Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch môi trường huyện mộc hóa đến 2015 & định hướng đến 2020...

Tài liệu Quy hoạch môi trường huyện mộc hóa đến 2015 & định hướng đến 2020

.PDF
133
498
71

Mô tả:

Quy Hoạch Môi Trường HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 1 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Long An là một trong những tỉnh đi tiên phong trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Huyện Mộc Hóa là huyện sát biên giới Campuchia, rất có tiềm năng về phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương giữa hai nước Việt Nam – Campuchia nói chung và tỉnh Long An - Campuchia nói riêng. Trước đây, Mộc Hóa từng là một huyện nghèo, đặc biệt thường xuyên hứng chịu lũ lụt đã gây ra những khó khăn không ít cho sự phát triển của huyện, tuy nhiên những năm gần đây huyện đã được công nhận đô thị loại IV cho thấy tốc độ phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hệ thống đê điều được củng cố. Bên cạnh sự phát triển đó là kèm theo những ảnh hưởng về mặt môi trường, các tác động từ quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, canh tác nông nghiệp… đã làm ô nhiễm môi trường. Nếu với tốc độ phát triển đó mà không có một kế hoạch hay một chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể thì trong tương lai không xa những hậu quả từ lũ lụt, ô nhiễm môi trường sẽ không còn đất canh tác, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên…là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần có quy hoạch môi trường và định hướng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Hóa. I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN Huyện Mộc Hóa thuộc tỉnh Long An, là huyện có đường biên giới giáp với Campuchia (dài 38,797 km), thông qua cửa khẩu Bình Hiệp. Chính vì vậy, đã tạo ra những thuận lợi nhất định trong việc giao thương buôn bán giữa Campuchia và Việt Nam, thu hút sự tập trung nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trong thời gian qua, với chiến dịch “Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” được UBND tỉnh đề ra, Mộc Hóa cũng đang tự làm mới mình bằng việc tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trước sự phát triển kinh tế xã hội và sức hút đầu tư đó, cùng với những ưu thế sẵn có, Mộc Hóa hiện đang được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An tập trung đầu tư để phát triển thành đô thị loại IV, hiện đại và văn minh. Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 2 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Thế nhưng, khi chuyển mình từ một huyện nông nghiệp sang đô thị (mở rộng các điểm dân cư và phổ cập lối sống thành thị trên lãnh thổ), nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhưng huyện hiện nay lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng khu vực, đồng thời điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lí chất thải và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để pđạt mục tiêu phát triển bền vững thì việc “Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch môi trường cho huyện Mộc Hóa đến năm 2020” là điều cần thiết và cấp bách nhất hiện nay. I.2. CƠ SỞ PHÁP LÍ THỰC HIỆN - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 về việc chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm 1998 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010. - Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. - Quyết định số 256/2003/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp Quốc gia về bảo vệ môi trường. - Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 3 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình - Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh. - Chỉ thị 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Chỉ thị 36/CT.TW của Bộ Chính trị. - Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. - Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Huyện Mộc Hóa đến năm 2010 của UBND Huyện Mộc Hóa. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Mộc Hóa đến năm 2020 của UBND Huyện Mộc Hóa. - Một số văn bản của UBND huyện Mộc Hóa và tỉnh Long An trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. I.3. MỤC TIÊU DỰ ÁN Mục tiêu của dự án này là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm: - Đánh giá tổng thể hiện trạng tài nguyên, môi trường Huyện Mộc Hóa. - Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đầu tư và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động chuyển đổi cơ cấu nông lâm ngư nghiệp nhằm phòng ngừa ô nhiễm. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững KTXH Huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV theo hướng quy hoạch đã được xét duyệt. - Quy hoạch môi trường chi tiết các vùng kinh tế trọng điểm Huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 4 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình - Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. I.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho Huyện Mộc Hóa và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực. - Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội. - Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environmental Quality Management). - Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa. - Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí. I.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường do sự tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Hóa. - Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên môi trường Huyện Mộc Hóa dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các vùng phụ cận. - Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách của huyện Mộc Hóa từ nay đến năm 2020. Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 5 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình - Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên tại huyện Mộc Hóa đến năm 2020. - Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa đến năm 2020. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường tại các vùng trọng điểm kinh tế Huyện Mộc Hóa đến năm 2020. - Phân công thực hiện quy hoạch môi trường Huyện Mộc Hóa đến năm 2020. - Lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường Huyện Mộc Hóa đến năm 2020. Điều tra, khảo sát thu thập số Xử lý số Đánh giá mối quan hệ liệu về ĐKTN, KTXH và liệu hiện trạng TN - MT MT Thông qua hội đồng Quy hoạch môi trường khoa học huyện và huyện Mộc Hoá giai triển khai vào thực tế đoạn năm 2010 – 2015 Xây dựng, hiệu chỉnh, số hoá bản đồ và định hướng đến năm 2010 Thiết lập báo cáo Đề xuất quan điểm, mục Dự báo xu thế biến tổng kết dự án tiêu bảo vệ môi trường đổi môi trường I.6 GIỚI HẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU I.6.1. Giới hạn nghiên cứu Từ mục tiêu cần đạt và đặc thù của việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường, cũng như đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu. Việc chọn không gian và thời gian nghiên cứu sao cho đảm bảo tính hệ thống, toàn diện và không bỏ sót các vấn đề là rất cần thiết. Theo đó giới hạn của đề tài được chúng tôi xác định như sau: Về không gian: toàn bộ vùng lãnh thổ của huyện Mộc Móa với diện tích 50.327,65 ha gồm 1 thị trấn Mộc Hóa và 12 xã: xã Thạnh Trị, Bình Hiệp, Bình Hoà Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 6 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Tây, Bình Hoà Đông, Tuyên Thạnh, Tân Lập, Bình Phong Thạnh, Bình Hoà Trung, Bình Tân, Thạnh Hưng, Tân Thành, Bình Thạnh. Về thời gian: Tiếp cận và lập Quy hoạch môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, thời gian này phù hợp và trùng khớp với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như các định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng, sử dụng đất, phát triển không gian đô thị của huyện Mộc Hóa. I.6.2. Đối tượng nghiên cứu Do đặc thù của nghiên cứu lập kế hoạch nên các đối tương cần tiếp cận rất đa dạng và thường có biến động thay đổi theo không gian và thời gian. Chủ yếu đề tài tiếp cận các đối tượng sau: + Môi trường: Bao gồm môi trường đô thị, môi trường nông thôn, nông nghiệp, môi trường công nghiệp, môi trường sinh thái… + Tài nguyên: Bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản… + Nhân văn: bao gồm con người, phong tục tập quán, thói quen, lịch sử, văn hoá xã hội… + Kinh tế - thương mại: bao gồm kinh tế, thương mại du lịch … + Kỹ thuật công nghệ + Thiên tai: hạn hán, lũ lụt, mưa bão …. + Các vấn nạn đang mắc phải: Nước sạch và vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn, ô nhiễm môi trường trước trong và sau lũ. Nguy cơ sạt lở đất tại các bờ kè sông, rạch,vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị; ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp… CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI – QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HUYỆN MỘC HÓA II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN II.1.1. Vị trí địa lí Mộc Hóa là một trong những huyện biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh Long An. Huyện có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 38,797 km, có cửa khẩu Bình Hiệp (cách trung tâm huyện 7 km), tương lai có thể trở thành cửa khẩu Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 7 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình quốc gia. Huyện Mộc Hóa có ranh giới hành chính khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Hình II.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Mộc Hóa Xét về tứ cận, huyện Mộc Hóa được định vị như sau: + Phía Bắc huyện giáp với Campuchia. + Phía Tây giáp huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng + Phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa + Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh Huyện Mộc Hóa gồm 1 thị trấn và 12 xã, với dân số toàn huyện là 69.628 người, mật độ dân số 138 người/km2, số hộ dân hiện có là 15.825 hộ. II.1.2. Địa hình Mộc Hóa có địa hình bằng phẳng và thấp, độ cao nền giảm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, thoải theo hướng từ biên giới Campuchia về sông Vàm Cỏ Tây. Do vậy, huyện Mộc Hóa đã được chia ra thành ba vùng chính đó là: Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 8 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Vùng ngập nông: thời gian ngập dưới 1 tháng, diện tích ngập 3.775 ha, chiếm 7,62% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã phía Bắc và Tây Bắc của huyện. Vùng ngập trung bình: thời gian ngập từ 1 – 2 tháng, diện tích ngập 11.762 ha, chiếm 24,49%, phân bố ở các xã giáp ranh huyện lỵ. Vùng ngập sâu: thời gian ngập từ 3 – 4 tháng, diện tích ngập 34.131 ha, chiếm 67,89% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã phía Nam và Tây Nam huyện. Diện tích vùng ngập của huyện Mộc Hóa Ngập nông , 8% Ngập trung bình, 24% Ngập sâu , 68% Hình II.2: Diện tích các vùng ngập của huyện Mộc Hóa II.1.3. Đặc điểm đất đai Huyện mộc hóa có 2 nhóm đất chính: - Nhóm đất xám (chiếm 58% diện tích đất tự nhiên): gồm 4 loại, đất xám điển hình, đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng, đất xám Gley, đất xám nhiễm mặn. Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Loại đất này thường được sử dụng để canh tác lúa, đay ở những nơi có địa hình thấp và trồng cây hoa màu hoặc luân canh lúa ở những nơi có địa hình cao. - Nhóm đất phèn (chiếm 40,8% diện tích đất tự nhiên): gồm 5 loại, tùy theo tầng sinh phèn và tầng phèn, thường tầng phèn nằm sâu dưới mặt đất. Đất này được phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Tây và các xã phía Nam huyện. Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 9 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình II.1.4. Đặc điểm khí hậu – Thủy văn II.1.4.1. Nhiệt độ Mộc Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao đều trong năm, năm 2006 nhiệt độ trung bình là 27,60C, nhiệt độ cao nhất đó là 28,6 0C (tháng 4,5,11), nhiệt độ thấp nhất đó là 26,5 0C (tháng 1). Theo kết quả nghiên cứu thì trong những năm vừa qua, Mộc Hóa là một trong những huyện có nhiệt độ cao nhất của tỉnh Long An. Diễn biến nhiệt độ của những năm gần đây cho thấy nền nhiệt độ của khu vực huyện Mộc Hóa tương đối ổn định, khá cao với mức trung bình khoảng 27,5 0C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất cũng đạt trên 25 0C. Điều này cho thấy khí hậu của khu vực là ổn định, ấm áp quanh năm, phù hợp với điều kiện khí hậu chung của toàn khu vực. II.1.4.2. Chế độ nắng Huyện Mộc Hóa có số giờ nắng tương đối cao, trung bình số giờ nắng trong 3 năm gần đây vào khoảng 2.560 giờ (7 giờ/ngày). Những tháng có độ ẩm cao số giờ nắng trong tháng chỉ vào khoảng 137 giờ (4,7 giờ/ ngày); ngược lại, những tháng có có độ ẩm thấp số giờ nắng cao vào khoảng 258 giờ (8,6 giờ/ ngày). Các tháng có số giờ nắng thường tập trung vào mùa khô (vào khoảng tháng 11-5 năm sau), những tháng mùa mưa còn lại số giờ nắng tương đối thấp. Qua đồ thị ta thấy diễn biến số giờ nắng trong các năm gần đây khá tương đồng: cao vào các tháng mùa khô và thấp vào các tháng mùa mưa. Điều này chứng tỏ khí hậu Mộc Hóa ít biến đổi, tương đối ổn định, đảm bảo một môi trường sống thuận lợi cho con người. Với số giờ nắng cao, rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt của địa phương. Các loại cây ưa sáng có điều kiện sinh trưởng tốt, đặc biệt là cây lúa (họ Poaceae). Điều này cũng góp phần quan trọng vào việc định hướng phát trển nông nghiệp huyện. II.1.4.3. Độ ẩm Do huyện Mộc Hóa mưa ít, nắng nhiều, nhiệt độ cao nên độ ẩm tương đối thấp so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Độ ẩm trung bình trong các năm gần đây nằm Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 10 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình trong khoảng 79,4-81,1%, độ ẩm cao nhất trong năm là 86% (tháng 6,7), độ ẩm thấp nhất 75% (tháng 12). Độ ẩm trung bình của các năm gần đây là tương đương nhau, xấp xỉ trên 80%. Với một độ ẩm ổn định, góp phần chung vào việc điều hoà khí hậu khu vực, đảm bảo duy trì điều kiện khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho trồng trọt. Hơn nữa độ ẩm trong không khí không đổi còn kéo theo nhiều yếu tố khí tượng khác ổn định, tạo một môi trường sống dễ chịu. II.1.4.4. Chế độ mưa Cũng như tất cả các huyện khác của tỉnh Long An, mùa mưa ở huyện Mộc Hóa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, tuy nhiên cũng có năm mùa mưa đến sớm hơn (tháng 4) và cũng có năm mùa mưa kết thúc muộn hơn (tháng 11). Theo số liệu thống kê những năm gần đây (năm 2004-2006), lượng mưa ở huyện Mộc Hóa tương đối ổn định trung bình khoảng 1.773,5mm, nhưng đến năm 2006 lượng mưa giảm còn 1.452mm. Lượng mưa cao nhất trong năm là 372,1mm (tháng 9), lượng mưa thấp nhất trong năm là 3,0mm (tháng 12). Tổng lượng mưa qua các năm cao, trung bình trên 1.500 mm. Cùng với khí hậu nóng ẩm, số giờ nắng cao, lượng mưa dồi dào cũng là một yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mưa thuận gió hoà góp phần ổn định cuộc sống người dân. Tuy vậy, mùa mưa ở huyện Mộc Hóa chính là mùa Lũ và thường bắt đầu vào khoảng tháng 9 – tháng10 khi mà lượng mưa tăng cao. Bảng II.1: Thống kê kết quả đỉnh lũ của một số năm so với đỉnh lũ đầu nguồn Năm TÂN CHÂU Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B MỘC HÓA 11 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Thời gian Đỉnh lũ (m) Thời gian xuất hiện Đỉnh lũ (m) 2001 4,78 22/09 2,88 xuất hiện 28/09 2002 4,84 30/09 2,89 09/10 2004 4,40 27/09 2,35 12/10 2005 4,36 06/10 2,40 20/10 2006 4,17 17/10 2,17 28/10 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2006 Đỉnh lũ ở Mộc Hóa xuất hiện muộn và thấp nhiều hơn nhiều so với lũ thượng nguồn. Do vậy, lũ ở Mộc Hóa thường mang lại lợi ích kinh tế cao, ít gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Nhìn chung, với một vị trí địa lý và một điều kiện tự nhiên nêu trên đã mang lại cho Mộc Hóa những thuận lợi nhất định, và dĩ nhiên kèm theo đó là không ít những khó khăn cần khắc phục. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp khu vực. Chỉ cần đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện giống cây trồng, cộng với khí hậu ưu đãi sẵn có, chắc chắn nông nghiệp mà cây chủ lực là lúa sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất cao. Mùa lũ hàng năm lại là một thuận lợi khác mà thiên nhiên ban tặng cho Mộc Hóa. Lũ mang về nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo vệ sinh đồng ruộng và làm màu mỡ thêm cho đất đai. Nếu biết khắc phục những khó khăn như vấn đề cấp nước sạch mùa lũ, an toàn tính mạng cho nhân dân, đảm bảo vệ sinh sinh hoạt mùa lũ,…thì rõ ràng lũ là một dang tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Tuy vậy, với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong sản xuất thì việc trông chờ quá nhiều vào sự ổn định của khí hậu là một khó khăn lớn. Chỉ cần một mùa biến động về lượng mưa, hoặc sự về trễ hay sớm của mùa lũ hàng năm cũng đem lại những thiệt hại to lớn cho sản xuất và cả nền kinh tế huyện. Việc sỡ hữu một vị trí chiến lược đặt ra thách thức cần có một kế hoạch tận dụng tốt lợi thế đó, nếu không sẽ mang lại cho lãnh đạo huyện một sự lúng túng trong quy hoạch phát triển, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm trong việc định hướng phát triển. Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 12 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Nguồn quỹ đất tuy dồi dào nhưng đa phần lại là đất phèn, rất khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, nếu biết lựa chọn đúng giống cây trồng, hỗ trợ sản xuất bằng các biện pháp kỹ thuật, thì đây chính là một nguồn tài nguyên to lớn của tỉnh. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều mang lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng đồng thời là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh phát triển. Thực tế chứng minh sâu bệnh hại cây trồng cũng là một mối lo không nhỏ của bà con nông dân. II.4.5. Thủy văn Huyện Mộc Hóa nằm trong vùng có mạng lưới sông ngòi khá phong phú, với con sông chính chảy qua đó là sông Vàm cỏ Tây và rất nhiều kênh rạch dày đặc khác. Sông Vàm Cỏ Tây: cắt ngang qua trung tâm huyện theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, lưu lượng mùa kiệt 93m3/s, mùa lũ 580m3/s. Về mùa lũ, sông này là trục tiêu thoát chính cho toàn khu vực, về mùa khô sông Vàm Cỏ Tây làm nhiệm vụ là trục dẫn nước do sông Tiền bổ sung qua rạch Cái Cỏ, kênh Hồng Ngự, Tân Thành – Lò Gạch. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một mạng lưới kênh, rạch khá dày đặc với vai trò thoát lũ trong mùa mưa và cấp nước trong mùa khô. Nhìn chung, các hoạt động kinh tế xã hội của huyện Mộc Hóa phụ thuộc vào hai nguồn nước chính đó là nước mưa và nước sông, kênh, rạch. Do vậy, vào mùa lũ nước mặt thừa nhưng mùa khô nước tưới lại thiếu. Nước ngầm: Có chất lượng tốt ở tầng thứ hai, cách mặt đất từ 150m – 200m, giá thành khai thác khá cao. Ở tầng một, pH của nước ngầm nhỏ hơn 4 nên có vị chua, nhiều sắt, không sử dụng được cho sinh hoạt. Nước ngầm chỉ sử dụng đuợc ở một số xã trong huyện như thị trấn Mộc Hóa, xã Bình Thạnh, xã Tuyên Thạnh…, còn một số xã khác lại không có nước dùng do chất lượng nước ngầm tại đó rất kém; nước ngầm bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nặng làm cho người dân sống tại đây không có nước sạch để sử dụng như xã Bình Phong Thạnh, xã Tân Lập. II.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI II.2.1. Dân số - Lao động Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 13 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Tổng dân số Mộc Hóa theo thống kê năm 2006 là 69.628, trong đó thị trấn Mộc Hóa có dân số đông nhất là 17.964 người (chiếm 25,8%), xã Bình Thạnh có dân số thấp nhất là 2.090 người (chiếm 3%). Mật độ dân số của huyện Mộc Hóa là 138 người/km 2 nhưng phân bố không đều giữa các vùng trong huyện. Có khu vực mật độ dân số lên tới 1.025 người/km 2 (thị trấn Mộc Hóa), nhưng có khu vực mật độ dân số chỉ có 43 người/km 2 (xã Bình Thạnh). Dân số chủ yếu tập trung ở các xã gần thị trấn Mộc Hóa; đó là, những xã nằm trên trục giao thông chính của huyện như xã Tuyên Thạnh, xã Bình Hiệp, xã Bình Hòa Đông, xã Bình Hòa Tây,…. Còn các xã khác thuộc vùng giáp biên giới Campuchia mật độ dân số khá thấp như xã Bình Thạnh, xã Thạnh Trị… Bảng II.2: Phân bố diện tích tự nhiên, dân số các xã, thị trấn huyện Mộc Hóa Diện tích tự Số hộ Dân số trung Mật độ dân số Số ấp khu nhiên (km2) 17,525 32,783 31,440 45,332 32,247 42,453 dân 4.127 507 1.408 1.091 927 1.877 bình (người) 17.964 2.396 6.844 4.693 3.689 8.338 (người/km2) 1.025 73 218 104 114 196 phố 10 3 5 5 4 6 Tân Lập 53,473 1.091 4.787 90 6 Bình Phong Thạnh 46,242 927 4.404 95 3 Bình Hòa Trung 36,967 1.877 3.816 103 5 Bình Tân 13,277 1.039 2.302 173 4 Thạnh Hưng 66,704 1.080 4.506 68 4 Tân Thành 36,223 938 3.799 105 5 Bình Thạnh 48,649 550 2.090 43 3 Tổng số 503,319 15,825 69,628 138 63 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2006 Địa điểm Thị trấn Mộc Hóa Thạnh Trị Bình Hiệp Bình Hòa Tây Bình Hòa Đông Tuyên Thạnh Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vòng 5 năm qua trong khoảng 11,71 0/00-13,550/00, tăng cao nhất là năm 2006 (tỷ lệ tăng tự nhiên là 13, 550/00) Bảng II.3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Mộc Hóa Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 14 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Đơn 0 vị: /00 Năm Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên 2002 14,79 2,54 12,25 2003 14,54 2,38 12,16 2004 14,11 2,23 11,88 2005 14,11 2,40 11,71 2006 15,63 2,08 13,55 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2006 Theo thống kê năm 2006 ước tính dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm khá cao. Nhưng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 1.846 người phân chia đều trong tất cả các lĩnh vực. Bảng II.4: Phân bố lao động làm việc trong một số ngành kinh tế khu vực nhà nước Ngành 2004 2005 2006 78 71 65 Thủy sản - - - Công nghiệp chế biến - - - 89 97 112 Xây dựng - - - Thương nghiệp 3 4 4 Khách sạn và nhà hàng - - - Vận tài, thông tin liên lạc 45 45 45 Tài chính, tín dụng 81 81 86 Hoạt động khoa học và công nghệ Các hoạt động liên quan đến kinh doanh 4 4 4 Nông - Lâm nghiệp Sản xuất và phân phối điện, nước tài sản và dịch vụ tư vấn Quản lý nhà nước, đảm bảo xã hội 9 10 4 258 259 287 Giáo dục và đào tạo 938 971 976 Y tế và cứu trợ xã hội 170 168 183 Văn hóa – thể thao 22 19 20 Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 15 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Ngành Đảng, đoàn thể, hiệp hội Phục vụ cá nhân công đồng 2004 2005 2006 69 64 60 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2006 II.2.2. Y tế Toàn huyện Mộc Hóa có 14 cơ sở y tế, trong đó có một bệnh viện đa khoa và một phòng khám đa khoa ở tại thị trấn Mộc Hóa cùng với 12 trạm y tế, nằm rải rác trên địa bàn huyện. Các công trình y tế của huyện tương đối đảm bảo cho người dân trong toàn huyện Mộc Hóa và các vùng xung quanh đến khám và điều trị. Tuy nhiên, chất lượng điều trị tại bệnh viện còn chưa cao, do trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho y tế còn lạc hậu và thiếu thốn. Do vậy, cần phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của tỉnh và nhà nước trong việc đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và nâng cao chất lượng cho ngành y tế của huyện trong tương lai. II.2.3. Giáo dục Toàn huyện Mộc Hóa hiện có 64 điểm trường học (gồm 344 phòng học) và 591 giáo viên cùng với 13.112 học sinh. Trong đó, có 6 trường mẫu giáo (gồm 59 phòng học) và 94 giáo viên cùng với 1.826 học sinh, 15 trường tiểu học (gồm 298 phòng học) và 320 giáo viên cùng với 6.350 học sinh tiểu học, 8 trường trung học cơ sở (gồm 133 phòng học) và 208 giáo viên cùng với 4.812 học sinh trung học, 1 trường trung học phổ thông (gồm 45 phòng học) và 63 giáo viên cùng với 1.950 học sinh. Về đội ngũ giáo viên chỉ đáp ứng được nhu cầu giảng dạy cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên bậc trung học phổ thông hoàn toàn vắng bóng ở các xã. Riêng thị trấn Mộc Hóa, nơi duy nhất có đội ngũ giáo viên cấp III thì con số chỉ đạt 65 người cho gần 1.950 học sinh. Cá biệt, một số xã nghèo khó khăn, như Bình Thạnh, Tân Thành, chỉ có khoảng 12 giáo viên tiểu học, không hề có bậc trung học cà phổ thông. Điều này cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc phát triển giáo dục giữa các khu vực trong huyện, thể hiện sự phân hoá mức độ phát triển kinh tế, xã hội văn hoá giữa các xã và thị trấn. Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 16 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình II.2.4. Văn hóa – xã hội Hưởng ứng xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, các chỉ tiêu về văn hóa trên địa bàn huyện đã hoàn thành; 100% cơ quan, đơn vị xây dựng nếp sống văn hóa, 87,18% gia đình được công nhận gia đình văn hóa, số ấp văn hóa 40 ấp trong đó 26 ấp đạt cấp tỉnh và 14 ấp đạt cấp huyện. Nguyên nhân của việc tỷ lệ nghèo tăng trong năm gần đây, có thể là do sản xuất nông nghiệp bị mất mùa bởi những khó khăn do thời tiết gây ra: hạn hán kéo dài, lũ về sớm,…đã làm cho số hộ nghèo, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lâm vào cảnh nghèo hơn. Bên cạnh đó, chính sách cho vay giúp đỡ xoá đói giảm nghèo chưa đủ nguồn kinh phí giúp các hộ vượt nghèo; công tác khuyến nông, tư vấn sản xuất chưa tốt, giáo dục kỹ năng không đủ, cho nên số hộ nghèo vẫn không thể sản xuất hiệu quả để có thể thoát khỏi đói nghèo. Tỷ lệ xã, phường có đường ô tô đến trung tâm đạt 84,6%. Tất cả các xã đều đã có điện và số hộ nông dân sử dụng điện là 13.464 hộ, sản lượng tiêu thụ điện tính theo năm 2006 là 16.257 Kwh. Nước dùng chủ yếu ở đây là nước ngầm và nước mặt, chất lượng nước sử dụng còn chưa cao. Nhất là đối với các xã Tân Lập, Tân Thành, Tuyên Thạnh, những xã này nguồn nước ngầm thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Do vậy, người dân chủ yếu sử dụng nước mưa và nước mặt đều chưa qua xử lý. Hiện toàn huyện Mộc Hóa có một nhà máy và 3 trạm cấp nước sạch cho đô thị Mộc Hóa với năng lực cấp nước 7.320 m3 nước/ngày đêm. Còn ở nông thôn hiện có 3 trạm cấp nước và 656 giếng nước. Về thể dục thể thao: huyện đã xây dựng được sân vận động (diện tích 18.258,84 m2). Sân vận động là nơi thu hút các phong trào thể dục thể thao của toàn huyện như: tổ chức thi bóng chuyền, bóng đá, cầu lông … cho các xã trên địa bàn huyện. Năm 2006 huyện đã chi cho phong trào thể dục thể thao của toàn huyện là 247.000.000 đồng. Nhờ vậy, hoạt động thể dục thể thao của huyện trong năm qua phát triển tương đối tốt. II.2.5. Kinh tế Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 17 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình GDP bình quân đầu người/năm (theo giá trị hiện hành) đạt: 10.630.000 đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 73.978.000.000 (bảy mươi ba tỷ chín trăm bảy mươi tám triệu đồng) Thu nhập của các ngành trên địa bàn huyện mộc hoá Lâm nghiệp 16423 Thuỷ sản 31640 Công nghiệp 33590 Nông nghiệp 412023 Hình II.2: Thu nhập của các ngành trên địa bàn huyện Mộc Hóa II.2.5.1. Công nghiệp Huyện Mộc Hóa hiện đang phát triển chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất và phân phối điện, nước. Đối với ngành công nghiệp chế biến có khoảng 256 cơ sở sản xuất thu hút 681 lao động với tổng lợi nhuận thu vào năm 2006 là 19.872 triệu đồng; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước (gồm hai cơ sở) thu hút 120 lao động và doanh thu là 13.718 triệu đồng. Bảng II.5: Giá trị sản xuất công nghiệp Đơn vị: triệu đồng TÊN NGÀNH Ngành công nghiệp chế biến Sản xuất than tổ ong Sản xuất thực phẩm và đồ uống TỔNG GIÁ TRỊ 19.872 99 11.478 Sản xuất trang phục 970 Sản xuất các sản phẩm từ gỗ và lâm sản 359 Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại 550 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại 3.340 Sản xuất máy móc, thiết bị 1.268 Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 18 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình TÊN NGÀNH TỔNG GIÁ TRỊ Sản xuất phương tiện vận tải khác 990 Sản xuất giường, tủ, bàn nghế 818 Công nghệ sản xuất và phân phối điện, nước 13.718 Sản xuất và phân phối điện 7.738 Sản xuất và phân phối nước 5.980 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2006 Bảng II.6: Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành TÊN NGÀNH Tổng số cơ sở Tổng số lao động 256 681 Sản xuất than tổ ong 1 2 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 78 253 Sản xuất trang phục 102 151 9 55 2 42 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại 46 103 Sản xuất máy móc, thiết bị 3 30 Sản xuất phương tiện vận tải khác 6 28 Sản xuất giường, tủ, bàn nghế 9 17 Công nghệ sản xuất và phân phối điện, nước 2 112 Sản xuất và phân phối điện 1 33 Sản xuất và phân phối nước 1 79 Ngành công nghiệp chế biến Sản xuất các sản phẩm từ gỗ và lâm sản Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2006 II.2.5.2. Xây dựng Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 19 NC XD QHMT HUYỆN MỘC HÓA ĐẾN 2015 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 GVHD: Th.S Thái Vũ Bình Ngành xây dựng huyện Mộc Hóa đang từng bước thay đổi và phát triển cơ sở hạ tầng đang được đầu tư và phát triển mạnh trên toàn huyện. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản năm 2006 là 56.863 triệu đồng, thấp hơn những năm trước do cơ sở hạ tầng ban đầu của huyện đã được đầu tư khá hoàn chỉnh. II.2.5.3. Nông lâm thủy sản Nông nghiệp: Tổng giá trị thu được từ sản xuất nông-lâm-thủy sản của huyện Mộc Hóa năm 2006 đạt 460.086 triệu đồng; trong đó từ nông nghiệp là 412.023 triệu đồng (chiếm 89,55%) với diện tích các loại cây trồng là 57.889 ha; giá trị thu được từ lâm nghiệp là 16.423 triệu đồng (3,57%) và giá trị thu được từ thủy sản là 31.640 triệu đồng(6,88%). Tổng giá trị đạt được năm 2006 tăng cao hơn so với năm 2005 là 19.723 triệu đồng (chiếm khoảng 5%). Tài nguyên đất nông nghiệp đã được khai thác và huy động cao nhờ thay đổi tập quán canh tác như tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào sản xuất (cơ giới hóa sản xuất, công tác khuyến nông, công tác giống…). Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt giữ vai trò chủ đạo. Vì trồng trọt chiếm trên 89% giá trị sản xuất của toàn ngành. II.2.5.4. Thương mại – dịch vụ Mộc Hóa là một huyện thuần nông, do vậy về thương mại – dịch vụ - du lịch huyện phát triển còn chậm và thu nhập mang lại từ các ngành này cũng còn thiếu thốn, số cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn – nhà hàng theo thống kê năm 2006 chỉ có khoảng 2.488 cơ sở, cao hơn năm 2005 có 74 cơ sở. Theo thống kê năm 2006 của huyện, số lao động làm việc cho các cơ sở ước tính chỉ khoảng gần 4000 người riêng ngành thương mại, dịch vụ có 2.478 người, ngành khách sạn nhà hàng 1.305 người, ngành du lịch thì gần như là chưa có lao động tham gia. Hiện tại, huyện Mộc Hóa đang xây dựng khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập nằm trên địa bàn xã Tân Lập có diện tích là 157 ha và một khu rừng tràm rất lớn với diện tích khoảng 1.427 ha được giao cho dân quản lý. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở đây là tương đối lớn. Nên cần phải có sự đầu tư phát triển thì mới khai thác được hết tiềm năng và lợi ích mà rừng tràm mang lại. Một khi, khu du lịch sinh thái Đồ án: QHMT – Nhóm 4 – ĐHMT3B 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng