Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Sinh sản ở sinh vật - hải phòng...

Tài liệu Sinh sản ở sinh vật - hải phòng

.DOC
11
1572
108

Mô tả:

[email protected] CHUYÊN ĐỀ: SINH SẢN Ở SINH VẬT I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Mô tả chuyên đề Chuyên đề này được thiết kế trên cơ sở tham khảo các bài 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, Chương IV sinh sản, Sinh học 11 THPT. 2. Nội dung chuyên đề ( mạch kiến thức) 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quá trình sinh sản ở sinh vật 2.2. Các hình thức sinh sản của sinh vật 2.2.1. Sinh sản vô tính 2.2.1.1. Định nghĩa 2.2.1.2. Đặc điểm 2.2.1.3. Cơ chế 2.2.1.4. Ví dụ 2.2.2. Sinh sản hữu tính 2.2.2.1. Định nghĩa 2.2.2.2. Đặc điểm 2.2.2.3. Cơ chế 2.2.2.4. Ví dụ 2.3. Ứng dụng của sinh sản 2.3.1. Ứng dụng của sinh sản vô tính 2.3.2. Ứng dụng của sinh sản hữu tính 3. Xác định chuẩn kiến thức và kĩ năng 3.1. Kiến thức 3.1.1. Nhận biết - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của sinh sản - Liệt kê được các phương pháp nhân giống vô tính. - Kể tên các ứng dụng của nhân giống vô tính trong đời sống và sản xuất 3.1.2. Thông hiểu - Trình bày sự điều khiển sinh sản hữu tính - Giải thích được cơ chế điều khiển sinh sản ở sinh vật và cơ chế tác dụng của các loại thuốc tránh thai ở người 3.1.3. Vận dụng Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính và hữu tính 3.1.4. Vận dụng cao - Đề xuất quy trình nhân giống vô tính cây trồng phù hợp với địa phương và cơ chế điều khiển sinh sản. - Thực hiện được các thao tác giâm, chiết, ghép - Điều khiển được sinh sản ở sinh vật - Đề xuất biện pháp tránh thai an toàn 3.2. Kĩ năng/ năng lực hướng tới trong chủ đề - Thực hiện được cách giâm chiết, ghép cành . - Đưa ra các định nghĩa sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính - Quan sát các hình ảnh, hiện tượng sinh sản ở sinh vật - Phân loại các hình thức sinh sản - Thực hành thí nghiệm, thu thập số liệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật và động vật - Năng lực tự học thông qua việc tìm hiểu các hình thức sinh sản trong tự nhiên, tìm hiểu các ứng dụng của sinh sản - NL giải quyết vấn đề thông qua việc điều khiển sinh sản ở sinh vật - NL tư duy sáng tạo: Qua quan sát các hiện tượng sinh sản, từ đó phân loaị được các hình thức sinh sản - NL quản lí: quản lí nhóm, quản lí bản thân, quản lí các phương tiện trong quá trình học tập - Nl giao tiếp: hoạt động nhóm, báo cáo kết quả, phỏng vấn - NL hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, tìm hiểu các cơ sở sản xuất nông nghiệp. - NL sử dụng CNTT: khai thác trang thông tin trên các trang Web, chụp, quay camera - NL sử dụng ngôn ngữ: Báo cáo sản phẩm học tập 3.3. Thái độ - Biết cách phòng tránh thai - Có ý thức chăm sóc sức khỏe sinh sản - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên BẢNG MÔ TẢ 4 MỨC ĐỘ YÊU CẦU Nội dung Nhận biết 1.Khái niệm - Nêu được Thông hiểu Vận dụng thấp - Đưa ra các Vận dụng cao và ý nghĩa của quá trình sinh sản ở sinh vật khái niệm sinh sản ở sinh vật ví dụ về sinh sản trong tự nhiên - Nêu được ý nghĩa của quá trình sinh sản ở sinh vật 2. Các hình - Liệt kê các thức sinh hình thức sinh sản của sinh sản ở sinh vật vật - Nêu các đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính - Phân loại sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính Ứng dụng - Kể tên các của sinh sản ứng dụng sinh sản - Chỉ ra được phương pháp nhân giống cho một số loại cây trồng. - Giải thích được cơ chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính và hữu tính - Giải thích được cơ chế điều khiển sinh sản ở sinh vật và cơ chế tác - Giải thích dụng của các được cơ chế loại thuốc điều khiển sinh tránh thai ở sản ở sinh vật người và cơ chế tác dụng của các loại thuốc tránh thai ở người - Tìm được các ví dụ hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính trong thực tế - Đề xuất quy trình nhân giống vô tính và cơ chế điều khiển sinh sản - Thực hiện được các thao tác giâm, chiết, ghép. - Điều khiển được sinh sản ở sinh vật - Đề xuất biện pháp tránh thai an toàn 5. Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề Ý tưởng: Thời gian: 3 tiết Trước khi học tiết 1 khoảng 1 tuần đến 10 ngày, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm các hình ảnh và mẫu vật về sinh sản ở sinh vật. Tiết 1: - Dạy khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật - Chuyển giao nhiệm vụ cho HS để chuẩn bị 2 tiết học sau: Trong phim Tây Du Kí, Tôn Ngộ Không nhổ 1 chiếc lông, tạo thành hàng nghìn khỉ con, trước đây hiện tượng đó chỉ là viễn tưởng. Tuy nhiên, ngày nay các nhà khoa học đã làm được điều đó! Theo em các nhà khoa học đã dựa trên cơ sở nào? Trong thực tế, các hình thức sinh sản ở sinh vật đã được ứng dụng rất phổ biến. Làm thế nào để kiểm chứng điều đó? GV: Chia lớp thành các nhóm ( 10 HS/nhóm) trước thời điểm học 2 tuần, đồng thời gợi ý học sinh tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản bằng cách : + Đi thực địa tới các cơ sở nhân giống cây trồng ở địa phương + Khai thác trên mạng + Quay phim chụp ảnh thu thập mẫu vật + Phân loại các ứng dụng + Giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng đã thu thập được. + Đưa ra dự định ứng dụng các hình thức sinh sản ở sinh vật tại gia đình. + Viết báo cáo Nhóm 1,2: Tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vô tính Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản hữu tính * Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm theo biểu mẫu Họ tên Nội dung công việc Phương tiện Sản phẩm dự kiến Thời gian hoàn thành Tiết 2,3: báo cáo sản, nghiệm thu, đánh giá sản phẩm, củng cố, kiểm tra đánh giá chuyên đề TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản, ý nghĩa của quá trình sinh sản ở sinh vật ( 10 phút) - GV giới thiệu 4 hình ảnh 1- Thạch sùng đứt đuôi, tái sinh lại phần đuôi mới 2 - Đỉa phiến đứt làm đôi sau đó tái sinh lại phần đã mất để tạo thành 2 con đỉa mới 3 - Nẩy chối của lá bỏng 4 - Từ một cặp gà bố mẹ, sinh ra nhiều gà con. - GV: Yêu cầu quan sát các hình ảnh trên, và thực hiện các yêu cầu sau 1. Hình ảnh nào được coi là sự sinh sản, tại sao? 2. Thế nào là sinh sản? Quá trình sinh sản có ý nghĩa gì đối với sinh vật? HS: Quan sát 4 hình ảnh, xếp hình ảnh và trả lời các câu hỏi. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản ở sinh vật GV: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS, các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí GV: Phát PHT Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính Hình thức Sinh sản vô tính Tiêu chí phân biệt Ví dụ (2,5 đ) Đặc điểm (2,5 đ) Sinh sản hữu tính Cơ chế (2,5 đ) Định nghĩa (2,5 đ) GV: Giới thiệu các hình ảnh và video về các kiểu sinh sản ở sinh vật , yêu cầu HS quan sát, kết hợp với quan sát mẫu vật các nhóm đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT trong thời gian 15 phút HS: Quan sát các hình ảnh và video về các kiểu sinh sản ở sinh vật , yêu cầu HS quan sát, kết hợp với quan sát mẫu vật các nhóm đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT trong thời gian 15 phút. GV: Yêu cầu 1 nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại trao đổi chéo kết quả ( trao đổi vòng tròn), theo dõi , nhận xét bổ sung và đánh giá cho nhóm bạn. GV: Nhận xét, đánh giá Hoạt động 3: Nghiệm thu sản phẩm dự án GV cho lần lượt đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá. GV: Nhận xét, đánh giá 6. Công cụ đánh giá Bài tập 1: Hai bạn Giang và Hà tranh luận với nhau: Bạn Giang cho rằng hiện tượng cua gãy càng sau một thời gian tái sinh càng mới và đỉa phiến đứt làm đôi sau đó phần đuôi tái sinh thêm đầu, phần đầu tái sinh thêm đuôi đều là sinh sản; Hà thì cho rằng chỉ có hiện tượng tái sinh ở đỉa phiến mới được gọi là sinh sản. Theo em ý kiến nào đúng. Giải thích? Bài tập 2: Một nhóm học sinh thực hiện một bài thực hành, các bạn đã chụp hình, thảo luận về sự hình thành các cá thể mới và các hình thức sinh sản thu thập được. 1. Nhóm học sinh trên cho rằng tất cả các trường hợp thu được đều là sinh sản vô tính. Em có đồng ý với ý kiến đó không? 2. Em hãy chú thích cho mỗi hình dưới đây. 4 5 7 Bài tập 3: Làng Đặng Cương - An Dương HP có truyền thống trồng Hải Đường để bán trong dịp tết. Một trong những khó khăn hiện nay là sau khi bán Hải Đường nông dân thiếu giống cho vụ sau. 2.1. Theo em để đáp ứng nhu cầu về giống Hải Đường, nông dân cần sử dụng phương pháp nhân giống nào? Vì sao? 2.2. Em hãy đề xuất qui trình nhân giống của giống hoa này. (Bổ sung các mô hình bố trí thí nghiệm, ứng dụng trong việc giáo dục sức khoẻ SSVTN và kế hoạch hoá gia đình) CÁC BƯỚC GỬI BÀI, CÙNG THẢO LUẬN 1. Đổi tên file cho thống nhất giữa các nhóm: - Mẫu chung: Tỉnh- Lớp – Tên chuyên đề VD: Thái Bình- Lớp 12- Quân xã sinh vật 2. Đăng nhập hệ thống 3. Sinh hoạt chuyên môn 4. Tập huấn xây dựng chuyên đề DH sinh học 10 5. Thảo luận nhóm 6. Thêm thảo luận nhóm 7. Browse ( tìm file chứa trong các ổ đĩa) 8. Gửi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan