Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố thái bình, tỉnh thái bình (tt)...

Tài liệu Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố thái bình, tỉnh thái bình (tt)

.PDF
22
25
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TẠ VIỆT CƯỜNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TẠ VIỆT CƯỜNG KHÓA: 2011-2013 QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN Hà Nội – Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm được tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, với vốn kiến thức đã được trang bị, sự hiểu biết của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Thái Bình, đến nay tác giả đã phấn đấu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp theo tiến độ quy định. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Kiến Trúc, UBND thành phố Thái Bình, phòng Quản lý đô thị UBND thành phố Thái Bình và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của gia đình, người thân, bè bạn và đồng nghiệp luôn động viên giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Do điều kiện hạn hẹp về thời gian cũng như phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực quản lý liên quan đến hệ thống HTKT đô thị, vì vậy Luận văn này không thể tránh khỏi những sơ xuất và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ, thông cảm và đặc biệt là những ý kiến đóng góp của các thầy, cô trong Hội đồng khoa học Trường Đại học Kiến Trúc để tác giả có thể tiếp thu và hoàn thiện các nội dung của Luận văn. Trân trọng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Việt Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Việt Cường MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình minh họa Danh mục bảng, biểu Danh mục sơ đồ, đồ thị MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 5 Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 5 NỘI DUNG .................................................................................................... 8 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH. ............................. 8 1.1. Các khái niệm cơ bản quản lý HTKT đô thị. ............................................ 8 1.1.1. Khái niệm hệ thống HTKT đô thị ......................................................... 8 1.1.2. Khái niệm về quản lý hệ thống HTKT đô thị ........................................ 8 1.1.3. Một số khái niệm về công trình ngầm đô thị ......................................... 9 1.1.4. Một số khái niệm về HTKT sử dụng chung ........................................ 10 1.1.5. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS) .......................................... 10 1.1.6. Một số khái niệm về cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng ........... 10 1.2. Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình. ............................................. 11 1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 11 1.2.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 13 1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình ................. 16 1.3. Thực trạng hệ thống HTKT thành phố Thái Bình. ................................. 21 1.3.1. Giao thông. ......................................................................................... 21 1.3.2. Cấp nước. ........................................................................................... 26 1.3.3. Thoát nước. ........................................................................................ 28 1.3.4. Cung cấp năng lượng và thông tin liên lạc. ......................................... 30 1.3.5. Thu gom, xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường. ........................... 34 1.3.6. Quản lý cây xanh đô thị. ..................................................................... 36 1.4. Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT thành phố Thái Bình. ....... 38 1.4.1. Tổ chức quản lý HTKT. ...................................................................... 38 1.4.2. Năng lực quản lý HTKT. .................................................................... 43 1.4.3. Công tác quản lý đầu tư xây dựng phát triển và khai thác sử dụng HTKT. .......................................................................................................... 45 1.5. Đánh giá chung về quản lý hệ thống HTKT thành phố Thái Bình.......... 49 1.5.1. Đánh giá thực trạng hệ thống HTKT................................................... 49 1.5.2. Đánh giá công tác quản lý hệ thống HTKT. ........................................ 50 CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH. .................... 53 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 53 2.1.1. Vai trò của hệ thống HTKT đô thị. ..................................................... 53 2.1.2. Đặc điểm của hệ thống HTKT đô thị. ................................................. 53 2.1.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản trong quản lý hệ thống HTKT đô thị ...... 56 2.1.4. Quản lý sử dụng chung công trình HTKT ........................................... 64 2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý HTKT. ................. 67 2.1.6. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý HTKT đô thị ............... 68 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 72 2.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật .......................................... 72 2.2.2. Hệ thống các văn bản của tỉnh Thái Bình về quản lý hệ thống HTKT đô thị. ................................................................................................................ 78 2.2.3. Định hướng quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2030. ............................................................................................................ 79 2.3. Cơ sở thực tiễn. ..................................................................................... 92 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị của một số nước trên Thế giới. .............................................................................................................. 92 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị của Việt Nam. ............... 96 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH. .................. 102 3.1. Giải pháp về quy hoạch ....................................................................... 102 3.1.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung ................................................ 102 3.1.2. Rà soát cốt cao độ và khớp nối đồng bộ HTKT giữa khu vực cũ và khu vực mới ...................................................................................................... 103 3.1.3. Hoàn thiện bản vẽ tổng hợp các đường dây, đường ống kỹ thuật ...... 105 3.2. Giải pháp quản lý kỹ thuật ................................................................... 106 3.2.1. Quản lý sử dụng chung công trình HTKT ......................................... 106 3.2.2. Bổ sung hào kỹ thuật ngầm ............................................................... 107 3.2.3. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý HTKT ........ 108 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HTKT ........................................ 111 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ................................... 111 3.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý hệ thống HTKT .................. 116 3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hệ thống HTKT đô thị ............ 118 3.4. Giải pháp xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng ............................ 121 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 125 1. Kết luận. ................................................................................................. 125 2. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: Bảng biểu số liệu liên quan PHỤ LỤC II: Hệ thống các bản đồ 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Bình, có vị trí cận kề với tam giác phát triển kinh tế phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ thông thương giữa Hải Phòng, Quảng Ninh với các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Thành phố Thái Bình cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp, các trường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Tỉnh và Vùng Đồng bằng sông Hồng; chịu ảnh hưởng trực tiếp về hỗ trợ công nghệ, khoa học - kỹ thuật, tiêu thụ và trao đổi sản phẩm, lao động, v.v… trong vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đã khẳng định thành phố Thái Bình là đô thị có vai trò thúc đẩy Công nghiệp hoá Hiện đại hoá không chỉ của tỉnh Thái Bình mà còn của cả Vùng Đồng bằng sông Hồng. Thái Bình trước kia là thị xã (đô thị loại IV) và được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III tại Quyết định số 464/QĐ-BXD ngày 18/4/2003. Ngay sau khi được công nhận là đô thị loại III, UBND thị xã Thái Bình đã tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở HTKT, hạ tầng xã hội; phát triển thương mại - du lịch. Kinh tế - xã hội thị xã ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế của thị xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực; các công trình phục vụ công cộng và cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. 2 Qua những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển của thị xã Thái Bình, ngày 29/4/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2004/NĐ-CP thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. Khi đó, thành phố Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên 4.330ha, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 8 phường và 5 xã. Ngày 13/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư để mở rộng thành phố Thái Bình; điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã; thành lập phường thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Từ đó đến nay, thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 phường và 9 xã. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương, định hướng phát triển, UBND tỉnh Thái Bình và UBND thành phố Thái Bình đã triển khai thực hiện và cụ thể hóa thông qua các chương trình, các dự án đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn lực, tập trung đẩy mạnh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng của thành phố, mở rộng không gian, tăng cường quản lý và xây dựng văn hoá đô thị. Đến nay, sau gần 10 năm phát triển, kể từ khi thành phố Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại III, thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như việc đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị. Hệ thống HTKT đô thị của thành phố đã cơ bản hoàn thiện trên các lĩnh vực giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, v.v... Cụ thể là, 100% các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn phường đều được thảm nhựa, các tuyến đường nội bộ tại các khu dân cư đều được thảm nhựa hoặc bê tông hóa, 100% các hộ dân cư đều được cấp điện sinh hoạt và trên 85% hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch, 3 v.v... diện mạo đô thị của thành phố ngày càng khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mặc dù đã đạt được các thành tựu nêu trên, tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố vẫn còn gặp không ít các vấn đề bất cập liên quan đến quản lý hệ thống HTKT đô thị, các vấn đề bất cập như sau: - Sự tăng nhanh về dân số, cụ thể là tính đến tháng 12/2012, dân số toàn thành phố là 268.167 người (trong đó: dân số thường trú là 190.169 người, dân số tạm trú quy đổi là 77.998 người) [20]. Năm 2003, dân số toàn thành phố là 143.925 người (trong đó: dân số thường trú là 137.632 người, dân số tạm trú quy đổi là 6.293 người)[17]. Như vậy, sau gần 10 năm dân số toàn thành phố tăng thêm 124.242 người. Mặt khác hệ thống HTKT trên địa bàn thành phố Thái Bình chủ yếu được sử dụng lại từ hệ thống HTKT đã được đầu tư từ những năm trước thông qua việc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nên phần lớn bị quá tải, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh về dân số và thực tế phát triển của đô thị. - Hệ thống HTKT chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối hệ thống hạ tầng đô thị giữa các khu vực phát triển cũ và khu vực phát triển mới trong thành phố. - Việc đầu tư xây dựng HTKT đô thị còn dàn trải, chưa có trọng tâm, hầu như ngành nào, lĩnh vực nào cũng có dự án để đầu tư xây dựng nhưng lại không xác định được thứ tự dự án ưu tiên. Ngoài ra, do thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, lĩnh vực trong việc sử dụng chung HTKT nên hiệu quả đầu tư không cao, hiệu quả khai thác sử dụng HTKT còn đạt thấp. - Hiện nay để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực hạ tầng đô thị, thành phố có 02 đơn vị trực tiếp quản lý là Phòng Quản lý đô thị và Phòng Tài nguyên & Môi trường với tổng số cán bộ biên chế chính thức là 13 người (trong đó: Phòng Quản lý đô thị 07 người, Phòng Tài nguyên & Môi trường 06 người). Như vậy, so với các lĩnh vực được 4 phân cấp quản lý thì nguồn lực cán bộ quản lý trực tiếp của thành phố còn thiếu. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý HTKT mặc dù đã được triển khai tại các cơ quan trên địa bàn thành phố, tuy nhiên tại mỗi cơ quan khác nhau thì số liệu cũng quản lý theo các cách khác nhau, chưa có sự thống nhất và chưa có ứng dụng cung cấp thông tin tổng hợp để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước. - Công tác tuyên truyền thực thi pháp luật đã được ban hành và phổ biến rộng rãi trong nhân dân, mặc dù đã phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, do ý thức người dân chưa cao nên tình trạng vi phạm vẫn thường xuyên diễn ra. - Ngoài ra, các chính sách quản lý HTKT còn nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện, đồng thời vẫn còn chồng chéo giữa các ngành, các cấp quản lý. Để khắc phục các vấn đề bất cập nêu trên, đòi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh Thái Bình nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các công cụ quản lý liên quan đến HTKT đô thị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Thái Bình theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. Do đó, đề tài luận văn “Quản lý hệ thống HTKT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” là rất cần thiết. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. - Phạm vi nghiên cứu: 5 + Phạm vi về hành chính: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu đến năm 2030. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp hệ thống hóa trên cơ sở tổng hợp các số liệu, tài liệu, chụp ảnh, lập bảng biểu, sơ đồ. - Phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu. - Phương pháp kế thừa. - Phương pháp chuyên gia. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài mang ý nghĩa đóng góp cho sự phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và cụ thể hóa các căn cứ khoa học trong việc quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp đề xuất trong luận văn góp phần làm cơ sở áp dụng và triển khai thực hiện thí điểm đối với quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Thái Bình, từ đó có thể áp dụng và nhân rộng đối với các đô thị khác trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. - Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. 6 - Chương 3. Một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. 7 SƠ ĐỒ LUẬN VĂN THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 125 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. (1). Hệ thống HTKT đô thị có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của đô thị. Hệ thống HTKT bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, công tác quản lý hệ thống HTKT mang tính đặc thù, đa ngành và phức tạp, đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và đặc biệt là sự tham gia của người dân đô thị. Để quản lý hệ thống HTKT theo hướng đồng bộ và hiện đại, ngoài việc phải tuân thủ triệt để các yêu cầu kỹ thuật trong các công tác: lập quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch, vận hành và khai thác sử dụng thì chính quyền các đô thị cần phải có các công cụ quản lý thông qua việc tạo hành lang pháp lý, ban hành các cơ chế, chính sách, v.v... (2). Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền của tỉnh Thái Bình và thành phố Thái Bình thông qua các chủ trương, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, do đó hệ thống HTKT của thành phố đã được chú trọng đầu tư xây dựng và cơ bản hoàn thiện. Tuy nhiên, từ thực tiễn quản lý HTKT cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn không ít các thách thức trong công tác quản lý hệ thống HTKT đô thị. Để quản lý hệ thống HTKT đô thị Thái Bình theo hướng đồng bộ và hiện đại có hiệu quả, thông qua luận văn, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp chính, bao gồm: - Giải pháp về quy hoạch trong quản lý hệ thống HTKT thành phố Thái Bình; - Giải pháp quản lý kỹ thuật đối với hệ thống HTKT thành phố Thái Bình; - Giải pháp về công tác quản lý hệ thống HTKT thành phố Thái Bình; 126 - Giải pháp xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT thành phố Thái Bình; Trong các giải pháp được đề xuất nêu trên, giải pháp về công tác quản lý hệ thống HTKT là giải pháp được ưu tiên hàng đầu, vì: Việc sớm lập, trình thẩm định và phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Thái Bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thực hiện và quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư, các hoạt động liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh, vận hành, khai thác, chuyển giao, thủ tục hoàn thành, đảm bảo xây dựng HTKT trước khi xây dựng các công trình khác trong phạm vi dự án theo từng phân kỳ đầu tư; đảm bảo chất lượng, tiến độ và khớp nối đồng bộ HTKT trong và ngoài hàng rào dự án. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất việc thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thái Bình nhằm thiết lập một hệ thống quản lý mang tính chuyên môn hoá cao, là đầu mối phối hợp của các cơ quan quản lý của nhà nước, các cơ quan chuyên ngành, các bên tham tại dự án với chính quyền địa phương và người dân. Ban quản lý là một bộ phận giúp đỡ, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện đúng theo văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn của nhà nước, quy phạm đồng thời giám sát thi công xây dựng HTKT thành phố Thái Bình theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, giải pháp xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng cũng là giải pháp cấp thiết cần tăng cường triển khai áp dụng, vì cộng đồng dân cư là thành phần trực tiếp sử dụng HTKT trong đô thị, là người biết rõ nhất yêu cầu cấp thiết của cộng đồng là gì. Việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền đô thị, các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống HTKT nhằm cân đối hài hòa giữa trách nhiệm - lợi ích - nhu cầu, cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển đô thị bền vững. 127 2. Đề xuất và kiến nghị. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và xây dựng: + Cần nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT đô thị, từ đó ban hành bổ sung hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính sách không phù hợp. Trong đó cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng công trình xây dựng, cũng như thu hút Chủ đầu tư, người dân đô thị tham gia cùng hoặc thay mặt Nhà nước để quản lý tốt hệ thống HTKT đô thị. + Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống HTKT tại các khu vực trong đô thị nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm và có biện pháp xử lý theo quy định. - Đối với các cấp chính quyền đô thị: + Tạo cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đa dạng hóa và xã hội hóa các nguồn lực đầu tư phát triển HTKT theo hình thức cùng chia sẻ lợi ích - trách nhiệm (huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước như: các nguồn ODA, FDI, huy động từ nhân dân, v.v…). + Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu, công nhân có tay nghề giỏi, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý HTKT. + Tạo điều kiện về thủ tục hành chính để thành lập ra Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thái Bình như luận văn đề xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Xây dựng (2008), Kỷ yếu hội thảo “Ứng dụng hệ thông tin địa lí (GIS) trong phát triển đô thị”, Hà Nội. 2. Bộ Xây dựng (2008), QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng, Hà Nội. 3. GS.TS. Nguyễn Đình Hương, Ths. Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Giáo trình quản lý đô thị, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Học viện hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình quản lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng. 6. PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần phát triển đô thị Việt Nam bền vững. Báo nhân dân số 20656 ngày 30/03/2012, Hà Nội. 7. PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị, Nhà Xuất bản Xây dựng. 8. PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và phát triển đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 9. PGS.TS. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 10. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung (2012), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 11. PGS.TS. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 12. PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất