Mô tả:
LỜI MỞ ĐẦU Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu, không những ảnh hưởng đến các nước đang phát triển mà còn cả những nước phát triển. Có nhiều biện pháp để xóa đói giảm nghèo mà việc quản lí và chi tiêu công hợp lý là một trong những biện pháp có thể tác động khá lớn đến việc giảm tỉ lệ nghèo. Nhận ra được vấn đề này nhóm chúng em đã làm bài tiểu luận này nhằm làm rõ những ảnh hưởng của chi tiêu công tới đói nghèo. Mối quan hệ giữa nghèo đói trong ngắn hạn và dài hạn với các biến số khác trong bài nghiên cứu đã được được xác định bởi mô hình ECM và kiểm định đồng liên kết Johansen tương ứng. Bên cạnh đó chúng em cũng mở rộng xem những tác động của chi tiêu công tới nghèo đói ở Việt Nam như thế nào, sử dụng mô hình OLS để kiểm định thực nghiệm và đề ra những giải pháp cho Việt Nam. Trong bài tiểu luận, nhóm có sử dụng những tư liệu từ những bài nghiên cứu của nước ngoài và những số liệu thống kê từ những năm trước từ nhiều nguồn. Do sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên cũng không thể tránh khỏi những sai sót mong Thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm có thể hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn./. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 A- BÀI NGHIÊN CỨU: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ NGHÈO ĐÓI Ở PAKISTAN 4 1.Giới thiệu 4 2. Các tài liệu nghiên cứu 5 3.Đặc điểm của mô hình kĩ thuật 8 4. Dữ liệu và bằng chứng thực nghiệm ở Pakistan 9 B- MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM 13 1. Mối quan hệ giữa chi tiêu công và nghèo đói ở Việt Nam 13 2. Dữ liệu và bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam 20 3. Giải pháp chi tiêu công ở Việt Nam 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 A- BÀI NGHIÊN CỨU: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ NGHÈO ĐÓI Ở PAKISTAN : PHÂN TÍCH ĐỒNG LIÊN KẾT 1.Giới thiệu Nghiên cứu này phân tích quan hệ dài hạn cũng như ngắn hạn của thâm hụt ngân sách và sự nghèo đói. Kết quả này chỉ ra một mối quan hệ ngược chiều giữa chi tiêu công và nghèo đói dựa trên dữ liệu 1976-2010. Mối quan hệ dài và ngắn hạn giữa đói nghèo và các biến số khác được xác định bởi mô hình ECM và kiểm định đồng liên kết Johnsontương ứng.