Thương mại Nhà kinh doanh, chủ hãng Sản xuất, kinh doanh Lợi nhuận Kinh doanh = Tối thiểu chi phí vận chuyển hàng + tối đa giá trị phụ thêm Hệ thống logistics trong Tối ưu XH quản lý xã hội Chính phủ, Hoạt động công dân XH Lợi ích XH (Nguồn: Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam gia nhập WTO, Diễn đàn phát triển) 3.3. Phân loại theo quá trình. Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đầu vào ( nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Logistics ngược (reserse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 8 Công ty cổ phần VINAFCO 4. 4.1. Vai trò của logistics “Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế” Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistisc tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia, hoà nhập vào thị trường chung quốc tế. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của sản phẩm nói riêng và ngành sản xuất nói chung; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì hàng hoá đứng trên thị trường ít mà đứng trong kho bãi nhiều sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống. Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra. Các công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã áp dụng “hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất. Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 9 Công ty cổ phần VINAFCO Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. 4.2. “Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.” Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Nhưng quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan để giải quyết được phải có cơ sở cho việc đưa ra những quyết định chính xác. Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào, phương tiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hóa… tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics. Logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác những vấn đề như vật liệu cung ứng, phương thức vận chuyển…để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 4.2.1. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian- địa điểm (Just in time-JIT). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc (JIT), mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho. Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Nó 10 Công ty cổ phần VINAFCO cho phép người giao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu. Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần. Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển hàng hóa qua các giao đoạn cung ứng- sản xuất- lưu thông phân phối. Vì vậy lúc này người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông. 4.2.2. Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Trong quá trình sản xuất nhà quản lý phải ra quyết định cho doanh nghiệp mình từ khâu chế biến sản xuất đến khâu bán hàng.Dịch vụ logistics đã thay cho doanh nghiệp tính toán chi phí vận chuyển lưu kho giúp giảm thiẻu chi phẩttong quá trình sản xuất,tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp,tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối,gia tăng giá trị kinh doanh.Mở rộng thị trường,giảm chi phí hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh. Tóm lại, logistics có vai trò rất to lớn. Đối với doanh nghiệp, logistics không chỉ giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả thông qua khả năng thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, đối với nền kinh tế nói chung, thông qua hoạt động logistics mà hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. Giúp cho 11 Công ty cổ phần VINAFCO việc kinh doanh nói chung đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chính là các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ logistics. Có thể phân các nhân tố ảnh hưởng đến các dịch vụ logistics thành hai nhóm nhân tố: nhóm các nhân tố bên ngoài và nhóm các nhân tố bên trong thuộc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. 1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố chủ quan trong doanh nghiệp mà có thể kiểm soát được bao gồm ác yếu tố, tiềm lực doanh nghiệp, hệ thống thông tin, nghiên cứu và phát triển. 1.1. Tiềm lực doanh nghiệp. Tiềm lực doanh nghiệp thể hiển ở nhiều mặt: qui mô của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo, tào năng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý các nhà lãnh đạo, trình độ tay nghề, và sự thành thảo kỹ thuật, nghiệp vụ lao động, tiềm lưc tài chính và khả năng huy động vốn… Doanh nghiệp có quy mô lớn thì có khả năng cung ứng dịch vụ logistics và các loại hình dịch vụ, có thể hoạt động trên phạm vị thị trường lớn, cung ứng cho nhiều khách hang khác nhau cùng lúc. Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới có thể cung cấp cho khách hang những dịch vụ mà khách hang yêu cầu với chất lượng tốt. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì các cơ sở vật chất kỹ thuật phải kể đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phụ vụ cho đóng gói, bảo quản hang hóa… 12 Công ty cổ phần VINAFCO Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển, Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các nhân viên là những người trực tiếp cung ứng dịch vụ ch khách hàng. Vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của dịch vụ logistics. Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh logistics cũng như sự phát triển của các dịch vụ logistics. Doanh nghiệp doanh nghiệp dịch vụ logistics cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư và cơ sở hạ tầng: phương tiện vận tải, kho bãi… Có nguồn tài chính lớn doanh nghiệp mới có thể mở rộng quy mô, đa dạng các dịch vu cung ứng cho khách hàng. 1.2. Hệ thống tông tin. Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng… Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng. Thu hập được thông tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt đươc nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Cũng từ đó có các quyết định, các chính sách và chiền lược kinh doanh thích hợp. 1.3. Nghiên cứu và phát triển. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tùy chi phí tốn kém song hoạt động nay đem lại kết quả ngoạn mục nhất: Nó giúp doanh nghiệp: đội mới, đa dạng hóa và phát triển các loại dịch vụ logistics, hiện đại hóa công nghệ và phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hàng, nâng cao chình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động… Các doanh nghiệp cần nắm vững tầm quan trọng của yếu tố này để đầu tư chính đáng và thu được thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, qua nghiên cứu tổng thể đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong lịnh vực dịch vụ logistics, chúng ta cũng thấy được những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ logistics. Các doanh ngiệp kinh doạnh dich vụ logistic càng phát triển thì các dịch vụ logistics cũng ngày càng phát triển. 13 Công ty cổ phần VINAFCO 2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Đây là nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doah nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, và do đó có ảnh hượng lớn đến sự phát triển dịch vụ logistics, các yếu tố bên ngoài gồm: Yếu tố chính trị, pháp luật; yếu tố kinh tế; yếu tố khoa học – công nghệ; yếu tố hạ tầng và điều kiện tự nhiên; Sức cạnh tranh trong doanh nghiệp; Yếu tố khách hàng. 2.1. Yếu tố chính trị và khuôn khổ pháp luật. Trong kinh doanh hiện đại, yếu chính trị và phát luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi tham gia vào kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không những nắm vững phát luật trong nước mà còn hiệu và nắm vững phát luật quốc tế tại thị trường mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững pháp luật thì các doanh nghiệp còn chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị có ổn định thì sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình. Các yêu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, phát luật. - Sử ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao. - Sử cân bằng các chính sách Nhà nước. - Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội. - Hệ thống phát luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống phát luật… Trước năm 2005, luật phát Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh dịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics. Đến khi luậnt thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007/NĐCP của Chính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụ logistics vad điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. Trước kia, các dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vân tải, giao nhận thì Nhà nước nắm quyền chi phối. Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ logistics được Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế đều cóa thể tham gia kinh doanh. Điều này 14 Công ty cổ phần VINAFCO tạo nên sự đa dạng, phong phú của các dịch vụ logistics, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn. 2.2. Yếu tố kinh tế. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nói riêng. Các yếu tố bao gồm một phạm vi rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng đến nguồn lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Các yếu tố ảnh hượng đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và dịch vụ logistics: Tốc độ tang trượng GDP, lại suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, lạm phát, tỷ giá hối đoán, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tín dụng, kiểm soát giá cả, tiền lương tối thiệu, tiềm năng phát triển và gia tang đầu tư… Các yếu tố ảnh hưởng tới phương thức và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, Sử thay đội các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu ỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội và nguy cơ đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Thậm chí còn làm thay đội cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm đều đạt tốc độ trung bình hàng năm 8%. Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư mở rộng quy mô của các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics không ngừng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vị logistics cũng như thị trường của mình, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp có thể ra nhập thi trường. 2.3. Yếu tố công nghệ. Trong hiện đại khoa học công nghệp phát triển như vũ bão, việc áp dụng các tiến bô này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiển quả ngày càng cao hơn. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm thực hiện dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của thương mại điện tử đã đưa ác doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứng dụng thương 15 Công ty cổ phần VINAFCO mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó làm cho chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụ mới vào kinh doanh. 2.4. Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. Đối với sử phát triển của các dịch vụ logistics thì yêu tố cơ sở hạ tầng và điều kiên tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, bến bãi..), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng nhà kho, điện nước… hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ vận tải. Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đặc biệt quan tâm. Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lụt, dịch bệnh… ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đường biển vì nếu điều kiện không thuận thì sẽ không thực hiện được dịch vụ này, thậm chí còn gây thiệt hại lớn bởi rủ ro trong vận tải biển là rất cao. Bên cạnh đó cũng phải kể đến ảnh hưởng của sự khan hiếm của các nguyên, nhiên liệu, sự gia tăng của chi phí năng lượng… 2.5. Sử cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics. Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì ngành dịch vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp dịch vụ logistics phải xem xét xem đối thủ minh là ai, số lượng là bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong thời gian cùng với sử tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ logistics. Số lượng các doanh nghiệp được mở ngày càng nhiều và dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước mà còn sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài. 2.6. Yếu tố khánh hàng. Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạt động có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải bán đước hàng tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ logistics. Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vị logistics chủ 16 Công ty cổ phần VINAFCO yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lớn thì ngành dịch vụ logistics mới phát triển được. Hiện nay không ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà không thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, ngành dịch vụ logistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ logistics. III. Hội nhập kinh tế quốc tế với những cơ hội thách thức đối với dịch vụ logistics của doanh nghiệp tại Việt Nam. 1. Việt Nam hội nhập với kinh tế quốc tế và nhu cầu đối với sự phát triện dịch vụ logistics tại Việt Nam. - Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế, chúng ta đang có cơ sở hạ tầng từ đường giao thông, cảng biển đến khu công nghiệp logistics ngày càng hoàn thiện, đã mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam. - Việt Nam đã hoàn tất đàm phán và ký kết một loạt các hiệp định quan trọng trong năm 2015, mà nổi bật là ký kết thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế Việt Nam, gia tăng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và tạo thị trường cho ngành logistics. - Việt Nam (VN) đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng với việc hoàn tất ký kết 10 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), trong đó có FTA với Hàn Quốc và FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu (bao gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) được ký trong tháng 5 vừa qua. VN cũng đã kết thúc cơ bản đàm phán FTA VN-EU (EVFTA). Việc VN tham gia vào các FTA được dự báo sẽ tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Đó không chỉ là tác động đối với công cuộc cải cách nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và hoàn thiện thể chế mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) cần phải nỗ lực cải thiện và tăng cường năng lực cạnh tranh 17 Công ty cổ phần VINAFCO 2. Các cam kết mở cửa thị trường logistics khi Việt Nam gia nhập WTO.  Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ logistics nào khi gia nhập WTO. Gia nhập WTO, liên quan dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành sau:  Dịch vụ xếp dỡ công ten nơ;  Dịch vụ thông quan;  Dịch vụ kho bãi;  Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;  Các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải  Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ, dịch vụ kho bãi tại Việt Nam dưới hình thức và với điều kiện. Về dịch vụ xếp dỡ công ten nơ Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, muốn đầu tư để cung cấp dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ công ten nơ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và bị ràng buộc bởi các hạn chế sau:  Hạn chế về tỷ lệ vốn góp: trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 50%;  Hạn chế về hoạt động: Việt Nam có thể không cho phép các liên doanh này cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ tại các sân bay Về dịch vụ kho bãi  Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, để đầu tư cung cấp dịch vụ kho bãi công ten nơ (bao gồm dịch vụ lưu kho công-ten-nơ, nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị công-ten-nơ sẵn sàng cho việc gửi hàng), các nhà đầu 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan