Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại ban quản lý các dự án dạy ng...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại ban quản lý các dự án dạy nghề vốn oda, tổng cục dạy nghề (tt)

.PDF
17
25
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI -------------------------- NGUYỄN KHÁNH DUY NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỐN ODA, TỔNG CỤC DẠY NGHỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰNG BỘ XÂY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN KHÁNH DUY KHÓA: 2011 - 2013 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỐN ODA, TỔNG CỤC DẠY NGHỀ Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH TUẤN HẢI Hà Nội - Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp cao học xây dựng 2011QL1, Khoa đào tạo sau đại học, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, dưới sự giảng dạy của các thầy giáo trong khoa, sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm Khoa và cán bộ công nhân viên trong Khoa, sự cố vấn và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học, cộng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỐN ODA, TỔNG CỤC DẠY NGHỀ”. Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa đào tạo sau đại học và các thầy giáo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS. Đinh Tuấn Hải – Người đã có công rất lớn trong việc hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo tôi giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Khánh Duy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khánh Duy MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN  LỜI CAM ĐOAN  MỤC LỤC  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1  CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỐN ODA, TỔNG CỤC DẠY NGHỀ ................................................................................................................ 5  1.1. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và một số Dự án đang triển khai tại Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA. .................................................. 5  1.1.1. Giới thiệu về Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA và một số Dự án đang quản lý, thực hiện............................................................ 5  1.1.2. Giới thiệu về Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). ............................. 6  1.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). ... 18  1.2.1. Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu dịch vụ tư vấn thuộc các cấu phần của Dự án.............................................................. 21  1.2.2. Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu mua sắm thuộc các cấu phần của Dự án........................................................................ 34  1.3. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu tại Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). .......................................................................................................... 35  1.3.1. Những kết quả đạt được của Dự án. .......................................... 35  1.3.2. Những tồn tại trong việc thực hiện công tác đấu thầu của Dự án. ............................................................................................................... 37  CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG NGHỀ” ......................... 40  2.1. Cơ sở lý luận về đấu thầu. ..................................................................... 40  2.1.1. Cơ sở lý luận về đấu thầu theo quy định của Việt Nam ............. 40  2.2. Cơ sở thực tiễn để nâng cao hiệu quả đấu thầu tại Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA .................................................................................. 59  2.2.1. Định hướng thực hiện Dự án trong thời gian tới. ....................... 59  2.2.2. Những yếu tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả đấu thầu .... 60  2.2.3. Những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế liên quan đến nâng cao hiệu quả đấu thầu ................................................................... 67  CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỐN ODA, TỔNG CỤC DẠY NGHỀ ........................................................................................... 74  3.1. Quan điểm và mục tiêu. ........................................................................ 74  3.2. Nguyên tắc nâng cao hiệu quả đấu thầu................................................ 76  3.3. Các giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả đấu thầu tại Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA............................................................................. 77  3.3.1. Cụ thể hóa các quy trình, các bước, xây dựng tiến độ thực hiện cho từng gói thầu (mua sắm và tư vấn) của dự án dựa trên các quy định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Việt Nam. ...................... 77  3.3.2. Nâng cao năng lực của chuyên gia đấu thầu, Ban QLCDA ODA: ............................................................................................................. 105  3.3.3. Các khuyến nghị áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại Tổng cục Dạy nghề: .......................................... 110  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 114  Kết luận ...................................................................................................... 114  Kiến nghị .................................................................................................... 115  TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam đã đạt ngưỡng nước có mức thu nhập trung bình thấp năm 2010, thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ khoảng 300 USD/người năm 1993 đến 1560 USD/người năm 2012 và ước đạt 2000 USD giai đoạn 2015-2020. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với vai trò xúc tác quan trọng với mức trung bình 8% mỗi năm kể từ năm 1997 đã góp phần hỗ trợ tích cực đối với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. Trong giai đoạn 1993-2012, việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA được thực hiện chủ yếu theo chiều rộng với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, giáo dục – dạy nghề, y tế, xã hội. Kể từ khi nối lại quan hệ với Việt Nam, là một trong ba nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cung cấp cho Việt Nam với nguồn vốn hỗ trợ hàng năm trung bình từ 200-300 triệu USD đến năm 2007. Tuy nhiên, với sự khởi đầu của các khoản vay ít ưu đãi hơn từ năm 2007, trong 5 năm qua, danh mục các dự án yêu cầu ADB tài trợ của Việt Nam sau đó được mở rộng nhanh chóng với khối lượng trung bình cho vay hàng năm là 1,15 tỷ USD. Trong giai đoạn 1993-2012, ADB đã hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 114 khoản vay với tổng giá trị 10,441 triệu USD; 261 hỗ trợ kỹ thuật với tổng giá trị 574 triệu USD và 26 khoản viện trợ không hoàn lại tương đương 150 triệu USD. Tính đến cuối tháng 3/2012, danh mục dự án đang triển khai của ADB bao gồm 59 khoản vay với tổng vốn hơn 7 tỷ USD, 47 khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật với tổng số vốn 192 triệu USD. Trong điều kiện thu nhập bình quân tăng lên (GDP ước khoảng 2000 USD/người vào giai đoạn 2015-2020), đồng thời bắt đầu từ năm 2015 chiến lược tài trợ ODA của nhiều nước song phương có sự thay đổi lớn về cả nguồn vốn và chủ trương đầu tư. Có một số nhà tài trợ chấm dứt các hoạt động tài trợ truyền thống để dành nguồn lực cho những nước cần được hỗ trợ hơn. Về phía ADB, nguồn vốn ưu đãi (AFD) giai đoạn 2015-2016 có khả năng sẽ giảm (năm 2013-2014: 370 triệu 2 USD/năm), nguồn vốn thông thường (OCR) cũng giảm từ khoảng 1 tỷ USD xuống còn 760 triệu USD/năm trong giai đoạn 2015-2016. Việt Nam đã trở thành quốc gia vay hỗn hợp ADF/OCR của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Điều này đòi hỏi chúng ta cần có cách tiếp cận phù hợp sử dụng nguồn vốn ưu đãi gối đầu cho các khoản hỗ trợ bị cắt bỏ nhưng đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ADB để nguồn vốn này thực sự đóng vai trò xúc tác các nguồn vốn khác và mang lại giá trị gia tăng cần thiết. Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” được ký kết theo Hiệp định vay số 2652/2653-VIE (SF) ký ngày 5/10/2010 giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mục tiêu dài hạn của Dự án là nhằm góp phần giảm thiểu thiếu hụt kỹ năng ở một số nghề trọng điểm. Mục tiêu ngắn hạn của dự án là xây dựng ở một số trường Cao đẳng nghề để đào tạo các công nhân có kỹ năng nghề cao ở 15 nghề trọng điểm, bao gồm: Công nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, cơ điện tử, điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu thủy, vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh, quản trị mạng máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, lập trình máy tính, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị khách sạn. Từ những thực tế và phân tích ở trên, đồng thời qua thời gian nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm công tác thực tế của bản thân trong việc quản lý Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” cho thấy để quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả thì công tác lựa chọn nhà thầu là một công tác rất quan trọng. Việc thực hiện công tác đấu thầu tại nhiều Dự án còn bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro về đấu thầu cao, thực trạng công tác đấu thầu còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, năng lực của Ban quản lý dự án và tổ chuyên gia đấu thầu còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn,vướng mắc. Tình hình trên đòi hỏi cần nghiên cứu một cách khoa học thực trạng và phân tích rõ nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA thuộc Tổng cục Dạy nghề (áp dụng cho Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á). 3 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những lý luận chung về đấu thầu, phân tích thực trạng về công tác đấu thầu tại Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ khuyến nghị đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA (áp dụng cho Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)), cũng như áp dụng chung cho các dự án có sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong cả nước. Đối tượng, phạm vi và vấn đề nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình lựa chọn nhà thầu tại Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cho các gói thầu đã, đang và sẽ triển khai thực hiện của Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á. - Vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đấu thầu: Từ khi lập Kế hoạch đấu thầu; Tổ chức đấu thầu; Thông báo kết quả đấu thầu; Thương thảo, hoàn thiện, ký hợp đồng và Xử lý các tình huống trong đấu thầu. Đặc biệt nghiên cứu sâu vào quy định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về đấu thầu. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã lựa chọn, luận văn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến chất lượng hoạt động đấu thầu ; đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, chuyên gia, đồng thời tham khảo nghiên cứu của các người đi trước kết hợp với kinh nghiệm qua quá trình công tác của bản thân … nhằm chỉ ra những bất cập giữa thực tế đấu thầu và những quy định pháp lý có liên quan. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn hệ thống lý luận về đấu thầu và làm rõ về quá trình đấu thầu theo quy định của Việt Nam và của Ngân hàng Phát triển Châu Á 4 (ADB), từ đó chỉ ra một số khác biệt giữa quy định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với Chính phủ Việt Nam trong hoạt động đấu thầu. Ý nghĩa về thực tiễn: Đánh giá thực trạng về hoạt động đấu thầu tại Dự án “Tăng cường kỹ năng nghề” sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Phân tích đưa ra một số nguyên nhân tồn tại trong hoạt động đấu thầu. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đấu thầu trong thời gian tới cho dự án và các dự án tương tự do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, xây dựng các bảng biểu, tiến độ, kế hoạch hành động, các quy trình, các bước thực hiện một cách dễ hiểu, dễ cập nhật nhất dựa trên các quy định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) về các lĩnh vực đấu thầu mua sắm hàng hóa và đấu thầu tuyển chọn tư vấn để tiến hành thực hiện. Dùng làm tài tiệu tham khảo cho các Dự án sử dụng nguồn vốn ODA do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Hoạt động đấu thầu đã tồn tại ở nước ta gần hai mươi năm, thời gian qua còn trong giai đoạn đầu, tuy nhiên nó đã và đang trở thành một hoạt động phổ biến và được toàn xã hội quan tâm vì đây là biểu hiện của hình thức chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế quản lý cũ theo cơ chế “xin” “cho” sang cơ chế cạnh tranh, công bằng, bình đẳng trong xây dựng, mua sắm hàng hoá và tuyển chọn tư vấn. Công tác đấu thầu đã có những bước tiến rất lớn phát huy được vị trí và vai trò của mình và góp phần tiết kiệm vốn đầu tư cho các dự án. Luận văn này là kết quả quá trình tìm tòi học hỏi từ thực tế tại các gói thầu thực hiện tại Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA, Tổng cục Dạy nghề. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng hợp kết hợp với thực tế hoạt động đấu thầu của các dự án đang thực hiện tại BQLCDA ODA, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu dự án trong giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, Luận văn đã phân tích và đánh giá làm rõ hoạt động đấu thầu của Dự án trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay với khá đầy đủ các hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước và Quốc tế, đối với các lĩnh vực như: Đấu thầu xây lắp, Đấu thầu tuyển chọn tư vấn và đấu thầu mua sắm hàng hoá và thiết bị. Sử dụng phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ đối với đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá và phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, cũng như các hình thức thực hiện hợp đồng cố định đối với gói thầu có giá trị nhỏ thời gian thực hiện ngắn, hợp đồng điều chỉnh giá đối với gói thầu có tính chất phức tạp về kỹ thuật thời gian thi công dài, hợp đồng trọn gói đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn quản lý dự án, và hợp đồng theo thời gian đối với các gói thầu tư vấn. Từ thực tế thực hiện hoạt động đấu thầu các gói thầu của BQLCDA ODA cho thấy một số hạn chế như thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài, chất lượng chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, trong đó nổi lên là do chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xét duyệt thầu chưa cao. Phân tích các nguyên nhân của những 115 tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu trong giai đoạn tiếp theo. Luận văn đã trình bầy sự khác biệt giữa quy định về đấu thầu của Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á. Đồng thời Luận văn đã cụ thể hóa quy trình, các bước, xây dựng tiến độ thực hiện cho một số hình thức lựa chọn nhà thầu thường gặp của dự án dựa trên các quy định của Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý Nhà nước về đấu thầu, BQLCDA ODA và tổ chuyên gia xét thầu thích ứng trong giai đoạn tới, cũng như việc cần phải tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu và áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu cho giai đoạn tiếp theo của dự án. Trên cơ sở quán triệt các yêu cầu đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu tại BQLCDA ODA nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Kiến nghị Đối với Chính phủ: Hệ thống văn bản pháp lý bị ảnh hưởng của các quy chế đấu thầu quốc tế, nước ta là nước đi sau vừa mới trải qua cơ chế tập trung bao cấp nên không tránh khỏi những bở ngỡ khi tiếp cận với cơ chế mới vì thế sự học hỏi thiếu kinh nghiệm chọn lọc tạo ra quy chế đấu thầu ảnh hưởng các qui định của JBIC, ADB, WB… bêm cạnh đó lại còn bị ảnh hưởng của tư tưởng, tư duy từ đội ngũ cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ. Tuy có thể nói hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu đã góp phần đóng góp không nhỏ vào việc tổ chức có hiệu quả hoạt động đấu thầu quốc tế ở Việt Nam. Do các chế tài xử phạt cần có của hệ thống văn bản pháp lí về đấu thầu hiện hành ở Việt Nam chưa đủ độ nghiêm ngặt nên một số đối tượng có phần ngang nhiên thực hiện các hành động sai trái của mình. Các quy định liên quan đến đầu tư nói chung còn quá rườm ra, khó hiểu, báo cáo nghiên cứu khả thi kém, việc quyết định đầu tư tràn lan cũng có ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức đấu thầu nói chung. 116 Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí đầu tư, xây dựng và đấu thầu đều được ban hành dưới dạng nghị định của chính phủ. Tuổi thọ bình quân của nghị định thường rất ngắn, vì thế tính ổn định không được đảm bảo. Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư luôn mong muốn có hệ thống văn bản pháp lí tương đối ổn định tạo cơ sở cho hoạt động kinh tế của họ tránh được rủi ro có thể phát sinh từ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra hệ thống quản lí nhà nước của ta phân ra làm nhiều bộ, các cơ quan ngang bộ quản lí về ngành, phụ trách về lĩnh vực riêng của mình. Và tất nhiên các cơ quan nhà nước được phân cấp cũng quản lí hoạt động đầu tư và thực hiện đầu tư. Mỗi cơ quan đều tham gia soạn thảo một phần quy định có tính chất phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư. Do đặc điểm mỗi cơ quan đều óc những văn bản do cơ quan mình đưa ra để tạo nên hệ thống văn bản chung, trong khi mỗi cơ quan đều muốn đưa ra chủ ý riêng của mình. Điều này gây ra tình trạng không nhất quán, thiếu sự thống nhất, gây khó khăn cho các nhà thầu và những người thực hiện theo văn bản pháp luật, không biết là nên theo chủ ý nào. Hệ thống văn bản pháp lí đáp ứng một hành lang pháp lí bảo đảm cho hoạt động đầu tư vận hành một cách có hiệu quả, cạnh tranh và công bằng, khuyến khích các nhà đầu tư tích cực tham gia dự thầu. Đối với các cơ quan thanh tra, kiểm tra: Việc triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu sẽ được tập trung vào một số vùng và lĩnh vực trọng điểm theo hướng Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì với sự tham gia của các cơ quan chức năng liên quan. Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu là việc làm thường xuyên của cơ quan quản lí nhà nước. Phải chủ động thực hiện việc thanh tra nhằm ngăn chặn, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình ngăn chặn, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đấu thầu. Thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại. Trước mắt cần tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra đối với các gói thầu có quy mô lớn. Vụ PM18 đã để lại nhiều bài học quý giá về công tác thanh tra, kiểm tra. Tại sao những sai phạm nghiệm trọng như vậy có thể diễn ra ở mức độ, phạm vi và 117 khoảng thời gian lâu như vậy, bất chấp bao lần kiểm tra, giám sát của thanh tra bộ Giao Thông vận tải, Thanh tra tài chính, kiểm toán, quyết toán hàng năm….Cán bộ thanh tra còn yếu kém, không xử lý kiên quyết ngay từ lần kiểm tra đầu tiên đã dẫn đến những sai phạm lớn như vậy. Vì thế cần phải nghiêm túc kiểm điểm các cán bộ làm công tác thanh tra mắc sai phạm, kiên quyết xử lý các cán bộ thanh tra vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới. Đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - Tiếp tục mở các lớp tập huấn tăng cường năng lực cho các cán bộ đấu thầu, cán bộ tài chính của dự án. - Tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ từ phía ADB, bố trí đầy đủ nhân sự để đáp ứng nhiều hơn các yêu cầu từ Ban QLCDA ODA, chủ đầu tư. - Rút ngắn, thời gian và quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn. - Có thể sử dụng Luật đấu thầu của Việt Nam để lựa chọn các Nhà thầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Hà Nội. 2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng, Hà Nội. 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 Về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, Hà Nội. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 5. Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang Web Giaxaydung.com, từ điển bách khoa toàn thư điện tử Wikipedia.org.com. 6. Dự thảo Luật Đấu thầu (2013) 7. Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Xây dựng , Hà Nội. 8. Đinh Tuấn Hải (2008), Quản lý dự án xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội. 9. Hướng dẫn Mua sắm bằng vốn vay IBRD và Tín dụng IDA - Tháng 5/ 2004, Sửa đổi tháng 10/ 2006; (Guidelines: Procurement under IBRD loan and IDA Credits – May 2004, Revised October 2006); 10. Hướng dẫn tuyển chọn và thuê tư vấn do Bên vay của NHTG thực hiện, tháng 5/2004, sửa đổi Ngày 1/10/2006 (Guidelines: Selection and Employment of Consultants by World Bank Borrowers, May 2004, Revised October 1, 2006) 11. Ngân hàng Châu Á - ADB (2010), Sổ tay hướng dẫn sử dụng tư vấn, Hà Nội. 12. Ngân hàng Châu Á - ADB (2010), Sổ tay hướng dẫn mua sắm sử dụng vốn ADB, Hà Nội. 13. Ngân hàng Châu Á - ADB (2010), Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, Hà Nội. 14. Liên đoàn quốc tế của các kỹ sư tư vấn, Điều kiện hợp đồng - FIDIC, Hà Nội. 15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội. 16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu, Hà Nội. 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sửa đổi số 38, Hà Nội. Tiếng Anh 18. A Guide to the project mangement body of knowledge (2008), An American National Standard; 19. Jennifer Greene, PMP – Andrew Stellman, PMP Head First PMP (2007)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất