Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lựa chọn thực vật tối ưu cho xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau biogas...

Tài liệu Nghiên cứu lựa chọn thực vật tối ưu cho xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau biogas

.PDF
102
58
139

Mô tả:

Chăn nuôi là lĩnh vực nông nghiệp gắn liền với Việt Nam từ xưa đến nay, trong đó chăn nuôi lợn được coi là thế mạnh của ngành nông nghiệp nên rất được quan tâm đầu tư. Hiện nay chăn nuôi quy mô công nghiệp tăng nhanh và tạo được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề lo lắng của các nhà quản lý. Qua các khảo sát thực tế và tài liệu tham khảo trong các cơ sở chăn nuôi lợn chủ yếu là lắp đặt hệ thống xử lý biogas. Theo kết quả điều tra của Bộ NN&PTNT năm 2013 tại 54 tỉnh thành trên cả nước, hiện có 3.950 trang trại trên tổng số 12.427 trang trại được điều tra có xây dựng hầm biogas, chiếm 31,79%, trong đó có 196 trang trại xây dựng công trình có thể tích trên 300 m3 , còn đa phần các hầm biogas được xây dựng với quy mô nhỏ [24]. Hệ thống này có thể xử lý được chất thải và còn góp phần giải quyết các bài toán năng lượng phục vụ sản xuất nhờ việc thu hồi nhiên liệu khí sinh. Tuy nhiên, chất lượng nước sau xử lý bằng hầm biogas vẫn chưa đạt yêu cầu xả thải, hàm lượng COD, T-N, T-P và lượng coliform trong nước thải vẫn vượt quá quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Nếu nước thải này không được xử lý mà thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, việc kết hợp các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi với công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh (TVTS) đã được nhiều tác giả nghiên cứu, áp dụng và thu được kết quả khả quan. Nghiên cứu của Stone và cs (2002) sử dụng cỏ Bắc, cây Cói, cỏ Nến để xử lý nước thải chăn nuôi lợn [64]; Xindi và cs (2003) sử dụng cỏ Vetiver và Thủy trúc (Cyperus alternifolius) để xử lý nước thải chăn nuôi lợn [76]. Ở Việt Nam đã có một số công trình của các nhà khoa học nghiên cứu như Trần Văn Tựa và cs (2010) sử dụng 4 loại TVTS Bèo tây, Rau muống, Ngổ trâu, Cải xoong để xử lý nước phú dưỡng [28]; Trương Thị Nga và cs (2010) nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây Rau ngổ và Bèo tây

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất