Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học...

Tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực tây nguyên(la00017)

.PDF
29
1
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----˜˜˜----- HUỲNH TRỌNG CANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG  SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC  KHU VỰC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2 HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THÀNH VINH TS. TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG Phản biện 1: GS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÌNH Phản biện 3: TS. TRỊNH VĂN CƯỜNG Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện Họp tại Học viện Quản lý Giáo dục Vào hồi 8 giờ 30 ngày 8 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý Giáo dục 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tốc độ phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá đã và đang tạo ra những tác động phức hợp, đa chiều làm ảnh hưởng và thay đổi mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người trong xã hội hiện đại. Từ đây, giáo dục kỹ năng sống trở thành mục tiêu và nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt tinh thần của một nền giáo dục toàn diện. 1.2. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào các nhà trường hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Tây Nguyên nói riêng chưa đạt đến mong muốn trong tinh thần đổi mới giáo dục do sự hạn chế trong nhận thức về bản chất, mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống dẫn đến việc hiểu, khai thác và vận dụng các nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chưa đảm bảo tính đặc thù và tính hiệu quả. 1.3. Định hướng “Giáo dục phát triển năng lực người học” được chú trọng đặt ra trong nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục cho thấy mục tiêu hình thành, phát triển và hoàn thiện kỹ năng sống cho người học đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội là rất cần thiết trong giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay. 1.4. Cấp Tiểu học là cấp học nền tảng có vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện ở mỗi con người. Và thế, việc quan tâm giáo dục và hình thành các kỹ năng sống cần thiết ban đầu ở trường tiểu học có một vai trò và ý nghĩa quyết định trong toàn bộ quá trình giáo dục. 1.5. Thực tiễn về chất lượng kỹ năng sống của học sinh tiểu học khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều khác biệt do điều kiện hoàn cảnh và cơ hội học tập mang lại dẫn đến tình trạng học sinh dân tộc thiểu số thiếu tự tin trong giao tiếp, khả năng thích ứng và tự hoà nhập với môi trường ngoài cộng đồng đang sinh sống chậm và kém linh hoạt, năng lực bản thân trong giải quyết vấn đề, xử lý tình huống và tự vệ cá nhân trước các nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, nhân cách và cơ hội học tập còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Trong khi đó, việc thiếu gắn kết giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình GDKNS sống dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục của người học và của xã hội vì nguồn cung giáo dục KNS hạn chế về cả nhân lực, tài lực và vật lực; tư duy quản lý từ các nhà trường vẫn trong tình trạng chậm cải tiến trước xu thế đổi quản lý giáo dục. Đây thực sự là những tâm điểm cần được sớm can thiệp và cải thiện trong quản lý GDKNS cho HS tiểu học khu vực Tây Nguyên nói chung, HS tiểu học dân tộc thiểu số nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý HĐGDKNS cho học sinh tiểu học ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên, đề xuất hệ thống biện pháp quản lý thích ứng và phù hợp với đặc thù về kinh tế, văn hoá, giáo dục của khu vực, hướng đến mục đích tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn xã hội, tăng cường các nguồn cung giáo dục, đáp ứng nhu cầu về quản lý HĐGDKNS ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên và nhu cầu về GDKNS của cá nhân, của xã hội trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. 4. Giả thuyết khoa học Tây Nguyên, với đặc điểm của vùng kinh tế, xã hội khó khăn nên các nguồn vốn xã hội chưa tương xứng và chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý HĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học. Việc quản lý HĐGDKNS cần phải được thực hiện bởi các chủ thể quản lý với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và được tổ chức bằng những cách thức quản lý linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở khai thác, tăng cường và vận dụng có hiệu quả các nguồn vốn xã hội hiện thực của khu vực, đảm bảo triển khai giáo dục và quản lý giáo dục trong một môi trường thích ứng, giải quyết tốt vấn đề tương quan trong mối quan hệ cung và cầu giáo dục. Do đó, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp dựa trên mục tiêu của quản lý và phương pháp kinh tế giáo dục trong quản lý HĐGDKNS cho HS đáp ứng các điều kiện trên thì HĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học khu vực Tây Nguyên sẽ có chất lượng và hiệu quả cao hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý HĐGDKNS tại các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. 5.4. Thực nghiệm 2 trong số các biện pháp được đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng HS người dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên, nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS cho đối tượng này. Cụ thể: Nghiên cứu thực trạng về GDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên; Nghiên cứu biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. 6.2. Về địa bàn nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu được triển khai tại 20 trường tiểu học công lập thuộc địa bàn của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk; Đăk Nông, Lâm Đồng với 10 đơn vị hành chính thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 6.3. Về đối tượng khảo sát nghiên cứu - Điều tra 580 phiếu tập trung ở các thành phần là Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, cán bộ Đoàn - Đội, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường tiểu học. - Tổ chức phỏng vấn tập trung vào các lực lượng liên quan là Ban đại diện Cha mẹ học sinh ở các trường tiểu học; đại diện chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, đơn vị; các chức sắc trong cộng đồng thuộc địa bàn nghiên cứu. 6 - Tổ chức thảo luận nhóm để thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh và một số thành phần liên quan từ các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường thuộc 10 địa bàn nghiên cứu. - Quan sát và theo dõi hoạt động giáo dục của 10 trường tiểu học để bổ trợ thêm thông tin nghiên cứu. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các tiếp cận trong nghiên cứu. Hai cách tiếp cận chủ đạo được sử dụng trong luận án là: 7.1.1. Tiếp cận mục tiêu Tiếp cận theo mục tiêu là cách tiếp cận nhấn mạnh mục tiêu của đối tượng, coi mục tiêu là tiêu chí để lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành và đánh giá kết quả. Tiếp cận mục tiêu để phân tích làm rõ mục tiêu của quản lý HĐGDKNS, mục tiêu GDKNS; phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý trên cơ sở đó xây dựng nội dung và biện pháp quản lý hoạt động GGKNS phù hợp, khả thi của đề tài. 7.1.2. Tiếp cận kinh tế giáo dục Vận dụng quy luật cung - cầu, các yếu tố về kinh tế thị trường, các phương thức hợp tác kinh tế vào quản lý HĐGDKNS trong các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên hướng đến phát triển năng lực người dạy, người học, đáp ứng nhu cầu GDKNS cho cá nhân và xã hội. Ngoài hai cách tiếp cận chủ đạo trên, luận án còn kết hợp sử dụng một số cách tiếp cận khác nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu: 7.1.3. Tiếp cận chức năng 7.1.4. Tiếp cận cấu trúc đối tượng 7.1.5. Tiếp cận hệ thống 7.1.6. Tiếp cận lịch sử - logic 7.1.7. Tiếp cận thực tiễn 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm + Phương pháp thực nghiệm 7.2.3. Phương pháp hỗ trợ Sử dụng phương pháp quan sát (công cụ là phiếu quan sát). Sử dụng phương pháp thống kê toán học (công cụ là các phần mềm toán học). 8. Các luận điểm bảo vệ Căn cứ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học, luận án đưa ra 4 luận điểm sau: 8.1. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một trong những hoạt động giáo dục ở trường tiểu học nên có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động giáo dục, đồng thời có những khác biệt với những hoạt động giáo dục khác đang được thực hiện ở trường tiểu học về mục tiêu, nội dung và phương thức, con đường thực hiện. 7 8.2. Tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lý) và tiếp cận kinh tế giáo dục là một số cách tiếp cận để xác định nội dung quản lý trong quản lý từng đối tượng cụ thể. Căn cứ vào mục tiêu quản lý và phương pháp kinh tế trong quản lý HĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học sẽ xây dựng được các nội dung của quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học. 8.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên được thực hiện bằng con đường tác động đồng bộ và có hệ thống các chức năng quản lý lên mục tiêu quản lý và phương pháp quản lý kinh tế giáo dục hướng tới giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa cung và cầu giáo dục trong bối cảnh đặc thù về kinh tế, văn hoá, giáo dục của khu vực, hướng đến mục tiêu tăng cường các nguồn vốn xã hội cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu về quản lý HĐGDKNS ở các trường tiểu học và nhu cầu về GDKNS của cá nhân, của xã hội ở khu vực Tây Nguyên. 8.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua mô hình hoạt động trải nghiệm - kết nối nội dung giáo dục kỹ năng sống với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực của người học hướng đến hình thành và phát triển năng lực người học. 9. Những điểm mới của luận án Phản ánh cơ bản những nét đặc thù trên các bình diện trong hoàn cảnh sống của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên có tác động đến sự khác biệt về năng lực KNS của HS cũng như nhu cầu của cá nhân và xã hội trong khu vực. Khái quát và cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng trong quản lý HĐGDKNS cho HS DTTS ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên giai đoạn hiện nay. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý HĐGDKNS phù hợp với đối tượng, với những thách thức và đặc trưng về vùng miền của khu vực Tây Nguyên. Đưa cách tiếp cận kinh tế giáo dục, các vấn đề về cầu giáo dục, cung giáo dục, hợp tác công tư vào vận dụng thích ứng với điều kiện pháp lý hiện thực, với các quan điểm, định hướng về đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay góp phần làm sáng tỏ phương pháp kinh tế trong quản lý giáo dục và giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết trong giáo dục và quản lý HĐGDKNS đối với vùng kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên. Đồng thời làm rõ nhu cầu của xã hội về GDKNS, trong đó đánh giá đúng vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã hội với tư cách là các đồng chủ thể trong quá trình quản lý HĐGDKNS ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Danh mục tài liệu tham khảo”, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống  Nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống trên thế giới  Nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống  Bốn phương diện nghiên cứu chính về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trên thế giới và khu vực  Đồng nhất quản lý giáo dục kỹ năng sống cho người học với quản lý huấn luyện kỹ năng cho người lao động  Quản lý nhà trường gắn với mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh  Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh  Quản lý giáo dục kỹ năng sống về nội dung, hình thức, phương pháp và điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống  Ba hướng nghiên cứu chính về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam  Hướng nghiên cứu đi đến hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống  Hướng nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống  Hướng nghiên cứu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý), là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Qua định nghĩa ta nhận ra những dấu hiệu chung của quản lý, đó là: Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là mối quan hệ ra lệnh và phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. 1.2.2. Quản lý giáo dục Trong luận văn này, xin đề cập đến quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp trong phạm vi quản lý một trường học. 9 Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý nghĩa của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. 1.2.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường về hình thức là một chuỗi tác động hợp lý có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý là tập thể giáo viên và học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phối hợp tham gia vào các hoạt động của nhà trường làm cho quá trình này vận hành theo những mục tiêu đề ra. 1.2.4. Kỹ năng sống Trong luận án này, khái niệm KNS được hiểu với nội hàm: “khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”. 1.2.5. Giáo dục kỹ năng sống Từ nội hàm của khái niệm KNS (Khái niệm KNS được tác giả luận án lựa chọn) và quan niệm về hoạt động giáo dục đã trình bày ở trên, tác giả luận án quan niệm: Giáo dục KNS là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái học sinh nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. 1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến HĐGDKNS nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết của hoạt động này theo mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra. 1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.3.1. Đổi mới giáo dục và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 1.3.1.1. Đổi mới giáo dục và vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay 1.3.1.2. Quan điểm về phát triển giáo dục dân tộc gắn với đổi mới giáo dục 1.3.1.3. Thiết chế nhà trường trong đời sống kinh tế giáo dục 1.3.1.4. Định hướng Chương trình giáo dục mới - Mô hình “Hoạt động trải nghiệm” trong giáo dục kỹ năng sống 1.3.2. Đặc điểm học sinh tiểu học 1.3.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học 10 - Đặc điểm phát triển về thể chất. - Tâm lý sẵn sàng đi học. - Đặc điểm cuộc sống nhà trường. 1.3.2.2. Đặc điểm về giao tiếp, tâm lý và điều kiện học tập của học sinh dân tộc thiểu số lứa tuổi tiểu học - Đặc điểm về giao tiếp và tâm lý. - Điều kiện và chất lượng học tập của học sinh tiểu học dân tộc thiểu số. 1.3.3. Hệ thống kỹ năng sống của học sinh tiểu học Trên cơ sở những phân tích về bản chất KNS và phân loại KNS, kết hợp với phân tích các đặc điểm tâm lý HS lứa tuổi tiểu học về nhận thức, tình cảm và nhân cách, có thể xác định KNS của HS tiểu học gồm 18 KNS cụ thể, được xếp thành 3 nhóm như sau: 1) Nhóm KNS cá nhân; 2) Nhóm KNS xã hội và 3) Nhóm KNS liên quan đến học tập và làm việc của HS; tương ứng với 5 mối quan hệ cơ bản với nhiều biểu hiện kỹ năng sống đặc trưng của lứa tuổi được thiết lập trên cơ sở 18 KNS: 1) Mối quan hệ với bản thân; 2) Mối quan hệ với bạn bè; 3) Mối quan hệ với gia đình; 4) Mối quan hệ với nhà trường; 5) Mối quan hệ với xã hội. Luận án tập trung đề cập khái quát nội dung của 3 nhóm kỹ năng với 18 KNS cụ thể tương tác trong trong 5 mối quan hệ cơ bản của lứa tuổi tiểu học. 1.3.4. Thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học 1.3.4.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.3.4.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.3.4.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.3.4.4. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.3.4.5. Lực lượng giáo dục trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.3.4.6. Đối tượng trong giáo dục kỹ năng sống 1.3.4.7. Kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.4.1. Một số cách tiếp cận trong xác định nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Tiếp cận chức năng; Tiếp cận cấu trúc đối tượng; Tiếp cận kinh tế giáo dục; Tiếp cận mục tiêu; Tiếp cận quá trình. Khi xem xét mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của quản lý HĐGDKNS cho học sinh ở trường tiểu học giai đoạn hiện nay luận án này lựa chọn cách tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lý) và cách tiếp cận kinh tế giáo dục (cầu giáo dục, cung giáo dục, mối quan hệ giữa cung và cầu giáo dục trong cơ chế, môi trường quản lý, trong các định hướng về đổi mới giáo dục đang chi phối mạnh mẽ đến quản lý đối tượng trong giai đoạn hiện nay) để xác định nội dung của quản lý HĐGDKNS cho học sinh ở trường tiểu học. 11 1.4.2. Tiếp cận mục tiêu và tiếp cận kinh tế giáo dục vào việc xác định nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học *Tiếp cận mục tiêu Tiếp cận theo mục tiêu (the objective approach) là cách tiếp cận nhấn mạnh mục tiêu của đối tượng, coi mục tiêu là tiêu chí để để lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành và đánh giá kết quả. Mục tiêu quản lý HĐGDKNS: theo cách tiếp cận này mục tiêu quản lý nằm trong chính quá trình quản lý và được thể hiện ở mọi giai đoạn của quá trình quản lý, nó chỉ đạo toàn bộ quá trình quản lý và làm chuẩn để đánh giá kết quả quản lý hoạt động này. Theo đó, tiếp cận này dựa trên mục tiêu chung của quản lý là nhằm duy trì, ổn định và phát triển đối tượng được quản lý là HĐGDKNS cho học sinh của trường tiểu học trong môi trường quản lý luôn biến đổi. Với mục tiêu quản lý này, chủ thể quản lý xác định các yếu tố có thể tạo ra tác động tích cực đến HĐGDKNS cho học sinh tương ứng với từng giai đoạn phát triển của giáo dục. Những yếu tố đó rất đa dạng, từ triết lý quản lý, hành lang pháp lý của hoạt động quản lý, bộ máy quản lý, cơ chế quản lý, phương thức quản lý, mô hình quản lý đến các nguồn lực, môi trường, điều kiện để quản lý,… do chủ thể quản lý chủ động lựa chọn hoặc linh hoạt xây dựng nên để vận hành việc quản lý phù hợp trước những chuyển biến, nhiễu động gây áp lực lên đối tượng quản lý nhằm thích nghi, ổn định, duy trì và phát triển tạo ra sự thay đổi của đối tượng quản lý nhằm đảm bảo quá trình quản lý đi đúng với quan điểm, mục tiêu được cơ sở giáo dục lựa chọn. Những yếu tố này cũng là cơ sở để xác định các nội dung của quản lý HĐGDKNS cho học sinh của trường tiểu học tương ứng với đối tượng quản lý (cấu trúc, thành tố). Cụ thể, HĐGDKNS ở trường phổ thông hiện nay chịu nhiều tác động của cả các yếu tố bên ngoài (tiến trình phát triển của các giá trị sống, tính toàn cầu hóa giữa các nền giáo dục, tính vùng miền, tính đối tượng trong giáo dục, nhu cầu giáo dục của cá nhân và xã hội…) và của cả các yếu tố bên trong (tính cá thể hóa trong quan niệm, tư duy của nhà quản lý, giá trị xác định của cơ sở giáo dục, tình trạng nguồn lực,…) dẫn đến việc có những tiếp cận linh hoạt về mục tiêu giáo dục trong việc xác định nội dung, phương pháp quản lý HĐGDKNS nhằm giải quyết các vấn đề thực tại trong mối tương quan giữa lý luận và thực tiễn hướng đến tính thích nghi với những chuyển biến tích cực trong đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay như bản chất của đối tượng trong mục tiêu quản lý (bản chất của HĐGDKNS trong giáo dục hiện đại), các định hướng trong mục tiêu quản lý (giáo dục theo mô hình như mô hình giáo dục trải nghiệm; các định hướng: định hướng đầu ra - năng lực người học, phương thức hợp tác công tư trong quản lý giáo dục, quy luật kinh tế thị trường trong quản lý giáo dục),… *Tiếp cận kinh tế giáo dục Hướng tiếp cận kinh tế giáo dục trong xác định nội dung quản lý HĐGDKNS cho học sinh ở trường tiểu học được vận dụng trong luận án này là phương châm: Lấy “Đối tượng phục vụ” làm ưu tiên. 12 Mục tiêu lấy “Đối tượng phục vụ” làm ưu tiên phản ánh rất rõ quy luật kinh tế thị trường trong giáo dục với các yếu tố như cầu giáo dục, cung giáo dục và mối quan hệ giữa cung và cầu trong giáo dục. Nội dung được mô tả qua Mô hình “4C” dưới đây: Mục tiêu lấy “Đối tượng phục vụ” làm ưu tiên phản ánh rất rõ quy luật kinh tế thị trường trong giáo dục với các yếu tố như cầu giáo dục, cung giáo dục và mối quan hệ giữa cung và cầu trong giáo dục. Nội dung được mô tả qua Mô hình “4C” dưới đây: +C1: Customer / Tìm hiểu kỹ đặc điểm đối tượng cần phục vụ (Xem người học như khách hàng hay là đi tìm hiểu kỹ nhu cầu giáo dục KNS của cá nhân và xã hội); +C2: Cost/ Xác định phương án, nguồn lực cho việc thực hiện chương trình (Nguồn cung giáo dục hay là các điều kiện cần thiết – nhân lực, vật lực, tài lực,... để quản lý, tổ chức HĐGDKNS trong nhà trường); +C3: Convenience/ Xác định tính khả thi khi cung ứng chương trình (Sự thích hợp, tiện ích, hiệu ứng dưới tác động của nguồn cung giáo dục) +C4: Communitation/ Xác định sự giao lưu với đối tượng phục vụ, với đối tác tiềm năng tạo nên sự tương tác thuận lợi (Các nguồn lực tiềm năng hay là đối tác giáo dục tương hỗ trong hệ sinh thái giáo dục) [6]. “C1”- đại diện cho yếu tố “cầu”, lúc này là điểm nhấn của sự điều hành, lãnh đạo nhà trường và “C2” đại diện cho yếu tố “cung” là điều kiện tiên quyết tạo ra giá trị cho sự điều hành, lãnh đạo của nhà trường và hệ quả tương tác mong muốn đạt tới là [“C1” = “C2”]. Căn cứ quy luật Mô hình 4C, vấn đề được đặt ra là điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực Tây Nguyên hiện nay làm nảy sinh vấn đề khan hiếm về nguồn lực dành cho giáo dục, đặc biệt là nguồn lực trong quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường tiểu học [“C2 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất