Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số...

Tài liệu Mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may

.PDF
97
257
108

Mô tả:

Mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may
Phan văn Trung Lớp:KTMT44 Lời mởđầu Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển như vũ bão, đòi hỏi sự lỗ lực vươn lên không ngừng của các nước kém phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển chung của thế giới. Trên thực tếđã cho thấy rằng cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế là vấn đề môi trường đãđên mức báo động, đặc biệt làở các nước nghèo. Tại các nước này để phát triển kinh tế họđã vàđang xâm phạm sâu sắc đến môi trường tự nhiên bắt nguồn từ các hoạt đồn khai thác tài nguyên quá mức, động thời xả thải vào môi trường một lượng lớn chất thải ít hoặc không hềđược qua một khâu xử lý nào. Đứng trước tình trạng đóđòi hỏi chúng ta phải có những công cụ và biện pháp hữu hiệu để làm giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và môi trường sống của con người. Trong thực tiễn cho thấy rằng các công cụ kinh tế là một trong các công cụ hữu hiệu nhất đãđược các nước phát triển áp dụng và thu được hiệu quả cao trong quản lý môi trường. Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường đã là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi chúng ta phải có những lỗi lực phát triển, để nhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo, đưa nền kinh tế bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cùng với những lỗi lực phát triển ấy là vấn đề môi trường đang bịđe doạ nghiêm trọng, lợi ích kinh tếđã làm lu mờđi ý thức bảo vệ môi trướng đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay. Đã gây lên những mâu thuẫn gay gắt trên con đường phát triển của đất nước, giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Trong đó hàng loạt các vấn đề môi trường đặt ra như: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, tình trạng xả thải trực tiếp không qua xử lý, sự suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí….đã có những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước những thách thức đóđòi hỏi toàn Chuyên đề tốt nghiệp 1 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 Đảng, toàn dân ta phải có những biện pháp quản lý thích hợp để dung hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong đó công cụ kinh tếđã bắt đầu được quan tâm áp dụng trong quản lý môi trường bước đầu áp dụng đã mang lại những kết quả nhất định. Trong các biện pháp kinh tếđang được áp dụng ở Việt Nam thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đãđược triển khai áp dụng trong hai năm trở lại đây đã thu được nhiều kết quả trong quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên việc tính phí nước thải công nghiệp hiện nay ở Việt Nam còn ở mức độ sơ khai nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Trong việc tính và thu phí còn nhiều bất cập. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là:”Mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội.” Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu xây dựng lại công thức tính phí nước thải công nghiệp và tính phí thử cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội.Đề tài nghiên cứu gồm ba chương: chương I: Cơ sở lý luận chung của việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Chương II: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương III: Mô hình tính phí nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra. Phương pháp mô hình hoá Phương pháp phân tích số liệu. Chuyên đề tốt nghiệp 2 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 CHƯƠNG I: CƠSỞLÝLUẬNCHUNGCỦAVIỆCÁPDỤNGCÁCCÔNGCỤKINHTẾT RONGQUẢNLÝMÔITRƯỜNG. I. Tổng quan về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường I.1.Các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng các công cụ kinh tế. I.1.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ( PPP) Đây là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất để làm căn cứ khoa học cho việc thiết lập các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, được các nước thành viên của tổ chức các nước kinh tế phát triển OECD đưa ra vàđược chấp nhận từ những năm 1970. Theo nguyên tắc người gâp ra ô nhiễm phải trả tiền ( PPP) quy định rằng: Những người gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với hậu quả môi trường mà các hoạt động của mình gây ra ( kể cả các hoạt động đó là hợp pháp hay không hợp pháp ). Cũng theo nguyên tắc PPP thì chính phủ sẽ không được tài trợ cho các vấn đề xử lýô nhiễm môi trường, vì nếu Chính phủ trợ cấp sẽ làm tăng việc gây ô nhiễm của các chủ thể hoạt động, mà người gây ô nhiễm phải đóng góp tài chính ( có thể là tiền phí hoặc tiền thuế ) cho chính quyền, số tiền đó sẽđược đưa vào quỹ bảo vệ môi trường và nó sẽđược tái đầu tư cho các công trình môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Một khi các chủ thể hoạt động phải đóng gáp tài chính như vậy họ sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phíđể tứđóđiều chỉnh hành vi hoạt động của mình là có tiếp tục xả thải ra môi trường không qua xử lý và chụi đóng góp tài chính hay làđầu tư một công nghệ xử lý trước khi xả thải và không phài đóng góp tài chính. Chính vì vậy mà mức đóng góp ( trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm ) ởđây phải được xác định đúng với giá trị lợi ích thu lại của môi trường hay nói cách khác các chi phí mà họ bỏ ra phải bằng hoặc cao hơn chi phí xử lý hâu quả môi trường do họ gây ra, có như vậy mới khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế xả thải và tự nguyện lắp đặt công nghệ xử lý trước khi xả thải. Chuyên đề tốt nghiệp 3 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 Tuy nhiên nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cũng không cần thiết phải tạo ra sự công bằng mặc dù nguyên tắc này quy định rằng người gây ra ô nhiễm phải trả tiền, khi đó các chủ thể gây ra ô nhiễm (doanh nghiệp) sẽđối phó bằng cách nâng giá sản phẩm lên và họđẩy chi phí phải trả cho vấn đề môi trường sang người tiêu dùng gánh chịu. Mặt khác nguyên tắc này cũng không cần thiết quy định nghĩa vụ pháp lý về tài chính và nó cũng không phải là thuế môi trường - đó là một số mặt hạn chế của nguyên tắc này. Tuy nhiên nó vẫn được các nước chập nhận rộng rãi là xuất phát từ một lý do kinh tế, các doanh nghiệp áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường thường có chi phí cao hơn vì gánh chịu chi phí phòng ngừa hoặc chi phí xử lýô nhiễm dẫn tới giá cả cao hơn đãảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm của họ và như vậy so với các đổi thủ kông áp dụng các biện pháp môi trường hóđã mất đi lợi thế. Đểđảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp này trong hoạt động thương mại khối các nước kinh tế phát triển OECD đã thống nhất áp dụng nguyên tắc này. Và từđó nguyên tắc PPP đã lan truyền vàđược chập nhận rộng rãi trên toàn cầu. Cho tới nay nó vẫn là một trong những nguyên tắc chủ yếu cho việc thiết lập các chính sách môi trường của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong khối các nước OECD, thậm chí nguyên tắc này đãđược đưa vào văn bản pháp quy để thực hiện. Ví dụ tại ThuỵĐiển chính phủ thu tiền từ các cơ sở công nghiệp không những để trả cho xử lýô nhiễm mà còn trợ cấp cho công tác quan trắc môi trường. Đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng nguyên tăc PPP gây ra một số bất lợi về mặt kinh tế. Khi các nước này thực hiện đúng thưo nguyên tắc PPP sẽ rất khó có thể cạnh tranh với các nước phát triển giàu có và vấn đề bất công sẽ xảy ra. Tại các nước nghèo họ phải đối mặt với nền kinh tế chậm phát triển vàđi cùng với nó là vấn nạn môi trường, một mặt cũng do các nước phát triển đã gây ra qúa nhiều ô nhiễm cho họ thông qua chuyển giao công nghệ cũ lạc hậu và khai thác tối đa tài nguyên của họ. Đối với các nước giàu có họ có thừa khả năng chi trả cho môi trường còn đối với các nước nghèo Chuyên đề tốt nghiệp 4 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 thìhoàn toàn không có khả nằng chi trả, trong khi đó họ phải chịu chi phí cho việc gây ra ô nhiễm từ các nước giàu. Chính vì thế khi áp dụng nguyên tắc này cũng có những điều không hợp lý.Một là khi người giàu gây ra ô nhiễm nhưng lại ép người nghèo phải chịu chi phí. Hai là có những yếu tố môi trường chúng ta không thể mua được bằng tiền hoặc việc định giá nó là rất khó khăn, khi đó việc áp dụng nguyên tắc này sẽ không chính xác trong việc xác định mức phải trả cho chủ thể gây ra hậu quả môi trường. Để làm rõ hơn nguyên tắc này ta xét một ví dụ trong thực tiễn ở Việt Nam, đó là trường hợp xả thải của khu công nghiệp Thượng Đình vào sông Tô Lịch đã gây ra ô nhiễm nước cho dòng sông gây thiệt hại về kinh tế cho các họ dân sống hai bên bờ sông Tô Lịch. Như vậy khu công nghiệp Thượng Đình đã gây ra ô nhiễm môi trường nhưng lại không mất chi phí cho hành vi gây ô nhiễm của mình. Nếu theo nguyên tắc PPP thì khu công nghiệp Thượng Đình sẽ phải đền bù thiệt hại cho những hộ dân sống ở hai bên bờ sông hoặc là sẽ phải lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải vào dòng sông hoặc là phải chịu đóng một khoản chi phí cho chính quyền địa phương để họđầu tư cho các công trình môi trường. Và ta giả sử rằng việc thu phí nước thải của khu công nghiệp Thượng Đình làđúng với chi phí mà nhà máy bỏ ra để lắp đặt xử lý nước thải thì khi đó họ sẽđẩy chi phí giá thành sản phẩm lên cao. Như vậy vô hình chung chi phí cho ô nhiễm này sẽđẩy sang người tiêu dùng sản phẩm của khu công nghiệp. 1.1.2.Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền ( BPP) Nếu như nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền đòi hỏi các chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho hậu quả môi trường mình gây ra thì ngược lại nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền lại cho rằng những người được hưởng lợi từ môi trường phải trả một khoản tiền cho sự hưởng lợi đó. Ta thấy rằng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mang 5 Chuyên đề tốt nghiệp Phan văn Trung Lớp:KTMT44 tính chất khắc phục, xử lý cuối đường ống hậu quả của chủ thể hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường thì với nguyên tắc BPP lại mang tính chất phòng ngừa là chính. ởđây người được hưởng thụ môi trường cũng phải trả tiền. Quay trở lại với ví dụ của khu công nghiệp Thượng Đình đã xả thải gây ra ô nhiễm cho dòng sông Tô Lịch, theo nguyên tắc người hưởng lợi tử môi trường phải trả tiền thì những người tiêu thu sản phẩm của khu công nghiệp cũng phải trả một khoản chi phí cho việc cải thiện môi trường nước sông Tô Lịch, và những người sống ở hai bên bờ sông cũng phải đóng góp chi phí cho vấn đề xư lýô nhiễm nước sông. Thực hiện nguyên tắc BPP trong việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trướng sẽ tạo ra môt khoản thu đáng kể cho quỹảo vệ môi trường. Với ý thức môi trường ngày càng cao và tốc độô nhiễm môi trường nhanh chóng hiện nay thì ngày càng có nhiều người muốn hưởng thụ môi trường trong lành từđó họ sẽ sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí cho việc hưởng thụđó. Tuy nhiên khi thực hiện nguyên tắc này lại không khuyến khích được chủ thể hành động có trách nhiệm bảo vệ môi trường trước hành động của mình, và việc sử dụng nguyên tắc này cũng không được công bằng trong khi có nhiều người không mong muốn trả tiền cho cải thiện môi trường hoặc họ không có khả năng chi trả. Nhưng họ lại vẫn được hưởng ngoại ứng tử việc chi trả của những người sẵn lọng chi trả cho việc hưởng thụ môi trường của họ. Ví dụ khi chúng ta đến khu du lịch Hạ Long thì phải mua vé vào cửa và như vậy tức là chúng ta đã trả chi phí cho việc hưởng thụ cảnh quan môi trường trong lành ở Hạ Long. Với số tiền thu được này các nhà quản lý khu du lịch Hạ Long sẽ dùng nóđể cải thiện và bảo vệ môi trường khu du lịch tránh khỏi những ô nhiễm có thể xảy ra. Nhưng một vấn đềđặt ra là những người sống sở tại họ không hề mất một khoản chi phí nào ( không mất tiền vé) nhưng họ vẫn được hưởng một bầu không khí trong lành và thưởng ngoạn cảnh đẹp. Chuyên đề tốt nghiệp 6 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 Trong tương lai nguyên tắc BPP sẽ là một trong những nguyên tắc cơ bản cho các chính sách bảo vệ môi trường. Vì mục đích cuối cùng của nguyên tắc này là hướng tới nhằm bảo vệ môi trường nên nó ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm chúý trong công tác quản lý môi trường. I.2.Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Công cụ kinh tế được hiểu là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của những hành động của chủ thể hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, áp dụng các công cụ kinh tế làm tăng cường ý thức và trách nhiệm trước việc gây ra ô nhiễm môi trường của các chủ thể hoạt động. Các công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các hành động làm tổn hại môi trường lên hoặc hạ giá của các hành động bảo vệ môi trường xuống. Công cụ kinh tế cũng dành khả năng lựa chọn cho các công ty và các cá nhân ( chủ thể hành động ) tối ưu nhất sao cho phù hợp với điều kiện của họ. Công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên nền tảng của các nguyên tắc PPP và nguyên tắc BPP, kết hợp với các nguyên tắc trong mệnh lệnh và kiểm soát ( CAC ) , biểu hiện thông qua các quy định của pháp luật. Công cụ kinh tế được bảo đảm thực hiện bởi tính tự nguỵên và được hỗ trợ thực thi bằng công cụ pháp lý trong những trường hợp cần thiết. Ví dụ trường hợp áp dụng mức thuế ưu đãi lãi suất vốn vay đối với các dự án thân thiện với môi trường, các nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư một công nghệ sạch để được hưởng mức thuế ưu đãi hay là đầu tư một công nghệ bình thường và vay vốn với mức lãi suất bình thường. Trường hợp khác công cụ kinh tế lại mang tính bắt buộc và nó gắn với nghĩa vụ pháp lý như trường hợp thuế ô nhiễm môi trường và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. ở đây các chủ thể hoạt động có xả thải ra môi trường làm ô nhiễm môi trường sẽ bị cưỡng chế nộp một khoản chi phí cho cơ quan nhà nứơc theo đúng quy định của pháp luật. I.2.1. Tại sao phải áp dụng cụng công cụ tế trong quản lý môi trường: Chuyên đề tốt nghiệp 7 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 Trong lịch sử phát triển kinh tế của toàn cầu đã cho thấy rằng, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có mối quan hệ khăng khít gắn bó không thể tách rời. Hay nói cách khác hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế là hai bộ phận của một thực thể không thể tách rời. Nền kinh tế không thể hoạt động nếu tách khỏi hệ thống môi trường, hệ thống môi trường đóng vai trò là đầu vào quan trọng cho quá trình hoạt động sản xuất và nó là nơi tiếp nhận mọi đầu ra của hệ kinh tế. Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơđồ sau: Hệ kinh tế Hãng Hộ gia đình Hệ môi trường ( đất, nước, không khí, sinh vật,…) Trước đây trong quản lý môi trường các nước trên thế giới chỉ sử dụng những quy định pháp lý để điều chỉnh hành vi liên quan tới môi trường hầu nhưđã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác các tổ chức môi trường thường xuyên thiếu nguồn ngân sách để hoạt động, cũng như các vấn đề môi trường đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn đôi khi năng lực tài chính của một quốc gia cũng không thể đáp ứng được. Mặt khác khi áp dụng các tiêu chuẩn Chuyên đề tốt nghiệp 8 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 pháp lý đơn thuần đôi khi qua cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt trong quản lý môi trường. Để giải quyết vấn đề này các công cụ kinh tế đã ra đời và được sử dụng trong quản lý môi trường, bước đầu đã mang lại những kết quả to trong lỗ lực hạn chế sự ô nhiễm môi trường xuống mức tối đa có thể. Khi áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường làm tăng hiệu quả chi phí , việc sử dụng giá cả để làm thước đo cho mọi hoạt động liên quan tới môi trường đã làm cho các công ty tìm kiếm được mức chi phí hiệu quả nhất trong khả năng lựa chọn của họ.Một điều nữa là khi áp dụng các công cụ kinh tế sẽ khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới các dây chuyền công nghệ cũ kỹ lạc hậu bằng các công nghệ thân thiện với môi trường hơn. Các công cụ kinh tế cũng tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp tính toán được mức chi phí tối ưu nhất trong việc xử lý ô nhiễm môi trường. Trong ngày nay, việc kết hợp giữa các yếu tố pháp lý vào trong các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã và đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn trên con đường phát triển bền vững của nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. I.2.2. Thuế và phí bảo vệ môi trường: Tiền thuế và tiền phí là một trong những loại công cụ kinh tế phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung. Thuế và phí môi trường mang tính pháp lý cao được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Bản chất của tiền thuế và tiền phí là làm tăng thêm cái giá phải trả co những hoạt động mà chúng tham gia vào việc cản trở mục tiêu bảo vệ môi trường và thu nhập của xã hội. Trong tiền thuế và tiền phó có thể chia chi tiết thành các khoản thuế và phí khác nhau ví dụ: thuế cho sản phẩm đầu vào, thuế cho sản phẩm đầu ra, thuế đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng….Trong thực tế thì tiền thuế và tiền phí là hai công cụ kinh tế hữu hiệu nhất trong quản lý Chuyên đề tốt nghiệp 9 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 môi trường. Đồng thời đây cũng là một trong các nguồn thu chủ yếu cho quỹ ảo vệ môi trường của các quốc gia. Khi các công cụ thuế và phí môi trường được áp dụng sẽ có hiệu quả răn đe và mang tính giáo dục cao đối với các chủ thể gây ô nhiễm môi trường. Tuỳ thuộc vào mức thuế suất cao hay thấp mà mức độ điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm của các chủ thể hành động là nhiều hay ít theo sự mong muốn của các nhà quản lý. Ví dụ về một số loại phí và thuế thường được sử dụng: + Tiền phí trả cho mỗi tấn BOD hoặc SO2 thải ra môi trường. + Tiền thuế cacbon +Tiền thuế đánh vào việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu. + Lệ phí sử dụng nước, + Lệ phí lấp hố rác… I.2.3. Các chương trình thương mại: Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, thì xu thế đối thoại đang trở lên là mối quan tâm hàng đầu cùa các doanh quốc gia và các doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới lợi ích kinh tế cao nhất có thể. Trong kinh doanh ngày nay không chỉ có chất lường sản phẩm là trên hết mà vấn đề danh tiếng, uy tín trên thương trường cũng là mối quan tâm rất lớn trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó các chương trình thương mại sẽ có vai trò tích cực đối với việc điều chỉnh hành vi của chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chương chình thương mại có liên quan đến bảo vệ môi trường được phản ánh thông qua nhiều hình thức khác nhau nó có thể là: - Giấy phép phát thải. - Tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm hoặc sản xuất. - Chứng nhận giảm phát (CER) thải có thể mua bán. Một trong các hình thức thương mại phổ biến hiện nay được sử dụng trong quản lý môi trường đó là chứng nhận giảm phát thải có thể trao đổi 10 Chuyên đề tốt nghiệp Phan văn Trung Lớp:KTMT44 mua bán trên thị trường. Đây là hình thức thương mại chủ yếu đựơc áp dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển hiện nay. Và đặc biệt nó đã được đưa vào nghị định thư kyôto như là một trong ba biện pháp giảm thải trong cam kết của nghị định thư nhằm làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính thông qua chứng nhận giảm phát thải được công nhận( các nước có thể thoả thuận với nhau để đi đến việc trao đổi mua bán các chứng nhận giảm phát thải này). Ví dụ trong cơ chế phát triển sạch, bên tham gia ở đây là một nước phát triển đầu tư một công nghệ điện chạy bắng sức gió thay thế cho nhà máy nhiệt điện ở một nước kém phát triển và qua đó họ đã tính toán được lượng khí nhà kính được cắt giảm nhờ công nghệ thay thế này. Và nước phát triển sẽ đước cấp một chứng nhận giảm phát thải nước này có thể đem chứng nhận này bán cho một nước khác tuỳ theo điều kiện phát thải của mình. Hay ta xet một ví dụ khác về trường hợp buôn bán giấy phép xả thải giữa công ty A và B. Giả sử rằng công ty A có sr thừa một lượng giấy phép xả thải ( do công ty A thực hiện đầu tư công nghệ xử lý chất thải ) và công ty B đang thiếu một lượng giấy phép, khi đó hai công ty này có thể thương lượng và B mua của A lượng giấy phép dư thừa đó. Và như vậy A có nguồn thu từ việc bán giấy phép còn B tiếp tục được xả thải. Đồng thời lượng chất thải vẫn được khống chế trong tổng lượng giấy phép mà nhà quản lý phát hành. Ngoài việc mua bán các giấy phép xả thải trên thị trường còn có thể mua bán nhiều loại giấy phép khác như: giấy phép hoạt động tiêu thụ sản phẩm đặc biệt, giấy phép buôn bán các chất thải độc hại, giáy phép vật nuôi trên sông… I.2.4. Hệ thống đặt cọc hoạn trả: Hệ thống đặt cọc hoàn trả là việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, hoặc là đặt cọc cho một hoạt động kinh tế có khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường. Nếu các sản phẩm được đưa trả các điểm thu hồi qui định theo pháp luật hoặc hoàn trả lại các nhà Chuyên đề tốt nghiệp 11 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 cung cấp thì tiền ky thác sẽ được hoàn trả lại. Cũng tương tự như vậy các chủ thể hành động khi thực hiện đúng cam kết hoàn nguyên lại môi trường ban đầu thì khi đó ssố tiền ký thac sẽ được hoàn trả lại. Và nếu như các xí nghiệp hoặc các chủ thể hành động không thực hiện đúng cam kết thì số tiền đặt cọc đó sẽ bị giữ lại. Hình thức này được áp dụng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đâyđặc biệt là ở một số các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống đóng chai như nước giải khát, ..Họ có chính sách thu hồi lại các vỏ chai cũ này để tái sử dụng bằng hình thức đặt cọc hoàn trả. Khi chúng ta đi mua một chai nước khoáng chảng hạn thì chúng ta sẽ phải mất một khoản tiền đặt cọc cho chiếc vỏ chai, sau khi dùng ta đem trả lại vỏ chai cho cửa hàng thi f sẽ được nhận lại số tiền đặt cho vỏ chai ấy. Tuy nhiên đối với hình thức đặt cọc hoàn trả này trong thực tế áp dụng, tính hiệu quả của nó không cao như mong đợi. Bởi vì với đời sống ngày càng cao như hiện nay thì số tiền đặt cọc ít ỏi cho việc trả lại vỏ chai sau khi dùng không khuyến khich được khách hàng đem trả lại. Mặt khác chi phí để hoàn nguyên lại môi trường như trước khi khai khoáng là rất lớn, do đó các doanh nghiệp sau khi thực hiện xong hoạt động khai thác họ thường chụi mất đi khoản đặt cọc ký thác mà không chụi chi cho vấn đè hoàn nguyên môi trường. Trườn hợp này có thể viện dẫn ví dụ ở các công ty khai thá than ở Việt Nam, đối với các công ty này thì việc hoàn nguyên cho môi trường là vô cùng tốn kém và mất rất nhiều thời gian cho nên họ thường chụi mất khoản chi phí đặt cọc cho nhà quản lý môi trường chứ không thể thực hiện theo đúng cam kết nư ban đầu hoàn nguyên lại môi trường cho các mỏ khai thác đã hết hạn sử dụng. I.2.5. Những chính sách khuyến khích về tài chính: Các chính sách khuyến khích tài chính liên quan đến môi trường, thường được các nhà nước đề như: tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm, trợ cấp trong vốn vay.. đối với các dự án thân thiện với môi trường hay các dự án cải Chuyên đề tốt nghiệp 12 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 tạo môi trường, thực hiện giảm thuế cho các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường…. Đối với công cụ kinh tế này đã khuyến khích được các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề môi trường do các chương chình này có liên quan trực tiếp tới chi phí và lợi ích kinh tế của các chủ thể hành động. nó khuyến khích khen thưởng kịp thời các hành vi bảo vệ môi trường. Một trong các chính sách khuyến khích về tài chính là chính phủ sẽ giảm thuế quan và cho vay vốn với lãi suất bằng không đối với các dự án môi trường. II.Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của các nước trên thế giới: II.1. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới: Các nước này họ đã trải qua thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá từ lâu và cũng vì vậy mà họ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xử lý và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Trong lịch sử chống ô nhiễm môi trường của các nước đi trước đã chứng minh rằng các công cụ kinh tế đã rất có hiệu lực trong quản lý môi trường. Tất cả các loại công cụ kinh tế như; Thuế môi trường, hệ thống đặt cọc hoàn trả, khuyến khích về tài chính… đều đã được các nước phát triển thuộc OECD sử dụng rất hiệu quả. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của họ. * Ví dụ về việc sử dụng tiền đặt cọc khi mua hàng: Chúng ta thấy rằng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.. họ đã triển khai áp dụng cho các mặt hàng như các sản phẩm dùng bao bì, đồ uống hay săm lốp, điện tử dân dụng…còn ở Canada khi mua một lon nước giải khát phải trả them 10 cent, khi trả lại vỏ lon khách hang sẽ được tả lại số tiền này. Công cụ này cũng được áp dụng ngày càng rộng rãi ở Mỹ tuy là nước không phải đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhưng đã có tỷ trọng 51% nhu cầu đồ dùng bằng nhôm tái chế chính vì vậy mà công cụ kinh tế này tỏ ra rất hiệu quả trong việc thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng. Tuy nhiên các tiền đặt cọc cho các vỏ đồ uống thương ít và không lớn lên đối với người dân các nước có Chuyên đề tốt nghiệp 13 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 nền kinh tế phát triển có rất it người quan tâm tới việc trả lại vỏ chai để lấy lái số tiền đặt cọc. Mà ở các nước này thường có những tổ chức từ thiện đứng ra thu thập các bao bì để bán lấy tiền làm từ thiện. * Ví dụ về việc sử dụng các chương chình thương mại: Đây cũng là công cụ kinh tế được các nước OECD sử dụng nhiều nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Như giấy phép phát thải có thể trao đổi mau bán trên thị trường, tín hiệu giảm phát thải và tiền trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất sản phẩm… Lần đầu tiên ở Mỹ và một số nước tây Âu, đặc biệt là ở Đức người ta đã đưa ra hình thức giấy phép phát thải có thể mua bán được. Các giấy phép này sử dụng dựa trên nguyên tắc là bất cứ sự gia tăng chất thải nào cũng phải được cân bằng với việc giảm chất thải tương ứng và thường lớn hơn số lượng. ví dụ một công ty X nào đó được phép xả thải 100 đơn vị ô nhiễm nhưng công ty này chỉ thải có 80 đơn vị ô nhiễm như vậy công ty này có thể bán quyền thải 20 đơn vị ô nhiễm cho công ty khác. Trong các chương chình thương mại thì tín phiếu giảm phát thải và tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm hoặc sản xuất cũng được các nước OECD sử dụng nhiều. Các nước này sử dụng tìn phiếu phát thải nhằm tạo ra một thị trường “ô nhiễm” tức là tạo ra các thị trường để người ta có thể mua bán hoặc chuyển nhượng các quyền được gây ô nhiễm của mình cho những người khác. Thực tế ở Mỹ đã sử dụng rất hiệu quả công cụ kinh tế này trong lĩnh vực khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Hình thức trợ cấp tài chính đã được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường ở khối OECD chủ yếu được chia làm ba loại: Trợ cấp không hoàn lại, thường là các khoản trợ cấp tài chính trong các trường hợp người gây ra ô nhiễm sẽ thực hiện các biện pháp để giảm bớt mức độ ô nhiễm trong tương lai ; Cho vay với lãi suất thấp, loại này thường được áp dụng cho những người gây ô nhiễm khi họ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hoặc cho những dự án thân thiện với môi trường; loại thứ ba là tiền trợ cấp qua Chuyên đề tốt nghiệp 14 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 thuế dành cho những người áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm đã quy định. II.2. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển: Trong những năm gần đây do vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở lên là một vấn nạn không chỉ đối các nước đang phát triển mà nó đã là vấn đề của toàn nhân loại. Chính vì thế ngay tại các nước đang phát triển các nhà lãnh đạo các nước này đã bắt đầu tiếp thu kinh nghiêm quản lý môi trường của các nước phát triển đi trước cùng với việc được sự trự giúp về kỹ thuật cũng như tài chính của khôi các nước OECD một số chính phủ đã chú ý coi trọng việc dùng các công cụ kinh tế như là một biện pháp hữu hiệu cho công cuộc bảo vệ môi trường của quốc gia mình. Tuy nhiên các công cụ kinh tế mới chỉ phổ biến ở các nước công nghiệp mới phát triển và một số nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Nam Á và Mỹ La Tinh. Tại các nước này có một đặc điểm là công cụ kinh tế không sử dụng tách rời mà nó thường đước kết hợp với các công cụ pháp lý. ở đây các công cụ kinh tế không phải là thay thế hoàn toàn cho công cụ pháp lý mà nó chí là công cụ bố sung hỗ trợ cho công cụ pháp lý mà thôi. Tại các nước này công cụ pháp lý vẫn là công cụ chủ yếu được dùng trong qủan lý môi trường nhưng các công cụ pháp lý này được bổ sung thêm tính mềm dẻo và linh hoạt của các công cụ kinh tế. chính nhờ đặc điểm này lên các chính sách môi trường của các nước này đã mang lại hiệu quả cao. Bởi vì tại các nước đang phát triển thì hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn thiện và nền kinh tế thị trường chưa được xác lập một cách đầy đủ do đó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa yếu tố kinh tế và pháp luật đây là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo cho các công cụ kinh tế được thực thi tại các nước này. Chúng ta có thể viện dẫn kinh nghiệm của một số nước áp dụng thành công công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sau đây: * Ở Philipin: Việc áp dụng công cụ kinh tế dựa trên cơ sở thị trường đã được thực hiện từ những năm 1980 và ngày càng trở lên phổ biến trong Chuyên đề tốt nghiệp 15 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 những năm trở lài đây. Đầu năm 1997 trường hợp “ thực sự “áp dụng lệ phí sử dụng môi trường được tiến hành nơđã vượt qua sự phản đối của các ngành một cách suôn sẻ. Đó là trường hợp bắt các nguồn xả thải nước vào hồ Laguna phải trả tiền. Căn cứ để tính lệ phí cho các xí nghiệp là nồng độ BOD có trong nước thải. Thành công đạt được trong việc thu phí đối với các xí nghiệp trên là do tính chất đặc thù của một tổ chức có tên là LLDA - một cơ quan của chính phủ có quyền lực pháp định rất lớn trong việc quản lý hồ Laguana. Sự chống đối ban đầu của các ngành đã phải lùi bước trước áp lực xã hội và trước thực tế rằng các khoản chi phí phải nộp chỉ là một phần trong toàn bộ giá thành của các hãng này. Chính phủ Philipin cũng đã thiết lập thị trường về phế thải và thực hiện trợ giá cho các hoạt động phòng chống ô nhiếm. Chính phủ đã miễn thuế cho các hoạt động mua sắm thiết bị chống ô nhiễm. Việc này được áp dụng thành công nhưng rất hạn chế và dường như không là yếu tố chính để tạo ra động cơ tài chính cho các xí nghiệp. Chính phủ cũng đã thực hiện chính sách giảm lãi suất và miễn thuế thu nhập cho các hoạt động kinh doanh bảo vệ môi trường. Mặt khác Philipin còn đưa ra chính sách quản lý rủi ro tài chính đối với các rui ro môi trường. 5 năm trước đây, chính phủ đã đưa ra việc đánh giá rui ro môi trường vào công tác thẩm định vốn vay dự án ngân hàng. Kết quả cho đên hiện nay đã trở lên phổ biến đối với các ngân hàng tư nhân và ngân hàng quỗ doanh. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy rằng các ngân hàng còn thiếu năng lực trong việc thẩm định môi trường và còn ngần ngại chi nhiều cho công tác này. Do đó họ chỉ chủ yếu dựa vào đánh giá về rủi ro môi trường của chính phủ, nếu chính phủ cấp giấy phép về môi trường thì ngân hàng cho rằng những rủi ro môi trường này là chấp nhận được. * Một ví dụ khác từ Trung Quốc: Tại đây hình thức thu phí và lệ phí được sử dụng chủ yếu đối với các chất gây ô nhiễm cho nguồn nước, khí thải Chuyên đề tốt nghiệp 16 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 và chất thải rắn. Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn cho các chất thải. Nếu các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất xả thải vượt quá tiêu chuẩn quy định thì sẽ phải chụi một khoản tiền phí nhất định. Cho đến hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống phí gây ô nhiễm dựa trên nguyên tắc PPP với hơn 100 mức phí khác nhau cho 5 yếu tố gây ô nhiễm đó là: Cống, khí thải, chất thải lắng đọng, tiếng ồn và các loại khác. Tuy nhiên các mức phí này còn thấp nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả cao trong bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. * Tại Maláysia:Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cũng đã mang lại những kết quả ban đầu. Trong đó công cụ kinh tế được sử dụng nhiều nhất là phí môi trường được xây dựng trên nguyên tắc PPP. Cơ quan quản lý môi trường quy định các chất thải gây ô nhiễm môi trường như: BOD,Cd, Cr,Pb,Hg… phải chụi suất phí nhất định dựa trên nồng độ các chất này có trong chất thải. Qua đó các cơ sở xả thải sẽ phải trả một khoản chi phí tương ứng với khối lượng và nồng độ các chất có trong nước thải. VIệc thu phí như vậy đã hạn chế được lưu lượng nước thải ra môi trường, và giúp cho cơ quan qủan lý môi trường lắm bắt được tình trạng môi trường nước thải thông qua việc quan trắc môi trường nước của các cơ sở gây ô nhiễm này. III. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong quản lý môi trường: 3.1. Phương pháp luận cho việc tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Chúng ta thấy rằng giữa thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên giữa hai công cụ này còn một sốđiểm chung, đặc biệt là cùng đánh vào người gây ô nhiễm. Mục tiêu đánh thuế và thu phí cũng có nhiều điểm chung, trong đó có việc làm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng theo hướng giảm phát thải ra môi trường. Nếu xác định mức thuế 17 Chuyên đề tốt nghiệp Phan văn Trung Lớp:KTMT44 và phí thích hợp còn có thể khuyến khích các cơ sở sản xuất lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, trong chừng mực nào đấy có thể coi phương pháp luận của việc tính thuế và tính phí là tương đồng với nhau. Như chúng ta đã biết, Pigou, nhà kinh tế học người Anh đãđưa ra một giải pháp làđánh thuế vào từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm sao cho không còn có sự chênh lệch giữa chi phí cá nhân của hãng(MC) và chi phí biên của xã hội(MSC). Gọi t là mức phíđánh vào 1 đơn vịđo chất thải ta có: MSC = t + MC hay t = MSC – MC. Hiệu số (MSC – MC) cũng chính là chi phí ngoại ứng trên một đơn vị sản phẩm tạo ra chất thải (MEC), qua đó ta có: t = MSC – MC =MEC. Mức thúê thu được đánh theo sản lượng và do vậy để tối đa hoá lợi nhuận xã hội thì doanh nghiệp phải chịu mức thuế /phít*= MSC – MC = MEC tại mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp đã tính đến chi phí ngoại ứng. Với mức thuế này buộc người sản xuất phải điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu Q* vậy. Khi đó sẽđạt tối đa hoá lợi nhuận toàn xã hội. Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi qui trình công nghệđể làm giảm thải chất ô nhiễm mà doanh nghiệp vẫn giữđược sản lượng tối ưu và giảm được ngoại ứng nghĩa là doanh nghiệp đã phải bỏ ra một chi phíđể làm giảm chất ô nhiễm hay là xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Chi phíđể giảm thải trên một đơn vị lượng chất thải chính là chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm. Một khi doanh nghiệp giảm thải chất ô nhiễm ra môi trường càng nhiều thi chi phíđể giảm thải càng cao. Đây cùng là căn cứ cho việc xác định suất phí trên một đơn vị chất thải thích hợp sao cho cả xã hội lẫn doanh nghiệp đều có lợi, hay không bên nào chịu thiệt. Chuyên đề tốt nghiệp 18 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 Mục tiêu của việc thu phíô nhiễm môi trường có thể khác nhau, có thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường thông qua việc thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm hoặc nhằm mục đích tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Nhưng phí môi trường cần mang tính trung lập, có nghĩa nó không nhằm mục đích buộc các nhà sản xuất ngừng sản xuất, cũng không vì mục tiêu lợi nhuận mà huỷ hoại môi trường. Để xác định phí môi trường cần xem xét thêm mối quan hệ chi phí cận biên làm giảm ô nhiễm ( MAC ) và phí gây ô nhiễm. Chi phí cận biên làm giảm ô nhiễm của một hãng hay một nghành công nghiệp cho biết chi phí để giảm bớt đi một đơn vị chất thải. Thông thường, chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm thấp hơn chi phí môi trường mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án đầu tư làm giảm thải chất thải gây ô nhiễm thay vì nộp phí. Lý do là phương án này có lợi cho doanh nghiệp hơn vì nó rẻ hơn. Ngược lại, khi MAC cao hơn phí gây ô nhiễm phải trả, lúc đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án nộp phí vì như vậy sẽ rẻ hơn so với việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thải gây ô nhiễm. Như vậy, doanh nghiệp hầu như phải chụi hai lần chi phí, thứ nhất để giảm ô nhiễm chừng nào MAC thấp hơn phí ô nhiễm và sau đó đóng phí khi MAC lớn hơn mức phí phải đóng.Thực tế cho thấy các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp…thường có hàm chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm khác nhau do thiết bị, công nghệ, đầu vào và khả năng thay thế khác nhau nhiều hoặc ít. Đây cũng là những yếu tố quyết định đến chi phí làm giảm ô nhiễm, để cho một doanh nghiệp cân nhắc trước khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải hay đóng phí. Vấn đề đặt ra đối với xác định phí ô nhiễm là phí có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để có lợi nhuận nhưng đồng thời phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng môi trường qui định. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì việc xác định xuất phí là một vấn đề phức tạp gây nhiều tranh cãi, trong đó nguyên nhân quan trọng chíh là thiếu thông tin hay Chuyên đề tốt nghiệp 19 Phan văn Trung Lớp:KTMT44 thông tin không chính xác dẫn đến không đủ cơ sở để xác định chi phí thiệt hại và qua đó không thể đưa ra một mức phí chính xác. 3.2.Cơ sở xác định phí nước thải công nghiệp: 3.2.1.Dựa vào tổng lượng nước thải. Tổng lượng chất thải là một trong các căn cứ quan trọng để xác định tổng chi phí mà các doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan quản lý môi trường, đó là cơ sở để cho các cơ quan quản lý này thu phí bảo vệ môi trường. Thông qua việc xác định tổng lượng chất thải (ở đây là tổng lượng nước thải ) của từng doanh nghiệp mà chúng ta có thể biết được lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp này lớn hay nhỏ từ đó xác định được mức độ nghiêm trọng của hành vi xả thải đối với môi trường của các doanh nghiệp này. 3.2.2.Dựa vào đặc tính của các chất gây ô nhiễm. Đặc tính của các chất gây ô nhiễm là một trong các yếu tố không thể thiếu đế xác định xuất phí cho các doanh nghiệp xả thải.Sau đây là một số chất gây hại đặc trưng thường hay có trong môi trường nước thải của các doanh nghiệp. + Nhâu cầu oxy sinh hoá BOD:Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có thể phân huỷ bởi vi sinh vật trong nước thải đô thị và chất thải công nghiệp. Nhu cầu BOD được định nghĩa là nhu cầu oxy cần cho vi sinh vật trong quá trìh phân huỷ các chất hữu cơ. Trong thực tế người ta không thể lượng oxy cần thiết để phân huỷ hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chí xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200 c ký hiệu BOD-5 . chỉ tiêu này được chuẩn hoá và sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Giá trị BOD lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng cao. Chuyên đề tốt nghiệp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng