Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Sản xuất hàng hóa và vai trò của sản xuất hàng hóa đối với nền kinh tế việt nam...

Tài liệu Sản xuất hàng hóa và vai trò của sản xuất hàng hóa đối với nền kinh tế việt nam

.DOC
10
13252
105

Mô tả:

Trường Đại học Ngoại thương Khoa Lý luận chính trị TIỂU LUẬN MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN II Đề tài: Sản xuất hàng hóa và vai trò của sản xuất hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam. Sinh viên thực hiện: Họ và tên: Bùi Hải Lê Lớp - Khối - Ngành - Khóa: Anh 3-Khối 1-Kinh doanh Quốc tế-K53 Lớp tín chỉ: TRI103(2-1415).1_LT Giảng viên hướng dẫn: Cô Vũ Thị Quế Anh Hà Nội, tháng 3 năm 2015 Mục lục Lời mở đầu Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất nên sản xuất của xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp trong một phạm vi, giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa phát triển càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hóa là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất hàng hóa được ví như một mắt xích quan trọng trong guồng máy của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, không những góp phần đắc lực vào quá trình thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển mà còn mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế cả về các lĩnh vực khác. Sản xuất hàng hóa là một quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Trong thời đại nền kinh tế mở và cạnh tranh như hiện nay, mỗi quốc gia phải nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực thế giới và thời đại. Chính vì vậy việc nghiên cứu về điều kiện ra đời, đặc trưng, ưu thế của sản xuất hàng hóa là vô cùng quan trọng, từ đó ta có thể liên hệ với nước ta và làm cho quá trình sản xuất hàng hóa của nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn. Bài tiểu luận của em sẽ trình bày những lý luận của Mác-Lenin về sản xuất hàng hóa, được nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá sự vật hiện tượng trong mối liên hệ và phát triển không ngừng (dựa trên quan điểm duy vật biện chứng) – phương pháp trừu tượng hóa khoa học đặc thù của kinh tế chính trị. Do những hạn chế cả về mặt kiến thức và mặt thời gian bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn. Phần I: Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về sản xuất hàng hóa: 1/ Sơ lược về sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hoá là hình thức tổ chức sản xuất mà sản phẩm làm ra dùng để bán hoặc trao đổi trên thị trường. Đây cũng là hình thứ tổ chức sản xuất phổ biến trên thế giới và là cơ sở cho tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sản xuất hàng hóa đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội . Trong các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Đầu tiên nền kinh tế tự cung tự cấp xuất hiện, gắn liền với nền kinh tế tự nhiên sau đó xuất hiện sự chuyên môn hóa. Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới đỉnh cao nhất, trở thành quan hệ thống trị, phổ biển trong xã hội. Cho đến xã hội xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá vẫn còn quy luật giá trị quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vẫn còn hoạt động, mặc dù mục đích của sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong xã hội, chứ không phải để buôn bán nhằm thu lợi nhuận. 2/ Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi xã hội có đủ hai điều kiện: - Sự xuất hiện của phân công lao động xã hội: + Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội vào các ngành nghề khác nhau trong đó mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. + Biểu hiện của sự phân công lao động xã hội: trình độ phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết. + Cơ sở của sự phân công lao động xã hội dựa vào ưu thế, lợi thế tự nhiên; khả năng kỹ thuật; sở trường năng khiếu của từng người, từng đơn vị,… + Vai trò: Sự xuất hiện và phát triển của phân công lao động xã hội là khách quan, tất yếu. Sự phân công lao động xã hội là tiền đề của sản xuất hàng hóa vì kéo theo chuyên môn hóa sản xuất. Mỗi người, mỗi đơn vị chỉ sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm nhất định tuy nhiên nhu cầu cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm khác nhau, do đó dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất. Từ đây trao đổi hàng hóa xuất hiện dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hóa . Điều này còn góp phần tăng năng suất lao động chính vì vậy ngày càng có nhiều sản phẩm thặng dư được mang đi trao đổi. Như vậy, có thể nói, phân công lao động xã hội chính là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện cần của quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa. - Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hay hình thức sở hữu tư nhân và sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất: + Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất biểu hiện ra là tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về các chủ thể (các cá nhân, các gia đình…) trong xã hội. Do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng thì sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt về quyền sở hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu. + Những người sản xuất hàng hóa có quyền độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa. Như vậy, phân công lao động xã hội đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa những chủ thể sản xuất trong xã hội, làm cho họ có liên quan đến nhau, phải dựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Còn sự tách biệt về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sản xuất trong xã hội khiến cho việc trao đổi sản phẩm giữa họ trở thành trao đổi hàng hóa và do đó sản xuất sản phẩm giữa họ là sản xuất hàng hóa. Đây là điều kiện đủ để xuất hiện sản xuất hàng hóa. Kết luận: Như vậy, đây chính là hai điều kiện cần và đủ để sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy sản xuất hàng hóa sẽ không tồn tại. 3/ Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa: a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hoá ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc và thay thế nó trong quá trình lịch sử lâu dài. Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá là sản xuất giản đơn chỉ giữ vai trò phụ thuộc. Tuy nhiên chính sản xuất hàng hoá giản đơn đã tạo khả năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế trước đó vốn tách biệt nhau. Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và góp phần thúc đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn. Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hoá là sản xuất hàng hoá TBCN. Dưới CNTB quan hệ hàng hoá thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hoá trở thành tế bào của nền sản xuất xã hội . Nó mang đặc điểm: Dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng dư. Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH. Đặc điểm của sản xuất hàng hoá XHCN là nó không dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người và nó nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh . b) Tính ưu việt của sản xuất hàng hoá: Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. Bởi vậy nó có nhiều ưu thế, và là một phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với sản xuất tự cấp tự túc. Nó làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Nó thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh tróng làm cho sự phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người sản xuất hình thành thị trường trong nước và thế giới. Nó thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, đó là cơ sở để thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Do sản xuất hàng hoá dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác động trở lại làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của XH được đáp ứng đầy đủ hơn. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Từ đó, tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn. Trong nền sản xuất hàng hóa, để tồn tại và sản xuất có lãi, người sản xuất phải luôn luôn năng động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Kết luận: Sản xuất hàng hóa làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh tróng làm cho sự phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người sản xuất hình thành thị trường trong nước và thế giới. Như vậy, sản xuất hàng hóa có hiệu quả hơn hẳn tự cung, tự cấp và tạo động lực phát triển sản xuất, thay đổi diện mạo nền kinh tế. II/ Vai trò của sản xuất hàng hóa qua liên hệ thực tế ở nước ta: Theo quan điểm của C.Mác-kinh tế hàng hoá không phải là một phương thức sản xuất độc lập mà là một hình thức tổ chức kinh tế tồn tại trong các phương thức xã hội. Với phạm vi và mức độ khác nhau,tuy cùng là nền kinh tế hàng hoá nhưng bản chất của xã hội quy định đặc điểm của kinh tế hàng hoá của xã hội đó. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa nên vai trò quản lý của nhà nước định hướng nền kinh tế hàng hoá theo chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đất nước ta vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp. Đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh để lại hậu quả nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Chính vì vậy, nhà nước ta khẳng định chỉ có thể phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mới phát triển được lực lượng sản xuất;mới thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá; mới đẩy lùi được kinh tế tự nhiên; khắc phục được hậu quả của kinh tế kế hoạch hoá tập trung; mới làm cho kinh tế nước ta hoà nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Đại hội VI của Đảng năm1986 đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn. Nền sản xuất hàng hóa ở nước ta thời gian qua là một nền sản xuất vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều chỉnh của chính phủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. đứng trước vận hội mới của đất nước, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta có những thuận lợi nhất định và những khó khăn không nhỏ. - Về thuận lợi: + Là một nền kinh tế đang lên với tốc độ phát triển cao, tạo được niềm tin với các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế. Việt Nam có giá nhân công rẻ, trình độ dân chí khá cao, thị trường lớn với dân số đông, một đất nước ổn định về chính trị và một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của chính phủ, về tài nguyên, về vị trí địa lý,... + Cho đến nay đất nước ta đã đạt một số thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước như: quy mô công nghiệp tăng gấp 4,8 lần, quy mô xuất khẩu tăng gấp gần 6,9 lần, xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, tránh được dòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực thời kỳ 1997-1998, tăng trưởng GDP năm 2002 là 7,04% đứng thứ hai trong khu vực Châu á-Thái Bình Dương. + Xu hướng chung của phát triển kinh tế thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế. Với quan điểm hợp tác hai bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, Việt Nam đã và đang tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới; tham gia vào những tổ chức kinh tế xã hội như: ASIAN, AFTA, tiến tới gia nhập WTO. Năm 2003-năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2000-2005 chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu và thách thức, trọng tâm vẫn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tầm cao hơn trong lộ trình thực hiện cam kết hội nhập nhằm phát triển một nền kinh tế toàn diện. - Về khó khăn: + Bên cạnh đó, nền kinh tế hàng hoá nước ta còn bộc lộ rất nhiều yếu kém như: trình độ khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập… Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chính sách, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên. Xu hướng chung của phát triển kinh tế thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế. Với quan điểm hợp tác hai bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau,Việt Nam đã và đang tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới; tham gia vào những tổ chức kinh tế xã hội như: ASIAN, AFTA, tiến tới gia nhập WTO. Năm 2003-năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2000-2005 chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu và thách thức, trọng tâm vẫn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tầm cao hơn trong lộ trình thực hiện cam kết hội nhập nhằm phát triển một nền kinh tế toàn diện. + Phải khẳng định là nền kinh tế nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức lớn. đi lên từ một nền nông nghiệp nhỏ lạc hậu, nền kinh tế ta có đặc thù là sản xuất nhỏ lẻ mang nặng tính tự cung tự cấp, sức cạnh tranh yếu. trình độ công nghệ sản xuất, quản lý, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. chất lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một khắt khe của nền kinh tế, người dân nước ta chưa có được cách nghĩ năng động, chính sách dù được cải thiện còn nhiều bất cập... bên cạnh đó, các nền kinh tế khác và đặc biệt là, Trung Quôc, khu vực Đông Nam Á đã và đang lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt với Việt Nam... Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. + Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. + Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan hệ hàng hoá tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dâncấp, tự túc của nền kinh tế, tất yếu phải phát triển sản xuất hàng hoá để phát huy những ưu thế của nền kinh tế . - Hướng đi đúng đắn của phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta: + Phát triển kinh tế hàng hoá là con đường dân chủ đời sống kinh tế, phải giải phóng tiềm năng phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống,... Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biên giới; mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương, lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam Lào - Cămpuchia. Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao. Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk v.v… Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả nước, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa. Phát triển nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Kết luận: Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đều sử dụng cỗ xe kinh tế hàng hoá để phát triển lực lượng sản xuất. Nhưng dưới tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi quy luật cá lớn nuốt cá bé, bất bình đẳng, bất công. Chúng ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhằm tăng trưởng kinh tế, khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, gia tăng về mức sống nhưng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng ta phải chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục những nguy cơ nhằm vượt lên để phát triển nhanh, vững chắc và đúng hướng. Có như vậy, đất nước ta mới ngày càng phồn vinh, giàu đẹp hơn. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bài giảng của cô Vũ Thị Quế Anh. 2. Kinh tế học phổ thông – GS Trần Phương – Trường Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội. 3. Thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003. 4. Kinh tế chính trị học chủ nghĩa Mác Lênin (tập 1, tập 2) 5. thuvien24.com 6. tailieu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan