Mô tả:
Tất cả những vấn đề hóc búa nêu trên không xảy ra tuần tự mà đan xen vào nhau. Nhà quản lý buộc phải chấp nhận chúng sẽ tồn tại mãi mãi và không có giải pháp triệt để nào có thể giải quyết được chúng. Họ sẽ phải đối mặt, tương tác và lần lươt giải quyết những khó khăn đó. 2.1.2 Đánh giá ưu, nhươc điểm của quan niệm về những khó khăn trong quản lý của Henry Mintzberg 2.1.2.1 Ưu điểm Henry Mintzberg không nhìn nhận quản lý dưới hình thái của môt lý luận hay học thuyết trừu tượng. Ông căn cứ vào thực tế để đưa ra những vấn đề. Do đó, hệ thống khó khăn người quản lý phải đối mặt được ông liệt kê đa dạng và gần với thực tế. Ông không chỉ phát hiện những vấn đề ở bề nổi như: sự thiếu thông tin của nhà quản lý, hoạch định khó khăn hay phát hiện ra những vấn đề về tâm lí như nghịch lí kiểm soát trong hoạt động quản lý, mối nguy hại từ sự tự tin. Ông thậm chí còn tìm ra mối liên hệ giữa những khó khăn với nhau. Chẳng hạn, những khó khăn trong quá trình hoạch định là biến thể của sự hời hơt hay những rắc rối về trât tự của tổ chức sẽ kéo theo áp lực kiểm soát. Môt ưu điểm khác rất đáng hoan nghênh trong tư tưởng của Henry Mintzberg là ông đã đưa ra gơi ý để các nhà quản lý điều hòa được các khó khăn. Vì chỉ là những gợi ý, nên chúng có thể hữu ích với nhiều đối tượng ( không riêng những người làm quản lý) mà vẫn dành ra khoảng trống đủ để họ sử dụng các gợi ý một cách sáng tao. Chẳng hạn, để giải quyết những áp lực của sự kiểm soát, Henry Mintzberg đề xuất người quản lý cấp dưới “cân nhắc “phớt lờ” mệnh lệnh của cấp trên”. Nhưng cái sự phớt lờ ấy như thế nào? Là từ chối tham gia một cuộc họp để có thời gian giải quyết vấn đề khẩn đang xảy ra ở cơ sở hoặc thay đổi chiến lược tấn công thi trường khi chính sách của Nhà nước can thiệp làm cho môi trường bị thay đổi? Điều ấy là tùy nhà quản lý linh động. 2.1.2.2 Nhược điểm Việc chỉ ra những khó khăn trong hoat động quản lý của Henry Mintzberg cũng có một số hạn chế.