Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý đất đô thị phường mai động quận hoàng mai, thành phố hà nội (tt)...

Tài liệu Quản lý đất đô thị phường mai động quận hoàng mai, thành phố hà nội (tt)

.PDF
20
22
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----o0o---- TRẦN HỮU CHÚC KHÓA: 2011-2013 QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ PHƢỜNG MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý Đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 Luận văn thạc sĩ quản lý đô thị và công trình NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HẬU Hà Nội – Năm 2013 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng biết ơn và cảm ơn các thầy, cô giáo giảng viên Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu viết đề tài Luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Hậu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Chuyên ngành Quản lý đô thị công trình với đề tài “Quản lý Đất đô thị phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội”. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ UBND phường, UBND quận, phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng quản lý Đô thị, Văn phòng đăng ký đất và nhà quận Hoàng Mai; Các nhà quản lý và chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đất đô thị đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin, số liệu cũng như kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu luận văn này của bản thân. Tuy đã cố gắng hết mình trong khi nghiên cứu và hoàn thành luận văn song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học của trường, các thầy, cô giáo, của đồng nghiệp và bạn bè và đặc biệt là những ý kiến phản biện đối với luận văn để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể học viên cùng lớp, người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này./. Tác giả luận văn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Hữu Chúc 3 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 2 MỤC LỤC .................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................ 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................... 7 PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 8 PHẦN II: NỘI DUNG ................................................................................ 14 CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ PHƢỜNG ...... 14 MAI ĐỘNG, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................. 14 1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của phƣờng Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội............................................................................... 14 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 14 1.1.2. Điều kiện kinh tế: ......................................................................... 14 1.1.3. Điều kiện xã hội ........................................................................... 16 1.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. ......... 17 1.1.5. Thực trạng môi trường ................................................................. 21 1.1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quản lý đất đai của phường Mai Động, quận Hoàng Mai. ....................... 24 1.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất phƣờng Mai Động. ........................................................................................................... 26 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất phường Mai Động năm 2012. ................... 26 1.2.2. Tình hình biến động sử dụng đất đô thị phường Mai Động giai đoạn (năm 2008-2012) ................................................................................... 28 1.3. Tình hình quản lý đất đô thị phƣờng phƣờng Mai Động, quận Hoàng Mai .............................................................................................................. 30 1.3.1. Thực hiện pháp luật đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ........................................................................................................ 30 1.3.2. Quản lý việc giao đất, cho thuê và thu hồi đất. .............................. 33 1.3.3. Lập và quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................ 33 4 1.3.4. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lý các vi phạm. .................................................................................................... 35 1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại phường Mai Động-quận Hoàng Mai. 36 1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đô thị phƣờng phƣờng Mai Động, quận Hoàng Mai giai đoạn 2008-2012 ........................................... 37 1.4.1. Những mặt mạnh .......................................................................... 37 1.4.2. Những hạn chế, vướng mắc và khó khăn ...................................... 39 1.4.3. Nguyên nhân ................................................................................ 40 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ .......... 42 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý đất đai đô thị: .............................................. 42 2.1.1. Đặc điểm đất đô thị ...................................................................... 42 2.1.2. Phân loại đất đô thị ....................................................................... 42 2.1.3. Hệ thống quản lý đất đai ............................................................... 43 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ quản lý đất đai: ...................................... 45 2.1.5. Nội dung và nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai đô thị .......... 46 2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 52 2.2.1. Các văn bản pháp luật của Nhà nước ............................................ 52 2.2.2. Các văn bản của Thành phố Hà Nội .............................................. 53 2.2.3. Định hướng phát triển không gian xây dựng phường Mai Động và quận Hoàng Mai đến năm 2020 .............................................................. 55 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đất đai đô thị: ................................. 58 2.3.1. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: ............................. 58 2.3.2. Ban hành các văn bản pháp quy: ................................................... 59 2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý: .............................................................. 60 2.3.4. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: ................................. 61 2.4. Kinh nghiệm quản lý đất đô thị trên thế giới và ở Việt Nam ............ 63 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý đất đô thị trên thế giới ................................. 63 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý đất đô thị trong nước ................................... 65 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ PHƢỜNG MAI ĐỘNG, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................... 68 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý đất đai đô thị phƣờng Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. ....................................................... 68 5 3.1.1. Quan điểm: .................................................................................. 68 3.1.2. Mục tiêu: ...................................................................................... 69 3.2. Nguyên tắc quản lý đất đai đô thị: ...................................................... 69 3.3. Đề xuất nhóm giải pháp chung quản lý đất đô thị tại các phƣờng ... 70 3.3.1.Hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý đất đai đô thị: ................. 70 3.3.2. Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: ....................................... 72 3.3.3.Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất đai. ................................... 72 3.3.4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai và quản lý đô thị. ........... 74 3.3.5. Cải cách hành chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. .. 75 3.3.6. Cải cách nền tài chính mạnh ......................................................... 79 3.4. Đề xuất nhóm giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quản lý đất đô thị phƣờng Mai Động, quận Hoàng Mai......................................................... 82 3.4.1. Quy hoạch, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. ............... 82 3.4.2. Quản lý các khu vực làng xóm và cải tạo nâng cấp khu nhà tập thể. ........................................................................................................ 85 3.4.3. Đăng ký, quản lý hồ sơ địa và cấp giấy chứng quyền sử dụng đất. 90 3.4.4. Tăng cường cơ sở vật chất và áp dụng công nghệ thông tin. .......... 91 3.4.5.Nâng cao năng lực cán bộ quản lý. ................................................ 94 3.4.6. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, xử lý vi phạm ...................... 95 3.4.7. Huy động cộng đồng tham gia quản lý .......................................... 96 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 102 8 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là nền tảng để phát triển đô thị, ở đó con người sinh sống, làm việc và sử dụng các dịch vụ. Cùng với sự hình thành đô thị, đất đai cũng từng bước được chia thành đất đô thị, đất ngoại ô và đất nông thôn. Đất đô thị có nguồn gốc chủ yếu từ đất nông nghiệp. Về địa lý, do kinh tế đô thị phát triển, nhân khẩu tập trung đông ở khu vực đô thị, quy mô đô thị phải mở rộng ra vùng nông nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp bị suy giảm. Về kinh tế, đô thị mở rộng làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao buộc phải nâng cao số tầng xây dựng và mở rộng ra các vùng xung quanh. Quản lý đất đai đô thị là một chủ trương lớn và có tầm chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước, bởi trước hết đất đai là tài nguyên quý giá nên phát triển đất đai và quản lý đất đai là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần làm tăng thu ngân sách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với mỗi quốc gia. Tăng cường quản lý đất đai đô thị không những là cơ sở hình thành một nền kinh tế quan trọng, làm tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, tạo việc làm, tạo lập môi trường sống cho dân cư, xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân đô thị, đồng thời còn đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thực hiện CNH-HĐH đất nước để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 với mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nhu cầu đất đai cho xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị ngày càng lớn. Trong quá trình đổi mới 9 chính sách, pháp luật đất đai đã từng bước được hoàn thiện, quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. Phường Mai Động là một phường thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội từ năm 1982. Ngày 1-1-2004 là một phường thuộc Quận Hoàng Mai Theo Nghị định 132-2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06-11-2003 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Hoàng Mai thuộc thành phố Hà Nội. Từ năm 1986 bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Mai Động có nhiều thay đổi sâu sắc, tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của nhân dân toàn phường. Quá trình đô thị hóa đang dần dần biến một vùng quê ven đô nghèo nàn, lạc hậu xưa kia trở thành một địa phương kinh tế, văn hóa xã hội tương đối phát triển, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cùng với nhân dân thủ đô, nhân dân Mai Động đang ra sức phát huy nội lực tiếp tục vững bước đi lên, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy công tác quản lý đất đô thị được chính quyền địa phương chú trọng và đã đạt dược nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển đối với một đơn vị hành chính quan trọng của thành phố, công tác quản lý đất đô thị tại phường Mai Động cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết: Việc quản lý Nhà nước về đất đai còn bất cập, đặc biệt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng; việc tổ chức giao đất, cho thuê đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cũng như việc đăng ký cấp giấy chứng nhận còn chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và pháp luật quy định. Việc sử dụng đất còn lãng phí, một số “quy hoạch treo”, “dự án treo”, sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, tự chuyển đất quy hoạch cho công trình công cộng thành đất ở, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái phép chưa được ngăn chặn kịp 10 thời; tình hình khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất vẫn là một vấn đề bức xúc trong nhân dân. Từ tình hình trên, học viên đã chọn đề tài luận văn như sau: “Quản lý Đất đô thị tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội” 2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài - Mục đích: Đề xuất một số giải pháp quản lý đất đô thị phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo quản lý đất đai có hiệu quả theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước. - Nhiệm vụ: + Đánh giá thực trạng quản lý đất đô thị phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. + Đề xuất một số giải pháp quản lý đất đô thị phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung vào một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn đô thị: Pháp luật (Đất đai, Xây dựng; Nhà ở; Quy hoạch); Quy hoạch (QH xây dựng đô thị, QH sử dụng đất); Giao đất, thu hồi dất, cho thuê đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp giấy phép xây dựng. + Về địa bàn nghiên cứu: P.Mai Động, Q. Hoàng Mai, Tp. Hà Nội; + Về thời gian nghiên cứu: theo quy hoạch định hướng phát triển không gian quận Hoàng Mai đến năm 2012. 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu quản lý đất đai đô thị 11 trong mối quan hệ với các nhiệm vụ quản lý đô thị theo pháp luật, quy hoạch, tổ chức bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ. - Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập các thông tin cơ bản về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từ Cục Thống kê Tp Hà Nội; + Thông tin về tình hình quản lý sử dụng đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hà Nội và Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Hoàng Mai; + Thu thập các thông tin khác có liên quan trên sách, báo, tạp chí, internet. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Sau khi thu thập số liệu và ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành, chương trình Exel….để xử lý, phân tích số liệu. - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để tính toán cho các tiêu thức cần nghiên cứu như: Loại đất, số lượng, cơ cấu…nhằm nêu bật được quy mô của hiện tượng cần nghiên cứu, mối quan hệ tương quan so sánh giữa các hiện tượng nghiên cứu; - Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh theo thời gian giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để tìm ra lời giải và kết luận vấn đề cần nghiên cứu; - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia về lĩnh vực quản lý đất đai đô thị ở trung ương và địa phương để nâng cao kiến thức về lý luận, thực tiễn, kỹ năng thực hành trong công tác nghiên cứu; - Phương pháp minh họa bằng hình ảnh, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu: sử dụng hình ảnh, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu để minh họa trực quan các kết quả nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: XuÊt ph¸t tõ nh÷ng nghiªn cøu thùc tÕ, c¸c c¬ së lý luËn khoa häc, nh÷ng chÝnh s¸ch quy ®Þnh hiÖn hµnh cña Nhµ n-íc, luËn v¨n chØ ra ®-îc mÆt tÝch cùc vµ tiªu cùc trong c«ng t¸c qu¶n lý ®Êt ®« thÞ trong qu¸ tr×nh ®« thÞ hãa. Tõ ®ã ®Ò xuÊt nh÷ng biÖn ph¸p kh¾c phôc gióp nhµ qu¶n lý ®iÒu chØnh 12 cho phï hîp víi ho¹t ®éng thùc tiÔn ®¸p øng ®-îc sù ph¸t triÓn chung cña ®Êt n-íc còng nh- héi nhËp víi khu vùc vµ thÕ giíi, nh»m môc tiªu qu¶n lý nhµ n-íc vÒ ®Êt ®« thÞ b¶o ®¶m sö dông hiÖu qu¶ vµ ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt, phï víi ®iÒu kiÖn kinh tÕ vµ thu nhËp hiÖn nay cña ®a sè ng-êi lao ®éng. 6. Những khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn: - Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác. - Đô thị: Là tên gọi chung cho tất cả các Thành phố, thị xã, thị trấn của nước ta. - Quản lý nhà nước về đô thị: Là sự tổ chức, điều hành, điều chỉnh và tác động của chính quyền nhà nước và các cơ quan chức năng chuyên môn các cấp từ Trung ương đến địa phương vào các quá trình xã hội, vào các hành vi, hoạt động của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững và trường tồn trong quá trình tạo lập môi trường sống cho dân cư đô thị. - Trật tự: Sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định, là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật. - Kỷ cương: Những phép tắc làm nên trật tự của một xã hội. - Cơ sở hạ tầng đô thị: Bao gồm có cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường. - Cơ sở hạ tầng xã hội: Cơ sở y tế của địa phương, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí và nhà hội họp cộng đồng dân cư. - Hạ tầng kinh tế: Là nơi đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp tập trung, khu dịch vụ thương mại trong các đô thị. 13 - Hạ tầng xã hội - kỹ thuật: Tập trung đầu tư, mở rộng và hiện đại hóa, nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng vùng và đô thị thu hút các nhà đầu tư cải thiện đời sống của nhân dân. - Dự án treo: Là tính khả thi thấp, hoặc khó có khả năng thực hiện trước mắt. - GPMB: Là tạo ra một mặt bằng (Quỹ đất sạch) để chuẩn bị cho đầu tư một dự án. 7. Cấu trúc luận văn Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4. Các phương pháp nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 6. Những khái niệm và thuật ngữ sử dụng Phần II: Nội dung Chương 1: Thực trạng quản lý đất đô thị phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý đất đô thị. Chương 3: Giải pháp quản lý đất đô thị phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Phần III: Kết luận và kiến nghị THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 99 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận : - Phường Mai Động nằm ở phía Bắc quận Hoàng Mai, có vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những trung tâm phát triển phía Bắc quận Hoàng Mai, có vị thế chức năng đặc biệt quan trọng và đang trên đà phát triển rất nhanh về thương mại dịch vụ và xây dựng đô thị, đây là yếu tố tiềm lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của phường. - Tuy nhiên việc quản lý đất đô thị của phường còn nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn có dự án treo chưa đáp ứng được đời sống dân sinh làm cản trở phát triển kinh tế đô thị. - Cán bộ, công chức làm công tác quản lý đô thị còn hạn chế về nhận thức, kiến thức, tư duy, tầm nhìn của người cán bộ chính quyền đô thị. Luận văn đề cập đến công tác Quản lý đất đô thị tại phường Mai Động, là mang tính thiết thực, nhằm từng bước cải thiện nhằm góp phần xây dựng Phường Mai Động xứng đáng là một phường cửa ngõ phía Bắc của quận Hoàng Mai đã có bề dày 30 năm hình thành và phát triển Đô thị. Việc đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý đất đô thị của Phường Mai Động là việc làm cấp bách, cần thiết để qua đó đưa ra được giải pháp tối ưu trong quản lý đất đô thị phường Mai Động, quận Hoàng Mai. - Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý đất đô thị như : Các tiêu chí quản lý đất đô thị, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của Thành phố, của địa phương và một số kinh nghiệm trong quản lý đất đô thị ở trong nước cũng như ở nước ngoài để vận dụng vào công tác quản lý đất đô thị tại phường. Từ đó đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả kinh tế - đảm bảo môi trường đô thị cao nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đô thị Phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. 100 - Các đề xuất đưa ra ở Chương 3 như : Giải pháp chung về hoàn thiện chính sách pháp luật quản lý đất đai đô thị ; giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý đất đai cấp phường ; giải pháp cải cách hành chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ; đề xuất giải pháp xã hội như sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý đất đô thị hoạt động một cách có hiệu quả tại phường Mai Động nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý đất đô thị. Đây là các đề xuất xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương và mang tính khả thi hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, khả năng và năng lực quản lý của địa phương. 2. Kiến Nghị : - Kiến nghị với Quốc hội và Chính Phủ: Trên cơ sở tổng kết thi hành các Luật Đất đai, Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật quy hoạch đô thị cần phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Luật đất đai mới cần chi tiết, cụ thể để sau khi ban hành không cần nhiều Nghị định, Thông tư đi kèm hướng dẫn mới thực hiện được. Đồng thời với việc rà soát về Luật Đất đai cần rà soát, bổ sung sửa đổi các Luật khác có liên quan như Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật quy hoạch đô thị để tạo lập một hệ thống pháp luật đồng bộ trong việc quản lý đất đai và quản lý đô thị. Tăng cường các biện pháp quản lý để quản lý chặt chẽ các giao dịch về quyền sử dụng đất. - Kiến nghị với Thành Phố Hà Nội : + Về pháp luật : Cần cụ thể hóa các các văn bản của Nhà nước, trung ương đã ban hành bằng văn bản theo đúng quy định của Pháp luật. + Về quy hoạch : Cần đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 để rút kinh nghiệm từ đó chỉ đạo thực hiện việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 5 giai đoạn 2015-2020. 101 + Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ để việc giải quyết thủ tục thực hiện các quyền sử dụng đất được thuận lợi hơn. + Làm tốt công tác tuyên truyền các quy định của Luật Đất đai 2003 để người dân am hiểu và thực hiện tốt hơn các quyền của mình. - Kiến nghị với Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai : + Tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách để sớm thực hiện quy hoạch chi tiết phường Mai Động đến năm 2020. + Cần phải khẩn trương rà soát các quy hoạch treo không còn khả thi, không phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của quận, sớm điều chỉnh bãi bỏ để tạo điều kiện tốt cho người sử dụng đất thực hiện quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2003. + Xem xét về giá bồi thường quyền sử dụng đất, cơ chế chính sách về hỗ trợ di chuyển, tái định cư nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện xây dựng các dự án trên địa bàn Quận và các phường. - Đối với UBND phường Mai Động : + Bố trí đủ cán bộ công tác trong lĩnh vực quản lý đất đai và đô thị tại UBND phường. + Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai đô thị và cán bộ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai và xây dựng đô thị. + Tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ đồng thời nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật về quản lý đất đai và đô thị trên địa bàn phường Mai Động. Xây dựng chính quyền đô thị vững mạnh, toàn diện phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo xứng đáng là chính quyền của dân, do dân và vì dân. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barcelo Michel, Nguyễn Quốc Thông, (2004), Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị, Bài giảng cho lớp Cao học Quản lý Đô thị, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Bồng (2005), “Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường Bất động sản Việt Nam”, ĐTĐL cấp NN (15/2002). 3. Nguyễn Đình Bồng, “Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản”, DTNN 15/2002, 2005. 4. Nguyễn Đình Bồng, Hội khoa học Đất Việt Nam, “Hội thảo quy hoạch sử dụng đất (Tổng thuật)”, 2008. 5. Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục quản lý đất đai, “báo cáo hiện trạng sử dụng đấ”t, 2010. 6. Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục quản lý đất đai, “báo cáo chiến lược ngành quản lý đất đai (dự thảo)”, 2010. 7. Hồ Ngọc Cẩn, Chuyên viên kinh tế cao cấp, “Những quy định mới nhất về lĩnh vực nhà đất và xây dựng”, NXB Lao Động, 2007. 8. Lại Tông Dụ và 14 học giả Đài loan, “Lý luận địa chính hiện đại” (bản dịch: Tôn Gia Huyên), 1999. 9. Trần Kiêm Dũng, Cục Thông tin Bộ tài nguyên và Môi trường, “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai”, 2010. 10. Lý Thừa Gia, Đại học quốc lập Trung Hưng, “Vấn đề chính sách đất đai của Đài loan sau năm 1990 và quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội”, (bản dịch: Tôn Gia Huyên), 1999. 103 11. Phạm Kim Giao, “Giải pháp cơ bản để thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước ở đô thị”, NXB Tư pháp, 2006. 12. TrÇn ThÞ Minh Hµ (2000), "ChÝnh s¸ch vµ t×nh h×nh sö dông ®Êt ®ai cña ¤xtr©ylia", B¸o c¸o chuyªn ®Ò Tæng hîp vÒ ChÝnh s¸ch vµ t×nh h×nh sö dông ®Êt ®ai cña mét sè n-íc trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi, Vô Khoa häc vµ Hîp t¸c Quèc tÕ. 13. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng, “Quản lý đất đai và Bất động sản đô thị”, NXB Xây dựng (2012) 14. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng, “Quản lý đất đai và bất động sản đô thị”, NXB Xây dựng, 2005. 15. Trần Lệ Hồng, “Nghiên cứu ứng dụng ý tưởng về lợi ích quy hoạch trong chế độ xin phép quy hoạch của nước Anh vào vấn đề công bằng trong biến động sử dụng đất ở Đài Loan”, 1999 (Bản dịch: Tôn Gia Huyên). 16. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, “Quản lý đất đai và thị trường bất động sản”, NXB Bản đồ, 2007. 17. Tôn Gia Huyên, Hội khoa học Đất Việt Nam (8.2007), “Hội thảo quy hoạch sử dụng đất”, tháng 8/2007, Một số vấn đề quy hoạch sử dụng đất, 2010. 18. Tôn Gia Huyên, Tổng hội xây dựng, “Nghiên cứu cơ sở khoa học của chính sách đất đô thị - Chính sách đất đô thị - Cơ sở khoa học quản lý đất đai đô thị”, 2010. 19. Hee-Nam-Jung, Trung tâm Chính sách đất đai, viện nghiên cứu định cư Hàn Quốc, “Hội thảo khoa học Quốc tế 65 năm quản lý đất đai Việt Nam”, Hà Nội tháng 10/2010. 20. Phạm Sỹ Liêm, Tổng hội Xây dựng, “Nghiên cứu cơ sở khoa học của Chính sách đất đô thị, Chính sách đất đô thị”, 2010. 104 21. Lê Du Phong, “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng Kinh tế Xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích Quốc gia”, NXB Chính trị Quốc gia, 2007. 22. Nguyễn Cảnh Quý, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, “Nhận thức và Thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia, 2012. 23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 1993. 24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, 1998. 25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, 2001. 26 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 2003. 27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Xây dựng 2003. 28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Nhà ở 2005. 29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật kinh doanh Bất động sản 2006. 30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quy hoạch đô thị 2009. 31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điêu 121 Luật Đất đai 2009. 32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật đầu tư xây dựng cơ bản 2009. 33. Lưu Quốc Thái (2006), “Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8/2006). 105 34. Sự tham gia của người dân và cải cách chính quyền địa phương. T/C Quản trị công và phát triển số 21 :149-157, Charlick, RB.(2001) 35. Sự tham gia của người dân trong quản trị địa phường : Kinh nghiệm của Thái Lan, Indonesia, Philippines, Sussex : Logolink Antlov, H., và các tác giả (2004). 36. Sự tham gia của người dân và quản lý trong phát triển đô thị ở Hàn Quốc, tạp chí quy hoạch số 2/2006. 37. Hall Peter, 1974(1970), Urban and Regional Planning (Quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng lãnh thổ), Pelican Books (Pelican Geography and enviromental Studies). 38. Phát triển theo định hướng của cộng đồng ở Việt Nam (Hà Nội : UNDP-UNCDF-CIDA), Fritzen, S.(2000). 39. Trên cả quản trị tốt : Dân chủ tham gia ở philippiens (Thành phố Quezon ; viện dân chủ vị dân) ; Estrella, M và N. Và các tác giả khác (2004).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất